Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Phân tích nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử với người khuyết tật. nguy...

Tài liệu Phân tích nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử với người khuyết tật. nguyên tắc này được cụ thể hóa như thế nào ở trong luật người khuyết tật.

.DOC
14
105
118

Mô tả:

I. khái quát chung về người khuyết tật 1. khái niệm người khuyết tật Nhận thức về người khuyết tật là cả một quá trình lâu dài. Lịch sử phát triển cảu vấn đề này cho thấy đã có các quan điểm khác nhau về khái niệm người khuyêt tật. Hiện nay trên thế giới tồn tại hai quan điểm chính về khái niệm Người khuyết tật: Quan điểm khuyết tật các nhân và quan điểm khuyết tật xã hội. i/ Quan điểm khuyết tật cá nhân (hay qua điểm khuyết tật dưới góc độ y tế): cho rằng khuyết tật là do hạn chế cá nhân, là ở chính con người đó, chú trọng rất ít hoặc không để ý đến các yếu tố về môi trường xã hội và môi trường vật thể xung quang người khuyết tật. Quan niệm này cho rằng người khuyết tật có thể hưởng lợi từ phương pháp khoa học như thuốc điều trị và công nghệ cải thiện chức năng. Mô hình y tế chú trọng vào việc điều trị cá nhân chứ không xem trọng việc trị liệu xã hội. Như vậy, mô hình y tế nhìn nhận người khuyết tật là vấn đề và đưa ra giải pháp để làm người đó bình thường. Lí giải cho quan điểm này, theo phân lọai của Tổ chức y tế thế giới, có ba loại mức độ suy giảm là: khiếm khuyết; khuyết tật và tàn tật. Trong đó, khiếm khuyết chỉ sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lí hoặc sinh lí; Khuyết tật chỉ sự giảm thiểu chức năng của hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết; còn tàn tật để chỉ tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ. Như vậy, mô hình y tế nhìn nhận người khuyết tật như những người có vấn đề về thể chất và cần phải chữa trị. Điều này đã đẩy người khuyết tật vào thế bị động của người bệnh. Theo đó, vấn đề khuyết tật được cho là hạn chế ở từng cá nhân. Khi bị khuyết tật, những người này cần phải thay đổi chứ không phải môi trường xug quang hay xã hội phải thay đổi. 1 ii/ Quan điểm khuyết tật theo mô hình xã hội: trong mô hình xã hội, khuyết tật được nhìn nhận là hệ quả bị xã hội loại trừ phân biệt. Bởi vì xã hội được tổ chức không tốt nên nhưng người khuyết tật phải đối mặt với một số phân biệt đối xử như: 1)Thái độ: thể hiện sự sợ hãi, thiếu hiểu biết và ít kì vọng; 2) Môi trường: dẫn đến việc không tiếp cận về vật chất, ảnh hưởng đến tất cả các mặt của đời sống; 3) Thể chế: là những phân biệt mang tính pháp lý – ví dụ như không được lập gia đình hay có con, không được nhận vào trường học …Mô hình xã hội về khuyết cho rằng nhiều người bị khiếm khuyết ở những cách khác nhau nhưng chỉ xã hội biến họ thành khuyết tật. Nói cách khác, mô hình xã hội khuyết tật coi xã hội là vấn đề, giải pháp là thay đổi xã hộ. Chính xã hội và chính sách cần phải cải tổ chứ không phải là người khuyết tật. Khái niệm người khuyết tật, cơ sở pháp lý để công nhận ai là người khuyết tật và từ đó được bảo vệ bởi hệ thống pháp luật liên qua, phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu mà luật hoặc chính sách cụ thể theo đuổi. Do vậy, không có khái niệm chung về người khuyết tật áp dụng chung cho các nước. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng định nghĩa về người khuyết tật, dù tiếp cận dưới góc độ nào, nhất thiết phải phản ánh thực tế là người khuyết tật có thể gặp những rào cản do yếu tố xã hội, môi trường, con người khi tham gia vào mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Họ phỉa được đảm bảo rằng họ có quyền và tránh nhiệm tham gia vào mọi hoạt động của đời sống như bât cứ công dân nào với tu cách là các quyền của con người.Với cách tiếp cận đó, có thể đưa ra định nghĩa khái niệm người khuyết tật như sau: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu dài trong việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng với những chủ thể khác . 2 2. Đặc điểm của người khuyết tật Mang đặc điểm chung về kinh tế - xã hội, tâm sinh lý như mọi người khác trong xã hội. Tuy nhiên do những khiếm khuyết mà họ phải đối mặt với những quan điểm tiêu cực: Gánh nặng của gia đình và xã hội; Hạn chế trong tiếp cận và thực hiện các quyền trên các lĩnh vực của đời sống. i/ đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ kinh tế - xã hội. *Góc độ kinh tế: _ Những gia đình có người khuyết tật có xu hướng hoặc là thiếu nhân lực lao động hoặc là có quá nhiều người sống phụ thuộc gây ra gánh nặng về kinh tế. _ Học vấn của những thành viên trong những gia đình người khuyết tật thường không cao. Nhiều chủ hộ gia đình lại chính là người khuyết tật có sức khỏe yếu. Tài sản của gia đình người khuyết tật thường nghèo nàn, thu nhập ở mức thấp, vì vậy điều kiện sống và sinh hoạt không tốt ảnh hưởng đến cuốc sống, sức khỏe của các thành viên trong gia đình. _ Khuyết tật là nguyên nhân làm giảm cơ hội việc làm, phát triển kinh tế của họ. *Góc độ xã hội: _ Khuyết tật là nguyên nhân chính gây ra nhiều khó khăn cho người khuyết tật thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày, trong giáo dục, việc làm, kết hôn, sinh con và tham gia các hoạt động xã hội khác. _ Người khuyết tật có xu hướng thi hẹp, tách biệt với cộng đồng . _ Gặp rào cản trong hòa nhập do thái độ tiêu cực từ phía cộng đồng dẫn đến sự kì thị và phân biệt đối xử. 3 ii/ đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ dạng tật và mức độ khuyết tật. Trên thế giới, ở mỗi quốc gia có thể có các quy định khác nhau về một số dạng tật song nhìn chung hầu hết và phổ biến là các dạng khuyết tật bao gồm : khuyết tậ vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật trí tuệ và khuyết tật khác. _ Khuyết tật vận động: là những người có cơ quan vận động bị tổn thương, biểu hiện dễ nhận thấy là khó khăn trong ngồi, nằm, di chuyển, cầm, nắm… _ Khuyết tật nghe, nói: là người có khó khăn đáng kể về nói và nghe dẫn đến hạn chế về đọc, viết, từ đó dấn đến những hạn chế trong sinh hoạt làm việc, học tập, hòa nhập cộng đồng. _ Khuyết tật nhìn: là những người có tật về mắt làm cho họ không nhìn thấy hoặc nhìn không rõ. Họ có hai giác quan thường rất phát triển :thính giác và xúc giác. _ Khuyết tật về trí tuệ: đây là đối tượng khuyết tật không có những đặc điểm cơ bản, chung như ba dạng khuyết tật trên. Khuyết tật trí tuệ được xác định khi : Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình (chỉ số thông minh đạt gần 70 hoặc dưới 70 trên một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân); bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất hai trong số những hành vi thích ứng sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kĩ năng xã hội/cá nhân, kĩ năng học đường, làm việc, giải trí, sức khỏe và an toàn; Tật xuất hiện trước 18 tuổi. II .nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người khuyêt tật Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người khuyết tật liên quan mật thiết đến khái niệm nhân phẩm. Nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm cho rằng tất cả mọi người dù họ có sự khác biệt về thể lực, trí lực và các đặc điểm khác, đều có giá trị và tầm quan trọng ngang nhau. Điều này được thể hiện trong 4 tuyên ngôn nhân quyền năm 1948, Tuyên bố của Tổ chức lao động quốc tế tại Philadelphia năm 1944. Vì vậy, họ có quyền đc đối xử công bằng và không bị phân biệt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006 cũng đã ghi nhận nguyên tắc này. Pháp luật các nước trên thế giới ở những mức độ khác nhau cũng đã quy định vấn đề này trong các văn bản pháp luật. Bao gồm: * luật pháp chung về chống phân biệt đối xử áp dụng cho mọi công dân, trong đó có đề cập đến người khuyết tật, ví dụ - luật nhân quyền 1985 của Canada; luật bình đẳng việc làm của Airơlen năm 1998; luật về việc làm ưu đãi của Namibia năm 1998… * luật pháp về chống phân biệt đối xử chỉ áp dụng chho người khuyết tật, ví dụ - Luật người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990; Luật 7600 về cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật của Costa Rica năm 1996; Luật về người khuyết tật của Ghana năm 1993 và Luật người khuyết tật của Việt Nam năm 2006… Về phương diện pháp lí, nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử có thể được tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác nhau trong pháp luật và dẫn đến các hậu quả không giống nhau. Hiện nay nguyên tắc bình đẳng được tiếp cận trên ba phương diện: Bình đẳng trên danh nghĩa; Bình đẳng về cơ hội; Bình đẳng về kết quả. Trong thực tế, khái niệm bình đẳng về cơ hội được sử dụng nhiều nhất trong văn bản pháp luật ở các quốc gia. Về các hình thức phân biệt đối xử bao gồm: Phân biệt đối xử gián tiếp; Phân biệt đối xử trực tiếp; Gây phiền nhiễu; Chỉ đạo và khuyến khích phân biệt đối xử. Kinh nghiệm chi thấy cần quy định cả bốn hình thức phân biệt đối xử nói trên với người khuyết tật trong pháp luật. Mặt khác để có cơ sở xác định một hành vi có phải là bình đẳng hoặc phân biệt đối xử với người khuyết tật hay không cần có những tiêu chí xác định mang tính chất pháp lý được cơ quan có thẩm quyền quy định . 5 Như vậy, một cách chung nhất, nguyên tắc bình đẳng ở đây được hiểu là sự ngang nhau trong việc tiếp cận các cơ hội về học tập, việc làm, chăm sóc sức khỏe, dịch vị công … của người khuyết tật trong mọi điều kiện hoàn cảnh. Tuy nhiên, nguyên tắc bình đẳng không có nghĩa là ngang bằng nhau và như nhau. Người khuyết tật gặp phải những dạng tật khác nhau và mức độ khuyết tật khác nhau cần phải được đảm bảo khác nhau ( ví dụ: người khuyết tật đặc biệt nặng cần phải có sự bảo trợ của toàn xã hội, trong khi đó một người bị khuyết tật nhẹ thì không cần phải như vậy ). Tương tự, việc ngăn cấm phân biệt đối xử không có nghĩa là quy cho mọi hình thức là trái pháp luật ( ví dụ: trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động phải có những kĩ năng và trình độ cần thiết mà công việc hoặc môi trường công việc đòi hỏi và những yêu cầu này là chính đáng ). Do đó, dẫn đến khả năng loại trừ một số người khuyết tật khỏi danh sách người tham gia làm việc nhưng những trường hợp như vậy không bị coi là phân biệt đối xử. Chẳng hạn: một doanh nghiệp muốn tuyển người lao động làm ở vị trí bảo vệ thì doanh nghiệp có quyền đưa ra các tiêu chuẩn về hình thức, sức khỏe, chiều cao, …dẫn đến người khuyết tật không được vào làm việc. Những yêu cầu như trên là hợp pháp và đúng mức, do đó nó đơn thuần là yêu cầu mang tính nghề nghiệp và không bị coi là phân biệt đối xử. III. quy định của pháp luật về nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người khuyết tật và thực tiễn thực hiện 1. quy định của pháp luật Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử được nghi nhận tại Điều 5 và Điều 12 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006. Theo đó: ĐIỀU 5 – bình đẳng không phân biệt đối xử 6 1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và trong khuôn khổ pháp luật và được pháp luật bảo hộ và được hưởng những lợi ích của pháp luật một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. 2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết nghiêm cấm tất cả các hành vi phân biệt đối xử đối vì lý do khuyết tật và đảm bảo người khuyết tật được bảo hộ tích cực bằng luật pháp khỏi sự phân biệt đối xử vì bất kỳ lý do nào. 3. Để thúc đẩy sự công công bằng và xoá bỏ sự phân biệt đối xử, các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện tất cả các biện pháp phù hợp để đảm bảo có sự điều chỉnh hợp lý. 4. Các biện pháp cụ thể cần thiết để xúc tiến hoặc đạt được sự công bằng trên thực tế của người khuyết tật sẽ không bị coi là sự phân biệt đối xử theo các thuật ngữ của Công ước này. ĐIỀU 12 – được thừa nhận bình đẳng trước pháp luật 1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này tái khẳng định rằng người khuyết tật có quyền được công nhận là thể nhân trước pháp luật ở bất kỳ nơi nào. 2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận người khuyết tật có được hưởng năng lực pháp lý trong tất cả các mặt của cuộc sống trên cơ sở bình đẳng như những người khác. 3. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện những biện pháp phù hợp để tạo sự tiếp cận cho người khuyết tật đối với những hỗ trợ pháp lý mà họ cần khi thực hiện năng lực pháp lý. 4. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo rằng tất cả các biện pháp có liên quan đến việc thực hiện năng lực pháp lý quy định các cách thức bảo hộ phù hợp và có hiệu quả nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng theo 7 đúng các quy định của luật nhân quyền quốc tế. Các cách thức bảo hộ như vậy phải đảm bảo rằng các biện pháp liên quan đến việc thực hiện năng lực pháp lý phải tôn trọng các quyền, ý chí và sở thích của một cá nhân; phải không xung đột về quyền lợi và không có ảnh hưởng một cách thái quá; phải tương xứng và thích ứng với các điều kiện của cá nhân đó; phải áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể; và phải được một cơ quan độc lập, trung lập và có thẩm quyền, hoặc cơ quan tư pháp đánh giá thường xuyên. Các cách thức bảo hộ đó phải tương xứng đến một mức độ mà các biện pháp có liên quan đến việc thực hiện năng lực pháp lý có thể tác động đến quyền và lợi ích của các nhân đó. 5. Theo các khoản được ghi trong trong Điều 12 thì các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện những biện pháp phù hợp và hiệu quả để đảm bảo quyền bình đẳng của người khuyết tật trong việc sở hữu hay thừa kế tài sản, kiểm soát vấn đề tài chính của bản thân họ, và tiếp cận một cách bình đẳng với các khoản cho vay của ngân hàng, các khoản thế chấp và các loại hình tín dụng khác, và để đảm bảo người khuyết tật không bị tịch thu tài sản một cách vô cớ. Bên cạnh các quy định của pháp luật quốc tê, pháp luật về người khuyết tật Việt Nam cũng ghi nhận nguyên tắc này tại khoản 3 Điều 2, Điều 4 và khoản 1 Điều 14 Luật người khuyết tật năm 2010. Theo đó: Điều 2. Giải thích từ ngữ … 3. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tâ ̣t vì lý do khuyết tật của người đó… Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật 8 1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiê ̣n các quyền sau đây: a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; b) Sống đô ̣c lâ ̣p, hòaa nhâ ̣p cô ̣ng đông; c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội; d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hôi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tâ ̣t và mức đô ̣ khuyết tâ ̣t; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luâ ̣t. 2. Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật. Điều 14. Những hành vi bị nghiêm cấm 1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật… 2. thực tiễn thực hiện. Theo số liệu khảo sát năm 2005, cả nước có khoảng 5,3 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6,34% dân số (trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng, chiếm 21,5% tổng số người khuyết tật). Bao gồm 29,41% khuyết tật vận động, 16,83% thần kinh, 13,84% thị giác, 9,32% thính giác, 7,08% ngôn ngữ, 6,52% trí tuệ và 17% các dạng tật khác[3]. Tỷ lệ nam là người khuyết tật cao hơn nữ do các nguyên nhân hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích... Nguyên nhân gây nên khuyết tật có tới 35,8% do bẩm sinh, 32,34% do bệnh tật, 25,56% do hậu quả chiến tranh, 3,49% do tai nạn lao động và 2,81% do các 9 nguyên nhân khác. Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật còn nhiều khó khăn. Có tới 37% người khuyết tật đang sống trong hộ nghèo (cao gấp 3 lần so với tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm); 24% ở nhà tạm, 34,4% từ 6 tuổi chưa biết chữ và 21,24% chưa tốt nghiệp tiểu học; 79,13% trong độ tuổi lao động không có khả năng tham gia lao động; 88,94% từ 16 tuổi chưa được đào tạo chuyên môn (trong đó chỉ có 2% đang học nghề); 79,13% sống dựa vào gia đình, người thân... [4] Những khó khăn này cản trở người khuyết tật tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Thực tế đang diễn ra tình trạng nhiều người khuyết tật sống khép kín hoặc bị tách ra khỏi xã hội. Có những “rào cản” đã làm hạn chế cơ hội của họ khi tham gia vào các hoạt động xã hội, đó là: những rào cản vô hình và những rào cản hữu hình; như: rào cản về môi trường sống, thái độ của cộng đồng, cách giao tiếp,… Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý của người khuyết tật, vô hình chung đã làm tăng khoảng cách của người khuyết tật với cộng đồng. Việc làm – cơ hội để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, giúp cho người khuyết tật xóa bỏ mặc cảm, cảm thấy tự tin, bình đẳng và hòa nhập trong gia đình và xã hội. Bộ luật LĐ và Nghị định 81/CP của Chính phủ đã quy định “Mỗi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải nhận từ 2-3% người khuyết tật trong tổng số lao động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không nhận đủ người khuyết tật vào làm việc thì doanh nghiệp phải đóng góp vào ngân sách thuộc quỹ việc làm dành cho người khuyết tật ở tỉnh đó” và mới đây Luật Người khuyết tật (có hiệu lực từ ngày 1/1/2011) quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu 10 tiên cho thuê đất, mặt bằng và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng phục vụ sản xuất, kinh doanh, ….. Tuy nhiên, số doanh nghiệp nhận đủ người khuyết tật vào làm việc chưa nhiều; các doanh nghiệp vẫn thiếu kênh thông tin để tiếp cận với lao động là người khuyết tật mặc dù tùy từng doanh nghiệp, tùy loại hình sản xuất, kinh doanh, người khuyết tật có thể đảm đương được các công việc một cách hiệu quả. Ðể thay đổi nhận thức, thái độ ứng xử của cộng đồng đối với vấn đề người khuyết tật không phải là điều đơn giản, mà đòi hỏi những cố gắng to lớn từ tất cả các thành phần xã hội. Đặc biệt là từ phía gia đình của người khuyết tật và cộng đồng. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội cần phát huy vai trò của mình trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về người khuyết tật góm phần thay đổi nhận thức và cái nhìn của cộng đồng về người khuyết tật. 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình luật người khuyết tật Việt Nam- trường Đại Học Luật Hà Nội- NXB CAND 2. Luật người khuyết tật 2010 3. Công ước về quyền của người khuyết tật 2006 4.website: http://sv.vhu.edu.vn/showthread.php?t=6833 http://www.drdvietnam.com/vi/component/content/article/3610-chong-ky-thi-va-phanbiet-doi-xu-voi-nguoi-khuyet-tat.html http://www.congdoanthanhhoa.org.vn/index.php/tin-hoat-dong-cong-doan/chinh-sachphap-luat/19-tin-hoat-dong-cong-doan/21-phap-luat-chinh-sach-ktxh/254-binh-dang-hoa-nhapdoi-voi-nguoi-khuyet-tat-va-vai-tro-cua-cong-doan http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban? class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=96045 12 Mục lục I. khái quát chung về người khuyết tật trang 1. khái niệm người khuyết tật 2. Đặc điểm của người khuyết tật II .nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người khuyêt tật III. quy định của pháp luật về nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người khuyết tật và thực tiễn thực hiện 1. quy định của pháp luật 2. thực tiễn thực hiện. 13 Phân tích nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử với người khuyết tật. Nguyên tắc này được cụ thể hóa như thế nào ở trong luật người khuyết tật. Liên hệ với thực tiễn 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan