Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật ông fonsa thông báo cho tòa các thông tin cần thiết và từ trối không tham gia ph...

Tài liệu ông fonsa thông báo cho tòa các thông tin cần thiết và từ trối không tham gia phiên tòa vì cho rằng mình được hưởng quyền ưu đãi miến trừ ngoại giao.

.DOC
4
95
82

Mô tả:

TH1 : Nhằm phục vụ hoạt động của đoàn khách cấp cao quốc gia Fuma sang thăm chính thức quốc gia Beta. Ông Fusi, tham tán văn hóa của Fuma tại Beta, đã ký hợp đồng thuê cô Monsa ( công dân Beta ) làm phiên dịch cho đoàn khách. Trong thòi gian thực hiện hợp đồng, nhận thấy có sự vi phạm về mức thù lao thực tế và thời gian làm việc so với hợp đồng, cô Monsa đã tuyên bố chấm dứt hợp đồng và kiện ông Fusi ra tòa án của Beta yêu cầu bồi thường thiệt hại. Ông Fonsa thông báo cho Tòa các thông tin cần thiết và từ trối không tham gia phiên Tòa vì cho rằng mình được hưởng quyền ưu đãi miến trừ ngoại giao. Tuy nhiên, Tòa án Beta đã bác bỏ yêu cầu của ông Fonsa đưa ra phán quyết vắng mặt buộc ông Fusi phải bồi thường thiệt hại toàn bộ thiệt hại đối với cô Monsa. Hãy cho biết : - Việc xét xử và phán quyết của Tòa án quốc gia Beta có phù hợp với luật quốc tế không? Giải thích tại sao? - Quốc gia Fuma có thể áp dụng những biện pháp nào để bảo vệ quyền lợi cho ông Fusi? giải thích tại sao? 1 BÀI LÀM 1.Việc xét xử và phán quyết của Tòa án quốc gia Beta có phù hợp với luật quốc tế không? Giải thích tại sao? Việc xét xử và phán quyết của Tòa án quốc gia Beta không phù hợp với luật quốc tế vì : Pháp luật quốc tế đã dành cho viên chức ngoại giao những quyền ưu đãi và miễn trừ đặc biệt và toàn diện nhất. Đối với quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt hành chính thì quyền miễn trừ xét xử về dân sự là tương đối còn một số hạn chế nhất định. Theo quy định tại điểm a, b, c, khoản 1, Điều 31 Công ước Viên 1961 được quy định như sau :"1. Viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về tài phán hình sự của nước nhận đại diện. Viên chức ngoại giao cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm về tài phán dân sự và hành chính trừ trường hợp: a) Vụ kiện về bất động sản tư ở trên lãnh thổ của nước nhận đại diện (trừ phi viên chức ngoại giao có bất động sản do nhân danh nước cử đại diện và để phục vụ cho cơ quan đại diện ngoại giao) b) Vụ kiện về thừa kế trong đó viên chức ngoại giao là người chấp hành di chúc, người quản lý, người thừa kế hoặc người hưởng gia tài theo di chúc, với tư cách cá nhân chứ không phải nhân danh nước cử đại diện. c) Vụ kiện về bất kỳ một nghề tự do hoặc hoạt động thương mại gì, của viên chức ngoại giao làm ngoài chức vụ chính thức của mình ở nước nhận đại diện." Theo quy định trên thì viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự trừ trường ba trường hợp quy định định tại điểm a, b, c, khoản 1, Điều 31 Công ước Viên 1961. Ông Fusi, là viên chức ngoại giao của quốc gia Fuma với hàm ngoại giao là tham tán văn hóa tại quốc gia Beta, nên ông Fusi được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ của viên chức ngoại giao theo quy định Công ước Viên 1961 . Trong tình huống nêu trên đối chiếu vụ việc với khoản 1, Điều 31 Công ước Viên 1963 thì ta có thể loại trừ vụ việc ở tình huống này thuộc điểm a, b, khoản 1, 2 Điều này, vì đây không thuộc vụ kiện về bất động sản hay vụ kiện về thừa kế. Xét điểm c, khoản 1, Điều 31 Công ước Viên 1961và đối chiếu tình huống đã đưa ra, ông Fusi đã ký hợp đồng thuê cô Monca làm phiên dịch cho đoàn khách cấp cao của quốc gia Fuma sang thăm chính thức quốc gia Beta, đây là việc làm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của một tham tán văn hóa mà không nhân danh cá nhân thực hiện vì lợi ích của bản thân ông Fusi.Do đó, việc ông Fusi đã ký hợp đồng thuê cô Monca làm phiên dịch cho đoàn khách cấp cao của quốc gia Fuma sang thăm chính thức quốc gia Beta không trái với pháp luật quốc tế đã quy định. Vì vậy, ông Fusi được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự, Tòa án Beta không có thẩm quyền xét xử vụ án dân sự trên, việc xét xử và phán quyết của Tòa án quốc gia Beta không phù hợp với luật quốc tế. 2. Quốc gia Fuma có thể áp dụng những biện pháp nào để bảo vệ quyền lợi cho ông Fusi? giải thích tại sao? Như ý trên, ông Fusi Fusi được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và Tòa án Beta không có thẩm quyền xét xử vụ án dân sự trên. Nên việc Tòa án Beta ra phán quyết vắng mặt buộc ông Fusi phải bồi thường thiệt hại toàn bộ thiệt hại đối với cô Monsa là quyết định trái với pháp luật quốc tế quy định. Do đó, quốc gia Fuma có thể yêu cầu bên phía quốc gia Beta phải bồi thường thiệt hại về vật chất, danh dự, nhân phẩm cho ông Fusi. Vì sau sự việc trên qua phán quyết của Tòa án Beta ông Fusi đã phải bồi thường một khoản tiền theophán quyết của Tòa án Beta, hơn nữa ông Fusi là một tham tán văn hóa nên danh dự, nhân phẩm của một tham tán văn hóa là rất quan trọng nên quốc gia Beta chính thức xin lỗi về hành vi vi phạm pháp luật trên qua phương tiện thông tin đại chúng; yêu cầu quốc gia Beta có biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của Tòa án Beta về xét xử sai thẩm quyền, vi phạm pháp luật quốc tế quy định quyền ưu đãi và miễn trừ xét xử dân sự đối với viên chức ngoại giao vì qua đó có thể hạn chế được sự việc tương tự xảy ra như trên, thay vào đó là phải đào tạo đội ngũ thẩm phán có trình độ chuyên môn về pháp luật quốc tế cao hơn. Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của ông Fusi thì quốc gia Fuma có thể áp dụng những biện pháp kể trên. 3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, NXB - CAND, Hà Nội - 2004. 2. Công ước Viên 1961 3. Trang web : htth:// google.com.vn 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan