Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Phân tích phương pháp xác định đường cơ sở thẳng theo quy định của unclos 1982 v...

Tài liệu Phân tích phương pháp xác định đường cơ sở thẳng theo quy định của unclos 1982 và thực tiễn áp dụng tại một số quốc gia đông nam á

.DOC
12
212
78

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ ĐƯỜNG CƠ SỞ TRONG LUẬT BIỂN QUỐC TẾ 1 1. Khái niệm đường cơ sở theo Công ước về luật biển năm 1982 1 2. Khái niệm đường cơ sở thẳng. 1 II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG CƠ SỞ THẲNG THEO CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐCVỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 2 III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG CƠ SỞ THẲNG THEO QUY ĐỊNH UNCLOS 1982 TẠI MỘT SỐ 4 QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á 1. Thực tiễn áp dụng tại Philippines 4 2. Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam 5 C. KẾT LUẬN 7 Chú Thích 8 Mục Lục 0 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Thời gian qua, tình hình Biển Đông càng ngày càng trở nên phức tạp. Chủ quyền biển, đảo của nhiều nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, Philippines. Malaysia, Indonesia và Brunei bị Trung Quốc xâm hại nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, các nước ASEAN tiếp tục kiên trì lập trường tuân thủ các quy phạm và nguyên tắc của Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982(UNCLOS 1982).. Một trong các vấn đề cơ bản nhưng cũng hết sức quan trọng được quy định trong UNCLOS năm 1982 là việc xác định đường cơ sở thẳng. Để tìm hiểu sâu về vấn đề này, nhóm chúng em xin chọn đề tài: “Phân tích phương pháp xác định đường cơ sở thẳng theo quy định của UNCLOS 1982 và thực tiễn áp dụng tại một số quốc gia Đông Nam Á.” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ ĐƯỜNG CƠ SỞ TRONG LUẬT BIỂN QUỐC TẾ 1. Khái niệm đường cơ sở theo Công ước về luật biển năm 1982 Trong UNCLOS 1982 không quy định cụ thể khái niệm đường cơ sở. Tuy nhiên, do đường cơ sở là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để quốc gia ven biển hoạch định và tuyên bố các vùng biển thuộc chủ quyền và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia nên trong UNCLOS 1982 có nhiều điều luật quy định các nội dung liên quan đến đường cơ sở, cụ thể theo Điều 5 và Điều 7. Qua nghiên cứu các điều luật có liên quan, chúng ta có thể rút ra khái niệm pháp lý về đường cơ sở như sau: Đường cơ sở của quốc gia trên biển là “cột mốc pháp lý”được vạch dựa vào ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc theo chiều hướng chung của bờ biển hoặc là đường thắng gãy khúc nối liền các mũi, các đỉnh, các đảo ven bờ để các quốc gia xác định chiều rộng các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia. Đường cơ sở chính là ranh giới phía trong của lãnh hải và ranh giới phía ngoài của nội thủy. Theo quy định tại Điều 5 và Điều 7 của UNCLOS 1982, có hai phương pháp để xác định đường cơ sở. Đó là phương pháp đường cơ sở thông thường và phương pháp đường cơ sở thẳng. 1 2. Khái niệm đường cơ sở thẳng. Cũng tương đồng với khái niệm đường cơ sở, UNCLOS 1982 cũng không quy định một khái niệm cụ thể nào về đường cơ sở thẳng, tuy vậy thông qua những điều luật có liên quan ta có thể hiểu đường cơ sở thẳng là đường cơ sở nối liền các điểm thích hợp và được áp dụng “ở những nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển”, hoặc “ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và do những điều kiện tự nhiên khác” (Điều 7, UNCLOS 1982) II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG CƠ SỞ THẲNG THEO CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 Công ước 1982 quy định phương pháp xác định đường cơ sở thẳng rất chặt chẽ thể hiện như sau: - Điều kiện áp dụng: Phương pháp đường cơ sở thẳng được áp dụng: “Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc có một chuỗi đảo nằm sát nhau và chạy dọc theo bờ biển” (khoản 1 Điều 7); Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ hoặc những đặc điểm tự nhiên khác… (Khoản 2 Điều 7). -Cách xác định: Trong trường hợp này, đường cơ sở thẳng được xác định là đường thẳng gãy khúc nối các điểm nhô ra xa nhất của các đảo ven biển, của các mũi, các đỉnh chạy dọc theo chiều hướng chung của bờ biển lại với nhau để tạo thành đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải. - Để tránh tình trạng khi xác định đường cơ sở theo phương pháp này, các nước thường có xu hướng kéo đường cơ sở ra quá xa, tùy ý nối tắt nhiều điểm không thực chất thành một đoạn thẳng để được một vùng nội thủy rộng lớn, Điều 7 Công ước 1982 quy ước phương pháp xác định đường cơ sở thẳng như sau:  Khi các quốc gia xác định đường cơ sở theo phương pháp này bắt buộc đường cơ sở phải chạy dọc theo chiều hướng chung của đường bờ biển (phù hợp địa hình tự nhiên của bờ biển quốc gia đó) (Khoản 3 Điều 7)  Các bãi cạn lúc chìm lúc nổi không phải là các địa địa điểm vật chất thực tế mà các quốc gia dùng làm căn cứ để vạch đường cơ sở nếu như trên các bãi 2 cạn đó không có các công trình xây dựng thường xuyên như các đảo và các công trình thiết bị nhân tạo, các ngọn đèn hải đăng…( Khoản 4 Điều 7)  Khi các quốc gia mà địa hình tự nhiên của bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc có một chuỗi đảo nằm sát và chạy dọc theo bờ biển thì quốc gia ven biển có thể vạch đến các đảo và các khu vực xunh quanh mà các quốc gia đó đã khai thác và sử dụng trong một quá trình lịch sử lâu dài nhưng không có sự phản đối hoặc tranh chấp của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.( Khoản 4 Điều 7)  khi hoạch định đường cơ sở theo phương pháp này, quốc gia ven biển không được vạch sang lãnh thổ trên biển của quốc gia khác (vạch đường cơ sở không theo chiều hướng chung của đường bờ biền) để làm cho lãnh hải của quốc gia đó bị tách khỏi biển cả hoặc vùng đặc quyền kinh tế của họ, xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác về lãnh thổ và quyền chủ quyền khác về mặt kinh tế, quyền chủ quyền về tài phán trên các lĩnh vực hải quan, thuế quan, y tế, nhập cư, bảo vệ môi trường… UNCLOS 1982 không quy định cụ thể tiêu chí bị khoét sâu, lồi lõm. Chính vì thế, các quốc gia ven biển thường bằng mọi cách có thể xác định đường cơ sở bằng đường thẳng gãy khúc (toàn bộ tuyến đường cơ sở hoặc một đoạn đường cơ sở). Nhằm tránh tình trạng này, văn phòng pháp luật của Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa thế nào là “bờ biển bị khoét sâu, lồi lõm”, “chuỗi đảo nằm sát và chạy dọc theo bờ biền” Về chiều dài các đoạn đường cơ sở và góc lệch mà đường cơ sở tạo ra với bờ biển, văn phòng pháp luật của Liên Hợp Quốc cũng khuyến cáo: Chiều dài của đoạn đường cơ sở thẳng không nên quá 60 hải lý; Góc lệch lớn nhất của đoạn cơ sở thẳng so với bờ biền không quá 20 độ. Đối với các quốc gia quần đảo, khi xác định đường cơ sở, tại khoản 1 Điều 47, công ước 1982 quy định: “Một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của các quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của các quần đảo, với điều kiện là đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu, và xác lập một khu vực mà tỉ lệ diện tích nước so với đất, kể cả vành đai san hô phải ở giữa tỷ lệ 1/1 và 9/1”. 3 Khu vực trong đường cơ sở quần đảo phải có tỷ lệ diện tích nước so với đất, kể cả vành đai san hô, từ tỷ số 1/1 đến 9/1; Chiều dài các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; có thể có tối đa 3% tổng số đường cơ sở dài quá 100 hải lý nhưng cũng không được quá 125 hải lý; Tuyến đường cơ sở không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của hòn đảo; Đường cơ sở quần đảo không được phép làm cho lãnh hải của một quốc gia khác tách rời khỏi biển cả hay vùng đặc quyền về kinh tế. III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG CƠ SỞ THẲNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG UNCLOS 1982 TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á 1. Thực tiễn áp dụng tại Philippines Ngay từ năm 1961, Philippines đã ban hành đạo luật RA 3046 sau đó được sửa đổi bằng đạo luật RA 5446 quy định về việc phân định đường cơ sở trên biển của Philippines như một quốc gia quần đảo. Trong khi đó, hiến Pháp năm 1953 của Philippines mô tả lãnh thổ quốc gia bao gồm tất cả các vùng lãnh thổ được nhượng lại cho Mỹ trong Hiệp ước Paris được ký kết giữa Mỹ và Tây Ban Nha vào ngày 10/12/1898, Hiệp ước được ký kết tại Washington giữa Mỹ và Tây Ban Nha vào ngày 2/1/1900, và trong Hiệp ước được ký kết giữa Mỹ Vương Quốc Anh vào ngày 2 tháng 1 năm 1930, cũng như tất cả vùng lãnh thổ mà chính phủ quốc gia quần đảo Philippines đã thực thi quyền tài phán tại thời điếm thông qua Hiến pháp năm 1935. Những đặc điếm này đi ngược lại các phát triến hiện đại của luật pháp quốc tế và sẽ dẫn đến sự phản đối và không đồng tình của các quốc gia trong khu vực cũng thư trên toàn thế giới, ví dụ như sẽ tồn tại vùng lãnh hải trên lý thuyết vượt quá giới hạn 12 hải lý và còn rộng hơn vùng đặc quyền kinh tế. Phần diện tích Lãnh hải theo quy định này lên tới hơn 274.136,8 hải lý vuông(1) bao trùm một phạm vi rất rộng lớn và chồng lấn lên các vùng biển đang tranh chấp với các quốc gia khác. Việc Philippines chính thức tham gia UNCLOS 1982 vào tháng 8 năm 1984 (2) đã ràng buộc quốc gia này dưới các điều khoản của UNCLOS và các điều khoản kết hợp của Hiến pháp 1987, UNCLOS đã đưa ra cho Philippines sự lựa chọn xác định vùng biển của mình bằng phương pháp xác định đường 4 cơ sở quần đảo – một dạng đặc biệt của phương pháp xác định đường cơ sở thẳng.(3) Vào tháng 3/2009, Quốc hội Philippines đã sửa đổi đạo luật RA 3046 (Luật đường cơ sở 1961) bằng việc ban hành đạo luật RA 9522 (Luật đường cơ sở 2009). Sự thay đổi này là kết quả của việc cần thiết phải thay đổi Đạo luật RA 3046 phù hợp với các điều khoản của UNCLOS 1982 mà Philippines phê chuẩn ngày 27/2/1984. Bộ luật mới đã sử dụng một công thức hồn hợp đế sửa lại các đường cơ sở. Dựa trên Điều 121 và Điều 14 của UNCLOS 1982 cho phép “một sự kết hợp của các phương pháp xác định đường cơ sở... đế phù hợp các điều kiện khác nhau”. Đường cơ sở theo Đạo luật RA 9522 của bao gồm 100 đoạn nối liền 101 điểm(4) đơn thuần nối tiếp các điếm cơ sở được bộ luật năm 1961 vạch ra và giữ lại ít nhất 9 điểm cơ sở mà bộ luật mới đã bỏ qua để tận dụng tối đa vị trí các điếm cơ sở và chỉ sửa đổi chiều dài của một đường cơ sở và do đó thực hiện theo quy định giới hạn của UNCLOS 1982 về độ dài tối đa của các đường cơ sở. Theo Đạo luật RA 3046, cũng như theo Đạo luật RA 9522, nhóm đảo Kalayaan và bãi cạn Scaborough nằm ngoài đường cơ sở được vẽ xung quanh quần đảo Philippines.(3) Mặc dù phù hợp với UNCLOS 1982 cũng như được ủng hộ bởi các quốc gia trên thế giới nhưng đạo luật RA 9522 này đã bị bác bỏ một phần tại Toà án tối cao Philippines trong vụ kiện giữa Magallona và thư ký điều hành (G.R No. 187167, ngày 16 tháng 8 năm 2011). Toà đã quyết định rằng luật đường cơ sở RA 9522 chính là luật thực thi trong nước cho UNCLOS 1982 nhưng nó không hoàn toàn vứt bỏ các đường hiệp ước. Phần lớn các quy định về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế theo UNCLOS 1982 không được thực hiện gây nhiều tranh cãi từ chính trong quốc gia Philippines cũng như cộng đồng thế giới. Tuy vậy, các quy định về xác định đường cơ sở theo Đạo luật RA 9522 vẫn được công nhận, cho dù không phải là bước ngoặt thay đổi hoàn toàn khu vực chủ quyền bất hợp lí của Philippines, nhưng cũng là bước đi cho thấy sự cố gắng của các nhà lập pháp nhằm kết hợp pháp luật và UNCLOS 1982. 2. Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam Việt Nam vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải vào ngày 12/11/1982. Hệ thống đường cơ sở ven bờ lục địa của Việt Nam gồm 10 đoạn 5 nối 11 điểm(5). Trừ điểm A8 nằm trên mũi Đại Lãnh, các điểm còn lại đều nằm trên các đảo. Hệ thống này chưa kín, còn tồn tại 2 điểm nằm ngoài biển chưa xác định, điểm O trên vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia và điểm kết thúc ở cửa Vịnh Bắc Bộ. Theo tuyên bố của Chính Phủ ngày 12/11/1982, điểm tiếp giáp O của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nước Cộng hoà nhân dân Campuchia nằm giữa biển và được xác định là giao điểm của đoạn thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu (Việt Nam) và đảo Poulo Wai (Campuchia) và đường biên giới phân định vùng biển của hai nước trong vùng nước lịch sử chung Việt Nam – Campuchia, sẽ được hai nước bàn đến trong thời gian thích hợp. Điểm kết thúc của hệ thống đường cơ sở thẳng của Việt Nam tại cửa Vịnh Bắc Bộ sẽ là giao điểm đường cửa Vịnh và đường phân định biển trong Vịnh Bắc Bộ. Điều này phụ thuộc vào kết quả đàm phán phân định giữa Trung Quốc và Việt Nam.(6) Đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam có độ dài trung bình là 85 hải lí, với hơn một nửa số đoạn dài trên 100 hải lí, góc lệch với xu thế chung của bờ biển hầu hết là 200, có thể được coi về cơ bản là vạch theo xu thế chung của bờ biển. Nhưng chúng ta lại sử dụng một số hòn đảo xa bờ làm điểm cơ sở. Chính điều này làm cho đường cơ sở của Việt Nam bị chỉ trích.(7) Có ba lý do ảnh hưởng đến quyết định chọn đường cơ sở của Việt Nam năm 1982: Thứ nhất, đường cơ sở này vạch trước khi UNCLOS 1982 có hiệu lực và vào thời điểm nhiều nước sử dụng biện pháp đường cơ sở thẳng như một phương tiện để mở rộng các vùng biển cùa mình. Bởi vì tất cả các vùng biển gồm nội thủy, lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đều được tính từ đường cơ sở. Trong khu vực, Cam-pu-chia đã sử dụng phương pháp này từ năm 1957, 1972; Thái Lan năm 1973; Malaysia năm 1979.. Trong hoàn cảnh có sự cạnh tranh mạnh mẽ và trong giai đoạn luật quốc tế về biển còn chưa có hiệu lực đối với những sự mở rộng đơn phương như vậy thì việc Việt Nam có cùng một tham vọng như các quốc gia láng giềng là điều dễ hiểu. 6 Thứ hai, đường cơ sở năm 1982 ra đời vào lúc nước ta đang bị một số cường quốc khu vực o ép. Việc vạch đường cơ sở lúc đó căn cứ vào nhu cầu an ninh quốc phòng cấp thiết, có tác dụng đẩy lùi yêu sách của Trung Quốc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trên các vùng biển. Thứ ba, có bờ biển đối diện với hai quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, Việt Nam là nạn nhân của thuyết quốc gia quần đảo, thuyết cho phép quốc gia quần đảo vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo… Do vậy, trong trường hợp phân định biển của các quốc gia quần đảo sẽ có lợi thế hơn so với các quốc gia ven biển, các nước không thể kéo đường cơ sở thẳng ra các đảo ngoài cùng của mình, ở khoảng cách lớn hơn 24 hải lý tính từ bờ. Việc đẩy đường cơ sở ra xa bờ có mục tiêu giảm bớt sự thua thiệt so với các quốc gia quần đảo. Hiện nay, Việt Nam đã phê chuẩn UNCLOS 1982, Nghị quyết của Quốc hội ngày 23/06/1994 về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982: “Giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với các quy định liên quan của pháp luật quốc gia cho phù hợp với Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, bảo đảm lợi ích của Việt Nam”. Việt Nam ta sẽ xem xét để điều chỉnh đường cơ sở thẳng ven bờ cho phù hợp với tinh thần của Công ước. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi phải có thời gian. Cho đến khi có thay đổi, Tuyên bố đường cơ sở thẳng của Việt Nam ngày 12/11/1982 vẫn còn nguyên giá trị của nó. C. KẾT LUẬN Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 kể từ ngày có hiệu lực (16/11/1994) đã góp phần vào việc điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trên biển, tạo cơ sở pháp lý chung để các quốc gia giải quyết tranh chấp. Việc quy định cụ thể và rõ ràng phương pháp xác định đường cơ sở thẳng trong Công ước Luật biển 1982 đã trở thành cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc, quan trọng, được thừa nhận và luôn được viện dẫn trong cuộc đấu tranh để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của các nước trên biển, góp phần tạo dựng sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, tạo môi trường ổn định, hoà bình, hợp tác và phát triển trong Biển Đông. 7 1 CHÚ THÍCH: : Theo phán quyết của tòa án tối cao Philippines G.R No. 187167, Manila, August 16, 2011; philippines law and jurisprudence databank http://www.lawphil.net/judjuris/juri2011/aug2011/gr_187167_2011.html Danh sách thứ tự thời gian phê chuẩn, tham gia của Công ước và các Hiệp định liên quan tính đến ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Ocean Affairs and the Law of the Sea, Office of Legal Affairs, United Nations 2 : Theo http://www.un.org/Depts/los/reference_files/chronological_lists_of_ratifications.htm c. Pangalangan “Recent Developments on the Philippine Baselines Law” Bài tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba: “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia đồng tổ chức tại Hà Nội từ 4-5/11/2011. 3 4 : Raul : Bản đồ Philippines : Các điểm nối đường cơ sở của philippines: 5 Theo Đạo luật RA 9522 March 10, 2009 An act to amend certain provisions of Republic ACT No.3046, as amended by Republic ACT No.5446, to define the Archipelagic Baseline of the Philippines and for other Purposes : Bản đồ và tọa độ đường cơ sở Việt Nam: Điểm 0 nằm trên vùng nước lịch sử của nước CHND Căm-pu-chia và CHXHCN Việt Nam. Điểm A1 tại đảo Hòn Nhạn quần đảo Thố Chu, Kiên Giang, tọa độ N 9015’0; kinh độ E 103027’0. Điểm A2 tại đảo Hòn Đá Lẻ, tỉnh Cà Mau, tọa độ N 8022’8; kinh độ E104052’4. Điểm A3 tại đảo Hòn Tài Lớn - Côn Đảo, tọa độ N 8037’8; kinh độ E 106037’5. Điểm A4 tại đảo Hòn Bông Lang - Côn Đảo, tọa độ N 8038’9; kinh độ E 106043 ’3. Điểm A5 tại đảo Hòn Bảy Cạnh - Côn Đào, tọa độ N 8039’7; kinh độ E 106042’ 1. Điểm A6 tại đảo Hòn Hải - Phú Quý, Bình Thuận, tọa độ N 9058’0; kinh độ E 109005’0. Điểm A7 tại đảo Hòn Đôi, tỉnh Khánh Hoà, tọa độ N 12039’0; kinh độ E 109028’0. Điếm A8 tại mũi Đại Lãnh, tỉnh Khánh Hoà, tọa độ N 12053’8; kinh độ E 109027’2. Điểm A9 tại đảo Hòn Ông Căn, tỉnh Khánh Hoà, tọa độ N 13054’0; kinh độ E 10902’0. Điểm A10 tại đáo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tọa độ N 15023’ 1; kinh độ 109009’0. Điểm A11 tại đảo cồn cỏ tỉnh Quảng Trị, tọa độ 1701CT0; kinh độ 10702CT6. Theo tuyên bố của Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng đế tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, ngày 12/11/1982 6 : Statement of 12 November 1982 by the Government of the Socialist Republic of Vietnam on the Territorial Sea Baseline of Vietnam [VN1982] - Tuyên bổ của Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng đế tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, ngày 12/11/1982. SỔ TAY PHÁP LÝ CHO NGƯỜI ĐI BIỂN, Tập thể tác giả, Luật sư, TS Hoàng Ngọc Giao chủ biên, N.xb Chính trị Quốc gia. 7 : 8. Các tài liệu tham khảo khác: a) Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011. b) ThS. Ngô Hữu Phước, Khoa Luật quốc tế, Trường ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Luật quốc tế ( sách chuyên khảo), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. c) TS. Trần Mai Anh (chủ biên), Luật biển quốc tế hiện đại, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội, 2005. d) Công ước Luật biển quốc tế năm 1982 e) Các website: http://www.un.org/Depts/los/index.htm http://tuphaptamky.gov.vn/ http://www.lawphil.net/ http://nghiencuubiendong.vn/ http://vinavigation.net/ http://www.vinamarine.gov.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan