Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Phân tích những trường hợp không áp dụng thời hiệu về quyền thừa kế trên tình hu...

Tài liệu Phân tích những trường hợp không áp dụng thời hiệu về quyền thừa kế trên tình huống cụ thể

.DOC
3
11
136

Mô tả:

Những trường hợp không áp dụng thời hiệu về quyền thừa kế Ông nội tôi có một ngôi nhà hai tầng trên diện tích 40m2 ở trong phố cổ Hà Nội. Ông có hai con: một con trai là bố chúng tôi đã hy sinh năm 1947, một con gái là bà T. Năm 1950 trước khi mất ông đã di chúc để lại cho bốn anh em tôi ngôi nhà và di chúc cho bà T 1/4 giá trị nhà nếu bán. Từ năm 1965 nhà nước quản lý ngôi nhà này. Từ năm 2001 chúng tôi đã đòi lại quyền quản lý nhưng cho đến nay vẫn chưa lấy được nhà vì có anh V là con bà T tự ý chiếm ngôi nhà. Anh V cho rằng thời hiệu khởi kiện để đòi ngôi nhà theo di chúc của ông nội đã hết nên ai ở tại ngôi nhà thì sẽ được hợp thức quyền sở hữu. Trong trường hợp này thì chúng tôi có thể yêu cầu Toà án giải quyết đòi ngôi nhà để thực hiện di chúc của ông nội được không ? Trần Mạnh Hà Phường Điện Biên, Hoàn Kiếm, Hà Nội Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật dân sự (1): “Chủ sở hữu có quyền tự mình... để thừa kế... đối với tài sản”. Vì ngôi nhà là tài sản của ông nội nên ông nội có quyền lập di chúc cho bốn anh em của ông (là cháu nội) còn bà T là con gái chỉ được hưởng 1/4 tiền nếu bán nhà. Căn cứ khoản 1 và 4 Điều 651 Bộ luật dân sự (2) quy định người lập di chúc có quyền: “1. Chỉ định người thừa kế. 4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản”. Như vậy, bốn anh em ông được xác định là người thừa kế theo di chúc còn bà T là người có quyền lợi liên quan theo nghĩa vụ mà ông nội đã giao cho người thừa kế trong di chúc. Còn ông V là con của bà T chỉ là người thừa kế của bà T và chỉ có quyền lợi đối với giá trị của 1/4 ngôi nhà nếu bán nhà. Do đó việc ông V tự ý chiếm ngôi nhà sử dụng là trái pháp luật. Khoản 1 Điều 636 Bộ luật dân sự(3) quy định: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”. Do đó từ năm 1950 anh em ông đã có quyền hưởng di sản thừa kế là ngôi nhà nhưng vì hoàn cảnh các thừa kế của ông nội không có điều kiện thực hiện quyền thừa kế của mình. Điều 648 Bộ luật dân sự (4) quy định: “Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế” do đó đến nay bốn anh em của ông không có quyền yêu cầu Toà án chia thừa kế đối với ngôi nhà của ông nội cho nhưng có quyền yêu cầu Toà án buộc ông V phải trả lại ngôi nhà vì 4 anh em của ông đều thừa nhận là những người cùng hàng thừa kế và không có tranh chấp về di sản thừa kế nên thuộc trường hợp quy định tại điểm b tiểu mục 2.4 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình. Cụ thể: “Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản”. Do vậy, bốn anh em của ông có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc đòi tài sản thuộc sở hữu chung mà không phụ thuộc vào thời hiệu thừa kế. -----------------------------------------(1) Điều 195 Bộ luật dân sự năm 2005. (2) Khoản 1; khoản 4 điều 648 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người lập di chúc có các quyền sau đây: 4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế”. (3) Khoản 1 điều 633 Bộ luật dân sự năm 2005. (4) Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế".
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan