Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Phân tích những quyền nhân thân giữa vợ và chồng được cả luật hôn nhân và gia đì...

Tài liệu Phân tích những quyền nhân thân giữa vợ và chồng được cả luật hôn nhân và gia đình và luật dân sự điều chỉnh khi vợ chồng ly hôn, những quyền nhân th

.DOC
9
174
56

Mô tả:

Lời mở đầu Sự kiện kết hôn đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng, nội dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và các quyền và nghĩa vụ về tại sản, trong đó nghĩa vụ và quyền về nhân thân là nội dung chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Hiện nay, về quyền nhân thân trong quan hệ giữa vợ và chồng không chỉ được luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh mà các quyền nhân thân này còn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự. Nội dung 1. Khái quát về quyền nhân thân của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Luật HN&GD năm 2000 thì thời kỳ hôn nhân là “khoản thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”, như vây, quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng được bắt đầu từ sự kiện đăng ký kết hôn, sự kiện này sẽ làm phát sinh các quyền nhân thân của vợ chồng theo quy định của pháp luật. Còn sau khi quyết định, bản án ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật thì các quyền này sẽ chấm dứt, còn các quyền mang tính chất cá nhân sẽ không bị ảnh hưởng, không thay đổi. Quyền nhân thân của vợ chồng được pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định xuất phát từ các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, với tu cách là công dân, vợ chồng có đầy đủ nghĩa vụ và các quyền do pháp luật quy định. Đồng thời, vợ chồng còn có các quyền, nghĩa vụ với nhau, với gia đình, với xã hội. quyền nhân thân giữa vợ chồng mang yếu tố tình cảm, là lọi ích tinh thần gắn liền giữa vợ và chồng, gắn liền với bản thân vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân. Các quyền này xuất phát từ các chuẩn mực đạo đức, cách cư xử mang tính tự nhiên avf truyền thống vốn đã có từ trước, được coi như nghĩa vụ về đạo 1 đức mà sau này luật quy định thành các quy phạm pháp luật. Quyền nhân thân giữa vợ và chồng gắn liền với nhân thân của vợ chồng và khong thể chueyern giao cho người khác, chỉ với tư cách là vợ chồng của nhau thì họ mới có các quyền này. Nội dung quyền nhân thân giữa vợ và chồng là những lợi ích tinh thần, tình cảm, không mang nội dung kinh tế và cũng không phụ thuộc vào yếu tố tài sản, các quyền này bao gồm cả tình yêu, sự hòa thuận, sự tôn trọng lẫn nhau…và việc thực hiện các quyền nhân thân cũng như các nghĩa vụ là nhằm mực đihcs thỏa mãn nhu cầu tình cảm trong đời sống vợ chồng. 2. Quyền nhân thân giữa vợ và chồng được luật Hôn nhân và gia đình và Bộ luật dân sự điều chỉnh. 2.1. Quyền bình đẳng của vợ chồng. Hiện nay, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được bộ luật dân sự và luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh, trong đó Bộ luật dân sự quy định tại Điều 40, Luật hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 19. CỤ thể, Điều 40 BLDS quy định: “vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đinh và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bề vững”, Điều 19 Luật HN&GĐ quy định: “vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”, được quy định trong hai văn bản pháp luật khác nhau nhưng về nội dung của hai điều luật này là giống nhau, nội dung của hai điều luật này đều thể hiện sự bình đẳng của vợ chồng khi cùng nhau bàn bạc, quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân và về tài sản của vợ chồng và của mỗi thành viên trong gia đình, liên quan đến đời sống chung của gia đình. Nội dung của quyền này thể hiện qua một số nghĩa vụ và quyền sau: Thứ nhất, quyền này thể hiện rõ nét ở nghĩa vụ và quyền của cả vợ và chồng trong việc nuôi dạy con. Điều 2 Luật HN&GĐ quy định: cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội, do vậy vợ chồng đều bình đẳng với 2 nhau trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con…tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường lành mạnh, yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, quan tâm, chăm lo cho sự phát triển của con về cả thể chất lẫn tinh thần…đồng thời, vợ chồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi họ không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong việc chăm sóc, giáo dục con. Thứ hai, vợ chồng bình đẳng với nhau về nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình (quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật HN&GĐ), theo quy định này thì nghịa vụ thực hiện chính sách dân số là nghĩa vụ chung của vợ chồng, vợ chồng phải cùng nhau tạo điều kiện cho nhau thực hiện tốt nghĩa vụ này. Thứ ba, vợ chồng có quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Dựa trên nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau vè mọi mặt theo luật HN&GĐ và nguyên tắc công dân nữ và công dân nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình, việc vợ chồng được tự lựa chọn nghề nghiệp riêng cho bản thân là hoàn toàn chính đáng, nhằm xóa bỏ quan hệ bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại hiện nay, đồng thời việc học tập nâng cao trình dộ không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân, do vậy vợ chồng cần có sự bình đảng và không có sự ngăn cản nhau trong việc thực hiện quyền này. Thứ tư, quyền bình đẳng của vợ chồng còn thể hiện qua sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. Quyền này được quy định trong Hiếp pháp (Điều 70) và tại Điều 22 Luật HN&GĐ, đây là môt quy định mới của luật HN&GĐ nhằm xóa bỏ hiện tượng khi kết hôn một bên vợ hoặc chồng ngăn cản sự tụ do tín ngưỡng, tôn giáo của bên kia làm ảnh hưởng không chỉ là quyền của công dân được pháp luật quy định mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Thứ năm, quyền bình đẳng giữa vợ chồng còn được thể hiện trong việc đại diện cho nhau trước pháp luật. Dựa trên cơ sở quyền đại diện trong Bộ luật dân sự, 3 luật HN&GĐ quy định vợ chồng có quyền đại diện cho nhau theo ủy quyền hoặc theo pháp luật, theo đó vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định cần có sự đồng ý của cả vợ và chồng. Đồng thời, vợ, chồng cũng có thể đại diện cho nhau khi một bên mất năng lcuwj hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được tòa án chỉ địh là người địa diện. Ngoài ra quyền bình đẳng của vợ chồng còn được thể hiện trong việc yêu cầu ly hôn. Trong quá trình hôn nhân, khi tình cảm vợ chồng không còn dẫn đến tình trạng vợ chồng không thể chung sống thì cả vợ và chồng đều có quyền yêu cầu tòa án cho họ ly hôn, chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Ngoài một số nội dung trên, quyền bình đẳng của vợ chồng còn được thể hiện qua quyền lựa chọn nơi cư trú. Việc lựa chọn nơi cứ trú của vợ chồng không bị ràng buộc theo phong tục tập quán, địa giới hành chính, vợ chồng lựa chọn nơi cư trú hoàn toàn dựa và hoàn cảnh thực tế, tính chất hoạt động nghề nghiệp, khả năng tài chính…Ngoài ra, trong trường hợp vợ chồng vì lí do công việc mà không thể cùng lựa chọn một nơi cư trú thì họ hoàn toàn có thể tự lựa chọn nơi cư trú riêng mà không ảnh hưởng tới việc thực hiện nghĩa vụ với nhau và với gia đình. 2.2. Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các hành viên trong gia đình. Tất cả các chế độ xã hội đều coi trọng gia đình, xem gia đình là nền tảng, là tế bào tự nhiên cơ bản của xã hội do đó luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của gia đình. Ngay từ những ngày đầu lập pháp cho đến bây giờ nhà nước ta luôn coi trọng gia đình là một phần quan trọng của xã hội. Việc tạo một khung pháp lý vững chắc cho “gia đình” là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của gia đình và của cả xã hội. Theo một lẽ tất nhiên thì các thành viên trong gia đình luôn dành cho nhau sự yêu thương, chăm sóc mà không cần sự đáp lại và đương nhiên ông bà, cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc cho con cháu và ngược lại tuy nhiên pháp luật cũng phải quy 4 định quyền này như một quyền nhân thân nhằm tránh các trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình. Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình được quy định tại điều 41 BLDS, theo đó các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam; Con cháu chưa thành niên được hưởng sự chăm sóc nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà; Con, cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà; vợ, chồng có nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau. Với các quy định này thì vợ chồng có nghĩa vụ quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau trong tất cả các hoạt động thường ngày, sự quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ giữa vợ chồng thể hiện ở hành vi, cách cư xử, thái độ của họ đối với nhau. Đó là sự yêu thương, tôn trọng nhau, gìn giữ danh dự, uy tín, nhâm phẩm lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau, tạo điều kiện để vợ hoặc chồng phát huy khả năng của bản thân thực hiện tốt hoạt động nghề nghiệp và nhiệm vụ đối với gia đình và xã hội, tạo điều kiện cho nhau trong việc họa tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, cấm mọi hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, uy tín nhân phẩm giữa vợ chồng. Sự chăm sóc nhau giữa vợ và chồng còn thể hiện qua sự yêu thương, chung thủy giữa vợ và chồng, đồng thời vợ chồng phải luôn cùng nhau lao động, cùng chăm lo, vun vén hạnh phúc gia đình, quý trọng, giúp đõ nhau cùng tiến bộ. Đây chính là những nhân tố quan trọng đảm bảo sự tồn tại bền vững của hôn nhân. 2.3. Quyền ly hôn. Ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp, nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi, hạnh phúc của vợ chồng, đến lợi ích của gia đình, xã hội, Ly hôn luôn được nhìn nhận là mặt trái của hôn nhân, tuy nhiên đó là mặt không thể thiếu trong hôn nhân khi quan hệ vợ chồng đã thực sự tan vỡ, do đó pháp luật quy định ly hôn là 5 một quyền nhân thân giữa vợ và chồng, quyền này không chỉ quy định trong Luật HN&GĐ mà Bộ luật dân sự cũng điều chỉnh quyền này. Dựa trên nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ để bảo đảm quyền tự do hôn nhân, pháp luật quy định quyền tự do kết hôn của nam nữ, đồng thời cũng quy định vợ chồng có quyền tự do ly hôn. Theo luật HN&GĐ quyền yêu cầu ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật là quyền nhân thân gắn liền với nhân thân của vợ chồng, chỉ có vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn và cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn là Tòa án nhân dân. Tuy là quyền tự do ly hôn, nhưng không phải trường hợp nào yêu cầu ly hôn cũng được tòa án chấp nhận, mà việc ly hôn của vợ chồng phải dựa trên những căn cứ luật định, mà khi đủ các căn cứ này tòa án mới giải quyết yêu cầu ly hôn, các căn cứ này được quy định tại Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000, theo đó: tòa án xét yêu cầu ly hôn nếu thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì tào án quyết định cho ly hôn, trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì tòa án giải quyết cho ly hôn. Tính trầm trọng của quan hệ hôn nhân theo quy định này được hiểu là vợ chồng không còn thương yêu, chăm sóc nhau, người nào chỉ biết bổn phận của người đó, thường xuyên có các hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, vợ chồng không chung thủy với nhau…các trường hợp này đã được khuyên bảo của người thân, được cơ quan, tổ chức hoa giải, nhắc nhở nhiều lần. Bên cạnh những quy định cho phép vợ chồng có quyền tự do ly hôn thì luật cũng quy định những hạn chế đối với quyền này của vợ chồng, cụ thể Điều 85 Luật HN&GĐ quy định: vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn; trong trường hợp vợ có thai hoặc nuôi con dưới mười hai tháng 6 tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ, trẻ em, bảo vệ phụ nữ có thai, cũng theo quy định này chỉ cần người vợ đang có thai hoặc nuôi con dưới mười hai tháng tuổi không phân biệt vợ có thai với ai hoặc bố của đưa trẻ dưới mười hai tháng tuổi là ai (không phân biệt con đẻ hoặc con nuôi) người chồng đều không có quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, quy định này lại không áp dụng đối với người vợ, trong trường hợp người vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi nhưng lại có yêu cầu ly hôn thì tòa án vẫn thụ lý giải quyết yêu cầu ly hôn của người vợ. Quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn là nhằm mực đích bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em, tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng quy định này quá thiên lệch làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người chồng, trong trường hợp người chồng có đầy đủ chứng cứ chứng minh người vợ không mang thai đứa con của mình hoặc đứa con dưới mười hai tháng tuổi không phải là con của mình và các chứng cứ này được tòa án chấp nhận thì nên chăng người chồng sẽ không bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn? 3. Các quyền nhân thân bị chấm dứt và các quyền nhân thân không bị chấm dứt khi vợ chồng ly hôn. Ly hôn là việc không ai mong muôn trong quan hệ hôn nhân, tuy nhiên đây là biện pháp để giải quyết tình trạng bế tắc trong quan hệ vợ chồng khi vợ chồng đã không thể tiếp tục chung sống, mục đích hôn nhân không đạt được, việc ly hôn của vợ chồng sẽ để lại một hậu quả nhất định. Về mặt xã hội, ly hôn luôn luôn ảnh hưởng sâu sắc tới lợi ích của vợ chồng, của gia đình, xã hội. Về mặt pháp lý, việc tòa án giải quyết việc ly hôn cho vợ chồng sẽ dẫn đến các nghĩa vụ và quyền nhân thân của vợ chồng chấm dứt, đồng thời cũng liên quan đến các vấn đề khác như chia tài sản, cấp dưỡng… 7 Quan hệ vợ chồng sẽ chấm dứt khi bản án, quyết định ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật, người vợ, chồng sau khi ly hôn hoàn toàn có quyền kết hôn với người khác, sau khi ly hôn các nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn dù cho vợ chồng có thỏa thuận hay không thì tòa án cũng sẽ giải quyết. Cụ thể, khi vợ chồng ly hôn quyền đại diện cho nhau trước pháp luật giữa vợ chồng sẽ chấm dứt, ngoài ra còn quyền lựa chọn nơi cư trú, quyền yêu cầu ly hôn… Đây là một số quyền nhân thân sẽ bị chấm dứt khi vợ chồng ly hôn, bởi vì các quyền này chỉ phát sinh khi có sự kiện kết hôn, hai bên nam nữ chính thức được pháp luật công nhận là vợ chồng và các quyền này chỉ tồn tại song song trong quan hệ vợ chồng, khi quan hệ vợ chồng chấm dứt thì đương nhiên các quyền này cũng chấm dứt theo. Bên cạnh đó, một số quyền nhân thân của vợ chồng không bị chấm dứt khi vợ chồng ly hôn như quyền đối với họ, tên, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp, quyền tôn trọng danh dự, nhân phẩm của vợ chồng. Đây là một số quyền nhân thân mà vợ chồng với tư cách là công dân đều được hưởng, nó không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân, tuy nhiên khi quan hệ hôn nhân còn tồn tại pháp luật vẫn quy định đây là các quyền nhân thân giữa vợ chồng. Kết luận Một số quyền nhân thân trong quan hệ hôn nhân gia đình hiện nay không chỉ được điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và gia đình mà còn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự, các quy định này đều có sự tương đồng và đều hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Trong các quyền nhân thân của vợ chồng, luật cũng quy định một số hạn chế nhất định, với mục đích bảo vệ quyền lợi phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của bà mẹ, trẻ em, ngăn chạn các hành vi bạo lực gia đình. 8 Tài liệu tham khảo 1. Bộ luật dân sự 2005 2. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 3. Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng mọt số quy định của Luật hôn nhân và gia đính năm 2000 4. Giáo trình luật dân sự tập 1, trường Đại học Luật Hà Nội 5. Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình, trường Đại học Luật Hà Nội. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan