Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Phân tích các quy định về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước tì...

Tài liệu Phân tích các quy định về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước tìm hiểu thực trạng năm 2012 và đề xuất pháp lý nhằm thực hiện tốt việc

.DOCX
14
144
144

Mô tả:

MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................................................................0 I. Mở bài:...............................................................................................................................................2 II. 1. Nội dung:........................................................................................................................................2 Các quy định của pháp luật hiện hành về công khai trong hoạt động NSNN:..........................2 1.1. Công khai tài chính đối với các cấp NSNN:.........................................................................2 1.2. Công khai tài chính đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước:............................................................................................................................................5 1.3. Công khai tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước:.........................................................7 1.4. Công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ:................................................................................................................................9 2. 1.5. Công khai tài chính với các quỹ có nguồn từ ngân sách Nhà nước..................................10 1.6. Xử lý vi phạm:......................................................................................................................11 Thực trạng về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước năm 2012:.................11 3. Đề xuất pháp lí:...............................................................................................................................12 III. Kết luận:.......................................................................................................................................13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................14 0 | Bà i t ậ p h ọ c k ì T à i c h í n h – H à T h ị D i ệ u 3 6 0 7 1 3 I. Mở bài: Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính; bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước là vô cùng thiết yếu, trong bài tập học kì này em xin trình bày hiểu biết của mình về đề tài “Phân tích các quy định về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước; tìm hiểu thực trạng năm 2012 và đề xuất pháp lý nhằm thực hiện tốt việc công khai hoạt động ngân sách nhà nước.” II. Nội dung: 1. Các quy định của pháp luật hiện hành về công khai trong hoạt động NSNN: Công khai tài chính được quy định cụ thể trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 192/2004/QĐ-TTg về ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân, trong đó có quy định cụ thể về các vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước. Cụ thể: 1.1. Công khai tài chính đối với các cấp NSNN: Việc công khai tài chính đối với các cấp NSNN được quy định phải công khai số liệu dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước, ngân sách trung ương hàng năm; số liệu dự toán, quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công khai chi tiết số liệu dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của các cấp chính quyền địa phương. Cụ thể: 1.1.1: Công khai số liệu dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước, ngân sách trung ương hàng năm; số liệu dự toán, quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: - Căn cứ vào các chỉ tiêu đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn tiến hành công khai chi tiết số liệu dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước gồm: + Dự toán, quyết toán thu ngân sách nhà nước; + Dự toán, quyết toán chi ngân sách nhà nước; + Dự toán, quyết toán cân đối thu, chi ngân sách, bội chi và nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. - Công khai chi tiết số liệu dự toán, quyết toán ngân sách trung ương, gồm: 1 | Bà i t ậ p h ọ c k ì T à i c h í n h – H à T h ị D i ệ u 3 6 0 7 1 3 + Dự toán, quyết toán ngân sách trung ương theo từng lĩnh vực đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn; + Tổng số và chi tiết dự toán ngân sách trung ương của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương theo từng lĩnh vực đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao; tổng số và chi tiết quyết toán ngân sách trung ương của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương theo từng lĩnh vực đã được Quốc hội phê chuẩn, trừ các tài liệu, số liệu quy định tại khoản 2 Điều 3 của Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân. + Dự toán, quyết toán số bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn, Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính thẩm định. - Công khai tỷ lệ phần trăm phân chia đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao. - Dự toán, quyết toán chi ngân sách trung ương cho các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao (đối với dự toán), Quốc hội phê chuẩn (đối với quyết toán). - Việc công khai các số liệu quy định tại Điều này do Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố bằng các hình thức: thông báo bằng văn bản cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phát hành ấn phẩm; đưa lên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính (địa chỉ: www.mof.gov.vn). hời điểm công khai: chậm nhất sau 60 ngày, kể từ ngày Quốc hội ban hành Nghị quyết về quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. 1.1.2. Công khai chi tiết số liệu dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của các cấp chính quyền địa phương - Công khai chi tiết số liệu dự toán, quyết toán ngân sách địa phương theo các chỉ tiêu đã được Hội đồng nhân dân quyết định, phê chuẩn, gồm: + Dự toán, quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; + Dự toán, quyết toán thu ngân sách địa phương; 2 | Bà i t ậ p h ọ c k ì T à i c h í n h – H à T h ị D i ệ u 3 6 0 7 1 3 + Dự toán, quyết toán chi ngân sách địa phương; + Riêng đối với ngân sách cấp xã, phải công khai dự toán, quyết toán chi tiết đến từng lĩnh vực thu và tỷ lệ phân chia nguồn thu được phân cấp, từng lĩnh vực chi, công khai chi tiết một số hoạt động tài chính khác của xã như: các quỹ công chuyên dùng, các hoạt động sự nghiệp,… - Công khai chi tiết số liệu dự toán, quyết toán ngân sách cấp mình, gồm: + Dự toán, quyết toán ngân sách cấp mình theo từng lĩnh vực đã được Hội đồng nhân dân quyết định, phê chuẩn; + Tổng số và chi tiết dự toán ngân sách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực đã được Hội đồng nhân dân quyết định, ủy ban nhân dân giao; tổng số và chi tiết quyết toán ngân sách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực đã được Hội đồng nhân dân phê chuẩn, trừ các tài liệu, số liệu quy định tại khoản 2 Điều 3 của Quy chế này. + Dự toán, quyết toán số bổ sung từ ngân sách cấp mình cho ngân sách cấp dưới đã được Hội đồng nhân dân quyết định, phê chuẩn, ủy ban nhân dân giao. - Công khai tỷ lệ phần trăm phân chia đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao. - Công khai dự toán ngân sách của từng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, trị trấn đã được Uỷ ban nhân dân cấp trên giao; quyết toán ngân sách của từng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, trị trấn đã được cơ quan tài chính cấp trên thẩm định. - Việc công khai các số liệu quy định tại Điều này do Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp công bố hàng năm. Hình thức: thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị thuộc ngân sách cấp mình, các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (đối với cấp tỉnh), xã, phường, thị trấn (đối với cấp huyện); phát hành ấn phẩm; đưa lên trang thông tin điện tử (ở những địa phương đã có trang thông tin điện tử). Riêng đối với cấp xã thực hiện bằng hình thức niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã; thông báo bằng văn bản cho Đảng ủy, các tổ chức chính trị - xã hội ở xã và trưởng các thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố; thông báo trên các phương tiện thông tin tuyên truyền ở cơ sở. Thời điểm công khai: Chậm nhất sau 60 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết về quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách. 3 | Bà i t ậ p h ọ c k ì T à i c h í n h – H à T h ị D i ệ u 3 6 0 7 1 3 1.1.3. Công khai số liệu ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện) và ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Nội dung công khai như các cấp trên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện công khai ngân sách hàng năm. Hình thức công khai: thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thuộc cấp huyện; phát hành ấn phẩm. Thời điểm công khai: Chậm nhất sau 60 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp huyện ban hành Nghị quyết về quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách. 1.1.4. Công khai số liệu ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã) và các hoạt động tài chính khác ở xã: Nội dung công khai như các cấp trên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện công khai ngân sách hàng năm Hình thức công khai: niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã ít nhất trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày niêm yết; thông báo bằng văn bản cho Đảng ủy, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và trưởng các thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc ở xã và tổ dân phố ở phường, thị trấn; thông báo trên hệ thống truyền thanh của cấp xã. Thời gian công khai: Chậm nhất sau 60 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành Nghị quyết về quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách và các hoạt động tài chính khác. 1.2. Công khai tài chính đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước: 1.2.1. Phạm vi áp dụng: Các dự án đầu tư và xây dựng có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đều phải thực hiện công khai tài chính, bao gồm các dự án được đầu tư 100% bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các dự án được hỗ trợ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 1.2.2. Đối tượng áp dụng: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (sau đây gọi chung là cơ quan cấp trên của chủ đầu tư), bao gồm: + Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cơ quan khác ở trung ương. + Các Tổng công ty nhà nước. 4 | Bà i t ậ p h ọ c k ì T à i c h í n h – H à T h ị D i ệ u 3 6 0 7 1 3 + Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. - Các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án (sau đây gọi chung là chủ đầu tư). 1.2.3. Các nội dung phải công khai tài chính: Hàng năm cơ quan cấp trên của chủ đầu tư phải thực hiện công khai tài chính các nội dung thuộc thẩm quyền như sau: - Tổng mức vốn đầu tư được Nhà nước giao theo kế hoạch trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và triển khai phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc cấp mình quản lý - Công khai kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Công khai số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của dự án - Công khai số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án đầu tư hoàn thành đã được cấp có đầu tư. thẩm quyền phê duyệt. Những nội dung trên phải được công khai chậm nhất là 30 ngày (trừ nội dung công khai về kết quả lựa chọn nhà thàu phải được thực hiện chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày có kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt), kể từ ngày ký quyết định phân bổ, điều hòa, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư, ký gửi báo cáo quyết toán niên độ ngân sách và ký quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành . Hình thức công khai: Niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan và công bố trong hội nghị cơ quan. Các chủ đầu tư phải thực hiện công khai tài chính các nội dung thuộc quyền quản lý như sau: - Tổng mức vốn đầu tư, tổng dự toán được duyệt của từng dự án đầu tư. - Kế hoạch vốn đầu tư (kể cả điều hòa, điều chỉnh, bổ sung) được cơ quan cấp trên của chủ đầu tư giao trong năm cho từng dự án đầu tư. - Kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng dự án - Số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của từng dự án. Đối với dự án có có yêu cầu kiểm toán thì phải công khai kết quả kiểm toán chi tiêu hàng năm. - Số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê - Thời điểm công khai: Các nội dung trên phải được công khai chậm nhất là 30 ngày duyệt. (trừ kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thực hiện chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày có kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt) kể từ ngày dự án đầu tư và quyết toán vốn vốn đầu tư được 5 | Bà i t ậ p h ọ c k ì T à i c h í n h – H à T h ị D i ệ u 3 6 0 7 1 3 cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt, riêng số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của từng dự án là sau khi chủ đầu tư lập, gửi báo cáo tài chính năm theo chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư. - Hình thức công khai: Niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan và công bố trong hội nghị của cơ quan đơn vị. 1.3. Công khai tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước: Nhằm đảm bảo minh bạch tình hình tài chính của Công ty nhà nước, số liệu thông tin trung thực, khách quan. Phát hiện kịp thời hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, chế độ kế toán của doanh nghiệp. Thực hiện đúng đắn quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động trong việc thực hiện dân chủ ở công ty nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước, là căn cứ để các nhà đầu tư trong và ngoài nước nghiên cứu và quyết định việc đầu tư vào doanh nghiệp; các chủ nợ có thông tin để giám sát đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiêp. Hoạt động công khai tài chính của doanh nghiệp nhà nước diễn ra công khai, minh bạch. 1.3.1. Đối tượng, phạm vi áp dụng. - Doanh nghiệp nhà nước phải công khai tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: a) Tổng công ty nhà nước, Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty nhà nước. b) Công ty nhà nước độc lập. c) Công ty cổ phần nhà nước. d) Công ty có cổ phần hoặc có vốn góp chi phối của Nhà nước. e) Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) nhà nước một thành viên. f) Công ty TNHH nhà nước có hai thành viên trở lên. - Đối tượng doanh nghiệp nhà nước không áp dụng: Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. 1.3.2. Nội dung công khai tài chính. - Nội dung công khai tài chính đối với doanh nghiệp theo quy định tại Điều 12 Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ như sau: a) Đối tượng tiếp nhận thông tin công khai tài chính là cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng được nhận báo cáo tài chính, chủ sở hữu doanh nghiệp: Các doanh nghiệp thực hiện công khai các nội dung thông tin tài chính tại hệ thống báo cáo tài chính hàng năm, bao gồm các thông tin về tài sản, tiền vốn, kết quả sản xuất kinh doanh, 6 | Bà i t ậ p h ọ c k ì T à i c h í n h – H à T h ị D i ệ u 3 6 0 7 1 3 tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, lưu chuyển tiền tệ và thông tin thuyết minh về báo cáo tài chính. b) Đối tượng tiếp nhận là người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, Đảng và các đối tượng khác. Các doanh nghiệp thực hiện công khai các nội dung thông tin tài chính về: tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, việc trích lập sử dụng các quỹ doanh nghiệp, các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp, các khoản thu nhập và thu nhập bình quân của người lao động, số vốn góp và hiệu quả góp vốn của nhà nước tại doanh nghiệp. Riêng đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thực hiện công khai tài chính theo các nội dung về: tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp, số vốn góp và hiệu quả góp vốn của nhà nước tại doanh nghiệp. - Các hình thức công khai: + Đối với cơ quan nhà nước; chủ sở hữu công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước từ một thành viên trở lên, công ty cổ phần nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty nhà nước: việc công khai tài chính được thực hịên theo hình thức gửi báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán hiện hành. + Các cổ đông, người góp vốn ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: việc công khai và tiếp nhận thông tin tài chính được thực hiện theo hình thức cổ đông hoặc người góp vốn thông qua báo cáo tài chính tại đại hội Đại hội đồng cổ đông hoặc tại hội nghị thành viên. + Đối với người lao động trong doanh nghiệp và các đối tượng khác: Doanh nghiệp được chủ động lựa chọn các hình thức công khai tài chính theo các cách sau: phát hành ấn phẩm; niêm yết tại doanh nghiệp; công bố trong hội nghị cán bộ, công nhân, viên chức của doanh nghiệp. - Thời điểm công khai tài chính đối với các công ty nhà nước quy định tại Điều 13 của Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ (chậm nhất trong vòng 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính). 1.4. Công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ: Các đơn vị dự toán NSNN có trách nhiệm công khai phân bổ dự toán ngân sách hàng năm, quyết toán NSNN. Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên công bố công khai: - Dự toán thu - chi NSNN, kể cả phần điều chỉnh giảm hoặc bổ sung (nếu có) được cấp có thẩm quyền giao; nguồn kinh phí khác và phân bổ cho các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc 7 | Bà i t ậ p h ọ c k ì T à i c h í n h – H à T h ị D i ệ u 3 6 0 7 1 3 (trong đó có dự toán của đơn vị mình trực tiếp sử dụng), các đơn vị được ủy quyền (phần kinh phí ủy quyền - nếu có). - Quyết toán kinh phí NSNN, kinh phí khác. Và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị (thời gian niêm yết ít nhất là 90 ngày, kể từ ngày niêm yết); đồng thời thông báo bằng văn bản cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc và các đơn vị được ủy quyền (nếu có), chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm (nếu có) hoặc từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí NSNN cũng công bố công khai dự toán thu – chi NSNN, kể cả phần điều chỉnh giảm hoặc bổ sung (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền giao và nguồn kinh phí khác và công khai quyết toán một số nội dung chi chủ yếu như chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi sửa chữa lớn TSCĐ, chi hội nghị. Những nội dung này phải được niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị (thời gian niêm yết ít nhất là 90 ngày, kể từ ngày niêm yết); đồng thời công bố trong hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị, chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm (nếu có) hoặc kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Với các tổ chức được NSNN hỗ trợ, những đơn vị này phải công khai phân bổ dự toán kinh phí NSNN hỗ trợ và quyết toán NSNN hỗ trợ. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai ngân sách thuộc về thủ trưởng tổ chức đó. Những nội dung này phải được niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị (thời gian niêm yết ít nhất là 90 ngày, kể từ ngày niêm yết); đồng thời thông báo bằng văn bản cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm hoặc từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt 1.5. Công khai tài chính với các quỹ có nguồn từ ngân sách Nhà nước Các quỹ có nguồn từ NSNN cũng là một đối tượng rất cần sự công khai, minh bạch về tài chính. Các quỹ này được thành lập và hoạt động trên cơ sở nguồn vốn do NSNN cấp nhằm thực hiện một nhiệm vụ nhất định, thường là những nhiệm vụ mang ý nghĩa xã hội, cộng đồng. Việc công khai minh bạch đảm bảo những quỹ này sử dụng nguồn vốn trên một cách có hiệu quả, tránh tình trạng bưng bít thông tin, trục lợi, tham nhũng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các quỹ do NSNN cấp toàn bộ vốn điều lệ, cấp một phần vốn điều lệ hoặc cấp hỗ trợ nguồn kinh phí hàng năm để thực hiện nhiệm vụ được giao; Các quỹ được hình thành và sử dụng theo các mục tiêu của Nhà nước; Các quỹ mang tính 8 | Bà i t ậ p h ọ c k ì T à i c h í n h – H à T h ị D i ệ u 3 6 0 7 1 3 chất bảo hiểm bắt buộc (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) và các quỹ khác có nguồn từ NSNN đều phải công khai tài chính. Nội dung công khai bao gồm: - Các văn bản về Điều lệ tổ chức và hoạt động; quy trình nghiệp vụ; quy chế tài chính; các điều kiện, tiêu chuẩn, quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng được vay hoặc tài trợ. Những nội dung này phải được công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có). - Kế hoạch tài chính hàng năm, trong đó có chi tiết các khoản thu, chi có quan hệ với NSNN. Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kế hoạch tài chính năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ thể có thẩm quyền phải thực hiện việc công khai tài chính theo những hình thức mà pháp luật quy định. - Kết quả hoạt động và tài trợ (bao gồm cả cho vay và cấp không thu hồi) của quỹ và quyết toán tài chính năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc công khai tài chính phải được tiến hành chậm nhất là 120 ngày sau khi năm dương lịch kết thúc. Công tác công khai tài chính sẽ do Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) quỹ chịu trách nhiệm, và được thực hiện dưới các hình thức như phát hành các ấn phẩm của quỹ (báo cáo thường niên, in thành tài liệu); niêm yết bằng văn bản tại trụ sở chính của quỹ và các đơn vị trực thuộc và công bố công khai trong hội nghị cán bộ, công nhân, viên chức của quỹ. Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc); người có trách nhiệm quản lý quỹ; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn có tổ chức huy động đóng góp của nhân dân cho đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng, chủ tịch Hội đồng xét thầu có trách nhiệm trả lời chất vấn về các nội dung công khai. Việc trả lời chất vấn phải được thực hiện bằng văn bản và gửi tới người chất vấn. Thời gian trả lời chất vấn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận chất vấn. Trong trường hợp nội dung chất vấn phức tạp thì phải có giấy hẹn và trả lời chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày nhận được chất vấn. 1.6. Xử lý vi phạm: Theo quy định của pháp luật hiện hành, những hành vi sau bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về công khai tài chính: - Công khai không đầy đủ nội dung, hình thức, thời gian quy định. - Công khai số liệu sai sự thật; - Công khai những số liệu thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật. - Không thực hiện báo cáo hoặc báo cáo chậm thời gian, báo cáo sai sự thật. Tổ chức, đơn vị, cá nhân vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ mà xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất của công chức; xử phạt hành chính 9 | Bà i t ậ p h ọ c k ì T à i c h í n h – H à T h ị D i ệ u 3 6 0 7 1 3 đối với vi phạm về báo cáo và công khai tài chính theo quy định tại Nghị định số 185/2004/NĐCP ngày 4/11/2004 của Chính phủ về xử lý phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, Thông tư số 120/2004/TT-BTC ngày 15/12/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 2. Thực trạng về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước năm - Về phân định rõ vai trò và quyền hạn: Luật Ngân sách nhà nước đã phân định rõ 2012: vai trò, quyền hạn giữa Quốc hội và HĐND các cấp; quy định rõ, công khai, minh bạch việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; quy định rõ trách nhiệm và nâng cao quyền chủ động, trách nhiệm quản lý, sử dụng ngân sách của các bộ, địa phương, đơn vị sử dụng ngân sách. - Công khai thông tin: Công bố công khai số liệu thu, chi NSNN được thực hiện một cách hiệu quả tòn năm 2012. Năm 2012 được đánh giá là một trong những năm mà nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) gặp nhiều khó khăn nhất. Tính đến 31/12/2012, tổng thu NSNN cả nước đạt 741.500 tỷ đồng, tức vượt 1.000 tỷ đồng so với dự toán kế hoạch là 740.500 tỷ đồng. Thu từ dầu thô ước đạt ước đạt 128,7% so với dự toán - tăng 1,6% so với thực hiện năm 2011, đạt khoảng 112.000 tỷ đồng. Thu NSNN từ các hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa ước đạt 467.200 tỷ đồng, đạt 96,4 % dự toán và tăng 10,7 % so với số thực hiện năm 2011. Tuy nhiên, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu theo ước tính chỉ đạt khoảng 82 % dự toán và thu từ đất đai ước tính chỉ đạt hơn 65 % dự toán thu. Số thu này cũng phản ánh đúng tình trạng kinh tế năm 2012. Tình trạng “đóng băng” của thị trường bất động sản đã tác động mạnh đến thu NSNN từ đất đai, đặc biệt là thu ở các địa phương có số thu từ đất đai lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Hầu hết các địa phương đều không đạt dự toán thu NSNN từ đất như Đà Nẵng năm 2012 chỉ đạt 37,1% dự toán thu từ đất. Việc công khai quy trình ngân sách, công khai dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách, công khai kết quả kiểm toán ngân sách hàng năm cũng được đẩy mạnh. Dự toán ngân sách được công khai từ các định hướng chính sách ngân sách của Nhà nước đối với năm lập dự toán ngân sách; công khai số liệu dự toán sau khi được Quốc hội và HĐND các cấp phê duyệt. 10 | Bà i t ậ p h ọ c k ì T à i c h í n h – H à T h ị D i ệ u 3 6 0 7 1 3 Với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, nhân dân có thể dễ dàng tiếp cận được với những nội dung công khai ngân sách của các cấp ngân sách được in thành ấn phẩm hoặc đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên chính những trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, của các tỉnh thành phố, trực thuộc trung ương,… Tuy nhiên, công tác công khai ngân sách vẫn còn nhiều những bất cập, đòi hỏi phải có sự thay đổi kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của việc công khai ngân sách. Hạn chế chủ yếu vẫn là các số liệu thống kê, công khai còn hạn chế. Hiện nay, các quy định của pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc quy định về nội dung công khai, đối tượng công khai, trách nhiệm công khai, thời hạn và hình thức công khai mà chưa chú trọng đến chất lượng của công khai. Điều này dẫn đến tình trạng các đối tượng, mặc dù không công khai số liệu sai sự thật do đã có chế tài xử lý với hành vi này, nhưng lại công khai những số liệu chung chung, chưa cụ thể, nhiều số liệu còn nhập nhằng. Công tác công khai ngân sách mới chỉ dừng lại ở việc công khai số liệu mà chưa gắn với việc kiểm tra, thanh tra, chất vấn, làm rõ những số liệu chưa rõ ràng, phát hiện những sai phạm và xử lí theo các quy định của pháp luật. 3. Đề xuất pháp lí: - Tăng cường đưa vấn đề công khai, minh bạch trở thành một nguyên tắc chung cho hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị, chỉ trừ những nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước Công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện cho mọi người dân cũng như toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. Với việc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, người dân sẽ dễ dàng ý thức được các quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện theo các quy định của pháp luật, đồng thời cũng đòi hỏi cơ quan nhà nước và các cán bộ, công chức nhà nước thực hiện các quy định của pháp luật. Công khai, minh bạch sẽ làm cho các công chức nhà nước có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định. Bởi vì, mọi hành vi vi phạm, phiền hà sách nhiễu hay lợi dụng chức trách tư lợi đều có thể bị phát hiện và xử lý. - Cơ chế luật pháp cần phải hướng tới việc điều chỉnh việc chi tiêu, mua sắm của Chính phủ. Những vấn đề cần lưu tâm là: Chính phủ phân bổ các nguồn lực như thế nào; cơ chế đầu tư của chi tiêu công; sau khi đầu tư, mua sắm tài sản đó thuộc về ai, ai sử dụng? Cần kiểm tra, kiểm soát tài sản quốc gia, kể cả tài sản định lượng được và tài sản không định lượng được. Việc nâng cao chất lượng chi tiêu của Chính phủ sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng hoạt động tài chính, ngân sách, tạo dựng và củng cố lòng tin của nhân dân. - Cần gắn chặt công tác công khai hoạt động ngân sách với hoạt động chất vấn, kiểm tra, giám sát, để tăng cường hiệu quả thực tế của công tác công khai ngân sách. 11 | Bà i t ậ p h ọ c k ì T à i c h í n h – H à T h ị D i ệ u 3 6 0 7 1 3 - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng quy chế công khai tài chính – ngân sách trong các tầng lớp nhân dân để người dân hiểu biết về tình hình công khai ở địa phương, từ đó thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát trong quá trình sử dụng ngân sách nhà nước… III. Kết luận: Công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước là điều cần thiết. Vừa làm cho các công chức nhà nước có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định, vừa làm cho người dân sẽ dễ dàng ý thức được các quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện theo các quy định của pháp luật 12 | Bà i t ậ p h ọ c k ì T à i c h í n h – H à T h ị D i ệ u 3 6 0 7 1 3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tư số 10/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 2/2/2005. Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước 2. Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 6/1/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính 3. Thông tư số 29/2005/TT-BTC ngày 14/4/2005 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn Quy chế công khai tài chính của doanh nghiệp nhà nước 4. Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân 13 | Bà i t ậ p h ọ c k ì T à i c h í n h – H à T h ị D i ệ u 3 6 0 7 1 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan