Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Phân tích nội dung nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do quảng cáo và nguyên tắc qu...

Tài liệu Phân tích nội dung nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do quảng cáo và nguyên tắc quảng cáo trung thực. liên hệ và đánh giá thực tiễn các hoạt động quảng

.DOC
5
88
94

Mô tả:

MỤC LỤC 1. Đặt vấn đề...................................................................................................................1 2. Giải quyết vấn đề........................................................................................................1 2.1. Khái niệm về quảng cáo..........................................................................................1 2.2. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động quảng cáo....................................................1 2.2.1. Nguyên tắc tự do kinh doanh.............................................................................1 2.2.2. Nguyên tắc tự do quảng cáo..............................................................................2 2.2.3. Nguyên tắc quảng cáo t ung thực.....................................................................2 2.3. Liên hệ và đánh giá thực tiễn các hoạt động quảng cáo ở Việt Nam hiện nay.....3 2.3.1. Thành tựu........................................................................................................3 2.3.2. Hạn chế...........................................................................................................4 2.3.3. Phương hướng của pháp luật t ong lĩnh vực quảng cáo................................4 3. Kết thúc vấn đề............................................................................................................4 0 1. Đặt vấn đề Hiện nay, quảng cáo đã trở thành một nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển của một doanh nghiệp bởi nó liên quan trực tiếp đến vấn đề thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, trong nội dung bài tiểu luận, nhóm tác giả xin trình bày về “Nguyên tắc tự do kinh doanh, nguyên tắc tự do quảng cáo và nguyên tắc quảng cáo t ung thực. Liên hệ và đánh giá thực tiễn các hoạt động quảng cáo ở Việt Nam hiện nay”. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Khái niệm về quảng cáo Có rất nhiều các học giả đưa ra những khái niệm khác nhau về lĩnh vực này. Tuy nhiên, hiểu theo cách đơn giản nhất thì “Quảng cáo là việc giới thiệu hoạt động kinh doanh, hàng hóa và dịch vụ nhằm thu hút và gây sự chú ý của khách hàng thông qua các sản phẩm quảng cáo”. 2.2. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động quảng cáo 2.2.1. Nguyên tắc tự do kinh doanh Quyền tự do kinh doanh được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau như tại Hiến pháp Việt Nam; Luật doanh nghiệp Việt Nam từ Điều 5 đến Điều 11; Nghị định số 43/2006 ND-CP và 88/2010 ND-CP Tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của công dân. Pháp luật Việt Nam gắn liền với 5 nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh bao gồm: 1/ Quyền được đảm bảo sở hữu đối với tài sản. 2/ Quyền tự do thành lập doanh nghiệp.3/ Quyền tự do hợp đồng. 4/ Quyền tự do cạnh tranh lành mạnh. 5/ Quyền tự do định đoạt trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động tự do kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp bị hạn chế trong những trường hợp được pháp luật quy định tại Theo khoản 2 điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2005 về những tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam hay trong Nghị định số 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp quy định danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh gồm ... 2.2.2. Nguyên tắc tự do quảng cáo 1 Nguyên tắc tự do quảng cáo có thể hiểu là quyền tự do của các chủ thể khi tham gia vào hoạt động quảng cáo. Đó là chủ thể kinh doanh có quyền trực tiếp quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện quảng cáo cho mình. Điều này được thể hiện ở Khoản 1 Điều 12 Luật Quảng cáo 2012. Các chủ thể kinh doanh có quyền lựa chọn các hình thức và phương tiện phù hợp nhất với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ muốn quảng cáo. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có quyền quyết định hình thức và phương thức kinh doanh dịch vụ quảng cáo sao cho phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.( Điểm a, khoản 1, điều 13. Luật quảng cáo 2012). Luật quảng cáo ghi nhận và bảo vệ quyền tự do xúc tiến thương mại của doanh nghiệp 1. Theo đó, người phát hành quảng cáo được quảng cáo trên phương tiện của mình và thu phí theo quy định của pháp luật, yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo tại Khoản 1 Điều 14... Tuy nhiên, việc giới tự do kinh doanh, tự do giới thiệu sản phẩm của mình tới khác hàng cũng nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Những sản phẩm tự do quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cho phép được quy định ở Điều 7 Luật quảng cáo quy định về những Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo. Điều 8 quy định về các hành vi cấm t ong hoạt động quảng cáo. Nếu đó là những sản phẩm thuộc quy định trong các điều khoản trên đều bị pháp luật cấm không được thực hiện. 2.2.3. Nguyên tắc quảng cáo trung thực Để hoạt động quảng cáo có hiệu quả, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp cũng như các cơ quan, đơn vị làm dịch vụ quảng cáo cần nêu cao tính trung thực. Bởi, những quảng cáo thiếu trung thực sẽ làm mất niềm tin của khách hàng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp cũng như đối với doanh nghiệp đó. Đồng thời gây ra bất lợi trực tiếp với khách hàng và những tác động tiêu cực đối với xã hội. Vì vậy, pháp luật quy định những yêu cầu đối với nội dung quảng cáo và những hình thức xử phạt. Tại Điều 19 Luâ ̣t quảng cáo 2012 quy định về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo và Điều 11 Luâ ̣t quảng cáo 2013 quy định về xử lý vi phạm trong hoạt đô ̣ng quảng cáo. Hình thức và mức xử phạt được quy định cụ thể tại Mục 5 hành vi vi phạm về hoạt 1 Khoản 4 điều 2 Luật quảng cáo và Khoản 1 Điều 13 Luật quảng cáo 2012 2 đô ̣ng quảng cáo, hình thức và mức xử phạt từ điều 23 đến điều 43 tại dự thảo NGHỊ ĐỊNH 2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao và du lịch. 2.3. Liên hệ và đánh giá thực tiễn các hoạt động quảng cáo ở Việt Nam hiện nay 2.3.1. Thành tựu Hiện nay ở Việt Nam, ngành quảng cáo vẫn còn quá non trẻ so với thế giới. Tuy nhiên, trong những năm qua ngành quảng cáo đã có những đóng góp đáng kể cho sự thúc đẩy nền kinh tế nước nhà. Năm 2011, Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam (VAA) kỷ niệm 10 năm thành lập và Đại hội nhiệm kỳ khóa 3 (2011-2016). Hơn mười năm đã trôi qua, ngành quảng cáo ở Việt Nam từ một ngành dịch vụ đơn giản, nhỏ lẻ thành một ngành công nghiệp quảng cáo kinh tế sáng tạo với doanh thu gần 1 tỉ USD (20 ngàn tỉ đồng) hiện nay. Bên cạnh đó là doanh thu quảng cáo tại Việt Nam 2012 đạt 20.400 tỷ đồng. Đây là những thành tựu đáng khâm phục của ngành quảng cáo còn non trẻ ở Việt Nam. Ngành quảng cáo trong nước đã đạt nhiều thành công như vậy có thể kể đến một số nguyên nhân như : Các doanh nghiệp trong nước đã dần bắt kịp với trình độ thế giới; Các doanh nghiệp Việt Nam đã có những hoạch định được chiến lược kinh doanh lâu dài nhằm khai thác thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước khiến chất lượng các chương trình quảng cáo ngày càng nâng cao; Nguồn nhân lực quảng cáo ngày càng đa dạng... Hiện nay, ngành quảng cáo có rất nhiều phương tiện quảng cáo khác nhau và mỗi phương tiện quảng cáo lại đem lại những hiệu quả riêng biệt. Đó là kết quả của một quá trình phát triển của các công cụ truyền thông tại Việt Nam, ngày càng được sử dụng linh hoạt, sáng tạo hơn bởi bàn tay của các Marketting trong nước. 2.3.2. Hạn chế 3 Khoảng thời gian hơn 10 năm không dài, những thành tựu của ngành quảng cáo là không thể phủ nhận, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít hạn chế mà chúng ta cần xem xét và tìm hướng khắc phục. Trước hết, có thể thấy, ngành quảng cáo của doanh nghiệp trong nước còn có nhiều hạn chế, yếu kém là do doanh nghiệp quảng cáo nặng tính tự phát. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa hoạch định được chiến lược kinh doanh lâu dài. Thứ hai là nguồn nhân lực cho ngành quảng cáo cũng là vấn đề đáng lưu tâm.Số nhân lực làm trong lĩnh vực này ở nước ta hầu như đều không được đào tạo bài bản, kiến thức chuyên môn chưa sâu và sự chuyên nghiệp chưa cao. Thứ ba là sự bất đồng về ngôn ngữ và tính hiệu quả trong quảng cáo cũng như doanh nghiệp quảng cáo trong nước còn phụ thuộc vào vốn của các doanh nghiệp nước ngoài cũng là những hạn chế cần phải khắc phục. 2.3.3. Phương hướng của pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo Luật Quảng cáo cần đáp ứng tốt hơn cho việc thực hiện những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia. Do đó, việc rà soát những cam kết có liên quan đến quảng cáo để điều chỉnh luật trong lĩnh vực quảng cáo. Mặt khác, cải cách hành chính là một chủ trương lớn của nhà nước nhằm xây dựng một nền hành chính mạnh minh bạch, thuận tiện cho sự phát triển kinh tế -xã hội. Luật Quảng cáo cũng cần đặt ra mục tiêu đáp ứng cao nhất yêu cầu cải cách hành chính. Những nội dung cơ bản về quảng cáo nhìn chung đã được thể hiện trong Luật khá đầy đủ, tuy nhiên cần xem xét một số vấn đề như: Luật Thương mại quy định quảng cáo có mục đích sinh lời, Luật Cạnh tranh quy định về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh… 3. Kết thúc vấn đề Dù đã đạt được nhiều thành tựu trong ngành quảng cao trong những năm qua nhưng trong nội bộ của ngành này vẫn còn chứa đựng những hạn chế mà không thể khắc phục được trong một thời gian ngắn. Nhưng với những gì đã đạt được, chúng ta có quyền kì vọng về một ngành quảng cáo Việt Nam lớn mạnh trong tương lai không xa. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan