Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Phân tích nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đố...

Tài liệu Phân tích nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật. nguyên tắc này được cụ thể hóa như thế nào tro

.DOC
16
209
75

Mô tả:

BÀI LÀM A. Mở bài Đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật là một trong những nguyên tắc quan trọng của pháp luật về người khuyết tật Việt Nam. Tuy mới có hiệu lực trong thời gian ngắn nhưng luật người khuyết tật 2011 nói chung và nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật nói riêng đã được thực hiện khá tốt, giúp cải thiện hoàn cảnh sống của người khuyết tật, giúp họ tự tin vươn lên trong xã hội. B. Nội dung I. Phân tích nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật 1. Cơ sở của nguyên tắc Không như các nguyên tắc khác của pháp luật về người khuyết tật Việt Nam, nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý xuất phát từ nhiều cơ sở trong Công ước quốc tế về người khuyết tật 2006 và từ sự sáng tạo của các nhà làm luật Việt Nam. Có thể thấy nguyên tắc gồm có ba nội dung chính đó là đảm bảo quyền được tiếp cận, đảm bảo quyền được hỗ trợ và quyền được điều chỉnh hợp lý của người khuyết tật. Nội dung đảm bảo quyền được tiếp cận là sự kế thừa và phát triển của nguyên tắc “Khả năng tiếp cận” được quy định ở Điểm f Điều 3 Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật. Quyền được điều chỉnh hợp lý là sự sáng tạo của pháp luật người khuyết tật Việt Nam so với Công ước về quyền của người khuyết tật 2006. Nguyên tắc này được phát triển từ định nghĩa “điều chỉnh hợp lý” quy định tại Điều 2 về các định nghĩa của Công ước năm 2006. Kết hợp hai nội dung trên với quyền được hỗ trợ, pháp luật người khuyết tật Việt Nam đã xây dựng nên nguyên tắc “Đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật”. Bài tập học kỳ 1 Nguyên tắc trên còn được xuất phát từ thực tiễn những đặc điểm riêng của người khuyết tật. Cơ thể của họ có một hay nhiều khiếm khuyết gây khó khăn đáng kể và lâu dài cho các hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống, đây là một thiệt thòi lớn so với người không có khiếm khuyết về mặt cơ thể. Vì những khiếm khuyết đó, người khuyết tật khó có thể hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ giống như người không khuyết tật được. Những khiếm khuyết cơ thể của người khuyết tật đòi hỏi họ phải được hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý để họ được hưởng một cách tối đa nhất các quyền con người cũng như giúp họ thực hiện những nghĩa vụ cơ bản của một công dân. Chính vì vậy việc quy định nguyên tắc “Đảm bảo quyền được hỗ trợ, tiếp cận và điều chỉnh hợp lý” trong Luật người khuyết tật Việt Nam là một sự tiến bộ tích cực trong nhận thức cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người khuyết tật, một bộ phận quan trọng của xã hội. 2. Phân tích nội dung nguyên tắc “ Đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật” Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006 quy định “điều chỉnh hợp lý là sự điều chỉnh và sửa đổi cần thiết và phù hợp mà không tạo ra một gánh nặng quá sức hay bất cân đối, ở những nơi cần thiết trong những trường hợp cụ thể, để đảm bảo người khuyết tật có thể thụ hưởng hay thực hiện quyền con người và các quyền tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng như những người bình thường khác” (Điều 2). Như vậy nên hiểu điều chỉnh hợp lý là tổng hợp các chính sách, đường lối, hành động, hỗ trợ của Nhà nước, xã hội đối với người khuyết tât trong sự phù hợp mà không tạo ra gánh nặng quá sức hay bất cân đối để người khuyết tật có thể hưởng thụ các quyền con người và quyền tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng như những người không có khuyết tật. Điều chỉnh hợp lý ở đây chủ yếu là nói về mức độ cũng như cách thức của cách chính sách, hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật trở nên bình thường hơn. Nguyên tắc này mang tính chất rường cột, là cơ sở cho các chính sách khác của Luật người khuyết tật trong việc giúp đỡ, hỗ trợ người khuyết tật. Bài tập học kỳ 2 Điều 3 Công ước cũng quy định nguyên tắc tiếp cận đối với người khuyết tật. Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010 cũng đã có quy định hướng dẫn cụ thể nguyên tắc này tại khoản 8 Điều 2: “Tiếp cận là việc người khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng”. Có thể thấy Luật người khuyết tật Việt Nam đã có giải thích tương đối rõ ràng về nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận. Theo đó quyền được tiếp cận đối với người khuyết tật là việc tạo điều kiện thuận lợi và phù hợp nhất để người khuyết tật được sử dụng các công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch…nói chung là những nội dung đáp ứng cơ bản cho cuộc sống hàng ngày của con người. Đảm bảo hỗ trợ đối với người khuyết tật nên được hiểu là sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, xã hội đối với người khuyết tật trên tất cả các lĩnh vực. Cần lồng ghép việc đảm bảo hỗ trợ và tiếp cận đối với người khuyết tật để nội dung của nguyên tắc trên được thể hiện một cách toàn diện và chính xác nhất. Khoản 1 Điều 4 về các nghĩa vụ chung quy định: “…Thông qua tất cả các biện pháp bằng pháp luật, hành chính và các biện pháp khác thích hợp để thực hiện các quyền được công nhận trong công ước này”. Như vậy, việc đảm bảo quyền cho người khuyết tật không phải ở việc pháp luật quy định nghĩa vụ cho Nhà nước và các chủ thể liên quan nhiều và cụ thể như thế nào mà đảm bảo quyền cho người khuyết tật chính là thông qua các quy định đó, người khuyết tật được tiếp cận mọi mặt đời sống xã hội một cách hiệu quả nhất và thuận lợi nhất như về đào tạo, việc làm, giao thông, nhà ở, công trình công cộng…trên cơ sở đó họ tự định đoạt các quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Đồng thời điều chỉnh các hành vi tương ứng của xã hội liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng ranh giới giữa việc tạo điều kiện, hỗ trợ, đảm bảo quyền bình đẳng đối với người khuyết tật và với mong muốn, nhu cầu, cơ hội và sự phân biệt đối xử là rất mong Bài tập học kỳ 3 manh. Ví dụ như quy định cấm người tàn tật từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm ở Điều 127 Bộ luật lao động 1995 là để tạo điều kiện đảm bảo sức khỏe cho người lao động bị khuyết tật. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, quy định này đã vô tình hạn chế khả năng được tuyển dụng của người khuyết tật, đặc biệt là những cơ sở sản xuất thường xuyên phải làm thêm. Như vậy, điều quan trọng của nguyên tắc này không phải ở chỗ pháp luật quy định bao nhiêu quyền và phúc lợi cho người khuyết tật mà là xã hội sẽ ứng xử thế nào để người khuyết tật bằng các khả năng và hành vi của mình thực hiện các quyền của họ với tư cách các quyền con người1. 3. Ý nghĩa của nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật Nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật cũng như các nguyên tắc khác của Luật người khuyết tật Việt Nam đều có ý nghĩa quan trọng là làm nền tảng, cơ sở nhất quán, vững chắc cho tất cả các quy định khác của pháp luật cũng như các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người khuyết tật. Nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật là kết quả của sự sáng tạo của các nhà làm luật Việt Nam. Nguyên tắc này đã thay đổi những suy nghĩ, cách thức của các nhà làm luật trước đây, đó là điều quan trọng không ở việc quy định thật nhiều quyền lợi cho người khuyết tật và quan trọng là người khuyết tật được hưởng, tiếp cận với những quyền lợi đó như thế nào, có được “hỗ trợ, hợp lý” như nguyên tắc đã nói hay không. Nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý là tiêu chuẩn để các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật. II. Nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý được cụ thể hóa trong pháp luật người khuyết tật Việt Nam Nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý được cụ thê hóa xuyên suốt trong các quy định của Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010. 1 Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, tr49 Bài tập học kỳ 4 Thứ nhất, nguyên tắc được cụ thể hóa trong phần đầu của Luật người khuyết tật 2010 Điều 4 Luật người khuyết tật quy định chi tiết và cụ thể các quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật, theo đó người khuyết tật được hưởng các quyền như: “Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; sống đô ̣c lâ ̣p, hòa nhâ ̣p cô ̣ng đồng; được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội; được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tâ ̣t và mức đô ̣ khuyết tâ ̣t…Người khuyết tật được thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật. Điều 4 đã trao cho người khuyết tật các quyền công dân bình đẳng như những công dân khác, ngoài ra họ còn được tạo điều kiện, được hưởng sự ưu tiên trong một số trường hợp. Việc quy định quyền và nghĩa vụ cho người khuyết tật rõ ràng như vậy giúp cho người khuyết dễ dàng tự nhận thức được các quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó họ sẽ chủ động hơn trong cuộc sống cũng như hoạt động học tập, làm việc. Các Điều 5,6,7,8,9 Luật người khuyết tật 2010 đã quy định chi tiết trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức xã hội, gia đình… trong việc tạo điều kiện để người khuyết tật được tiếp cận với mọi mặt đời sống xã hội một cách thuận lợi và dễ dàng hơn. Thứ hai, nguyên tắc được cụ thể hóa trong Chương Chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật. Tổng thể các quy định của chương chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật đã cụ thể hóa nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật trong lĩnh vực đảm bảo cho người khuyết tật được hưởng các dịch vụ chăm sóc ý tế, đảm bảo sức khỏe. Các Điều 21, 22, 23,24 quy định trách nhiệm của các tổ chức y tế, trách nhiệm của cộng đồng trong việc đảm bảo cho mọi người khuyết tật được tạo điều kiện thuận lợi và phù hợp nhất để người khuyết tật được thăm khám, điều trị, hồi phục chức năng một cách đảm bảo nhất. Đặc biệt Điều 26 quy định việc Bài tập học kỳ 5 nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị dành cho người khuyết tâ ̣t đã thể hiện khía cạnh điều chỉnh hợp lý trong việc đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật “Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo dự án cho cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học về người khuyết tật, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên về chỉnh hình, phục hồi chức năng”. Thứ ba, nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật được cụ thể hóa trong chương giáo dục cho người khuyết tật. Trong chương giáo dục đối với người khuyết tật, tiếp cận từ đặc điểm thể chất cũng như tâm sinh lý riêng của người khuyết tật, luật đưa ra những quy định riêng và phù hợp với họ về giáo dục và phương pháp giáo dục cho người khuyết tật. Theo đó, Điều 27 quy định: “Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật: Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập; Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia”. Điều 28 quy định phương thức giáo dục đối với người khuyết tật theo đó người khuyết tật được giáo dục theo ba phương thức đó là giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt. Tùy đặc điểm thể trạng, tâm sinh lý của mỗi người mà người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật. Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập. Các điều luật tiếp theo của chương này quy định trách nhiệm của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục, của cơ sở giáo dục và của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo Bài tập học kỳ 6 dục hòa nhập trong việc hỗ trợ cho người khuyết tật được hưởng quyền gióa dục toàn diện bằng chính năng lực của bản thân. Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý được cụ thể hóa trong chương dạy nghề và việc làm. Luật quy định cho người khuyết tật quyền được học nghề và làm việc bình đẳng như của những người không khuyết tật, không những thế luật còn ưu tiên đối với người khuyết tật trong vấn đề việc làm thông qua việc quy định nghĩa vụ cho các cơ sở sản xuất trong công tác tuyển dụng người khuyết tật. Theo đó Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tâ ̣t; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo ty lê ̣ lao đô ̣ng là người khuyết tâ ̣t, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiê ̣p. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP cũng hướng dẫn chi tiết các quy định về việc làm cho người khuyết tật ở chương II qua các Điều 8,9,10. Khoản 4 Điều 7 Luật dạy nghề 2006 cũng quy định chính sách ưu tiên, tạo điều kiện cho người khuyết tật được làm việc trong các cơ sở sản xuất. Thứ năm, nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý được cụ thể hóa trong các quy định về việc sử dụng công trình, các dịch vụ công đối với người khuyết tật. Điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật xây dựng năm 2006 đặt ra yêu cầu chung đối với “những công trình công cộng phải bảo đảm thiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật”. Đối với nhà ở và các công trình đã xây dựng xong được xây dựng trước ngày 01/01/2011 mà chưa bảo đảm các điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật thì các công trình này phải được cải tạo, nâng cấp theo lộ trình nhất định. Lộ trình này được xác định cụ thể tại Điều 40 Luật người khuyết tật và được cụ thể hóa tại Điều 13 Bài tập học kỳ 7 Nghị định 28/2012/NĐ-CP. Bộ xây dựng đã ban hành Bộ quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng công trình-quy định chi tiết các yêu cầu kĩ thuật tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng công trình nhằm đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận và sử dụng, bao gồm QCXDVN 01:2002; TCXDVN 264:2002; TCXDVN 265:2002. Về vấn đề tham gia giao thông đối với người khuyết tật, khoản 1 Điều 41 Luật người khuyết tật xác định, phương tiện giao thông cá nhân do người khuyết tật sử dụng phải đảm bảo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia và phù hợp với điều kiện sức khỏe của người khuyê. Phương tiện phải đòi hỏi phải có giấy phép điều khiển thì người khuyết tật được học và cấp giấy phép điều khiển đối với phương tiện đó họ. Giấy phép cho mô tô mà người khuyết tật sử dụng hạng A1. Các phương tiện giao thông phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, có công cụ hỗ trợ lên, xuống thuận tiện hoặc sự trợ giúp phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật (Điều 42 khoản 1, 2 Luật người khuyết tật). Đối với cơ sở hạ tầng như hè đường, nhà ga, trạm dừng xe buýt... pháp luật cũng xác định các yêu cầu cụ thể đảm bảo tính đồng bộ, hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận dễ dàng các phương tiện giao thông công cộng. Trách nhiệm của các chủ thể đối với người khuyết tật trong giao thông như lái xe, bán vé, người tham gia giao thông . Trong lĩnh vực đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách có nghĩa vụ tổ chức lực lượng phục vụ hành khách là người khuyết tật vào ga, lên tàu, xuống tàu thuận lợi (Điểm c khoản 2 Điều 97 Luật đường sắt năm 2005). Đối với các hãng hàng không, hành khách là người khuyết tật phải được quan tâm chăm sóc trong quá trình vận chuyển (Điều 145 khoản 2 Luật hành không dân dụng năm 2006). Về công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật. Để người khuyết tật có thể tiếp cận được thông tin, Đài truyền hình Việt Nam có trách nhiệm thực hiện chương trình phát sóng có phụ đề tiếng Việt và ngôn ngữ kí hiệu dành cho người khuyết tật (Điều 43 khoản 2 Luật người khuyết tật). Đối với các đài truyền hình thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đài truyền hình có diện phủ sóng khu vực, Bài tập học kỳ 8 nhà nước khuyến khích áp dụng công nghệ hỗ trợ người khiếm thính (Điều 4 Thông tư 28/2009/TT – BTTTT). Như vậy, thông qua các quy định của pháp luật người khuyết tật về việc sử dụng các công trình và các dịch vụ công đối với người khuyết tật ta thấy Nhà nước đã chú trọng vào việc tạo điều kiện để người khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ công thông qua quy định nghĩa vụ cho các tổ chức cá nhân liên quan đảm bảo các cơ sở vật chất phù hợp để người khuyết tật có thể tự mình thực hiện các quyền của bản thân. Thứ sáu nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý được cụ thể hóa trong chương về bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật. Chương này quy định về việc trợ cấp xã hội, nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật. Những quy định này mang tính chất hỗ trợ của xã hội đối với những người khuyết tật nặng, không có khả năng tự chăm sóc bản thân và cũng không nhận được sự chăm sóc từ gia đình. Các quy định về bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật cũng được Nghị định số 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết tại chương IV, trong đó quy định cách tính các thông số liên quan đến việc hưởng trợ cấp xã hội cho người khuyết tật, hướng dẫn thủ tục để người khuyết tật được hưởng chính sách bảo trợ xã hội… Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội quy định: Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý gồm: “Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ”… Như vậy, có thể nói Luật người khuyết tật 2010 đã thể hiện chính sách tiến bộ của Đảng và Nhà nước ta đối với người khuyết tật, thể hiện nguyên tắc đảm bảo quyền được hỗ trợ, tiếp cận và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật. Quy định của pháp luật rất tiến bộ nhưng nó vẫn sẽ chỉ là quy định trên giấy tờ đơn thuần nếu toàn thể xã hội và những người khuyết tật không thực hiện một cách nghiêm túc, bởi điều quan Bài tập học kỳ 9 trọng không phải là pháp luật quy định bao nhiêu quyền cho người khuyết tật mà những quyền đó có hợp lý, được dễ dàng tiếp cận đối với người khuyết tật hay không. III. Liên hệ với thực tiễn thực việc thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật Vì mới có hiệu lực cách đây không lâu nên quá trình thực hiện Luật người khuyết tật 2010 vẫn chưa có nhiều vấn đề cần bàn luận. Tuy nhiên qua thực tế triển khai trong hơn một năm qua có thể đưa ra một số nhận xét như sau: 1. Về thành tựu Thứ nhất, trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật. Thực tế các tổ chức có trách nhiệm như các bệnh viện, các trung tâm y tế…đã thực hiện tốt công tác thăm khám, chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật, cụ thể là hoạt động cấp phát thuốc, khám bệnh miễn phí, hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng phù hợp với từng loại khuyết tật. Nhờ có công tác hỗ trợ chăm sóc sức khỏe mà nhiều người khuyết tật có cơ hội để tiếp cận với chế độ chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật. Một ví dụ điển hình thực hiện tốt nguyên tắc đảm bảo quyền được hỗ trợ, tiếp cận và điều chỉnh hợp lý trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: Trong 2 ngày 17 và 18 tháng 4 năm 2012, Trung tâm y tế quận Cầu Giấy đã tổ chức khám kiểm tra sức khỏe cho 320 đối tượng người tàn tật của 8 phường trên địa bàn quận. Đây là công việc thường niên đã được duy trì đều đặn từ nhiều năm nay để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn trong cuộc sống. Trong quá trình khám, cán bộ y tế đã tư vấn đầy đủ về công tác chăm sóc hợp lý, cũng như phục hồi chức năng cho người tàn tật, giúp họ sớm hòa nhập với cộng đồng. Để động viên những người không may mắn này, Trung tâm y tế quận Cầu Giấy và phòng LĐ-TBXH quận cùng với chính quyền các cấp, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đã tổ chức tặng quà cho những người tàn tật nói chung và các cá nhân tiêu biểu khắc phục khó khăn phấn đấu vươn lên học tập, rèn luyện tốt với tổng số kinh phí hỗ trợ cho người tàn tật khoảng 15 triệu đồng. Bài tập học kỳ 10 Thứ hai, trong công tác giáo dục cho người khuyết tật. Thực tế cho thấy Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để người khuyết tật được tiếp cận với công tác giáo dục đào tạo. Nhiều ngôi trường dành riêng cho trẻ em khuyết tật hoặc có thu nhận trẻ em khuyết tật được xây dựng (như trường Nguyễn Đình Chiểu, trường Xã Đàn, trường Bình Minh ở Hà Nội, trường Hy Vọng, trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, trường Tương Lai ở Thành phố Hồ Chí Minh…) để nâng cao số lượng trẻ em khuyết tật được học tập bình thường. Dự thảo thông tư quy định những chính sách ưu tiên trong giáo dục cho người khuyết tật cũng sắp được đưa vào thi hành, theo đó người khuyết tật sẽ được ưu tiên trong tuyển sinh với điều kiện tuyển sinh dễ dàng hơn, người khuyết tật sẽ được giảm học phí tùy theo mức độ khuyết tật và cũng được nhận các khoản học bổng khuyến học… Thứ ba, trong công tác dạy nghề và tạo việc làm. Nhiều trung tâm, cơ sở dạy nghề riêng cho người khuyết tật được thành lập để tạo điều kiện cho người khuyết tật có thể tìm được nghề phù hợp với khả năng của bản thân, từ đó tạo thu nhập ổn định cho người khuyết tật tự lập cuộc sống. Công tác dạy nghề đi đôi với công tác tạo và tìm kiếm việc làm mới cho người khuyết tật. Hiện nay đã có nhiều cơ sở sản xuất nhận người khuyết tật vào làm việc và thấy hài lòng với hiệu quả công việc mà họ mang lại. Hiện tại nếu tìm kiếm trên trang web google.com cụm từ “việc làm cho người khuyết tật” bạn sẽ tìm được khoảng 2.800.000 kết quả trong khoảng 0,35 giây các trang web có liên quan đến vấn đề này, trong đó có nhiều trang web cung cấp các thông tin tuyển dụng riêng đối với người khuyết tật để họ dễ dàng tìm kiếm thông tin về việc làm phù hợp với bản thân. Thứ tư, trong công tác bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật. Mạng lưới các trung tâm bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật được thành lập rộng khắp trên toàn quốc. Các chính sách về bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật được quy định khá chi tiết, cụ thể trong luật và các văn bản dưới luật. Theo đó người khuyết tật nặng sẽ được Bài tập học kỳ 11 hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và số tiền trợ cấp này dự tính sẽ được tăng lên trong thời gian tới để đảm bảo hơn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cho người khuyết tật. Thứ năm, trong công tác đảm bảo quyền tiếp cận của người khuyết tật đối với việc sử dụng các công trình và dịch vụ công. Hiện đã có một số công trình đáp ứng tiêu chuẩn cho người khuyết tật sử dụng tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được thực hiện trên phạm vi rộng. 2. Về hạn chế Thực tiễn thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền được hỗ trợ, tiếp cận và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật vẫn còn nhiều bất cập. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chưa nhận thức đúng đắn về người khuyết tật và quyền của người khuyết tật, vì vậy chưa thực hiện đúng nguyên tắc điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật. Nhiều quy định pháp luật chỉ là quy định mà không được thực thi trong đời sống xã hội. Ví dụ như trong công tác việc làm, theo số liệu thống kê của Bộ lao động thương binh và xã hội, chỉ có hơn 30% người khuyết tật là được tiếp cận với công tác dạy nghề và được gắn bó với công việc ổn định, mang lại thu nhập để tự nuôi sống bản thân. Hay như trong công tác giáo dục, trẻ em khuyết tật được giáo dục bằng phương pháp bán hòa nhập trong thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn để hòa nhập với môi trường học tập cùng với những đứa trẻ bình thường khác. Một tồn tại khác là nguồn tài chính còn rất thiếu thốn vì vậy nhà nước chưa thể đảm bảo cơ sở vật chất hạ tầng phù hợp với đặc điểm cho người khuyết tật. Điều này được thể hiện rõ trong lĩnh vực đảm bảo quyền được tiếp cận và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật trong việc sử dụng các công trình và dịch vụ công cộng. Có thể thấy đa số phương tiện công cộng lưu thông hiện nay đều không có chế độ hỗ trợ cho người khuyết tật. Hay như các công trình xây dựng chưa có lối đi riêng cho người khuyết tật…Đây là một hạn chế lớn đối với người khuyết tật trong việc tiếp cận hợp lý với các dịch vụ công. 3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật Bài tập học kỳ 12 Thứ nhất, cần ban hành thêm các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của luật người khuyết tật cũng như các luật khác có liên quan. Từ đó các cá nhân, tổ chức liên quan có thể dễ dàng thực hiện các biện pháp hỗ trợ, điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật để họ thực hiện các nghĩa vụ cũng như thụ hưởng các quyền chính đáng của mình. Thứ hai, cần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức cho toàn xã hội để họ nhận thức được rằng người khuyết tật cũng có những quyền công dân bình đẳng như những người bình thường khác, tạo điều kiện, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền của toàn xã hội. Thứ ba, bên cạnh đó cần nâng nhận thức từ phía những người khuyết tật, cần phải giáo dục cho họ hiểu bản thân mình được hưởng những quyền và phải thực hiện nghĩa vụ gì, thay đổi suy nghĩ bị động thụ hưởng của một số bộ phận người khuyết tật mà thay vào đó phải là tư tưởng chủ động, tự mình thực hiện quyền lợi của mình dựa trên sự hỗ trợ, điều chỉnh hợp lý của xã hội. C. Kết luận Đảm bảo hỗ trợ, tiếp cận và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng của Luật người khuyết tật Việt Nam. Nguyên tắc là tiêu chuẩn cho các quy định, chính sách về người khuyết tật. Thực tế cho thấy công tác thực hiện nguyên tắc này đã đạt được rất nhiều thành tựu tuy nhiên cũng gặp không ít những khó khăn, hạn chế. Trong thời gian gần, cần nhanh chóng hoàn thiện quy định pháp luật và khắc phục những hạn chế trong quá trình thực thi nguyên tắc để nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật phát huy được giá trị nhân văn sâu sắc và tiến bộ của nó. Bài tập học kỳ 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật người khuyết tật 2010 2. Luật xây dựng 2006 3. Luật đường sắt Việt Nam 2005 4. Luật hàng không dân dụng 2006 5. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật năm 2010 6. Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, 2011 7. Tài liệu tham khảo trên một số website: www.nguoikhuyettat.com www.tuoitre.com.vn www.hocbongcuanguoikhuyettat.com www.vieclamchonguoikhuyettat.com Bài tập học kỳ 14 MỤC LỤC A. Mở bài.........................................................................................................................1 B. Nội dung......................................................................................................................1 I. Phân tích nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật................................................................................................1 1. Cơ sở của nguyên tắc.............................................................................................1 2. Phân tích nội dung nguyên tắc “ Đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật”......................................................................2 3. Ý nghĩa của nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật.........................................................................................4 II. Nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý được cụ thể hóa trong pháp luật người khuyết tật Việt Nam...........................................................4 III. Liên hệ với thực tiễn thực việc thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật..........................................10 1. Về thành tựu.........................................................................................................10 2. Vể hạn chế...........................................................................................................12 3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật................................12 C. Kết luận.....................................................................................................................13 Bài tập học kỳ 15 Bài tập học kỳ 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan