Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Phân tích kỹ năng thuyết trình. liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân...

Tài liệu Phân tích kỹ năng thuyết trình. liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân

.DOC
11
97
89

Mô tả:

Bài tập lớn học kỳ ˜ LỜI MỞ ĐẦU˜ Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất. Một bài thuyết trình hoàn hảo có thể đem lại thành công vượt xa những gì chúng ta mong đợi. Dù bạn là ai, đang còn đi học hay đã đi làm, bạn cũng thường xuyên phải thuyết trình trước đám đông. Và chắc hẳn, bạn đều đã trải qua giai đoạn chuẩn bị, xây dựng bài thuyết trình với cảm giác hồi hộp trước khi thuyết trình. Nhiều người nghĩ rằng thuyết trình luôn là thử thách khó khăn nhưng thực tế đã chứng minh, thuyết trình không phải là quá khó nếu chúng ta biết cách. Với ý nghĩa trên, trong nội dung bài tiểu luận cuối kì em xin được đi vào tiếp cận đề tài: “Phân tích kỹ năng thuyết trình. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân”. ˜ NỘI DUNG˜ I. KHÁI NIỆM THUYẾT TRÌNH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA THUYẾT TRÌNH 1. Kỹ năng thuyết trình là gì? Thuyết trình, hay còn gọi là diễn thuyết, là nói chuyện trước nhiều người về một vấn đề nào đó một cách có hệ thống. Nói cách khác, thuyết trình là trình bày một nhận định, quan điểm, chiến lược phát triển, lĩnh vực chuyên môn…nhằm thuyết phục người nghe nghe theo mình, chấp nhận quan điểm, cùng suy nghĩ với mình, hành động theo ý muốn của mình. Từ đó có thể hiểu kỹ năng thuyết trình là sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và các thao tác phù hợp với thực tiễn của hoạt động thuyết trình để thực hiện hiệu quả hoạt động thuyết trình; cụ thể người thuyết trình sẽ thể hiện khả năng trình bày, diễn đạt vấn đề của mình, làm cho người khác hiểu được nội dung mà mình muốn diễn đạt. 2. Tầm quan trọng của thuyết trình Với hầu hết các nhóm công việc hiện đại, thì bất cứ khi nào chúng ta mong muốn trình bày kế hoạch, ý kiến cá nhân trước đám đông, kỹ năng thuyết trình cũng là một kỹ năng mấu chốt cần có. Thuyết trình không còn là "trình bày, thuyết minh" mà đã trở thành một nghệ thuật được sử dụng trong việc thu phục nhân tâm. Thực tế là trong Trang 1 Bài tập lớn học kỳ cuộc sống chúng ta đều thường xuyên phải thuyết trình về các vấn đề trong học tập, cuộc sống và tình yêu… Nhưng liệu bạn đã hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng mềm này? Thuyết trình được hiểu một cách đơn giản nhất là diễn đạt để cho người khác hiểu rõ được nội dung mình muốn truyền tải. Một người diễn đạt tốt là một người mất ít thời gian nhất để truyền tải thông tin nhưng người khác vẫn hiểu được cặn kẽ và rõ ràng thông tin được truyền tải đó. Một giáo viên không thể dạy giỏi nếu không làm cho học sinh hiểu bài, mặc dù có kiến thức sâu rộng. Người giáo viên đó sẽ chưa thành công vì không đạt được mục tiêu quan trọng nhất của nghề giáo là truyền đạt kiến thức cho học sinh. Một giám đốc giỏi không chỉ là người có tầm nhìn chiến lược, ý tưởng kinh doanh sáng tạo mà còn phải là một người có khả năng thuyết trình tốt, một người có thể làm cho nhân viên hiểu và làm theo những chiến lược và định hướng mà anh ta đề ra. Một sinh viên cho dù có thành tích học tập tốt vẫn không được đánh giá cao nếu sinh viên ấy không thể tự trình bày ý tưởng và kiến thức của mình trước mọi người. Do đó, kỹ năng thuyết trình chính là một bước không thể thiếu trên con đường thành công. Chúng ta không thể được gọi là thành công khi không thể làm cho mọi người nhận ra thành công của mình. Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng khó nhưng hoàn toàn có thể rèn luyện được. II. KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH 1. Chuẩn bị thuyết trình Điều quan trọng nhất của một buổi thuyết trình là phải có sự chuẩn bị chu đáo từ chi tiết đến tổng thể. Thường rất nhiều người thuyết trình chủ quan trong khâu chuẩn bị và đã phải trả giá rất lớn cho việc bất cẩn này.Và có rất nhiều người không biết việc chuẩn bị phải bắt đầu từ đâu. Thật ra có rất nhiều điều cần phải chuẩn bị cho một bài bài thuyết trình hoàn hảo, nhưng có ba điều quan trọng cần phải chuẩn bị mà bất cứ một người nói chuyện trước công chúng nào cũng phải chú ý: một là tâm lý xuất hiện của bản thân, hai là nội dung của bài nói chuyện và ba là đối tượng tham dự. Đầu tiên, tâm lý xuất hiện của bản thân có thể nói là một phần quyết định đến những phần phía sau. Có những người chuẩn bị nội dung rất kỹ nhưng lại yếu về mặt tâm Trang 2 Bài tập lớn học kỳ lý khiến cho việc trình bày nội dung không được như mong muốn. Và một trong những phương pháp để luôn giữ sự bình tĩnh là luyện tập thật nhiều lần trước khi trình bày chính thức và hình dung ra mọi viễn cảnh có thể xảy ra trong quá trình bắt đầu bài thuyết trình. Một suy nghĩ không tốt là chúng ta luôn nghĩ rằng những người nghe đang đánh giá, phán xét mình và điều nguy hiểm nhất về mặt tâm lý là chính người đang thuyết trình cũng đánh giá tiêu cực về bản thân. Từ đó dẫn đến sự tự ti trong suy nghĩ và dẫn đến những hành động có những diễn biến tương tự. Chúng ta cần phải xác định rõ là mình đang đem đến cho người nghe một kiến thức mới, một điều thú vị hoặc chia sẻ về những trải nghiệm của bản thân. Nghĩa là việc xuất hiện của mình ở đây là thật sự có giá trị cho mọi người. Mình đã đào sâu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài và đây là cơ hội để mang những điều tốt đẹp cho những người tham dự. Chính cách suy nghĩ lạc quan này sẽ giúp cho người thuyết trình có thêm động lực và tự tin hơn khi trình bày. Việc chuẩn bị thứ hai, đó là mặt nội dung. Hãy chú ý câu hỏi mà mọi người đều đặt ra trong đầu trong suốt quá trình các bạn thuyết trình: “Tôi được gì từ bài nói chuyện của Anh/Chị?”. Chính vì vậy các nội dung cần phải được cô đọng, súc tích và mang lại nhiều giá trị thật sự cho người nghe. Bên cạnh, các ý trình bày cần phải được sắp xếp với những thứ tự hợp lý để giúp cho người nghe dễ theo dõi, nắm bắt cũng như giúp cho người nói luôn tập trung vào từng vấn đề một, tránh những hiện tượng nói lan man những ý không cần thiết. Việc chuẩn bị thứ ba, đó là hiểu rõ người nghe. Nhiều người thuyết trình đã thất bại do không tìm hiểu kỹ những đặc điểm của người tham dự để từ đó chuẩn bị những cách thức tiếp cận, cũng như có những minh chứng, ví dụ phù hợp với đối tượng. Chính điều này dẫn đến những mâu thuẫn ngầm giữa người nói và người nghe khiến cho hiệu quả của việc thuyết trình không được như mong muốn. Vậy thuyết trình là một việc không quá khó nếu chúng ta có sự chuẩn bị kỹ về mọi phương diện từ tâm lý bản thân, nội dung trình bày đến đối tượng tham dự. Khi đã lường trước được mọi sự việc có khả năng xảy ra sẽ giúp chúng ta bình tâm hơn khi giải quyết các tình huống, biến cố có thể xảy ra trong quá trình nói chuyện trước mọi người. Trang 3 Bài tập lớn học kỳ Hãy xem việc thuyết trình là một cơ hội để chúng ta có thể bộc bạch, chia sẻ những quan điểm, niềm đam mê và thông qua đó lắng đọng lại những giá trị cho người tham dự sau khi quay trở về cuộc sống của họ. 2. Tiến hành bài thuyết trình 2.1. Mở đầu bài thuyết trình Khi tiến hành thuyết trình, phần mở đầu của bài thuyết trình là vô cùng quan trọng. Bởi sự hấp dẫn hay thiếu hấp dẫn ở phần mở đầu sẽ ảnh hưởng và quyết định đến thái độ, tình cảm của người nghe đối với toàn bộ nội dung trong bài thuyết trình. Phần mở đầu bài thuyết trình thường diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn. Vậy làm thế nào để chỉ với khoảng thời gian ngắn ngủi đó, chúng ta đã có thể lôi cuốn được các đối tượng lắng nghe tham gia vào bài thuyết trình của mình? Chúng ta có thể thử một trong những cách thức mở đầu như sau: Mở đầu bằng những câu hỏi bất ngờ kích thích tư duy và trí tưởng tượng của người nghe, những câu hỏi đưa ra không nhất thiết phải là những câu hỏi đánh đố mà nên đơn giản, hài hước và hướng vào chủ đề mà ta muốn dẫn dắt người nghe; Mở đầu bài thuyết trình bằng một câu chuyện hay một tình huống hài hước sẽ tạo tâm lý thoải mái, gần gũi của người nghe; Mở đầu bài thuyết trình bằng những con số thống kê; mở đầu bằng cách đi trực tiếp vào vấn đề… 2.2. Triển khai bài thuyết trình Triển khai bài thuyết trình, người nói nên diễn đạt theo dàn ý đã lập sẵn từ trước để đảm bảo sự logic, không bị thiếu hoặc trùng ý. Tập trung thời gian của bài nói vào những vấn đề trọng tâm để giải quyết mục đích của bài cũng như tránh sự lan man, mở rộng vấn đề làm cho bài nói bị “loãng”. Tuy nhiên để để tránh tạo cảm giác khô khan cho người nghe thì khi triển khai bài thuyết trình, người thuyết trình cần phải có những kĩ năng nhất định để làm nên sự hấp dẫn trong bài thuyết trình của mình. Theo đó, người thuyết trình cần phải lưu ý các vấn đề sau: Về âm lượng: Giọng nói của người thuyết trình cần vừa đủ để người nghe có thể tiếp nhận được thông tin. Nói to quá, có thể làm cho người nghe cảm thấy đau đầu, nói Trang 4 Bài tập lớn học kỳ nhỏ quá có thể làm cho người nghe phải mệt mỏi khi “căng óc” ra để ghi nhận được thông tin. Giọng nói dù to hay nhỏ đều phải có khí lực, có sự chân thành, có như vậy giọng nói của người thuyết trình mới có tính thuyết phục. Khi thuyết trình, tùy thuộc vào nội dung bài nói mà âm lượng của người nói cần có độ cao thấp, trầm bổng, không nên nói đều đều, làm cho người nghe buồn ngủ, không tập trung cho dù vấn đề người nói quan trọng đến đâu. Và nên nhấn mạnh những vấn đề quan trọng bằng cách tăng âm lượng hoặc thậm chí là nhắc lại. Vấn đề phát âm: Âm vực của người thuyết trình phải chuẩn, tròn và rõ chữ, không méo tiếng hay nuốt chữ, không nhầm lẫn giữa các âm. Tránh mắc phải một số tật như nói lắp, nói ngọng như ngọng L với N; R với D, Gi; S với X. Nguyên nhân của những tật này có thể do bệnh tật, thói quen, bẩm sinh, ảnh hưởng của vùng miền…. Đây chính là những tật khó chữa và khá phổ biến ở Việt Nam chính điều đó giảm rất nhiều sức hấp dẫn của bài thuyết trình. Tuy nhiên, nếu có sự rèn luyện qua thời gian thì các tật trên có thể khắc phục được. Về tốc độ nói, nhịp độ nói: Khi trình bày vấn đề, người thuyết trình cần phải quan sát nét mặt của người nghe để từ đó điều chỉnh tốc độ nói cho phù hợp. Với đối tượng là người nghe cao tuổi cần nói chậm, đối với thanh niên cần hào hứng, sôi nổi. Thông thường, tốc độ nói bị điều chỉnh bới tâm lý của người nói, thông qua tốc độ nói người nghe có thể biết được tâm trạng của người nói. Một người nói nhanh thường là sự biểu hiện của sự thiếu tự tin. Khi nói, cuối mỗi đoạn văn cần dừng một thời gian ngắn trước khi tiếp theo đoạn mới. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Trong thực tế, bạn phải vận dụng cùng lúc nhiều kỹ năng ngôn ngữ cơ thể như cách ứng xử, ánh mắt, tư thế, động tác tay …nhằằm thu hút sự chú ý của người nghe. Ví dụ, khi muốốn nhấốn mạnh một ý quan trọng, bạn cấằn sử dụng các cấu h ỏi ngằốn g ọn, súc tch, đ ứng th ẳng ng ười và cao giọng. Hoặc khi muốốn khơi gợi sự tò mò của ng ười nghe vềằ nh ững điềằu b ạn sằốp tềốt l ộ thì hãy d ướn ng ười vềằ phía trước và hạ thấốp giọng xuốống. C ử ch ỉ này là dấốu hiệu cho biềốt b ạn sằốp chia s ẻ nh ững điềằu bí m ật hoặc sự thú vị nào đó. Bạn hãy luyện tập th ường xuyền đ ể có th ể s ử d ụng nhuấằn nhuyềễn, nhằằm đ ạt kềốt qu ả cao nhấốt. Sau đấy là một sốố lời khuyền nhằằm thuyềốt trình m ột cách t ự tn: NÊN KHÔNG NÊN Trang 5 Bài tập lớn học kỳ - Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, súc tích để - Không nên xin lỗi người nghe vì lý do đảm bảo bài thuyết trình rõ ràng, dễ hiểu; bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thuyết Sử dụng cách giao tiếp bằng mắt để thu trình; nhận sự phản hồi của người nghe; - - - Không nên nói lúng búng hay ngập Ngắt nhịp dứt khoát và có chủ ý để người ngừng; nghe có thời gian chiêm nghiệm những gì - Không nên xuống giọng ở cuối câu vì bạn nói; điều này có nghĩa những gì bạn nói không Ước lượng thời gian thuyết trình, hoặc xem chắc chắn lắm; đồng hồ treo tường (nếu có) thay vì cứ chăm chú vào đồng hồ đeo tay.  - Không nói lan man, xa rời thông điệp muốn chuyển tải vì sẽ khiến người nghe mất tập trung. Kiểm soát người nghe: Trong quá trình thuyết trình, bạn hãy cố gắng xét đoán tâm trạng của người nghe để xác định cách thức chuyển tải thông điệp phù hợp nhất. Bạn hãy để ý đến các dấu hiệu vì mỗi người nghe có một cách thể hiện khác nhau. Bạn rất dễ nhận biết những biểu hiện thể hiện sự hứng thú của người nghe, chẳng hạn họ mỉm cười, gật đầu hoặc dướn người về phía trước và nhìn bạn một cách chăm chú. Những người có biểu hiện như vậy đều có khả năng đồng cảm, đứng về phía bạn. Người nghe cũng có những cách khác nhau để biểu lộ sự không đồng tình hay tỏ thái độ không hứng thú gì với bài thuyết trình của bạn. Ví dụ, những người nhìn lơ đễnh lên trần nhà hoặc ra ngoài cửa sổ, nói chuyện riêng hoặc tệ hơn trực tiếp tỏ thái độ không đồng tình với bạn. Việc ai đó liên tục nhìn đồng hồ đeo tay cũng thường cho thấy người đó đã hết hứng thú với bài thuyết trình. Khi bạn thấy một số người nghe thiếu tập trung hay uể oải, bạn hãy tìm cách khích lệ họ, chẳng hạn đặt câu hỏi và đề nghị mọi người trả lời bằng cách giơ tay. Bạn cũng có thể nói đùa hay kể một câu chuyện vui nào đó để làm cho bầu không khí vui vẻ hơn.  Trả lời người nghe Sẽ thật nhàm chán nếu như bài thuyết trình chỉ đơn giản là một người nói và những người nghe thụ động chấp nhận quan điểm một chiều. Một bài thuyết trình thành công là một bài có sự tương tác, giao lưu giữa người thuyết trình với khán giả. Trang 6 Bài tập lớn học kỳ Theo đó, thỉnh thoảng người nói nên hỏi xem sự nắm bắt của khán giả tới đâu và đặt câu hỏi liên quan đến nội dung cần nói, để khán giả được suy nghĩ trước, và họ sẽ cảm thấy liên quan hơn và dễ tiếp thu hơn. Đối với trường hợp người nghe đặt ra các câu hỏi cho bạn, có một số lời khuyên hữu ích dành cho bạn như sau:  Nghiên cứu kỹ các tài liệu thuyết trình và thông tin liên quan sẽ giúp bạn lường trước những những vấn đề được hỏi;  Sự căng thẳng có thể khiến bạn vội vã trả lời. Vì thế hãy bình tĩnh suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời;  Nếu cần, hãy đề nghị người hỏi làm rõ nghĩa câu hỏi;  Nên trả lời từng câu hỏi một;  Cho dù giọng điệu hay ý định của người hỏi thiếu thiện chí. Bạn cũng nên cố gắng giữ bình tĩnh và tạo sự ôn hoà;  Nếu người đặt câu hỏi tỏ ra rụt rè, bạn hãy khen ngợi và khích lệ họ;  Chú ý tránh bị lôi kéo vào những cuộc tranh cãi với người hỏi, mặc dù ý kiến của họ không hoàn toàn được chấp nhận. 2.3. Kết thúc bài thuyết trình Một bài thuyết trình dù hấp dẫn đến đâu cũng không nên kéo dài quá lâu gây sư bão hòa đối với người nghe, theo đó người nói cần căn chỉnh thời gian cho phù hợp để không làm bài thuyết trình của mình bị “hụt” hoặc kết thúc quá sớm. Phần kết thúc bài thuyết trình nên nhắc lại tóm tắt các ý chính đã trình bày, mô tả khuyến cáo các hoạt động tiếp theo, kết thúc nhận xét tích cực. Yêu cầu khuyến cáo người nghe hành động hoặc xem xét vấn đề theo quan điểm mới. Có thể đưa ra những thách đố hay lời kêu gọi cho người nghe. Cách kết thúc này rất có tác dụng ở những bài thuyết trình thuyết phục người nghe. Cũng cần giành một ít thời gian để lắng nghe nhận xét, đánh giá cũng như góp ý của người nghe hoặc giành chút thời gian để cung cấp thông tin bản thân để giữ liên lạc với những người nghe quan tâm. III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN GIAO TIẾP CỦA BẢN THÂN Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng quan trọng và cực kì hữu ích trong cuộc sống hàng ngày đối với tất cả mọi người. Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, trình bày là việc làm cần Trang 7 Bài tập lớn học kỳ thiết đối với hầu hết các sinh viên. Đối với sinh viên Luật, kĩ năng thuyết trình là một kỹ năng giao tiếp nghề luật vô cùng quan trọng. Ở trường Luật, kỹ năng thuyết trình của sinh viên được rèn luyện nhiều trong quá trình sinh viên bảo vệ bài tập nhóm ở trước lớp; sinh viên trả lời câu hỏi thi vấn đáp của các thầy cô; sinh viên tranh luận các vấn đề trong giờ thảo luận; sinh viên tham gia các cuộc thi hùng biện có quy mô như cuộc thi Socrates với slogan “Bạn tư duy – bạn nói – bạn tỏa sáng”, rất nhiều sinh viên Đại học Luật Hà Nội đã trưởng thành hơn sau cuộc thi này và sau đó càng toả sáng hơn nữa trên bước đường tương lai của mình. Bản thân em là một sinh viên năm thứ tư chuyên ngành Luật học – Trường Đại học Luật Hà Nội, thời gian học tập tại trường dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo, em đã rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm quý báu cho kỹ năng giao tiếp nghề luật. Trước đây, năm học thứ nhất đối với em là quãng thời gian khó khăn nhất. Thời gian đó, việc tiếp xúc với một môi trường học mới, một cách thức học mới tạo cho em nhiều lúng túng, bỡ ngỡ. Bởi lẽ, ở cấp học phổ thông, em đã quá quen với cách học thụ động, có sự hướng dẫn trực tiếp của thầy cô giáo, học sinh lắng nghe thầy cô giáo giảng bài và chép bài, tất cả kế hoạch học tập của học sinh đều đã được lên kế hoạch sẵn trong giáo án của thầy cô giáo. Lên bậc đại học, vì môi trường học tập mới, em phải thay đổi thói quen Trang 8 Bài tập lớn học kỳ học tập, cách thức tiếp cận vấn đề như một sinh viên. Sinh viên phải trở thành người học chủ động, chủ động tìm kiếm thông tin, chủ động trình bày ý kiến, quan điểm của cá nhân mình. Cách học này đòi hỏi sinh viên chúng em phải tự trau dồi cho mình nhiều kỹ năng giao tiếp nghề luật như: kỹ năng hỏi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi…Trong đó, kỹ năng thuyết trình đóng một vai trò rất quan trọng. Quá trình học tập kiến thức ở trường đại học luật Hà Nội chủ yếu là kiến thức lý thuyết nền tảng cho sinh viên, những môn học mang tính ứng dụng như môn học kỹ năng giao tiếp nghê luật còn ít. Do vậy, mỗi sinh viên cần tranh thủ tự rèn luyện các kỹ năng nghề cho mình ngay ở những giờ seminar – nơi bạn vừa nhận được kiến thức, vừa nhận được sự góp ý để hoàn thiện kĩ năng mềm tốt nhất từ những thầy cô đáng kính, cũng như của bạn bè. Ngoài ra, để rèn luyện, nâng cao các kĩ năng trong giao tiếp nghề luật nói chung, kỹ năng thuyết trình nói riêng thì sinh viên cần đi thực tế tại các Tòa án, các trung tâm tư vấn…để lắng nghe, tiếp thu cũng như tự thực hành… ˜ LỜI KẾT˜ Trong một lần diễn thuyết trước sinh viên ngành quản trị kinh doanh của ĐH Nebraska, hai nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett và Bill Gates nhận được một câu hỏi: “Chúng tôi nên làm những gì để luôn thăng tiến trong công việc?”. Ông Buffett trả lời rằng khả năng diễn thuyết là một yếu tố cần thiết. “Với một số người nó là tài sản quí giá, nhưng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh nặng thực sự. Khả năng diễn thuyết tốt trước mọi người có thể giúp công việc của bạn phát triển tới 50 hoặc 60 năm” ông nói. Hãy rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho mình mỗi ngày để rút ngắn con đường đến thành công của bạn. Và điều quan trọng là, bạn càng thuyết trình giỏi, bạn càng dễ thuyết phục người khác./. ˜ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO˜ 1. Chu Văn Đức. Giáo trình kỹ năng giao tiếp. Hà Nội 2005; 2. Trường Đại học Luật Hà Nội. Tập bài giảng kỹ năng giao tiếp nghề luật. Hà Nội 2012; Trang 9 Bài tập lớn học kỳ 3. Nguyễn Văn Đồng, Tâm lí học giao tiếp, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009; 4. Nguyễn Hiến Lê, Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng, NXB Trẻ. 1992; 5. THS Chu Liên Anh,THS Dương Thị Loan . Tâm lí học tư pháp hướng dẫn trả lời lý thuyết giải bài tập tình huống và trắc nghiệm. Nxb. Chính trị -Hành chính, Hà Nội, 2010; 6. Một số trang web: http://toaan.gov.vn http://kynang.edu.vn ˜ MỤC LỤC˜ A. LỜI MỞ ĐẦU:……………….…………………………………………………1 B. NỘI DUNG:…………...………………………………………………………..1 Trang 10 Bài tập lớn học kỳ I. KHÁI NIỆM KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA THUYẾT TRÌNH……………………………………1 1. Kỹ năng thuyết trình là gì?...................................................................1 2. Tầm quan trọng của thuyết trình………………….………………….1 II. KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH……………………………………......2 1. Chuẩn bị thuyết trình…………………………….…………………..2 2. Tiến hành thuyết trình…………………..……………………………4 III. 2.1. Mở đầu bài thuyết trình…………………...……………………….4 2.2. Triển khai bài thuyết trình…………………........………………..4 2.3. Kết thúc bài thuyết trình………………………........……………..7 LIÊN HỆ THỰC TIỄN GIAO TIẾP CỦA BẢN THÂN………….…8 C. LỜI KẾT:……………………………….………………………………………9 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:………………………………..........10 Trang 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan