Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Phân tích chức năng của vận đơn hàng không trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằ...

Tài liệu Phân tích chức năng của vận đơn hàng không trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế.

.DOCX
6
216
139

Mô tả:

MỞ ĐẦU Vận đơn hàng không là một chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay, là bằng chứng của việc ký kết HĐVC hàng hóa quốc tế bằng tàu bay, việc tiếp nhận hàng hóa để vận chuyển và điều kiện của hợp đồng vận chuyển. Ở bài tập này, em xin “Phân tích chức năng của vận đơn hàng không trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế”. 1. Các khái niệm chung 1.1. Hơp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không Quốc tế Hợp đồng vận chuyện hàng hóa bằng đường hàng không Quốc tế là sự thỏa thuận giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển (người gửi hàng) theo đó, người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa từ địa điểm đi tới địa điểm đến bằng tàu bay và trả hàng hóa cho người có quyền nhận. Người gửi hàng có nghĩa vụ thanh toán tiền cước phí và tiền phụ phí vận chuyển cho người vận chuyển. Theo hợp đồng này, hàng hóa phải được vận chuyển bằng tàu bay theo lộ trình đã thỏa thuận (nơi đến, nơi đi, nơi dừng…). Tàu bay phải đảm bảo đủ năng lực vận chuyển hàng hóa đến đích an toàn, đúng thời gian quy định. Nếu có yêu cầu cụ thể của người gửi hàng về loại tàu bay, thì bên vận chuyển phải sử dụng đúng loại tàu bay đó. Pháp luật Việt Nam cũng nêu rõ khái niệm về hợp đồng vận chuyển hàng hóa tại điều 128 Luật Hàng không dân dụng (HKDD) năm 2006. 1.2. Vận đơn hàng không (Airway-bill – AWB) Căn cứ vào khoản 1 điều 129 Luật HKDD 2006 quy định: “Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hoá và các điều kiện của hợp đồng.”  Phân loại vận đơn: -Căn cứ vào người phát hành, vận đơn được chia làm hai loại: +Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill) +Vận đơn trung lập ( Neutral airway bill) - Căn cứ vào việc gom hàng, vận đơn được chia làm hai loại +Vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB) +Vận đơn của người gom hàng (House airway bill-HAWB)  Nội dung của vận đơn hàng không: được quy đình tại điều 8 Công ước Vacsava. 2. Chức năng của vận đơn hàng không trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không Quốc tế. Vận đơn hàng không có chức năng chính: 2.1. Vận đơn hàng không là bằng chứng cho việc giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế Vận đơn chứa đựng đầy đủ các điều khoản hợp đồng vận chuyển. Sự xuất hiện vận đơn khẳng định hợp đồng vận chuyển đã được ký kết, nó là bằng chứng của việc ký kết HĐVC. Tuy nhiên vận đơn không phải là hợp đồng bởi nó được phát hành bởi một bên (gửi hàng và bên vận chuyển) và giao lại cho bên kia. Nhưng trên thực tế, đối với trường hợp không khí kết hợp đồng vận chuyển chi tiết thì vận đơn được xem như là HĐVC, mọi quyền lợi, nghĩ vụ, trách nhiệm của các bên được ghi nhận rõ ràng ở vận đơn hàng không, hơn nữa các bên có thể sử dụng vận đơn là bằng chứng để kiện tụng khi có tranh chấp với nhau. 2.2. Vận đơn hàng không là biên lai xác nhận việc giao nhận hàng hóa để vận chuyển Giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không đã được quốc tế hoá về những quy định thủ tục, trình tự, chứng từ do tính chất quốc tế của vận tải hàng không. Sau khi ký hợp đồng vc hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế, bên giao hàng tiến hành chuẩn bị hàng hoá và lập một số một số chứng từ cần thiết về hàng hoá để giao hàng cho bên vận chuyển (thường là các hãng hàng không). * Quy trình giao hàng như sau: - Bên gửi hàng giao hàng cho người giao nhận kèm với thư chỉ dẫn của người gửi hàng để người giao nhận giao hàng cho hãng vận chuyển và lập vận đơn. Theo điều 5 Công ước Vacsava 1929 thì trách nhiệm lập vận đơn thuộc về người gửi hàng . (Tại điều 5 vận đơn hàng không được gọi là giấy gửi hàng hàng không, đến Nghị định thư Lahay 1955 đổi tên là vận đơn hàng không). - Người giao nhận sẽ cấp cho người xuát khẩu giấy chứng nhận đã nhận hàng của người gửi hàng (FCR-forwarder’s certificate of receipt). Ðây là sự thừa nhận chính thức của người giao nhận là họ đã nhận hàng. - Người giao nhận sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận (FTCforwarder’s certifficate of transport), nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng tại đích. - Người giao nhận sẽ cấp biên lai kho hàng cho người xuất khẩu (FWR-forwarder’s warehouse receipt) nếu hàng được lưu tại kho của người giao nhận trước khi gửi cho hãng hàng không. Trên cơ sở uỷ thác của người xuất khẩu, người giao nhận tiến hành tập hợp và lập chứng từ sau đây để chuẩn bị giao hàng cho hãng hàng không. + Giấy phép xuất nhập khẩu + Bản kê chi tiết hàng hoá + Bản lược khai hàng hoá + Giấy chứng nhận xuất xứ + Tờ khai hàng hoá XNK (khai hải quan) + Vận đơn hàng không, hoá đơn thương mại  Quy trình nhận hàng như sau: Theo sự uỷ thác của người giao nhận nước ngoài hay người nhập khẩu, người đại lý hay người giao nhận hàng không sẽ tiến hành giao nhận hàng hoá bằng chứng từ được gửi từ bên giao hàng và những chứng từ do bên giao hàng cung cấp. - Nếu chỉ có trách nhiệm giao hàng cho người nhận tại kho hay trạm giao nhận hàng hoá của sân bay thì sau khi nhận được thông báo đã đến của hãng vận chuyển cấp vận đơn (theo quy định của công ước Vac-sa-va thì người chuyên chở có trách nhiệm thông báo ngay cho người nhận hàng, người giao nhận, đại lý ở nước nhập khẩu khi hàng hoá được vận chuyển để họ đi nhận hàng) thì: + Người giao nhận trực tiếp lên sân bay nhận bộ hồ sơ gửi kèm theo hàng hoá (đã trình bày ở phần giao hàng) + Sau khi thu hồi bản vận dơn gốc số 2, người giao nhận cùng người nhận làm các thủ tục nhận hàng ở sân bay. + Nếu người giao nhận là đại lý gom hàng thì phải nhận lô hàng nguyên bằng vận dơn chủ sau đó chia hàng và giao cho các chủ hàng lẻ và thu hồi lại vận đơn gom hàng. - Nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng đến dích, thì ngoài việc thu hồi các bản số 2 của vận đơn chủ hoặc vận đơn gom hàng, người giao nhận còn phải yêu cầu người nhập khẩu cung cấp các chứng từ sau: + Giấy phép nhập khẩu + Bản kê khai chi tiết hàng hoá + Hợp đồng mua bán ngoại thương + Chứng từ xuất xứ + Hoá đơn thương mại hoặc vận đơn + Lược khai hàng nếu gửi hàng theo HAWB + Tờ khai hàng nhập khẩu + Giấy chứng nhận phẩm chất Và các giấy tờ cần thiết khác. Như vậy, Vận đơn hàng không rõ ràng là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng  Kèm Theo đó, Vận đơn hàng không có một số chức năng khác như sau: + Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không + Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá + Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng hoá. 3. Sự đặc biệt trong chức năng của vận đơn hàng không quốc tế Không giống như vận tải đường biển, trong vận tải hàng không, người ta không sử dụng vận đơn có thể giao dịch dược, hay nói cách khác vận đơn hàng không không phải lầ chứng từ sở hữa hàng hoá như vận đơn đường biển thông thường. Nguyên nhân của điều này là do tốc độ vận tải hàng không rất cao, hành trình của máy bay thường kết thúc và hàng hoá được giao ngay ở nơi đến một khoảng thời gian dài trước khi có thể gửi chứng từ hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngân hàng của người xuất khẩu để rồi ngân hàng của người nhập khẩu gửi cho người nhập khẩu. Vì những lý do trên mà vận đơn hàng không thường không có chức năng sở hữu hàng hoá. Vận đơn hàng không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người khác không phải do hãng hàng không ban hành. KẾT LUẬN Như vậy, vận đơn hàng không trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế có những chức năng thực sự quan trọng và cần thiết cho hoạt động này nói riêng và cho việc thống nhất được pháp luật liên quan của các quốc gia về vấn đề này.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan