Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Phân tích nhóm quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân trong hiến pháp 1...

Tài liệu Phân tích nhóm quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân trong hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001)

.DOCX
11
176
90

Mô tả:

Bài tập nhóm tháng sốố 1 MỤC LỤC A.LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………3 B.NỘI DUNG……………………………………………………………………3 I.Khái quát chung………………………………………………………………..3 1.Khái niệm công dân và quyền công dân……………………………………...3 2.Khái niệm quyền tự do dân chủ và quyền tự do cá nhân của công dân……..4 II. Những quy định trong Hiến pháp 1992 ( sửa đổi năm 2001) về quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân……………………………………………..4 1. Thực trạng quy định của Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) về quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân…………………………………….…….....4 1.1.Quy định về quyền tự do dân chủ……………….………………………….4 1.2.Quy định về quyền tự do cá nhân…………………………………………..6 2. Thực trạng sự thực thi những quy định của hiến pháp 1992 về quyền tự do dân chủ và quyền tự do cá nhân của công dân……………………………………...9 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quy định của Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) về quyền tự do dân chủ và quyền tự do cá nhân của công dân ……………………………………………………………………….................10 C. KẾT LUẬN…………………………………………………………………..11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………12 1 Bài tập nhóm tháng sốố 1 A. LỜI MỞ ĐẦU Như ta đã biết, hiểu biết về quyền con người là cơ sở quan trọng để mỗi người phát triển nhân cách, năng lực bản thân từ đó hình thành nền tảng của sự tiến bộ xã hội.Ở nước ta,quyền và nghĩa vụ của công dân luôn được coi là chế định quan trọng của Hiến pháp.Quyền tư do dân chủ, tự do cá nhân của công dân tại Hiến pháp bao gồm nhiều quyền cơ bản như:Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền được hội họp,... .Đây trở thành một vấn đề cơ bản, quan trọng mà mỗi công dân Việt Nam đều quan tâm, chú ý.Vì vậy, nhóm chúng em xin chọn đề tài: “Phân tích nhóm quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001)” để có cái nhìn khái quát và sâu sắc hơn vấn đề này. B. NỘI DUNG I. Khái quát chung 1. Khái niệm công dân và quyền công dân Khi Nhà nước xuất hiện, mối liên hệ giữa Nhà nước với mỗi người trong xã hội tự nó cũng xuất hiện.Và, trong mối quan hệ giữa một cá nhân với một Nhà nước nhất định, khoa học pháp lí đã hình thành nên khái niệm công dân.Vậy công dân là gì? Công dân là cá nhân trong quan hệ với Nhà nước và pháp luật, là sự xác định về mặt pháp lý một cá nhân thuộc về một Nhà nước nhất định. Tư cách công dân đã tạo cho công dân một địa vị pháp lí đặc biệt, một quan hệ đặc biệt với một Nhà nước nhất định, khác với những người không phải là công dân.Mối quan hệ đặc biệt đó được thể hiện thành quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và được quy định cụ thể trong Hiến pháp. 2 Bài tập nhóm tháng sốố 1 Quyền cơ bản của công dân là hệ thống các quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp, xuất phát từ quyền công dân và không tách rời nghĩa vụ của công dân, biểu hiện mối quan hệ đặc biệt quan trọng giữa công dân và Nhà nước, được Nhà nước bảo đảm trên thực tế nhằm thỏa mãn những nhu cầu của đời sống công dân và toàn xã hội. 2. Khái niệm quyền tự do dân chủ và quyền tự do cá nhân của công dân Các quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân là các quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp, cho phép công dân dược tự do đi lại và cư trú, tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, được hội họp, lập hội và biểu tình theo quy định của pháp luật; được tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; được bất khả xâm phạm về thân thể và được suy đoán vô tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp lí; quyền được bất khả xâm phạm về chỗ ở được Nhà nước đảm bảo an toàn,bí mật về thư tín, điện thoại,điện tín. Những quyền này được Hiến pháp quy định cho mọi công dân có thể thực hiện. II. Những quy định trong Hiến pháp 1992 ( sửa đổi năm 2001) về quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân 1. Thực trạng quy định của Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) về quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân 1.1 . Quy định về quyền tự do dân chủ Dân chủ là bản chất và chế độ của nhà nước ta. Đảng và nhà nước ta luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân như một trong những điều kiện để phát huy khả năng sáng tạo và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Những quyền tự do dân chủ đó đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992-đạo luật cơ bản của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.Những quyền tự do dân chủ được bản Hiến pháp này đề cập trong các điều 69, điều 70 tại chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. 3 Bài tập nhóm tháng sốố 1 - Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật (Điều 69). Đây là những quyền vốn có trong một xã hội dân chủ và là những quyền không thể thiếu được của công dân. Các quyền này là chuẩn mực xác nhận một xã hội trong đó công dân có tự do, có quyền lực thực sự hay không. Những quyền này vừa là quyền mà mỗi công dân được hưởng lại vừa là điều kiện đảm bảo thực hiện các quyền khác, đặc biệt là các quyền kinh tế. Hiến pháp 1992 đã ghi nhận 6 quyền tự do dân chủ của nhân dân:  Một là quyền tự do ngôn luận: Quyền này được hiểu là công dân được tự do phát biểu ý kiến, thể hiện quan điểm, chính kiến của mình về các vấn đề chung của xã hội, của đất nước mà không bị ngăn cấm.  Hai là quyền tự do báo chí: Đây là quyền của công dân được phép dùng các phương tiện khác nhau như sách vở, báo chí hay internet để bày tỏ ý kiến của mình trên cơ sở khuôn khổ Hiến pháp quy định mà không bị chính quyền hay chế độ trực tiếp hay gián tiếp ngăn trở, can thiệp.  Ba là quyền được thông tin:Hiến pháp 1992 điều 69 quy định 6 quyền trong đó có 1 quyền mới là quyền được thông tin. Quyền này được hiểu là quyền được nhận tin và truyền tin theo quy định của pháp luật. Việc Hiến pháp 1992 ghi nhận quyền được thông tin thể hiện sự quan tâm của nhà nước ta đối với đời sống nhân dân, kịp thời ghi nhận quyền này là phù hợp với xu thế khách quan và đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.  Bốn là quyền tự do hội họp: Theo quy định của Hiến pháp 1992 không ai có quyền xâm phạm đến quyền tự do hội họp của công dân.  Năm là quyền tự do lập hội: Quyền tự do lập hội là quyền tự do kết giao, tổ chức bất kì các nhóm, câu lạc bộ, hay tổ chức mà con người muốn. Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp luật quy định, đây là quyền cần thiết cho một xã hội dân chủ.  Sáu là quyền tự do biểu tình: Quyền biểu tình là một trong những công cụ pháp lí để nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình như điều 2 Hiến pháp 4 Bài tập nhóm tháng sốố 1 1992 quy định: "...Tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân...", nó là phương tiện để nhân dân đòi hỏi, bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình trước thực trạng kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng. Mặc dù có điều mới và tiến bộ hơn so với các Hiến pháp trước nhưng khi bàn về sửa đổi và bổ sung Hiến pháp 1992 cho thấy nội dung điều 69 là chế định rất quan trọng, thiết lập quyền tự do dân chủ về chính trị của công dân. Tuy vậy trong Hiến pháp 1992 chỉ gộp vào vẻn vẹn một điều trong khi không làm rõ nội hàm của mỗi quyền, các thủ tục thực hiện quyền khi chưa có các văn bản luật và dưới luật quy định, nên các quyền này khó đi vào cuộc sống. - Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 70) Điều 70 của Hiến pháp 1992 đã có sự mở rộng hơn so với điều 68 Hiến pháp 1980 khi quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào…”. Như vậy đây là một trong những quyền tự do dân chủ của công dân được thể hiện ở những mặt: Một là, mọi người dân đều có quyền lựa chọn theo một tôn giáo cụ thể nào đó, có quyền thay đổi tôn giáo và cũng có quyền không theo một tôn giáo nào. Hai là, các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước không phân biệt đối xử với một tôn giáo nào.Người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không có tín ngưỡng, tôn giáo đều bình đẳng như nhau trước pháp luật,đều có trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ba là, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được nhà nước bảo đảm bằng pháp luật. 1.2. Quy định về quyền tự do cá nhân - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 71) Trong số những quyền của con người, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người là một quyền quan trọng bậc nhất. Đây không những là quyền cơ bản của công dân mà còn là quyền cơ bản nhất của con người.Mọi chế độ chính trị dân chủ hiện nay đều phấn đấu để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người. 5 Bài tập nhóm tháng sốố 1 Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân đã được Hiến pháp 1992 tiếp tục ghi nhận và phát triển. Theo quy định tại Điều 71 Hiến pháp 1992: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”. So với Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 đã bổ sung quy định mới về trường hợp phạm tội quả tang thì công dân có thể bị bắt ngay mà không cần đợi quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân. Quy định này của Hiến pháp 1992 là hết sức hợp lí và đúng đắn. Để đảm bảo chặt chẽ hơn quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, Hiến pháp 1992 đã quy định thêm một điều luật mới (Điều 72) so với các bản Hiến pháp trước đây về nguyên tắc suy đoán vô tội. Điều 72 Hiến pháp 1992 ghi nhận : “ Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật… “. Trong Điều 72 có ba quy định mới dược bổ sung đó là: + “ Không ai là bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật “. Quy định này có nghĩa là công dân chỉ bị coi là có tội và phải chịu hình phạt sau khi đã thông qua xét xử và bị tuyên án là có tội bởi một Tòa án có thẩm quyền và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Quy định này đã được cụ thể hóa trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền trong lĩnh vực tư pháp. + “Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự“. Đây là quy định mới của Hiến pháp 1992 nhằm thể hiện trách nhiệm từ phía nhà nước trong việc bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự cho công dân khi Nhà nước làm sai pháp luật. Quy định mới này của Hiến pháp 1992 đã thể hiện bản chất của quan hệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với công dân là cả hai bên đều bình đẳng với nhau về 6 Bài tập nhóm tháng sốố 1 quyền,nghĩa vụ và đều phải chịu trách nhiệm pháp lý khi gây thiệt hại về quyền, lợi ích hợp pháp của nhau. + “ Người làm trái pháp luật trong việc bắt,giam giữ. Truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh”. Đây là quy định mới của Hiến pháp 1992,thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước ta đối với những hành vi trái pháp luật của những chủ thể có thẩm quyền trong việc bắt, giam giữ, truy tố và xét xử đã gây thiệt hại cho công dân và những người khác. - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, bí mật thư tín điện thoại, điện tín của công dân (Điều 73) Kế thừa và phát triển Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 tiếp tục ghi nhận quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của, quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại và địên tín của công dân trong điều 73. Điều 73 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật ”. So với Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 đã có sự đảo trật tự ý của điều luật. Quy định “Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật” được thể hiện ở trước phần “ Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật” là hợp lí hơn. Vì việc khám xét chỗ ở, bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành có thể được quy định chung với nhau mà vẫn thể hiện đầy đủ được nội dung của vấn đề. - Quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 68) Quyền tự do đi lại và cư trú của công dân được Hiến pháp 1992 ghi nhận có sự kế thừa so với các bản Hiến pháp trước đồng thời được mở rộng hơn và có bổ sung nhiều quy định mới. Điều 68 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo 7 Bài tập nhóm tháng sốố 1 quy định của pháp luật”. Như vậy, Điều 68 đã ghi nhận bốn quyền: quyền tự do đi lại trong nước, quyền tự do cư trú ở trong nước, quyền ra nước ngoài theo quy định của pháp luật. Hiến pháp 1992 đã ghi nhận quyền tự do đi lại cư trú một cách cụ thể, rõ ràng và mở rộng hơn trong đó có quyền ra nước ngoài của công dân là quyền mới so với Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980: công dân có quyền “ tự do ra nước ngoài theo quy định của pháp luật”. Quy định này đã đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tạo điều kiện để công dân và Nhà nước phát triển. Quyền từ nước ngoài trở về nước theo quy định của pháp luật là quyền mới lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp 1992.Đây là điểm mới rất tích cực và quan trọng của Hiến pháp 1992. 2. Thực trạng sự thực thi những quy định của hiến pháp 1992 về quyền tự do dân chủ và quyền tự do cá nhân của công dân Về quyền tự do dân chủ: Ngày nay, quyền tự do dân chủ của công dân đã được phát huy rất tích cực và đạt nhiều hiệu quả cao trong thực tiễn. Công dân đã biết sử dụng quyền lợi của mình và Nhà nước đã có nhiều chính sách trong việc đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân. Báo chí, điện tử được công dân tích cực sử dụng trong việc thể hiện những quan điểm cá nhân về hoạt động của Nhà nước cũng như các cơ quan hiện hành. Công dân được đảm bảo tự do tín ngưỡng và tôn giáo, được Nhà nước hỗ trợ trong việc bảo vệ và trùng tu các công trình tôn giáo. Về quyền tự do cá nhân: công dân được đảm bảo an toàn về mọi mặt, được pháp luật bảo hộ. Nhà nước tích cực xây dựng các cơ quan công an, quân đội hùng mạnh…nhằm bảo đảm cuộc sống cho công dân. Đồng thời,vớicác chính sách pháp luật nghiêm minh, Nhà nước cũng đã nghiêm trị những trường hợp vi phạm đến quyền và lợi ích của công dân. Nhờ đó mà công dân có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc, được đảm bảo về quyền lợi. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề xã hội mà một số quyền lợi của công dân vẫn chưa được đảm bảo một các hoàn toàn và chặt chẽ. Chẳng hạn như quyền tự do biểu tình 8 Bài tập nhóm tháng sốố 1 của công dân, pháp luật nước ta vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về vấn đề này. Chính vì vậy mà các cuộc biểu tình của công dân diễn ra đa phần đều không hiệu quả và thậm chí là trái phép…Đó là những vấn đề bất cập cần được giải quyết nhanh chóng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như sự phát triển của đất nước. 3.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quy định của Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) về quyền tự do dân chủ và quyền tự do cá nhân của công dân Việc nâng cao hơn nữa vai trò của Hiến pháp trong việc bảo đảm quyền con người,quyền công dân ở nước ta cần được tiến hành theo nhiều phương hướng khác nhau. Dưới đây là một số phương hướng mang tính pháp lý: + Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giải thích,giáo dục Hiến pháp nói chung, các quy phạm Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân nói riêng để mọi người nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc. + Thứ hai, tổ chức tốt thực hiện các quy phạm Hiến pháp về quyền công dân và bảo đảm của Nhà nước. Cần xã hội hóa công tác này nhằm huy động sức người, sức của của toàn xã hội cho việc “vật chất hóa” các quy phạm Hiến pháp về quyền công dân và bảo đảm của Nhà nước. + Thứ ba, thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh và thống nhất cácquy phạm Hiến pháp hiện hành về quyền công dân và bảo đảm của Nhà nước. Thực hiện các quy phạm Hiến pháp về quyền công dân và bảo đảm của Nhà nước được tiến hành dưới bốn hình thức là tuân thủ (tuân theo), chấp hành (thi hành), sử dụng và áp dụng. + Thứ tư, bảo vệ có hiệu quả các quy phạm Hiến pháp hiện hành về quyền công dân và bảo đảm của Nhà nước. + Thứ năm, hoàn thiện nội dung và hình thức của các quy phạm Hiến pháp hiện hành về quyền công dân và bảo đảm của Nhà nước. 9 Bài tập nhóm tháng sốố 1 C. KẾT LUẬN Qua việc phân tích nhóm quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân trong Hiến pháp 1992(sửa đổi bổ sung 2001) chúng ta đã có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này.Ta hiểu ra rằng, con người là giá trị cao quý nhất, sự phát triển của con người là mục tiêu cao quý nhất.Chính vì vậy, mỗi cá nhân con người được đòi hỏi quyền lợi cá nhân là hết sức chính đáng, quyền lợi ấy phải được tôn trọng và được pháp luật thừa nhận.Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân nên vấn đề quyền lợi ấy lại càng phải được chú trọng và được coi là vấn đề cốt lõi để xây dựng và phát triển đất nước tiến lên. 10 Bài tập nhóm tháng sốố 1 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2012.  Hệ thống pháp luật Việt Nam Luật Hiến Pháp, Học viện hành chính quốc gia, Nxb Giáo dục, 1999.  Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Động, 2005.  Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam, PGS.TS Trần Trọng Hựu, Tạp chí Luật học số 1/1994.  Hiến pháp Việt Nam về vấn đề quyền con người, quyền công dân, Hoàng Văn Hảo, Tạp chí Luật học số 4/1997.  Sự kế thừa và phát triển các quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hoàng Thị Ngân, Khóa luận tốt nghiệp 2010.  Quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân. Thực trạng và giải pháp, Mai Thị Loan, Khóa luận tốt nghiệp 2011.  http://www.vietnamnet.vn  http://www.thanhnien.com.vn 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan