Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân loại văn học theo chức năng...

Tài liệu Phân loại văn học theo chức năng

.PDF
238
5
111

Mô tả:

LÂM QUANG VINH PHÂN LOẠI VĂN HỌC THEO CHỨC NĂNG LUẬN ÁN PHÓ TIẾN Sĩ KHOA HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 1996 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÂM QUANG VINH PHÂN LOẠI VĂN HỌC THEO CHỨC NĂNG Chuyên ngành: Lý thuyết và lịch sử văn học Mã số: 5. 04. 01 LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Cố vấn khoa học: Giáo sư Lê Đình Kỵ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 1996 MỤC LỤC DẪN LUẬN ................................................................................................................... 8 I. Mục tiêu – đối tƣợng – phƣơng pháp nghiên cứu .................................................. 8 1. Lý do chọn đề tài - mục tiêu đối tƣợng nghiên cứu ........................................... 8 2 . Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 19 3. Những đóng góp mới của đề tài ....................................................................... 23 II. Về việc nghiên cứu hình thái học của văn học nghệ thuật .................................. 27 III. Tình hình phân loại văn học nghệ thuật theo tiêu chí chức năng và vấn đề phân chia văn học nghệ thuật thành hai hệ thống ......................................................................... 32 1. Trong nghiên cứu mỹ học và nghệ thuật ......................................................... 33 2. Trong nghiên cứu văn học ............................................................................... 40 3. Trong lý luận văn học và ngữ học ................................................................... 49 CHƢƠNG I: VẤN ĐỀ CHỨC NĂNG VÀ TÌNH HÌNH PHÂN LOẠI VĂN HỌC THEO CHỨC NĂNG .............................................................................................................. 51 I. Chức năng là gì? Quan hệ giữa đặc trƣng – chức năng nghệ thuật và sự phân loại nghệ thuật ............................................................................................................................. 51 1. Chức năng là gì? Chức năng vốn có và chức năng cần có. Quan hệ giữa chức năng nghệ thuật và vấn đề đặc trƣng bản chất của nghệ thuật ......................................... 52 2. Chức năng là tiền đề, loại thể là hệ quả. .......................................................... 55 II. Tìm chức năng khách quan của nghệ thuật – những thu hoạch và nhận định..... 59 1. Ba mƣơi năm công cuộc kiếm tìm chức năng khách quan của nghệ thuật ...... 59 2. Vậy chức năng là ở đâu? .................................................................................. 64 III. Ba bậc thang thẩm mỹ hóa và sự phân cực về chức năng. ................................ 65 1. Từ cái đẹp – phi nghệ thuật đến nghệ thuật đơn tính: ba bậc thang thẩm mỹ hóa. ................................................................................................................................... 67 2. Sự phân cực về chức năng: chức năng phỉ nghệ thuật và chức năng nghệ thuật .......................................................................................................................................... 69 3 3. Về tính chất "quang phổ" của chức năng và loại thể trong quá trình phân cực, với sự không dứt khoát của những vùng giáp ranh .......................................................... 76 CHƢƠNG II: CHỨC NĂNG THẨM MỸ - PHI NGHỆ THUẬT .............................. 80 I. Nghệ thuật và phi nghệ thuật – tính thống nhất và sự phân biệt chức năng ......... 80 1. Trƣờng thẩm mỹ - phi nghệ thuật, cái nôi nuôi dƣỡng những hình thức nghệ thuật đầu tiên. ................................................................................................................... 81 2. Khoa học và nghệ thuật - vấn đề Anhxtanh - Đôstôiepxki: ............................. 84 II. Tính tạo hình và biểu hiện trong văn bản khoa học chính luận và nghệ thuật .... 87 1. Hình tƣợng trong văn bản khoa học và hình tƣợng trong văn bản nghệ thuật. Tƣ duy tạo hình phi nghệ thuật và tƣ duy tạo hình nghệ thuật. ....................................... 87 2. Hai cực văn sử - từ Aritxtốt, Hêgel, đến lý luận hiện đại ................................ 90 3. Hai cực văn - triết, tƣ duy luận lý và tƣ duy trữ tình nghệ thuật...................... 99 CHƢƠNG III: CHỨC NĂNG THẨM MỸ - NGHỆ THUẬT .................................. 104 I. Đối tƣợng ƣu tiên khi tìm đến đặc trƣng nghệ thuật .......................................... 104 1. Tìm một thƣớc đo .......................................................................................... 104 2. Đặc trƣng - nghiêng về chủ thể - Chủ thể là ai ? ........................................... 105 3. Hình mẫu: từ âm nhạc và thơ ......................................................................... 113 II. Những quy luật đặc trƣng và cơ chế của tâm lý sáng tạo.................................. 116 1. Quy luật chủ thể hóa nghệ thuật .................................................................... 121 2. Quy luật tình cảm - cảm xúc .......................................................................... 133 3. Quy luật tƣởng tƣợng - hƣ cấu ....................................................................... 147 4 III. Đặc trƣng về cấu trúc của tác phẩm nghệ thuật đơn tính ................................. 151 1. Từ cấu trúc của "tế bào" hình tƣợng .............................................................. 151 2. Tác phẩm NTĐT - một chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn, hài hòa. .................. 153 BẢNG PHÂN LOẠI VĂN HỌC ĐƠN TÍNH .................................................. 158 CHƢƠNG IV: CHỨC NĂNG THẨM MỸ - TIỀN NGHỆ THUẬT ........................ 159 I. Nghệ thuật lƣỡng tính và văn học lƣỡng tính ..................................................... 159 1. Suy từ nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật "kiến trúc tính" ............................ 159 2. Sự ra đời của các hình thức văn học lƣỡng tính đầu tiên : Văn học dân gian 162 3. Sự ra đời của các hình thức văn học lƣỡng tính trong văn học viết ............... 166 II. Những đặc trƣng cơ bản của văn học nghệ thuật lƣỡng tính ............................ 168 1. Những đặc trƣng về chức năng, về sự sinh thành, sự vận động của những tác phẩm văn học nghệ thuật ứng dụng - lƣỡng tính ........................................................... 168 2. Sự tuân thủ một phần những quy luật của sáng tạo nghệ thuật: .................... 188 III. Đặc trƣng về cấu trúc của tác phẩm nghệ thuật lƣỡng tính ............................. 199 1. Quan niệm của Hêgel về cấu trúc của nghệ thuật tƣợng trƣng ...................... 199 2. Những đặc trƣng về cấu trúc của tác phẩm văn học nghệ thuật lƣỡng tính. .. 202 PHÂN LOẠI TÁC PHẨM VĂN HỌC LƢỠNG TÍNH ............................................ 215  Vấn đề phân loại và tìm đặc điểm của các thể ký văn học ................................. 215  Bảng phân loại văn học lƣỡng tính ..................................................................... 217 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 218 Biện chứng – lịch sử của những hình thức loại hình loại thể văn học nghệ thuật 218 Bảng phân loại văn học .......................................................................................... 222 PHỤ LỤC (1, 2, 3, 4) ................................................................................................. 223 THƢ MỤC ................................................................................................................. 231 5 PHÀM LỆ Đề tài luận văn có vận dụng cơ sở mỹ học, sẽ gặp những thuật ngữ, khái niệm mỹ học và nghệ thuật chƣa đƣợc sử dụng một cách chuẩn xác và ổn định trong tiếng Việt, mong đƣợc sự quan tâm và tạm thời đồng tình, thông cảm với cách dùng của tác giả nhƣ sau : 1. Các thuật ngữ - khái niệm đã có sẵn nhưng chưa phổ biến nay đề nghị dùng một cách phổ biến : • Thuật ngữ nghệ thuật ứng dụng (Pháp : art appliqué, Nga : prêklađnôê ix kuxtơvô) ở Việt Nam còn dịch : NT thực dụng, NT thực hành. - dùng phổ biến để chỉ các nghệ thuật thủ công, mỹ nghệ, mỹ thuật công nghiệp (còn gọi mỹ thuật ứng dụng). - mới đƣợc dùng gần đây trong văn học : Văn học ứng dụng (Từ điển bách khoa Liên Xô), thơ ứng dụng (R. Giacôpxơn, và các tác giả khác), có ý nghĩa tƣơng tự nhƣ thơ minh họa. - nay đề nghị dùng phổ biến cho tất cả các nghệ thuật, kể cả văn học khi gặp các thể loại mang tính chất "ứng dụng". • Cặp khái niệm nghệ thuật hai chức năng, nghệ thuật một chức năng: hai chức năng chỉ các nghệ thuật ứng dụng vừa có chức năng ứng dụng (utilitaire) vừa có chức năng thẩm mỹ - nghệ thuật. Một chức năng, chức năng thẩm mỹ - nghệ thuật. Theo Hêgel, trƣờng hợp thứ nhất, "nghệ thuật" hiểu theo nghĩa hẹp, trƣờng hợp thứ hai hiểu theo nghĩa đầy đủ của từ "nghệ thuật". - cũng nhƣ trên, nay đề nghị dùng cặp khái niệm này một cách phổ biến cho mọi nghệ thuật khi ở đó có các thể loại mang tính ứng dụng, kể cả văn học, để chia văn học nghệ thuật thành hai hệ thống (xin xem mục III, phần Dẫn luận). 2. Cải biên cách gọi một số từ và thuật ngữ để khỏi bị hiểu nhầm : • cái đẹp và cái có ích (P : utilité, N : pôleznơx ở Việt Nam đã dịch:cái có ích, cái vụ lợi cái vị lợi, cái ích dụng). Đề nghị dùng từ ích dụng, tƣơng đối sát nghĩa và ít bị hiểu nhầm (các từ "vụ lợi", "vị lợi" trong tiếng Việt còn có ý nghĩa tiêu cực về đạo đức). • đổi chức năng thành tính năng (trong trƣờng hợp của cặp khái niệm NT một chức năng, hai chức năng). Các tài liệu lý luận văn học của Việt Nam đang dùng "chức năng văn học" nhƣ một thuật ngữ ổn định, khác với cặp khái niệm chức năng trên. Do đó đổi cặp trên thành tính năng để tiện hiểu theo nghĩa riêng: tính ích dụng, tính thẩm mỹ. Hơn nữa, dùng tính năng có lợi thế khi gọi tên: 6 NT đơn tính, (một tính năng) NT lưỡng tính (hai tính năng), thế "lƣỡng phân" trong mỗi nghệ thuật, mỗi tƣ duy sáng tác của nghệ sĩ , cũng dùng theo ý nghĩa này. • NT thuần túy, đổi thành NT thuần nhất : đây là loại nghệ thuật một tính năng, không mang ý nghĩa ứng dụng (thơ trữ tình khác với thơ tuyên truyền, quảng cáo, minh họa) Nhƣng trong tiếng Việt "nghệ thuật thuần túy" còn có ý nghĩa xấu (Từ điển thuật ngữ văn học của Nxb Giáo dục đã định nghĩa "NT vị NT còn gọi là nghệ thuật thuần túy" (tr 139 ). Vậy xin đổi "thuần túy" thành "thuần nhất" vì nó chỉ có thuần một tính năng, một chức năng thẩm mỹnghệ thuật. 3. Trả lại cho từ ngữ mỹ học ý nghĩa đích thực của nó: đó là trƣờng hợp "tính minh họa", là một thao tác kỹ thuật và nghệ thuật thông thƣờng, rất phổ biến khi ngƣời ta dùng nghệ thuật để minh họa cho những tƣ tƣởng triết lý, chính trị, đạo đức (xem mục ra, 2, chƣơng IV). Nhƣng trong đời sống văn học, từ này bị dùng để chỉ những tác phẩm sáng tác bị ép buộc minh họa cho một đƣờng lối chính sách nào đó, ngƣời sáng tác không tự nguyện. Ngay Từ điển thuật ngữ văn học cũng định nghĩa: "Tính minh họa hạ thấp phẩm chất tƣ tƣởng và nghệ thuật của văn học, tạo ra thế phẩm của văn học" (tr 237). Trên thực tế, sáng tác minh họa là một bộ phận của nghệ thuật lƣỡng tính, một hiện tƣợng sáng các có tính phổ biến và tự nhiên (bị ép buộc, áp đặt, chỉ là hiện tƣợng cụ thể, không dân chủ ƣong quan hệ, không liên quan đến nghệ thuật minh họa). 4. Các từ ngữ thường được sử dụng chung cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khi dùng vào sáng tạo thẩm mỹ và nghệ thuật phải kèm theo tính từ thẩm mỹ, nghệ thuật phía sau, hoặc hiểu ngầm là có kèm theo những tính từ đó. Thí dụ : chủ thể, khách thể, tình cảm, cảm xúc, tƣởng tƣợng... và ngay cả hình tƣợng, điển hình, hƣ cấu.. đều có thể sử dụng cho triết học, tâm lý đạo đức và các khoa học khác nói chung. Có những cuộc tranh luận (nhƣ cuộc tranh luận về "hƣ cấu" trong thể kỷ) kéo dài, chỉ vì khái niệm đó có nghĩa rộng, có thể hiểu nhiều cách (xem mục II, 2, chƣơng IV). Vậy xin thông cảm với cách phân thang, chia quang phổ cho thống khái niệm trong luận văn này : hình tƣợng - phi nghệ thuật, hình tƣợng - tiền nghệ thuật, hình tƣợng - nghệ thuật v.v... 7 DẪN LUẬN I. Mục tiêu – đối tượng – phương pháp nghiên cứu 1. Lý do chọn đề tài - mục tiêu đối tượng nghiên cứu 1.1. Lý do chọn đề tài Lý luận văn học với tính cách là một hệ thống lý thuyết trong khoa văn học, luôn tìm cách trả lời những câu hỏi của đời sống văn học. Sáng tác và tiếp nhận, nghiên cứu và phê bình, giảng dạy và giáo dục, sƣu tầm, xuất bản v.v... đó là những mặt hoạt động của đời sống văn học, luôn luôn sôi động và luôn đòi hỏi ở lý luận. Nhƣng đời sống văn học thì phong phú, nhƣ "cây đời xanh tƣơi"', còn lý luận dù không là "màu xám", cũng chƣa bao giờ xanh kịp màu xanh của đời sống văn học. Có những vấn đề đƣợc khẳng định về mặt lý luận ở nơi này, lại nảy sinh ra những ngoại lệ, những bổ sung ở nơi khác. Có những vấn đề lý luận đã từng đặt ra rất sớm, nhƣng cho đến nay vẫn chƣa đƣợc giải quyết thỏa đáng. Loại thề văn học và những ngọn nguồn của sự phân loại văn học là một trong những vấn đề nhƣ vậy. Từ vài nghìn năm trƣớc, trên mảnh đất phát đạt của các loại thơ ca và bi kịch ở cổ Hy Lạp, Platôn và Aritxtôt đã chia văn học thành ba thể tự sự, trữ tình, kịch. Bảng phân loại với ba phạm trù loại thể đó đã đứng vững nhƣ một thế chân vạc suốt hai nghìn năm, đến nay vẫn chƣa có bảng phân loại nào thay thế đƣợc. Có chăng chỉ là sự bổ sung, nhƣng không thật cơ bản, không thay đổi đƣợc bộ ba chân kiềng của bảng phân loại này. Tự sự, trữ tình và kịch là ba phƣơng thức của hoạt động sáng tác văn học. Hai loại tự sự và trữ tình thích ứng với hai đặc điểm của tƣ duy và năng khiếu văn học. Dù ở thời nào, phƣơng đông hay phƣơng tây, tên gọi dù khác nhau. nhƣng cũng không có hoạt động văn học ở ngoài hai phƣơng thức đó. Lý luận 8 văn học với những lý thuyết về loại thể cũng lấy đó làm gốc. Tuy nhiên, bảng phân loại văn học không phải đến đó đã xong. Ngôn ngữ, công cu giao tế xã hội, đồng thời là phƣơng tiện sáng tác văn học, với tính đa năng đa dụng, nó không ngừng đáp ứng những nhu cầu thông tin, giao lƣu,-những nhu cầu sáng tạo của con ngƣời. Sự trao đổi, truyền bá tƣ tƣởng, kinh nghiệm và tri thức đòi hỏi sử dụng ngôn ngữ biểu cảm, đòi hỏi văn bản phải đƣợc thẩm mỹ hóa và nghệ thuật hóa. Do đó mới có hiện tƣợng văn sử bất phân, văn triết bất phân, và xuất hiện xung quanh những thơ, truyện nghệ thuật là các loại tác phẩm nửa văn, nửa sử, nửa văn nửa triếtt. Vì ai cấm chợ, ngăn sông, Để cho rứt nẻo quan thông đôi nhà Câu thơ trên lại thuộc về một cuốn sử (Đại Nam quốc sử diễn ca)." Dù cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa..." Lời văn này lại thuộc về một bản văn chính trị (Hịch tướng sĩ). Loại "văn sử bất phân" có cả một kho tàng hết sức phong phú, trên thế giới cũng nhƣ ở nƣớc ta. Trung Hoa có Sử ký Tƣ Mã Thiên, Hy Lạp có những tác phẩm của Hêrôđốt. Việt Nam có Thiên Nam ngữ lục, Hoàng Lê nhất thống chí Đại Nam quốc sử diễn ca. Loại "văn ƣiết bất phân", không chỉ triết mà tƣ tƣởng nói chung, là những bài ƣong tứ thƣ ngũ kinh của Trung Quốc, những bài thơ triết học của Empêđôclơ, những bài đối thoại triết học của Xôcơrát ở Hy Lạp Ở nƣớc ta. từ các sách vỡ lòng chữ nho thời xƣa (Nhất thiên tự, Tam thiên tự...) đến những bài chiếu, hịch, cáo... Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo) Chƣa nói trong kho tàng văn học dân gian cũng có đủ các hình thức kết hợp này. Sự xuất hiện loại văn phẩm nói trên trong thời cổ đại và trung đại là một tất yếu do tình trạng nguyên hợp của các hệ ý thức và sinh hoạt tinh thần thời 9 đó. Nhƣng trong các thời đại sau, đến những ngày hôm nay, vẫn còn sản sinh ra nó, lại là một tất yếu khác : do chức năng xã hội của văn bản đòi hỏi phải có tác động truyền cảm tới ngƣời nghe, ngƣời đọc, đồng thời có sự tuân thủ một quy luật sáng tạo tất yếu : quy luật của cái đẹp. Trƣớc thực tế đó, trong các công trình văn học sử từ Á sang Âu, các nhà nghiên cứu đã đƣa vào không chỉ những thơ truyện nghệ thuật, mà còn những văn phẩm loại đó. Và đến lƣợt các nhà lý luận văn học, phải thêm vào bên cạnh bộ ba các loại thơ, truyện, kịch, còn có ký và luận. Việc đó càng góp phần tao ra những cuộc tranh luận liên miên về học thuật, cho đến tận những ngày hôm nay, xung quanh câu hỏi : "Văn học là gì?", cũng có nghĩa là " Phạm vi của văn học là ở đâu?". Ngay trang đầu cuốn Nghệ thuật thơ ca, một công trình mỹ học và lý luận văn học sớm nhát của loài ngƣời, nơi phát biểu luận điếm về ba loại thể văn học nói trên, Arítxtốt đã nêu ra vấn đề về hai thứ văn học và yêu cầu phân biệt. Ông nói : "Nếu như có người viết một bài nói về y học hoặc vật lý học bằng cách luật, thì theo thói quen, người tã sẽ gọi tác giả là nhà thơ, trong khi đó giữa Hômerơ và Empêđôclơ ngoài cách luật ra thì chẳng ai có cái gì chung cả. Bởi thế gọi Hômerơ là nhà thơ còn Empêđôclơ gọi là nhà triết học tự nhiên thì đúng hơn (40) Ngay từ thời văn hóa nguyên hợp đó, Aritxtôt đã có một quan niệm chặt chẽ và dứt khoát nhƣ vậy, về ranh giới giữa văn học và phi văn học. Nhưng trên thực tế. điều đó không dễ dàng. Vì đúng nhƣ Aritxtôt đã nói, do thói quen, nơi nào có văn đẹp (văn có vần điệu, có chuyện kể), ngƣời ta xem nơi đó là văn chƣơng Vậy giữa sự phân biệt rạch ròi của nhà lý luận và thói quen, cái nào là đúng ? Bản luận văn này tìm cách trả lời câu hỏi đó, bằng cách vạch một lối đi ở giữa. để hiểu đƣợc hai phía : lý luận và đời sống, luận văn khẳng định lại những điều lý luận đã khái quát đƣợc đem đối chiếu với thực tế đời sống văn học, rút ra một số kết luận cần thiết nhằm đóng góp vào những gì mà hoạt động lý luận 10 cũng nhƣ thực tiễn còn đang nghi vấn, đang tìm cách khẳng định. Nếu căn cứ vào nhu cầu nhiều mặt của đời sống văn học nghệ thuật, nhu cầu hoàn chỉnh hệ thống lý thuyết về hình thái học nghệ thuật, chúng ta cần phải phân tích bổ sung thêm trƣớc tình hình, có thể nói là chƣa ổn định. chƣa nhất quán và triệt để, chƣa hoàn chỉnh, của bộ phận lý thuyết này trong khoa học mỹ học và lý luận văn học : 1. Chưa thật ổn định và nhất quán trong việc vận dụng tiêu chí chức năng : Hiện nay, một số công trình lý luận văn học nêu ba loại thể văn học (tự sự, trữ tình, kịch, hoặc thơ, truyện, kịch), một số công trình khác nêu bốn loại vì có thêm ký, một số nêu năm loại, thêm chính luận. Mặt khác, có tác giả đƣa ký vào loại tự sự hay vào loại truyện, có tác giả đƣa chính luận vào loại ký. Cũng có trƣờng hợp nêu ba loại thể nhƣng thực chất vẫn có 4 loại vì đƣa ký vào tự sự hay truyện; hoặc bốn thành năm loại vì đƣa luận vào ký. Về việc sử dụng các khái niệm. từ ngữ đặt tên cho các loại thể (trữ tình hay là thơ, tự sự hay truyện, tiểu thuyết: ký hay ký văn học hay lịch sử - nghệ thuật, chính luận hay chính luận nghệ thuật, hay luận"!). Mỗi tên gọi đều có nội hàm khác nhau, không chỉ là hình thức. Tình trạng chƣa ổn định và nhất quán giữa các công trình, các xu hƣớng nghiên cứu không chỉ trong lý luận văn học, mà đó là tình hình chung, cả trong lý luận mỹ học và nghệ thuật. Sau đây là vài dẫn chứng để đối chiếu : Trong các tài liệu mỹ học, số lƣợng các loại hình nghệ thuật, tên gọi các nghệ thuật, xếp đặt cấp loại hay thể cho một nghệ thuật nào đó... nói chung là khác nhau. • Hêgel Bêlinxki (TKXIX) nêu 5 loại hình nghệ thuật: Kiến trúc, điêu khắc, 11 hội họa, âm nhạc, thơ. Secnƣsepxki nêu 4 loại trên, trừ kiến trúc "không phải là nghệ thuật". (30 105) (Thời kỳ này chƣa có điện ảnh, vô tuyến truyền hình, nhƣng đã có múa, sân khấu, NT trang trí, xiếc) • Nêđôngxel (1953) nêu 8 loại hình gồm 5 loại trên, thêm sân khấu. điện ảnh. thể thao. (22, 75) • Tômát Manrô, nhà mỹ học Mỹ đƣơng đại, nêu 400 loại (Kể chung cả thơ. nhạc. giải phẫu, nấu ăn, hớt tóc.) và không phân biệt loại và thể. (7b và 17) • Hai cuốn giáo trình mỹ học của Đại học Mạc Tƣ Khoa (1973 và 1983) do Ôvxiannhicov chủ biên, nêu 13 loại hình : ngoài 5 loại nhƣ của Hêgel, còn 8 loại khác : NT trang trí, đồ họa, ảnh, múa, sân khấu, vô tuyến truyền hình, tạp kỹ, xiếc. Trình tự sắp xếp giữa hai lần hoàn toàn khác nhau (27 và 26). • Bôrev (1975) nêu 15 loại hình. thêm NT thực dụng và NT công nghiệp (7b) Vậy so với bảng danh mục nghệ thuật của Hêgel, Bêlinsky, các bảng danh mục của các nhà mỹ học hiện đại đã mở rộng khái niệm nghệ thuật, bao hàm cả những nghệ thuật ứng dụng. Nhƣng với một danh mục hẹp, quan niệm hẹp về nghệ thuật nhƣ các tác giả ƣên lại chứng tỏ một sự chặt chẽ, nhất quán cần thiết, còn việc mở rộng bảng danh mục, với một quan niệm rộng chung chung về nghệ thuật nhƣng không chia hẳn thành hai hệ thống, lại thể hiện một sự thiếu chặt chẽ về phân loại. Ngay trƣờng hợp,có cuốn sách, trong phần lý thuyết chung đã nhấn mạnh việc chia hai hệ thống là một cách phân chia quan trọng, nhƣng khi trình bày cụ thể vẫn không chia hai hệ thống, vẫn kể lần lƣợt các nghệ thuật nhƣ những sách khác(*) Từ chỗ chƣa có sự ổn định về lý thuyết, đƣa đến một số hoạt động cụ thể về xây dựng chƣơng trình giảng dạy, làm văn tuyển, hợp tuyển cũng diễn ra sự (*) 12 Xem trích dẫn sách của Lukin trong mục III (Lịch sử nghiên cứu vấn đề). không ổn định. Có một thời trong các sách dạy văn đã đƣa vào nhiều bài văn không phải văn học(*), thời gian sau điều chỉnh lại, thu hẹp vào chỉ một loại văn theo quan niệm rất hẹp về tính văn học(**). Có trƣờng hợp, một bài văn chính luận nào đó hôm nay còn trong chƣơng trình giảng dạy ngày mai đã đƣợc rút ra vì lý do không phải là văn nghệ thuật. Công việc làm chƣơng trình và tu bổ thƣờng xuyên diễn ra đƣa vào đƣa ra này, do không có một sự nhất quán và ổn định về quan điểm lý luận, trong đó có quan điểm về loại hình văn học. Tóm lại, trong mỹ học và lý luận văn học, vấn đề phân loại văn học nghệ thuật theo tiêu chí chức năng đã thành phổ biến, nhƣng trong khi lên bảng danh mục thì có nhiều thể hiện sự thiếu chặt chẽ và nhất quán. Thực ra, phân loại văn học chỉ là sự thực thi những quan điểm lý luận về đặc trƣng văn học. Nói cách khác, quan điểm phân loại là hệ quả, quan điểm về đặc trưng là nguồn gốc, là nguyên nhân. Vì khi bắt tay vào phân loại, ngƣời ta phải giải quyêt hai quá trình : phân loại bắt đầu từ đâu (vạch ranh giới giữa văn học và phi văn học), và phân loai tiếp theo nhƣ thế nào (từ bên trong đƣờng ranh giới, phân chia loai thể nhƣ thế nào) . Phân biệt văn học và phi văn học chính là một trong những vấn đề cơ bản về lý luận đặc trƣng văn học, sau đó là (*) Dƣới đầu đề "Về một tập Giảng văn" đăng trên tuần báo Văn Nghệ (số 543) nhà thơ Chế Lan Viên đã viết nhận xét khi Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp" tái bản" tập Giảng văn dùng cho các trƣờng trung học chuyên nghiệp. Nhà văn viết: "Tôi không hiểu vì hay đến thế nào mà bài báo "Thực hiện đúng điều lệ hợp tác xã nông nghiệp - một nhân tố góp phần to lớn vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nƣớc" lại đƣợc xem là mẫu mực cho các trƣờng trung học chuyên nghiệp học... Tôi đọc lại lời hƣớng dẫn ở đầu sách : "ở mỗi bộ, tổng cục có trƣờng, trong các tập san lý luận của ngành, trên các báo chí hàng ngày của ta đều có đăng những điển hình ngƣời tốt viêc tốt, những bài xã luận. những bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nƣớc nói về ngành mình. v.v... Những tƣ liêu đó đều có thể trích giảng đƣợc…" Thƣa nhóm giáo viên biên soạn sách, tôi không thể đồng ý với quan niệm của các đồng chí các đồng chí đang làm công việc giảng văn kia mà. Mà văn hay đâu có dễ tìm..." (**) Trong chƣơng trình dạy Văn lớp 12 hiện nay, về văn thơ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. chỉ chọn một bài văn xuôi (Vi hành) và 4 bài thơ trữ tình (Trích từ Nhật ký trong tù). Bài văn xuôi nguyên văn tiếng Pháp 4 bài thơ nguyên văn chữ Hán. Có lẽ tác giả chƣơng trình xem đây là những văn phẩm đặc sắc hơn cả, mặc dù biết Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là tác giả có viết nhiều văn thơ tiếng Việt. Nếu lấy tiêu chuẩn văn nghệ để chọn, thì không thể quên đặc trƣng ngôn ngữ có tầm quan trọng góp phần quyết định giá trị nghệ thuật. Vì bài văn, nhất là thơ, khi dịch ra, học sinh chỉ chú ý về ý nghĩa nội dung, phần lời văn là học theo ngôn từ của ngƣời dịch, vì học sinh không đọc đƣơc chữ Hán, chữ Pháp. 13 phân biệt đặc tính của các loại văn để để thực hiện phân loại từ bên trong đƣờng ranh giới văn học: nếu phân biệt rạch ròi giữa ký và truyện cũng sẽ liên quan đến đặc trưng văn học. Lý thuyết về đặc trƣng văn học đƣợc các tác giả lý luận văn học trình bày trong các vấn đề phƣơng thức tƣ duy nghệ thuật, hình tƣợng và điển hình văn học v.v.Nhƣng phần lớn các tài liệu khi phân tích những yếu tố tạo nên đặc trƣng văn học chỉ thích hợp với các thể truyện, thơ, kịch, không thích hợp với tính chất của ký và chính luận, đôi khi còn trái với những tính chất của các loại văn này. Thí dụ : hình tƣợng là sản phẩm của tƣởng tƣợng và hƣ cấu. điển hình là hình tƣợng có chất lƣợng cao. Những đặc điểm này không thích hợp với thể ký, nếu không mở rộng khái niệm hình tƣợng và khái niệm hƣ cấu. Hoặc là, hình tƣợng là bức tranh của đời sống con ngƣời thì không thích hợp với thể chính luận v.v... 2. Chưa thật bao quát và hoàn chỉnh ở các bảng danh mục loại thể: Nếu chỉ thiên về bộ khung lý luận Aritxtôt, lý luận phƣơng tây, sẽ không phản ánh đƣợc đầy đủ đƣợc những đặc điểm của văn học phƣơng đông và dân tộc nhất là ở cấp thứ hai (cấp thể loại). Các công trình nghiên cứu SƢU tập, các tác gia văn học sử giới thiệu các tác phẩm chiếu, chế, biểu, kinh nghĩa, văn sách và văn tế. hịch, cáo... những thể văn chƣa bao giờ đƣợc giới thiệu trong lý luận văn học phần loại thể . Trong nhà trƣờng môn lý luận văn học chỉ nêu có 3 loại thể năm loại thể nhƣng học sinh lại học cả những bài phú, văn tế, hịch, cáo, học sinh cũng không rõ những bài này xuất thân ở loại thể nào. Các Từ điển văn học và Từ điển thuật, ngữ văn học khi giới thiệu mục từ loại thể văn học chỉ nêu 3 loại và một số thể hiện đại, trong lúc hàng chục mục từ khác giới thiệu các loại và thể văn cổ cũng bắt đầu định nghĩa bằng nhóm từ " là một loại thể văn học" (Thí dụ : ''Bia là một loại thể văn học..."). Vậy là khoảng cách giữa lý luận 14 và đời sống VH nằm ngay trong một cuốn sách. Mặt khác phần lớn các bảng phân loại chỉ dựa vào một hệ tiêu chí - tiêu chí thi pháp (tự sự, trữ tình, kịch) chƣa thể hiện đƣợc hình thức ngôn ngữ (văn vần, văn xuôi), càng chƣa thể hiện đƣợc chức năng (văn học, phi văn học; văn nghệ thuật, văn ứng dụng). Vì chƣa rạch rõ đƣờng ranh giới văn học và phi văn học, đã thực hiện phân loại, do đó sự phân loại ( tự sự, trữ tình, kịch) cũng sẽ gặp mâu thuẫn từ bên trong (trữ tình sẽ bao hàm cả thơ trữ tình và thơ tuyên truyền - giáo huấn, gồm cả trữ tình văn xuôi là tùy bút). Có nhà nghiên cứu đã chia thơ Hồ Chủ Tịch ra làm hai loại thơ tuyên truyền vận động cách mạng và thơ cảm hứng trữ tình. Vậy loại thứ nhất nên đặt vào thể loại nào trong khung lý luận? Đây lại là hiện tƣợng rất phổ biến trong nền văn học Việt Nam từ cận đại đến nay không chỉ riêng thơ Hồ Chủ Tịch. 3. Có vấn đề hình thái học trong quan niệm về sáng tác: Ngoài hoạt động nghiên cứu, lý luận, giảng dạy, sƣu tập, xuất bản, đời sống văn học còn diễn ra trong hoạt động thƣờng trực là sáng tác. Có những cuộc tranh luận về sáng tác, có nguyên nhân chính trị - xã hội là chủ yếu, nhƣng với góc độ của đề tài này, vẫn có thể xem xét một cách thuần túy chuyên môn, Ịvề ý nghĩa hình thái học của sáng tác văn nghệ . Nhƣ cuộc tranh luận về vai trò của tạp văn trong lịch sử văn nghệ Trung Quốc vào những năm 30. Tạp văn là một thể văn ngắn, pha nhiều yếu tố chính luận và bút ký nhà văn Lỗ Tấn thƣờng xử dụng nhƣ một loại vũ khí đấu tranh tƣ tƣởng. Những ngƣời bài bác cho nó không xứng đáng là văn học. Ở Việt Nam, thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (1947 - 1948), có cuộc tranh luận về nghệ thuật và tuyên truyền (Tô Ngọc Vân, Đặng Thai Mai...). Sự bất đồng ý kiến liên quan đến những vấn đề về điều kiện sáng tạo, về giá trị nhất thời hay lâu dài của hai loại tác phẩm văn nghệ tuyên truyền và văn nghệ 15 không phải để tuyên truyền. Trong tranh luận đã bộc lộ những ý kiến ngộ nhận hoặc cực đoan. và cả những ý kiến hợp lý. Trong khi đó thực tế sáng tác lại không lệ thuộc vào những cuộc tranh luận đó : nhiều nhà văn và nhạc sĩ, họa sĩ vẫn thực hiện hai loại sáng tác. Hai loại thơ ứng dụng và thơ nghệ thuật đã ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh đó, tiêu biểu nhƣ thơ Hồ Chủ Tịch . Những năm 1987 - 1988, bƣớc vào thời kỳ đổi mới, có ý kiến của một số nhà văn khi nhìn lại thời kỳ sáng tác đã qua, phê phán hiện tƣợng "văn chƣơng minh họa". Đây là một hiện tƣợng có thực, thuộc về phƣơng diện lãnh đạo, quản lý văn nghệ mà những năm gần đây phần nào đã đƣợc uốn nắn lại. Tuy nhiên, tính minh họa lại là đặc điểm của một loại tác phẩm văn nghệ nào đấy, xuất hiện trong một nhu cầu vì một chức năng nhất định. Cũng có ý kiến cho đó là "thứ phẩm" của nghệ thuật, nhƣng cũng có khi không hẳn nhƣ vậy. Điều này cũng có thể đƣợc xem xét về phƣơng diện hình thái học(*). 1.2. Mục tiêu - đối tượng nghiên cứu Sau khi có những quan sát và nhận xét trên, chúng tôi chọn đề tài này nhằm giải quyết một số vấn đề : nhằm vào mục đích chung là : Xây dựng bảng phân loại văn học trên cơ cở những đặc trƣng về chức năng của văn học, để thực hiện mục tiêu chung đó, đề tài lần lƣợt giải quyết những mục tiêu cụ thể sau : 1.2.1 Xác định vấn đề chức năng, hệ tiêu chí chức năng là tiêu chí đầu tiên và nòng cốt để phân loại văn học : hệ tiêu chí chức năng sẽ chia văn học thành hai hệ thống - văn ứng dụng và văn nghệ thuật: Nghiên cứu sự ra đời và vai trò vị trí của hệ tiêu chí chức năng (văn ứng (*) 16 Xem chƣơng IV phần phân tích chức năng nghệ thuật và tuyên truyền. dụng/ văn nghệ thuật) để kết hợp với hệ tiêu chí ngôn ngữ (văn vần/ văn xuôi/ văn biền) và hệ tiêu chí thi pháp (tự sự/trữ tình/ kịch) để xây dựng bảng phân loai văn học đa chiều. Hệ tiêu chí chức năng có nhiệm vụ : - Vạch đƣờng ranh giới giữa văn học và phi văn học. - Vạch đƣờng ranh giới giữa văn ứng dụng và văn nghệ thuật trong từng loại thể tự sự, trữ tình và kịch. - Từ đó, vạch ranh giới phân đôi toàn bộ thế giới văn học thành hai hệ thống: hệ thống văn ứng dụng có hai tính năng (lƣỡng tính), hệ thống văn nghệ thuật có một tính năng (đơn tính). Có thể hình dung công việc phân loại văn học nghệ thuật cũng tƣơng tự nhƣ công tác quy hoạch lãnh thổ, đất đai. Đứng trƣớc tấm bản đồ rộng lớn của những hoạt động ngôn ngữ trong xã hội, phải khoanh vùng đâu là văn học, và đâu là các loại thể của văn học. Nhà quy hoạch phải dựa vào các tham số, các tiêu chí. Nêu lấy tiêu chí ngôn ngữ (văn vần, văn xuôi), tiêu chí phƣơng thức sáng tạo. tạm gọi là tiêu chí thi pháp (tự sự, trữ tình, kịch) chỉ có thể thực hiện sau khi đất của văn học đƣợc khoanh vùng xong. Vậy cần phải dùng tiêu chí chức năng, để phân biệt ranh giới giữa văn học và phi văn học, để khoanh vùng cho lãnh thổ văn học, phân biệt văn học với các hoạt động khác : khoa học, tuyên truyền, giáo huấn, tín ngƣỡng... Nhu cầu chức năng xã hội đòi hỏi những tác phẩm đƣợc sáng tạo ở những mức độ thẩm mỹ hóa - nghệ thuật hóa khác nhau từ cực đầu này là văn ứng dụng đến cực đầu kia là văn nghệ thuật. Do đó cặp tiêu chí văn ứng dụng và văn nghệ thuật có tác dụng phân chia lại toàn bộ thế giới văn học thành hai hệ thống (HT) trong đó các loại tự sƣ. trữ tình, kịch. văn vần. văn xuôi cũng bị tách đôi để một bộ phận nằm trong hệ thống thứ nhất (HT văn ứng dụng) một bộ phận thuộc hệ thống thứ hai (HT văn nghệ thuật) 17 1.2.2. Xác định một cơ chế đặc trưng nghệ thuật làm thước đo trình độ nghệ thuật hóa giữa văn ứng dụng và văn nghệ thuật. Điêu quan trọng không phải là làm công việc phân loại. mà trọng tâm của nội dung luận văn là phân tích đặc điểm. tính chất khác nhau giữa hai loại văn cả trên bình diện sáng tác và văn bản, nhằm góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy văn học. Văn ứng dụng là một hình thức sáng tạo thẩm mỹ - nghệ thuật, văn nghệ thuật là sáng tạo thuần nghệ thuật. Lấy đặc trƣng của nghệ thuật thuần nhất làm thƣớc đo để phân biệt. Điều phân biệt đầu tiên và cơ bản nhất giữa văn học và các hình thái ý thức khác là từ đặc điểm chủ thể nghệ thuật - chủ thể biểu hiện, chi phối quá trình văn học. từ hành động sáng tác, đến tác phẩm, đến hành động tiêp nhận . Một hệ thống quy luật của tâm lý sáng tạo (quy luật chủ thể hóa nghệ thuật quy luật tình cảm - cảm xúc, quy luật tƣởng tƣợng - hƣ cấu) với cấu trúc hình tƣợng và tác phẩm cũng là một quy luật); đó là guồng máy của sáng tạo nghệ thuật. Văn nghệ thuật có hội đủ các quy luật đó. Văn ứng dụng chỉ đạt tới một phần những quy luật đó. 1.2.3 Xây dựng một bảng phân loại tổng hợp đa chiều bao quát được cả hai hệ thống văn học với bốn cấp thể loại. Tận dụng cả ba hệ tiêu chí: chức năng, ngôn ngữ và thi pháp, lấy hệ tiêu chí chức năng làm nòng cốt. Cấp loại: Nhóm loại thể : Văn ứng dụng - văn nghệ thuật. Loại thể: tự sự, trữ tình ... Cấp thể : Nhóm thể loại: tự sự lƣỡng tính, đơn tính. Thể loại: truyện nghệ thuật, truyện minh họa. 18 1.2.4. Nhân phân tích sự hình thành loại thể, kết hợp lý giải một số quan niệm về sáng tác có liên quan. Trong khi quan sát hiện tƣợng các loai văn thuộc hai nhóm văn ứng dụng và văn nghệ thuật và quá trình sáng tạo ra các thể ký sự, bút ký, truyện ký, các thể chính luận, tạp văn ... không thế không thấy sƣ liên quan đến các hoàn cảnh lịch sử đã sản sinh ra nó. Một số khái niệm dƣới hình thức là những phƣơng châm, những khẩu hiệu động viên ngƣời cầm bút đã rộ lên trong các thời kỳ lịch sử đó, nhƣ "phục vụ kịp thời", "tay bút tay súng". Cùng lúc đó, có những công thức nói về cách sáng tạo, do phía quản lý hoặc do nghệ sĩ nêu ra, nhƣ "bình cũ rƣợu mới", "văn chƣơng minh họa" ... Từ góc độ khoa học, góc độ hình thái học. những khái niệm trên có liên quan đến thi pháp sáng tạo của loại văn ứng dụng, cũng nên phân tích để làm sáng tỏ lý do tồn tại của chúng. 2 . Phương pháp nghiên cứu Tƣ tƣởng phân loại nghệ thuật chỉ có thể trở thành một tƣ tƣởng mang tính khoa học khi nó có phƣơng pháp luận khoahọc và nằm trong mối tƣơng quan với tƣ tƣởng phân loại của các ngành, các hình thái sinh hoạt tinh thần khác, đặc biệt là phân loại khoa học. Những quan điểm lịch sử và biện chứng của khoa hình thái học nghệ thuật thế kỷ XVIII (S. Báttơ, I. Hécđe, V. Krúc), thế kỷ XIX (Hêgel), và quan điểm biện chứng duy vật hiện đại (M. Kagan, G. N. Pospelov. N. Đmitrieva) là tiền đề phƣơng pháp luận của luận văn này. Đồng thời, tƣ tƣởng phân loại khoa học theo quan điểm biện chứng duy vật của viện sĩ Kedrov và công trình phân loại khoa học của giáo sƣ Tạ Quang Bửu là những gợi ý quan trọng(*) (*) Viện sĩ Kedrôv (Viện hàn lâm khoa học Liên Xô) với luận văn tiến sĩ "phân loại các khoa học" là một công trình nổi tiếng về lĩnh vực hình thái học. Tham khảo công trình này, năm 1978 giáo sƣ Tạ Quang Bửu - nguyên Bộ trƣởng Bộ đại học, đã trình bày bảng phân loại khoa học nhằm làm cơ sở xây dựng ngành đại học. Bảng phân loại của giáo sƣ Tạ Quang Bửu nêu rõ : “Ngoài những nguyên tắc thuộc về phân loại phƣơng pháp trình bày cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác phân loại khoa học". 19 Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dựa vào ba cấp độ phƣơng pháp nhƣ sau : 3.1. Phương pháp luận : (méthodologie) Phép biện chứng duy vật phản ánh những quy luật chung nhất của sự phát triển, giúp cho việc nhìn nhận thế giới nghệ thuật bao gồm nhiều loại hình loại thể đã đƣợc hình thành và phát triển, biến đổi qua quá trình lịch sử. Các loại hình loại thể văn học nghệ thuật ra đời trƣớc hết do những nhu cầu xã hội, với mục đích phục vụ xã hội. Vì vậy cần xuất phát từ chức năng xã hội để phân loại. Mặt khác, các ngành khoa học và nghệ thuật đều phản ánh những dạng vận động của vật chất, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, do đó các loại tác phẩm văn học nghệ thuật sẽ hình thành từ những kết cấu giản đơn (lời nói thƣờng ngày có âm điệu), đến tƣơng đối phức tạp (văn ứng dụng) và thực sự phức tạp (văn nghệ thuật). Cặp phạm trù biện chứng nội dung hình thức sẽ đƣợc vận dụng triệt để vào việc phân tích kết cấu này. Văn học là một hình thái ý thức, một dạng hoạt động giá trị, nên cần xem xét quan hệ khách thể và chủ thể trong sáng tạo nghệ thuật, trong tƣơng quan so sánh với các hình thái ý thức khác (khoa học, chính trị...). Quan hệ biện chứng đƣợc xem xét cả hai trục không gian và thời gian của sự ra đời và tồn tại của các loại và các thể văn học. Theo ý nghĩa rộng nhất, ba loại trữ tình tự sự, và kịch là ba phƣơng thức phổ biến của văn học thuộc mọi nền văn hóa của những thời đại khác nhau. Nhƣng dƣới cấp loại thể, là sự biến đổi theo địa bàn dân tộc và thời kỳ lịch sử. Chính sự biến đổi này lệ thuộc vào nhu cầu của đời sống, chức năng của văn học. Do đó trong lịch sử văn học Việt Nam đã có những trƣờng ca lịch sử, những khúc ngâm bằng lục bát, những cáo. hịch phú, văn tế ... cần đƣợc đặt trong bản đồ phân loại. Mặt khác, biện chứng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất