Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Phân tích chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại...

Tài liệu Phân tích chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại

.DOC
4
141
126

Mô tả:

ĐẶT VẤN ĐỀ Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lí là hợp đồng mua bán hàng hóa. Để thực hiện được những hợp đồng này đòi hỏi phải có chủ thể hợp pháp tham gia trong quan hệ hợp đồng, đồng thời người đại diện kí kết cũng có tầm quan trọng trong việc quyết định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Vì vậy, bài tiểu luận này tôi xin đề cập giải quyết vấn đề trên. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại. Luật Thương mại năm 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa song có thể xác định bản chất pháp lí của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại trên cơ sở quy định của BLDS về hợp đồng mua bán tài sản (Điều 428 BLDS). Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. 2. Chủ thể của hợp đồngmua bán hàng hóa trong thương mại. Chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa là thương nhân và các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân. * Chủ thể là thương nhân Theo quy định tại Điều 6 Luật thương mại thì “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh”. Thương nhân là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế). Đối với thương nhân Việt Nam, theo quy định của pháp luật, ta có thể nhận biết thương nhân qua một số đặc điểm sau: - Thứ nhất, thương nhân là người thực hiện hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời bao gồm các hoạt động mua bán, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác. Đây là đặc điểm cơ bản để nhận biết một người có phải là thương nhân hay không. - Thứ hai, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập. Có nghĩa là thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại cho chính mình, dưới danh nghĩa của mình và vì lợi ích của chính bản thân mình, tự mình quyết định thời gian làm việc và nội dung công việc, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. - Thứ ba, thương nhân phải thực hiện hoạt động thương mại một cách thường xuyên. Đó phải là những hoạt động thương mại mang tính nghề nghiệp của thương nhân. Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại đó một cách thường xuyên, liên tục, không gián đoạn. - Thứ tư, thương nhân phải có đăng kí kinh doanh. Đó là thủ tục bắt buộc đối với thương nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Sau khi đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm 1 quyền, cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, công nhận tư cách thương nhân của người đăng kí kinh doanh. Đối với thương nhân là pháp nhân, pháp luật yêu cầu pháp nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện do luật quy định (Điều 84 BLDS năm 2005). Đối với thương nhân là cá nhân, pháp luật yêu cầu phải từ 18 tuổi trở lên, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi đầy đủ. Cá nhân phải có đăng kí kinh doanh tại Phòng đăng kí kinh doanh cấp huyện (theo loại hình hộ kinh doanh) hoặc tại Phòng đăng kí kinh doanh cấp Tỉnh (theo loại hình DNTN). Đối với thương nhân nước ngoài (trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) thì theo quy định tại khoản 1 Điều 16 LTM quy định “thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận”. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về phía nước ngoài có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Khi tham gia hợp đồng các chủ thể phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Mỗi nước lại có quy định khác nhau về việc xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các chủ thể này. Ở Việt Nam, năng lực pháp luật của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Đối với pháp nhân, việc xác định quốc tịch của pháp nhân là rất quan trọng. Mỗi quốc gia lại quy định khác nhau về việc xác định quốc tịch của pháp nhân. Đối với Việt Nam, pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập trừ trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch tại Việt Nam thì được xác lập theo pháp luật Việt Nam (khoản 1 Điều 765BLDS). Trong trường hợp chủ thể nước ngoài là cá nhân hay pháp nhân Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài thì ngoài việc họ chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam còn phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại hoặc của Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết. * Chủ thể không phải là thương nhân. Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa. Hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích sinh lợi nhuận trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa phải tuân theo LTM khi chủ thể đó lựa chọn áp dụng LTM (khoản 3 Điều 1 LTM). Như vậy, chỉ những chủ thể có đủ các điều kiện như đã trình bày trên đây mới đủ điều kiện tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại. 3. Đại diện kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại. Người giao kết hợp đồng là người đại diện của các bên tham gia đàm phán và kí kết có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Một quan hệ hợp đồng không được xác lập 2 thông qua người đại diện hợp pháp của các chủ thể thì sẽ không có giá trị pháp lí ràng buộc giữa các bên. Đại diện kí kết hợp đồng phải là đại diện hợp pháp, có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. *Đại diện theo pháp luật Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (Điều 149 BLDS) Đối với chủ thể là pháp nhân, người đại diện theo pháp luật theo pháp luật là người đứng đầu pháp nhân theo quy định tại điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (khoản 4 Điều 150 BLDS). Tuy nhiên, trong quan hệ mua bán hàng hóa thương nhân là pháp nhân là chủ thể chủ yếu và thường xuyên của hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại dưới nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Để xác định ai là người đại diện theo pháp luật cần căn cứ vào các quy định cụ thể của pháp luật. Đối với thương nhân là pháp nhân thì đại diện kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường là Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc (nếu điều lệ công ty không có quy định khác). Nếu điều lệ công ty quy định về người đại diện theo pháp luật thì ngoài Giám đốc và Tổng Giám đốc thì Điều lệ công ty quy định người đại diện theo pháp luật là: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty ( Điều 67 Luật DN, đối với công ty TNHH một thành viên là tổ chức) hoặc Chủ tịch công ty 9Điều 74 Luật DN, đối với công ty TNHH một thành viên là cá nhân); tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty Hợp danh (Điều 137 Luật DN); Chủ tịch hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên (Điều 46 Luật DN); Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty Cổ phần (Điều 95 Luật DN). Đối với thương nhân là cá nhân thì người đại diện theo pháp luật được xác định tùy vào từng loại chủ thể: Đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật; đối với hộ kinh doanh cá thể, người đại diện theo pháp luật là chủ hộ; đối với tổ hợp tác, người đại diện theo pháp luật là tổ trưởng tổ hợp tác. * Đại diện theo ủy quyền Người đại diện theo pháp luật có thể ủy quyền cho người khác thay mình kí kết hợp đồng (trừ trường hợp pháp luật quy định họ phải tự xác lập giao dịch đó). Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản ghi rõ họ tên, chức vụ, người ủy quyền và đóng dấu (nếu là doanh nghiệp) hoặc xác nhận của cơ quan công chứng nhà nước (nếu là hộ kinh doanh cá thể tiểu chủ hoặc tổ hợp tác), ghi rõ họ tên, số chứng minh nhân dân, chức vụ, nơi làm việc của người ủy quyền cùng nội dung ủy quyền. Thực tiễn cho thấy, giấy giới thiệu công tác cũng được coi là giấy ủy quyền nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: Giấy giới thiệu do người đại diện hợp pháp kí tên, đóng dấu; nội dung ghi cụ thể, rõ ràng về việc kí kết hợp đồng. 3 Người được ủy quyền chỉ thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn ghi trong giấy ủy quyền, nếu vượt quá phạm vi ghi trong giấy ủy quyền hoặc khi giấy ủy quyền đã hết hạn thì người ủy quyền không phải chịu trách nhiệm về hành vi của người đã được ủy quyền thực hiện. Ta thấy rằng, chỉ những người có đủ các điều kiện như đã trình bày trên đây khi tham gia kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì hợp đồng đó mới có hiệu lục pháp luật. KẾT LUẬN Như vậy, trên đây chúng ta vừa tìm hiểu về chủ thể và đại diện kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại. Mong rằng với những gì đã trình bày cùng với những quy định quy định của pháp luật thì các thương nhân cũng như các tổ chức cá nhân chọn LTM để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa mà mình kí kết sẽ thực hiện đúng pháp luật để hợp đồng được thực hiện một cách tốt nhất. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan