Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật )phân tích nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử đối với người khuyết t...

Tài liệu )phân tích nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử đối với người khuyết tật. nguyên tắc này được cụ thể hóa như thế nào trong pháp luật ngườ

.DOC
16
221
138

Mô tả:

1 a MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………… NỘI DUNG I > KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG VÀ KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NKT. 1> Cơ sở pháp lí………………………………………………………….. 2> Nội dung nguyên tắc………………………………………………….. II> THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG VÀ KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NKT. 1> Những thành tựu đạt được……………………………………………. 2> Những hạn chế, bất cập và tồn tại còn tồn đọng trên thực tế……….. III. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ QUY ĐINH CỦA PHÁP LUẬT HIÊN HÀNH ĐỐI VỚI VIỆC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT…… KẾT BÀI…………………………………………………………………………. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay, Việt Nam chúng ta đang có những bước chuyển mình quan trọng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì song song với nó cũng đặt ra những yếu câu cấp bách đối với vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích của những cá nhân trong cộng đồng xã hội. Với tư cách là đối tượng, một thực thể tồn tại trong đời sống xã hội, người khuyết tật(NKT) cũng như những con người bình thường khác, họ được hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của một công dân. Tuy nhiên, do những khiếm khuyết không mong muốn về cơ thể, mà NKT gặp phải nhiều khó khắn, trở ngại trong việc hòa nhập cộng đồng cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Thực tế cho thấy, xã hội chúng ta hiện nay cũng đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NKT để ho có thể hòa nhập cộng đồng một cách tôt nhất. Tuy nhiên, vẫn còn ở đâu đó, còn khá nhiều tình trạng người ta phân biệt, đối xử bất bình đẳng với NKT. Vậy, pháp luật của chúng ta đã làm được những gì để có thể đảm bảo cho NKT có được cuộc sống tốt nhất , để họ có thể sống, học tập và làm việc như bao con người bình thường khác. Xuất phát từ những lí do đó, với đề tài: “ Phân tích nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người khuyết tật. Nguyên tăc này được cụ thể hóa như thế nào trong pháp luật Việt Nam. Liên hệ với thực tiễn”. Bài viết dưới đây hi vọng sẽ mang đến một cái nhìn rõ nét nhất, khái quát nhất về vấn đề này. 2 3 NỘI DUNG I > KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG VÀ KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NKT. 1> Cơ sở pháp lí. Trên cơ sở các văn bản pháp lí quốc tế quan trọng như Tuyên ngôn toàn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948; Tuyên bố của tổ chức lao động quốc tế tại Philadelphia năm 1944 cũng như trong Công ước của quốc tế về quyền của NKT năm 2006 ( tại Điều 5), pháp luật của các quốc gia trên thế giới cũng như pháp luật Việt Nam đã ghi nhận khá đầy đủ, cụ thể và chi tiết và kế thừa những nội dung cơ bản của nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với NKT trong các văn bản pháp luật như: Luật Người khuyết tật 2010; Nghị Định 28/ 2010 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NKT và được ghi nhận rải rác trong các văn bản liên quan . Để hiểu rõ thế nào là “ phân biệt đối xử NKT” tại khoản Điều 2 Luật NKT 2010 có ghi nhận rõ: “Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tâ ̣t vì lý do khuyết tật của người đó”. Để hạn chế được môt cách tốt nhất sự phân biệt, đối xử của những người khác đối với NKT, trong các qui định rải rác của Luật NKT cũng như trong Nghi định 28/1010 cũng đã ghi nhận khá cụ thể nguyên tắc này. Đồng thời, trong các văn bản pháp luật của các nghành Luật, liên quan ví dụ như: Luật Lao động, Luật giáo dục, Luật giao thông đường bộ, đường sắt…chúng ta cũng đã ghi nhân nguyên tắc này khá rõ nét. Toàn bộ những qui định này là cơ sở pháp lí, nền tảng quan trọng để đảm bảo cho NKT được sống, được hòa nhập cộng đồng, tạo một môi trường sống lành mạnh, con người hòa nhập với con người. 2> Nội dung nguyên tắc. Trên phương diện pháp lí, nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với NKT có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nếu 3 4 nhìn nhận một cách chung nhất thì chúng ta có thể thấy rõ hai nội dung cơ bản sau đây: Thứ nhất, nguyên tắc bình đẳng ở đây được hiểu là sự ngang nhau trong việc tiếp cận các cơ hội về học tập, việc làm, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ công…của NKT trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Đối với qui định này đã xóa bỏ được những rào cản , những ngăn cách của cộng đồng xã hội đối với NKT. Vốn dĩ họ sinh ra đã kém may mắn, thiệt thòi hơn chúng ta, chúng ta được sống, học tập và làm việc như chúng ta mong muốn, chúng ta ko biết đến cảm giác bị người khác kỳ thị, bị người khác nhìn mình với con mắt xa lánh, phân biệt như những NKT khác. NKT, họ không được như chúng ta, với nhiều khiếm khuyết trên cơ thể như về chân tay, trí tuệ, về mắt…mọi hoạt động trong cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn và không hề đơn giản chút nào cả để có thể hòa nhập được cộng đồng. Họ cũng là con người, vậy tại sao họ lại không được bình đẳng như những con người khác? Vì vậy, việc ghi nhận nguyên tắc này là một thành công lớn của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật NKT nói riêng. Từ đó, xóa bỏ những ngăn cách, những rào cản cuộc sống đối với NKT để họ hòa nhập cộng đồng như chúng ta. Thứ hai, chúng ta cũng nên hiểu là, bình đẳng ở đây không có nghĩa là bằng nhau hoặc như nhau, không phải là cào bằng, không phải ai cũng giống ai. Trên cơ sở nghiên cứu của y học cũng như qui định của pháp luật, hiện nay ở Việt Nam qui định gồm 6 dạng tật. NKT gặp phải nhiều dạng tật khác nhau và mức độ khuyết tật cũng không giống nhau nên cần phải được đảm bảo khác nhau. Một người khuyết tật đặc biệt nặng khác một người khuyết tật nhẹ, một người khuyết tật trí tuệ khác một người KT vận động, một người KT nhìn khác một người khuyết tật nghe nói…vì vậy, sự bảo trợ của xã hội đối với những đối tượng khác nhau là khác nhau. Do vậy, chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn, thấu đáo. Bình đẳng không có nghĩa là cào bằng, những chính sách bảo trợ của xã hội đối với họ cũng không có nghĩa đó là sự bố thí, mang ơn. Để có thể xóa bỏ nhừng rào cản, pháp luật cần có sự phân loại dạng tật một cách cụ thể và chi tiết hơn nữa. 4 5 Tuy nhiên, việc ngăn cấm phân biệt đối xử không có nghĩa là qui cho mọi hình thức phân biệt là trái pháp luật. Trong cuộc sống, với sự đa dạng của các quan hệ xã hội, ở những quan hệ khác nhau thì quyền của NKT cũng được đảm bảo khác nhau. Chẳng hạn, trong quan hệ lao động, Người sử dụng lao động( NSDLĐ) với những ưu thế của mình, họ có vốn, có kỹ thuật, thuê người lao động(NLĐ) làm việc và trả lương cho NLĐ. Vì thế, họ có quyền yêu cầu NLĐ phải có được những kỹ năng và trình độ để đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của công việc. Một công ty với những đặc thù riêng của mình cần tuyển những lao động có sức khỏe, chiều cao, sự nhanh nhẹn…không thể tuyển một NKT vận động hay nghe nhìn, trí tuệ để làm việc. Một nhân viên lễ tân ngoại giao không thể là một người bị khuyết tật nhìn hay nghe nói, một công ty vệ sĩ không thể tuyển một người có khuyết tật về trí tuệ hay vận động để làm việc được, nó không chỉ gây trở ngại cho NSDLĐ mà còn gây khó khăn cho NLĐ là NKT. Vì vậy, những yêu cầu, đòi hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra được coi là chính đáng dẫn đến khả năng loại trừ một số NKT khỏi danh sách tham gia làm việc nhưng những trường hợp như vậy không thể coi là phân biệt, đối xử. Chúng ta cần phải có một cái nhìn toàn diện, nhìn đúng và trúng vào vấn đề, đó một phần là để bảo vệ NLĐ là NKT chứ không phải phân biệt, đối xử hay kỳ thị họ. II> THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG VÀ KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NKT. 1>Những thành tựu đạt được. Trên thực tế hiện nay, vấn đề đảm bảo thực hiện nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt, đối xử với NKT đang được xã hội và cộng đồng quan tâm thực hiện. Nhà nước ta cúng đã có những cơ chế đảm bảo cho NKT được thực hiện các quyền cũng như hoàn thành các nghĩa vụ của mình. Hiện nay, số lượng NKT trong cả nước chiếm một tỉ lên dân số không lớn nhưng cũng không phải là con số nhỏ so với các nước trên thế giới, gần 6% dân số Việt Nam là NKT, do vậy mà Đảng, Nhà nước ta cũng có nhiều chính sách quan tâm, giúp đỡ đến những đối tương là NKT để họ có thể dễ dàng hòa nhập cộng đồng. Trên cơ sở 5 6 những qui định của pháp luật thì thực tế cho thấy rằng, số lượng NKT là trẻ em, học sinh, sinh viên được đến trường ngày càng tăng, Nhà nước thực thi nhiều chính sách để những đối tượng này có thể tiếp cận được với nền giáo dục hiện đại, khoa học kỹ thuật, đầu tư cơ sở vật chất, trường học dành riêng cho NKT cùng với đó là có chế độ phù hợp với đội ngũ cán bộ, giáo viện tham gia giảng dạy cho NKT. Tất nhiên, để thực hiện những hoạt động này thì không tránh khỏi những khó khăn và vất vả nhất định. Với một nước còn chưa phát triển như Việt Nam hiện nay, việc đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như các chính sách giáo dục tốt nhất cho NKT còn chưa tốt và chưa thực sự đảm bảo chất lượng. Mặc dù vậy, chúng ta cũng đang rất cố gắng để có thể làm được tốt nhất nhiệm vụ quan trọng này. Hơn nữa, NKT với những khiếm khuyết của bản thân, họ gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại hơn những người bình thường khác nên chúng ta cần tập trung thay đổi và áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy và học để mang lại hiệu quả tốt nhất. Ở Hà Nội hiện nay, tại các trương Trung học phổ thông, Trung học cơ sở cũng như trong các trường mầm non như Trường Nguyễn Đình Chiểu, Trường Phổ thông trung học Xã Đàn… thực hiện giảng dạy đối với học sinh khuyết tật với một số lượng khá lớn và qua nghiên cứu cũng như khảo sát thực tế cho thấy chất lượng đào tạo đối với NKT ở những cơ sở này rất là tốt và hiệu quả cao và rõ rệt nhất. Bên cạnh giáo dục, thực tế hiện nay cho thấy là việc NKT tham gia khá đông đúc vào các quan hệ lao động, nhiều NLĐ là NKT. Nhà nước ta đang có nhiều chính sách hợp lí, khuyến khích NSDLĐ nhận NLĐ là NKT vào làm việc và song song với nó là Nhà nước cũng có chính sách thích hợp và có lợi cho các cơ sở này để NKT có thể hòa nhập được cộng đồng, mặt khác nó cũng đảm bảo khả năng tài chính phục vụ cho cuộc sống bản thân và gia đình họ. Nhiều NKT là NLĐ rất giỏi, họ khuyết tật về chân tay nhưng họ không hề khuyết tật về trí tuệ, họ khuyết tật về đôi mắt nhưng họ không khuyết tật về nghe, nói…vì vậy, có rất nhiều NKT thành đạt trong sự nghiệp chẳng hạn như anh Phạm Công Hùng( hiệp sĩ tin học) và nhiều người khác nữa…. 6 7 Rồi giao thông đi lại, chúng ta cũng đã có nhiều chính sách để đảm bảo cho NKT được hòa nhập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Trên cơ sở các văn bản pháp luật như: Điều 26 Pháp lện NKT; Nghị định 55/1999/NĐCP tại khoản 4 Điều 16; Luật Giao thông đường bộ 23/2008 tại khoản 3 Điều 18, 19; Điều 41, 42 Luật NKT năm 2010; Luật đường sắt 35/2005….đều ghi nhận các qui định đảm bảo việc thực hiện tham gia giao thông cho NKT cũng với những chính sách ưu tiên đặc biệt. Chẳng hạn như họ được cấp thẻ xa bus miễn phí hay việc xây dựng các công trình giao thông công cộng cũng có lối đi riêng dành cho NKT. Theo em, đây là những qui định hết sức tiến bộ, đảm bảo cho NKt dễ dàng hòa nhập với cộng đồng hơn. Hay đối với các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch thì pháp luật chúng ta cũng có nhiều qui định khá phù hợp và đảm bảo được những quyền cơ bản cho NKT, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với NKT. Trong lĩnh vực thể thao, Nhà nước có chính sách đầu tư và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể dục, thể thao quần chúng, tạo cơ hội cho mọi người, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, tình trạng khuyết tật đều được thực hiện quyền hoạt động TD, TD để nâng cao sức khỏe, vui chơi, giải trí. Đồng thời, nhà nước ta cũng có nhiều chính sách phù hợp để đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật , chế độ, chính sách cho vận động viên thể thao khuyết tật luyện tập và thi đấu các giải thể thao quốc gia, quốc tế. Nhiều vận động viên Khuyết tật tham gia nhiều cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế đã dành được nhiều danh hiệu cao quí, mang vinh quang về cho nước nhà. Đồng thời, Nhà nước còn qui định việc thực hiện miễn, giảm giá vé dịch vụ đối với NKT đặc biệt nặng và nặng khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa, TDTT, giải trí, du lịch…. Và các cơ sở văn hóa, TDTT, giải trí, du, lịch cũng có những chính sách để đảm bảo tốt cho NKT được vui chơi, giải trí như những người bình thường khác. Bên cạnh đó, để cho các công trình xây dựng nói chung, các công trình là nhà chung cư và công cộng nói riêng có đủ điều kiện để NKT có thể tiếp cận, sử dụng thì pháp luật qui định việc xây dựng các công trinhg này phải đảm bảo cho NKT được tiếp cận và sử dụng không gian chức năng trong công trình đó, có lối 7 8 đi riêng dành cho NKT. Đây là những thành tựu rất đáng khen ngợi và có ý nghĩa quan trọng, một lần nữa NKT được hòa nhập vào cộng đồng, được hưởng các chính sách bảo trợ từ xã hội. 2> Những hạn chế, bất cập và tồn tại còn tồn đọng trên thực tế. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì thực tế còn không ít những hiện tượng xảy ra khá là đau lòng và gây nhiều bức xúc trước những cảnh người ta phân biệt đối xử với NKT. Nhìn một cách chung nhất thì pháp luật trên thế giới cũng như pháp luật Việt Nam như vậy là khá hoàn chỉnh, đảm bảo co NKT được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, tạo điều kiện tốt để họ hòa nhập cộng đồng. Nhưng nếu nhìn ở một góc độ khác thì cũng còn không ít những tồn tại và bất cập trong các qui định của pháp luật, dẫn đến sự thực đau lòng trước hiện tượng NKT bị phân biệt, đối xử nghiêm trọng. Năm 2007 được sự tài trợ của Quỹ Ford, Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) đã tiến hành khảo sát 4 tỉnh thành ở Việt Nam và đưa ra một vài con số thống kê sau đây về quan điểm của cộng đồng về người khuyết tật - qua đó cho thấy sự phân biệt đối xử là lớn như thế nào: Thái độ của cộng đồng với NKT Tỷ lệ quan điểm đồng ý Đáng thương 98 đến 99% NKT không thể có cuộc sống bình thường 40 đến 59,4 % NKT bị như vậy là do số phận 56 đến 65% Người khuyết tật đáng phải gánh chịu số kiếp khuyết 14 đến 21 % tật như vậy vì họ phải trả giá cho việc làm xấu xa ở kiếp trước NKT là người ỷ lại 18 đến 32 % Gặp NKT là gặp vận đen 17% 8 9 Và những con số thống kê về người khuyết tật bị phân biệt đối xử bởi chính gia đình mình (dựa trên việc đặt câu hỏi với những người quen biết người khuyết tật, bởi người trong gia đình sẽ không nói thật về hành vi phân biệt đối xử của chính họ) cho thấy như sau: Coi thường người khuyết tật (16%); Coi là gánh nặng suốt cuộc đời (40%); Coi là vô dụng (20,7%); Thường xuyên lăng mạ (14,2%);Bỏ mặc không chăm sóc (8,5%); Bỏ rơi (7,1%); Không cho ăn (4,3%); Khóa/xích trong nhà (10,2%);Bắt đi ăn xin (1,5%). Những con số trên đây đủ để nói lên cái nhìn của xã hội đối với NKT là như thế nào? Thật đáng đau lòng và xót xa trước thực tế đó. Chúng ta không thể phủ nhận một cách hoàn toàn nhưng để có thể chứng minh cho những hiện tượng này thì ta có thể dẫn chiếu một số ví dụ trên thực tế như sau. Một thực tế hiện nay đó là việc đảm bảo quyền lợi cho NKT khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe bus. Rõ ràng pháp luật đã có nhiều chính sách cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho NKT khi đi xe bus như: cấp pháp thẻ xe bus miễn phí, ưu tiên nhường ghế cho NKT khi đi xe, đó không chỉ là quy định của pháp luật mà đó còn là cách cư xử của con người Việt Nam. Thế nhưng ở đâu đó , NKT vẫn còn bị phân biệt đối xử và có nhiều định kiến, gây nhiều bất đồng trong dư luận. Gần đây trên các trang thông tin điện tử trên internet, chúng ta đã ghi lại một cảnh gây nhiều bức xúc trong dư luận đó là một tài xế xe bus nhất quyết không chở người khuyết tật. Có thể họ nghĩ rằng, với cấu trúc xe bus của Việt Nam khá phức tạp như vậy, người bình thường tham gia còn khó huống chi là NKT, lại còn NKT đặc biệt nặng. Anh Phạm Công Hùng (Hiệp sĩ tin học) không biết là vô tình hay hữu ý đi cùng với một người bạn của mình sử dụng phương tiện giao thông là xe bus, nhưng người lái xe “phẩy tay” nhất quyết không cho lên. Hay chị Nguyễn Thị Thảo Vân khi đã “cố gắng” lên được xe rồi nhưng cũng bị một tài xế xe bus tuyến 36 (Hà Nội) đuổi xuống với lý do họ là người khuyết tật và còn nói những câu xúc phạm đối với chị “đây không phải là xe tải”. Thực tế thật đau, rõ ràng đó là biểu hiện của sự phân biệt đối xử. Tại sao, NKT cũng là người họ cũng như những con người bình thường khác nhưng họ lại không được đi xe 9 10 bus, họ lên xe rồi vẫn bị đuổi xuống? Thế này còn gọi là văn hóa giao thông của con người Việt Nam à? Hay như trường hợp của anh Trần Quang Dũng – là NKT đồng thời là chủ tịch hội NKT Hà Nam bị từ chối phục vụ. Anh liên tiếp hai lần bị xe bus Hà Nôi từ chối vận chuyển, thậm chí là xua đuổi, không cho lên xe. Anh cho biết: “tôi bắt chuyến xe bus số 32, BKS 29U-0340 đi Nhổn vào khoảng 19h30’ ngày 12/12/2010. Biết thời gian chờ đợi không nhiều tôi đã nhờ một thanh niên Hà Nội cõng lên xe để tránh phiền hà cho hà xe. Khi đã lên xe, tôi bảo anh lái xe chờ thêm chút nữa để bạn thanh niên quay xuống mang giúp tôi xe lăn đã được gấp nhỏ lại lên xe thì anh phụ xe trả lời “không ai có thời gian mà chờ đợi đâu, xuống xe nhanh lên!”. Tôi đã bị xua đuổi thẳng thừng và bạn thanh niên lại cõng tôi xuống lòng đường trước cái nhìn ái ngại của hành khách trên xe”. Và anh Dũng cũng cho biết rằng trước đó vào lúc 17h20, anh đến điểm đón xe bus tuyến 07 để đi từ Nội Bài về Cầu giấy, phụ xe và lái xe cũng không cho lên xe, mặc dù khi đó xe chưa hề có nhiều hành khách. Anh cũng không nhận được một lời giải thích nào ngoài cái lắc đầu xua tay và đóng của xe. Hay như đã đưa tin trên các phương tiện thông tin điện tử với tiêu đề: “21 bệnh nhân phong tàn phế kêu khóc vì bỏ đói” ngay từ khi đọc tiêu đề đã gây được sự chú ý đối với nhiều độc giả, đa số các ý kiến đều bức xúc trước thực cảnh này. Sự việc xảy ra vào sáng ngày 4/5/2012 tại khoa điều trị nội trú của trung tâm da liễu Hà Đông nằm tại xã Đông Yên, Quốc Oai, Hà Nội. Có 91 bệnh nhân phong trong đó còn 70 người cón khả năng tự sinh hoạt, 21 bệnh nhân nặng thuộc diện được chăm sóc hoàn toàn. Họ không thể tự phục vụ bản thân mình. Ấy vậy mà trung tâm da liễu lại phát gạo, thịt sống, rau sống rồi bỏ mặc họ. Nhiều người khóc vì đói bởi không biết làm thế nào mà nấu ăn được. Trước tình hình đó cụ Vũ Thị Bớt (89 tuổi, Thường Tín, Hà Nôi) thấy lạ hỏi thì được trả lời là: “bếp ăn hết ga không nấu ăn được nên phát đồi sống các cụ làm thế nào thì tùy” cụ Bớt kể lại. “tay chân tôi bị phong hết, không tự nấu ăn được nên đành nhờ người tap ha cho gói mỳ ăn tạm và nhịn đói đến tối” 10 11 Một thân hình gầy mòn, chân trái bị cụt đến gối do vi khuẩn phong ăn mòn của Nguyễn Văn Dậu 77 tuổi (Phú Xuyên, Hà Nội) cho biết cụ điều trị ở đây suốt hơn 10 năm nay chưa bao giờ bị bỏ đói như vậy. Cụ kể: “họ thừa biết chúng tôi không thể làm gì được vậy mà vẫn làm thế. Trước đây cũng có lần tôi bị ốm nặng phải điều trị 20 ngày trong bệnh xá, các hộ lý không cho tôi ăn, không tắm rửa, thay quần áo cho tôi lần nào. Tôi đành phải “thuê” hai bệnh nhân khỏe mạnh khác trong khoa nấu ăn tắm rửa cho tôi”. Thực sự mà nói khi đọc được tin này không ai không khỏi bức xúc và tức giận trước những hành động vô lương tâm của cán bộ cũng như nhân viên hộ lý của trung tâm, họ thật vô trách nhiệm. Những người như cụ Dậu, cụ Bớt đáng tuổi cha, tuổi mẹ họ mà họ cũng có thể đối xử như vậy được. Nếu như là cha là mẹ họ rơi vào hoàn cảnh vậy thì họ có làm như thế được không? Họ là những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân nên hơn ai hết họ hiểu rõ được tình cảnh của những người này. Đây không phải phân biệt đối xử thì là gì? Khi tâm sự với hai chị đó là chị Huyền và chị Chu Thu Hà tại buổi gặp mặt với lớp học chúng tôi, các chị là những người khiếm thị. Đối với vấn đề đảm bảo thực hiện nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử, chị Hà chia sẻ: “vấn đề này ở đâu đó vẫn còn tồn tại chứ hoàn toàn chưa được xóa bỏ, xã hội mà, cũng phải có hai mặt chứ! Nhưng cũng phải thừa nhận rằng ngày nay nhờ có sự tuyên truyền cũng như dân trí của công đồng cũng được tăng lên nhiều nên chuyện phân biệt đối xử cũng được giảm đi rất nhiều. Nhất là ở những đô thị lớn nơi mà trình độ dân trí cao hơn”. Chị Hà kể cho tôi nghe một tình huống đó là: một người khuyến tật đang làm việc tại một tổ chức của người khuyết tật, anh ta đi làm 8 năm nay nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội, lý do vướng mắc là chưa có văn bản pháp luật nào quy định cho anh được hưởng từ nguồn ngân sách nhà nước, để từ đó dẫn đến việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội…nhưng trên thực tế thì cơ quan anh ấy hằng năm vẫn được hỗ trợ ngân sách chi trả cho 3 suất lương do tự cơ quan cân đối. “Qua sự việc đấy tụi chị có đùa nhau là phép vua còn thua lệ làng”, chị Hà tâm sự. Chị ấy nói thêm rằng, trong 11 12 thực tiễn còn nhiều câu chuyện dở khóc dở cười lắm nhưng dù sau bản thân chị cũng là người khuyết tật chị thấy rằng được như ngày hôm nay thì NKT cũng đã thấy tốt nhiều rồi và đương nhiên là trong tương lại điều kiện nước ta tốt hơn thì những người khuyết tật như chị cho rằng mọi vấn đề liên quan đến người khuyết tật theo đó mà tiến lên thôi. Cuối cùng, một thông điệp mà chị muốn nhắn gửi tới các sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đó là: “chị mong chờ luật người khuyết tật sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống một cách thực sự để người khuyết tật đỡ thiệt thòi hơn”. Còn với quan điểm của chị Huyền, cũng là một người khuyết tật chị nhìn nhận vấn đề này một cách khác. Chị cho rằng chị may mắn hơn nhiều bạn đồng tật khác vì ở đâu đó còn có người khuyết tật không được đi học, ít được giao tiếp với thế giới bên ngoài. Còn chị, tuy là người khuyết tật lại là con gái nhưng chị may mắn vì đươc sinh ra trong gia đình tuy rất khó khăn nhưng bố mẹ chị lại là những người hiểu biết, họ có cái nhìn đúng đắn vào khả năng của người khuyết tật nên bố mẹ chị đã tạo điều kiện cho 3 đứa con bị khiếm thị của họ được đi học sớm và đặc biệt là họ luôn động viên và giúp đỡ các con được phát huy hết khả năng của bản thân. Chính vì được đi học và đi làm nên chị có nhiều cơ hội để giao lưu và hòa nhập với công đồng nên chị nghĩ rằng cũng đã được bình đẳng với xã hội ở nhiều phương diện. Tuy nhiên người khuyết tật cũng chỉ là một bộ phận nhỏ trong cuộc sống, hơn nữa chúng ta đang sống trong một đất nước mới chỉ trên đà phát triển còn nhiều khó khăn, do đó ở một góc độ nào đó người khuyết tật chưa được quan tâm đúng mức , chưa được bình đẳng ở nhiều phương diện. Chúng ta thấy rằng chị Huyền may mắn hơn những người đồng tật khác, chị được sinh ra trong một gia đình tốt như vậy, mặc dù chị không được như người bình thường khác nhưng với sự chăm lo, tình yêu cao cả của bố mẹ nên chị đã có được những thành công như ngày hôm nay. Nhưng cũng có nhiều trường hợp cha mẹ bỏ rơi con cái khi biết rằng con mình là người khuyết tật. Những người trong gia đình kỳ thị chia rẽ, bỏ đói, bỏ khát, đối xử bất công với 12 13 con cái là người khuyết tật, không cho đi học, không được ăn mặc đẹp như những đứa con bình thường khác. Trên thực tế thì tình trạng này là vô cùng nhiều. Hy vọng rằng, qua những minh chứng ở trên, xã hội chúng ta sẽ có nhiều biện pháp đấu tranh để xóa bỏ đi những rào cản, sự phân biệt đối xử với người khuyết tật để họ có thể được sống, được hòa nhập bình đẳng như những người khác. III. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ QUY ĐINH CỦA PHÁP LUẬT HIÊN HÀNH ĐỐI VỚI VIỆC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT. Thứ nhất, như chúng ta biết rằng, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người khuyết tật không chi được ghi nhận trong các văn bản pháp lý chuyên ngành như luật người khuyết tật 2010, nghị định 28/2010/ NĐ –CP. Mà còn được quy đinh rải rác trong các văn bản pháp luật khác như luật lao động, luật thương mại, luật giáo dục, luật giao thông….trên thực tế pháp luật có quy định về bảo vệ quyền và lợi ích cho NLĐ là NKT, tuy nhiên những quy định này có phù hợp với nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử không? Ở một khía cạnh nào đó, nó có thực sự tốt cho NKT không? Pháp luật lao động quy định: Cấm NSDLĐ huy động làm thêm giờ đối với NLĐ là NKT. Quy định này có đảm bảo được quyền lợi cho NKT hay không? Chúng ta thấy rằng, trên thực tế có nhiều trường hợp người khuyết tật đủ điều kiện để làm thêm giờ và họ mong muốn làm thêm giờ. Vậy nguyện vọng của họ có được đáp ứng không? Nếu người sử dụng lao động đáp ứng nguyện vọng làm thêm giờ cho họ thì có trái với nguyên tắc của pháp luật không? Họ có đủ sức khỏe có mong muốn làm thêm giờ, nên chăng pháp luật cần quy định rõ ràng cụ thể hơn về những trường hợp NLĐ là NKT được làm thêm giờ trong một số trường hợp nếu đủ điều kiện đảm bảo sức khỏe. Thiết nghĩ, pháp luật cần căn cứ vào những dạng tật cụ thể, có người ở dạng tật này, người thì ở dạng tật khác, người thì ở mức độ này 13 14 người thì ở mức độ khác. Nếu như pháp luật không căn cứ vào từng dạng tật mà cấm toàn bộ như vậy thì nó có phải là sự phân biệt đối xử không? Thứ hai, tại khoản 4 điều 125 LLĐ quy định: “thời giờ làm việc của người tàn tật không được quá 7h trên một ngày hoặc 42h trên một tuần”. Pháp luật quy định việc giảm giờ làm đối với người tàn tật (bao gồm cả NKT). LLĐ quy định thời giờ làm việc đối với người lao động bình thường là 8h/1 ngày thì NSDLĐ chỉ được sử dụng NLĐ là NKT làm việc 7h /1 ngày nhưng trả lương 8h. Thực tế, có NSDLĐ nào lại muốn tuyển dụng những người lao động là NKT vào làm việc không? Bên cạnh tình cảm, việc giúp đỡ người khuyết tật thì họ phải tính đến lợi ích kinh tế của mình nữa. Ranh giới giữa ưu tiên và phân biệt là rất mong manh. Do vậy pháp luật cần có những quy định chuẩn mực hơn nữa. Thứ ba, Luật giao thông đường bộ quy định, khi NKT tham gia giao thông thì họ được xếp chỗ ngồi riêng. Thực tế đây là một sự ưu tiên hay phân biệt đối xử với họ? hiện tượng này thật khó xác nhận, sẽ có nhiều cái nhìn khác nhau, có người cho rẳng đó là sự ưu tiên nhưng cũng có người cho rằng đó là sự phân biệt đối xử họ. Thứ tư, pháp luật giáo dục quy định cần thiết lập trường học dành riêng cho người khuyết tật. Đây có phải là quy định tốt hay không. Tại sao không cho người khuyết tật học với người bình thường trong một môi trường học bình thường? để cho họ có thể hòa nhập cộng đồng dễ dàng hơn. Tuy nhiên nhìn dưới một góc độ khác thì quy định như vậy là khá hợp lý. Rõ ràng nếu để người khuyết tật học chung với người bình thường thì sự phân biệt, đối xử càng nghiêm trọng hơn nữa, sự kỳ thị càng rõ rệt hơn gấp nhiều lần. Việc xây dựng trường học dành riêng cho người khuyết tật sẽ tạo môi trường học tập hợp lý cho NKT. Thứ năm, hãng hàng không từ chối vận chuyển người khuyết tật vì lý do an toàn bay. Nếu như dưới một góc độ gần nhất thì đây không phải là sự phân 14 15 biệt đối xử . Tham gia giao thông bằng máy bay, tính chất nguy hiểm và phức tạp của nó lớn gấp nhiều lần so với các phương tiện khác. Do vậy việc từ chối vận chuyển NKT của hãng hàng không cũng là vì mục đích an toàn cho họ chứ không phải là phân biệt đối xử họ. Tuy nhiên, pháp luật cần có những giải thích rõ ràng cụ thể hơn cho vấn đề này nếu không sẽ dễ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. KẾT BÀI Với những phân tích ở trên cho thấy rằng việc đảm bảo cho NKT được sống và hòa nhập cộng đồng như những người bình thường khác là điều vô cùng cấp bách đối với xã hội hiện nay. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác đấu tranh phòng chống phân biệt kỳ thị đối với NKT thì còn tồn đọng khá nhiều vấn đề gây bức xúc và tranh cãi cho dư luận trước những cảnh người ta phân biệt đối xử bất công bằng với NKT. Do đó, pháp luật cũng như cộng đồng xã hội cần có cái nhìn toàn diện hơn về quyền của NKT, để họ có thể được hào nhập với cộng đồng, với thế giới bên ngoài như bao người bình thường khác. CHÚ GIẢI TỪ NGỮ 15 16 1. NKT: người khuyết tật 2. NSDLĐ: người sử dụng lao động 3. NLĐ: người lao động 4. LLĐ: Luật lao động 5. TDTT: thể dục thể thao DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Người khuyết tật 2010; 2. Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 hướng dẫn Luật Người khuyết tật 2010; 3. Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2011; 4. http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%B1_k%E1%BB%B7; 5. http://www.18thang4.com/ 6. http://www.18thang4.com/v-ngi-khuyt-tt/21benhnhanphongtan.htm 7. http://www.yhoccotruyen.htmedsoft.com/benhhoc/htmdocs/benh_vanc/canthi. htm 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan