Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu ÔN TẬP TỘI PHẠM HỌC

.DOC
45
7021
153

Mô tả:

Chương 1: Khái niệm tội phạm học và vị trí tội phạm học I Khái niệm tội phạm học 1 Đối tượng nghiên cứu 1.1 Tình hình tội phạm được tội phạm học nghiên cứu ở góc độ là 1 hiện tượng xã hội pháp lý, được hình thành từ 1 thể thống nhất của các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội Tội phạm học nghiên cứu tình hình tội phạm để làm sáng tỏ những đặc điểm thuộc tính của tình hình tội phạm, những thông số cơ bản của tình hình tội phạm Tội phạm học nghiên cứu tình hình tội phạm ở 3 góc độ khác nhau :  Nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung trong xã hội  Nghiên cứu tình hình tội phạm của từng nhóm tội ( nhóm tội ma túy, nhóm tội gây thương tích … )  Nghiên cứu các tội phạm cụ thể ( tội cướp giật tài sản, tội tham ô … ) Ngòai ra tội phạm học còn nghiên cứu tình hình tội phạm trong từng lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hay tội phạm gắn liền với từng giai đọan phát triển của xã hội 1.2 Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được tội phạm học nghiên cứu là những hiện tượng có khả năng làm phát sinh tồn tại tình hình tội phạm trong xã hội  nhằm xây dựng được các biện pháp phòng ngừa hiệu quả Trong những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm, tội phạm học tập trung vào 2 nhóm nhân tố chính  Nguyên nhân và điều kiện mang tính xã hội ( tình hình thất nghiệp, nền kinh tế khó khăn, tâm lý văn hóa … )  Nguyên nhân và điều kiện mang tính pháp lý hình sự ( việc vận hành của hệ thống pháp luật, cơ chế áp dụng, sửa đổi bộ luật hình sự …) Phạm vi và mức độ nghiên cứu nguyên nhân điều kiện của tình hình tội phạm cũng ở 3 góc độ khác nhau  Nghiên cứu nguyên nhân điều kiện của tình hình tội phạm nói chung trong xã hội  Nghiên cứu nguyên nhân điều kiện của tình hình tội phạm của từng nhóm tội  Nghiên cứu nguyên nhân điều kiện của các tội phạm cụ thể 1.3 Nhân thân người phạm tội  nghiên cứu những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có vai trò trong việc phạm tội để lý giải được nguyên nhân phạm tội. Nhân thân người phạm tội được tội phạm học nghiên cứu bao gồm những đặc điểm đặc trưng điển hình phản ánh bản chất xã hội của người phạm tội và những đặc điểm này có vai trò quan trọng trong cơ chế của hành vi phạm tội và góp phần phát sinh 1 tội phạm cụ thể ( hòan cảnh gia đình, trình độ học vấn, … ) Những đặc điểm nhân thân người phạm tội được tội phạm học nghiên cứu ở các khía cạnh  Sinh học ( giới tính, khí chất … )  Tâm lý ( Ý thức, thói quen giải trí … )  Xã hội, ( nghề nghiệp, nơi cư trú … )  Pháp lý hình sự ( thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của nhân thân người phạm tội : phạm tội lần đầu, tái phạm, nhiều lần, chuyên nghiệp … ) Tội phạm học nghiên cứu nhân thân người phạm tội nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ và sự tác động qua lại của các đặc điểm sinh học, xã hội trong nhân thân người phạm tội. Từ đó xác định vai trò của từng nhóm đặc điểm này trong cơ chế của hành vi phạm tội  nhằm sử dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm phù hợp Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội cũng được tiến hành ở 3 cấp độ  Nghiên cứu nhân thân người phạm tội nói chung  Nghiên cứu nhân thân người phạm tội theo từng nhóm tội  Nghiên cứu nhân thân người phạm tội cụ thể 1.4 Phòng ngừa tội phạm được tội phạm học nghiên cứu bao gồm  Các biện pháp phòng ngừa tội phạm  Các nguyên tắc tiến hành họat động phòng ngừa  Hệ thống các chủ thể tham gia vào họat động phòng ngừa  Vấn đề dự báo tội phạm  Vấn đề kế họach hóa họat động phòng ngừa tội phạm trong xã hội  nhằm có thể kiểm sóat đựơc tình hình tội phạm trong xã hội Phòng ngừa tội phạm được nghiên cứu ở 2 phương diện đặc thù  Phương diện xã hội  Phương diện pháp lý hình sự Cũng được tiến hành ở các cấp độ khác nhau như  Phòng ngừa tình hình tội phạm chung ( ở bình diện xã hội như tuyên truyền kiến thức pháp luật, nâng lương tối thiểu … ở bình diện pháp lý như biện pháp cưỡng chế …)  Phòng ngừa đối với các nhóm tội phạm  Phòng ngừa đối với từng tội phạm cụ thể Ngòai 4 đối tượng cơ bản nêu trên, tội phạm học còn nghiên cứu 1 số vấn đề khác như là lịch sử phát triển tội phạm học, vấn đề nạn nhân học, vấn đề tội phạm học nước ngòai, vấn đề hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm  Tội phạm học là ngành khoa học xã hội - pháp lý nghiên cứu về tình hình tội phạm nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội và các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong xã hội 2 Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp luận : là những khái niệm, phạm trù, nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo. Tội phạm học sử dụng Chủ nghĩa duy vật biện chứng Chủ nghĩa duy vật lịch sử  Phương pháp nghiên cứu cụ thể : là hệ thống những phương pháp và biện pháp cụ thể được sọan thảo trên cơ sở của phương pháp luận dùng để thu nhận xử lý phân tích những thông tin về các vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của tội phạm học Các phương pháp nghiên cứu xã hội học bao gồm các phương pháp như Phương pháp phiếu điều tra (điều tra xã hội học)  phổ biến Phương pháp đối thọai ( phương pháp phỏng vấn )  tiếp cận trực tiếp, thu thập thông tin nhanh chóng với độ chính xác cao, kiểm sóat được thái độ của người được phỏng vấn Phương pháp quan sát Phương pháp chuyên gia : hỏi ý kiến các chuyên gia về 1 số vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của tội phạm học Phương pháp thực nghiệm : được sử dụng trong việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong 1 số nhóm tội và lọai tội phổ biến ( mô hình thí điểm )  nên sử dụng tổng hợp các phương pháp này để đạt được hiệu quả cao nhất Ngòai ra còn sử dụng phương pháp nghiên cứu pháp lý Phương pháp thống kê tội phạm ( phương pháp số thống kê ) Phương pháp phân tích so sánh đánh giá hiệu quả họat động lập pháp Phương pháp nghiên cứu các vụ án hình sự điển hình Vì bản chất của tội phạm học là 1 ngành khoa học xã hội – pháp lý nên tội phạm học sử dụng phối hợp 2 nhóm phương pháp nghiên cứu 3 Chức năng nhiệm vụ và hệ thống môn tội phạm học Là những phương diện nghiên cứu cơ bản của tội phạm học gồm Chức năng  Chức năng mô tả : tội phạm học phải làm sáng tỏ các quá trình và hiện tượng xã hội có liên quan trực tiếp đến tình hình tội phạm, cung cấp các thông tin đầy đủ về tình hình tội phạm trong xã hội, của từng nhóm tội, lọai tội và những tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội  Chức năng giải thích : tội phạm học phải làm sáng tỏ những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm trong xã hội, phải lý giải được mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm đồng thời làm rõ vai trò và vị trí của các nhân tố nguyên nhân và điều kiện trong cơ chế làm phát sinh tình hình tội phạm ( khả năng xảy ra tội phạm cao trong các dịp lễ lớn … )  Chức năng dự báo và phòng ngừa tội phạm : tội phạm học nghiên cứu về tình hình tội phạm trong quá khứ và hiện tại nhằm phát hiện những qui luật vận động và phát triển của tình hình tội phạm để từ đó đưa ra những nhận định mang tính phán đóan về tình hình tội phạm trong tương lai, xây dựng được những biện pháp phòng ngừa tội phạm 1 cách hợp lý và hiệu quả Các chức năng này có mối liên hệ chặt chẽ, là tiền đề của nhau Nhiệm vụ Là những nghiên cứu cụ thể mà tội phạm học cần thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm. Bao gồm 5 nhiệm vụ  Thu thập đầy đủ những thông tin, tài liệu về tình hình tội phạm đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại . Có liên hệ chặt chẽ với chức năng mô tả  Gỉai thích nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm ở Việt nam trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng XHCN ( rất thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm )  Tiến hành dự báo và lập kế họach phòng chống tội phạm nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm cụ thể ở Việt nam hiện nay.  Nghiên cứu về những lọai tội phạm đang xảy ra 1 cách phổ biến và nguy hiểm cao cho xã hội trong tình hình này. Đồng thời đề xuất những biện pháp nhằm giảm tỷ trọng của những lọai tội phạm này  Đưa ra các kiến nghị góp phần hòan thiện hệ thống pháp luật nói chung và luật hình sự nói riêng từ việc nghiên cứu tội phạm học Hệ thống ( cấu trúc về mặt nội dung ) Có cấu trúc lý luận hòan chỉnh gồm 3 bộ phận  Phần kiến thức lý luận chung ( kiến thức tổng quát ) nghiên cứu những vấn đề lý luận, nền tảng của tội phạm học, chủ yếu tập trung vào 4 đối tượng nghiên cứu cơ bản  Phần nghiên cứu về đặc điểm của từng nhóm, lọai tội phạm đồng thời đề xuất những biện pháp phòng chống riêng biệt cho từng nhóm tội phạm đó  Phần kiến thức bổ trợ : nghiên cứu những vấn đề như lịch sử tội phạm học, tội phạm học nước ngòai, nạn nhân học, hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm  Chương 2: Tình hình tội phạm I Khái niệm tình hình tội phạm 1 Các đặc điểm của tình hình tội phạm A Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội  Đây là thuộc tính quan trọng và căn bản o Tình hình tội phạm được hình thành từ những hành vi xã hội được luật hình sự xem là tội phạm và do những cá nhân sống trong xã hội thực hiện dưới tác động qua lại của nhiều mối quan hệ xã hội đa dạng phức tạp mà chủ yếu là những quan hệ xã hội tiêu cực o Tình hình tội phạm cũng tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, luôn xâm hại đến các quan hệ xã hội, phá vỡ những giá trị xã hội làm đảo lộn trật tự xã hội o Tình hình tội phạm sẽ thay đổi và mất đi cùng với sự thay đổi hiện tượng xã hội : kinh tế chính trị, tâm lý tư tưởng …  Nghiên cứu đặc điểm này mang lại những giá trị về mặt nhận thức và thực tiễn cụ thể : khi giải thích về qui luật phát sinh và phát triển của tình hình tội phạm luôn xuất phát từ những hiện tượng xã hội tồn tại trong sự tác động lẫn nhau với tình hình tội phạm. Phòng ngừa tội phạm phải sử dụng các giải pháp xã hội tác động đến các quan hệ xã hội B Tình hình tội phạm là hiện tượng pháp lý hình sự o Tội phạm là khái niệm được định nghĩa bởi đạo luật hình sự, những hành vi tạo nên tình hình tội phạm trong xã hội là những hành vi bị luật hình sự cấm đóan bằng việc đe dọa áp dụng hình phạt o Tính pháp lý của tình hình tội phạm là dấu hiệu mang tính hình thức nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng khi nghiên cứu và đánh giá về tình hình tội phạm trong xã hội, cho phép chúng ta có thể phân biệt được tội phạm với các vi phạm pháp luật, các hành vi tiêu cực trong xã hội. Từ đó có thể xác định chính xác đối tượng nghiên cứu của tội phạm học o Sự thay đổi của pháp luật hình sự theo hứơng thu hẹp hay mở rộng phạm vi trừng trị thì đều ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số cơ bản của tình hình tội phạm trong thực tế Ví dụ Việc buôn bán tem phiếu, rượu thuốc lá không còn được xem là tội phạm trong bộ luật hình sự hiện nay. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường, tin học lại trở thành những tội phạm chính thức mới Ý nghĩa Đánh giá tình hình tội phạm trong xã hội cần phải lưu ý đặc điểm pháp luật hình sự, cần phải dựa vàoo những qui định của luật hình sự về tội phạm và người phạm tội cũng như các dấu hiệu tội phạm khác Hòan thiện pháp luật hình sự cũng được xem là biện pháp tăng cường hiệu quả phòng chống tội phạm trong xã hội C Tình hình tội phạm là hiện tượng mang tính giai cấp Bộ luật hình sự là sản phẩm của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp Tình hình tội phạm là hiện tượng mang tính giai cấp, được thể hiện ở 3 vấn đề sau Nguồn gốc giai cấp : tình hình tội phạm không phải là hiện tượng có trong mọi xã hội lòai người mà nó chỉ ra đời cùng với sự xuất hiện sở hữu tư nhân, của sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng, sự ra đời của nhà nước và pháp luật  khi có những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được Nội dung của tình hình tội phạm : chính giai cấp thống trị trong xã hội sẽ qui định hành vi nào bị xem là tội phạm và hệ thống các biện pháp trừng trị căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi đó đối với lợi ích của giai cấp mình đồng thời chhính giai cấp thống trị có tòan quyền đề ra những trình tự thủ tục áp dụng cho các họat động điều tra truy tố xét xử các hành vi phạm tội và người phạm tội Khi tương quan về lực lượng giữa các giai cấp trong xã hội thay đổi thì tình hình tội phạm cũng có sự thay đổi. Và khi những mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội được giải quyết thì tình hình tội phạm cũng được lọai trừ  Khi nghiên cứu về tình hình tội phạm thì phải xem xét nó trong sự tương quan về lợi ích của các giai cấp trong xã hội, phòng ngừa tội phạm phải kết hợp với đấu tranh giai cấp và giảm thiểu những xung đột và mâu thuẫn trong xã hội D Tình hình tội phạm là hiện tượng thay đổi theo quá trình lịch sử Tình hình tội phạm không phải là hiện tượng bất biến trong xã hội mà nó có sự thay đổi và mất đi trong những điều kiện lịch sử nhất định. Ví dụ Tình trạng mua bán tem phiếu thời kinh tế tập trung. Tình hình tội phạm có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của cáchình thái kinh tế xã hội khác nhau trong lịch sử, và ngay trong cùng 1 hình thái kinh tế xã hội nếu có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu giai cấp thì tình hình tội phạm cũng có sự thay đổi. Số lượng các hành vi bị coi là tội phạm trong những giai đọan lịch sử khác nhau là có sự khác nhau. Tình hình tội phạm luôn có sự vận động và thay đổi từ đơn giản đến phức tạp từ thô sơ đến tinh vi hiện đại, sự thay đổi này được thể hiện trong phương thức thủ đọan công cụ, phuơng tiện phạm tội ở những giai đọan lịch sử khác nhau là có sự khác nhau Ví dụ Tội phạm với các phương thức phạm tội mới : ăn cắp mã số thẻ tín dụng bằng cách dùng camera, hacking trên mạng Internet …  Nghiên cứu tình hình tội phạm thì phải đặt nó trong từng điều kiện lịch sự để có thể hiểu được bản chất của nó, qui luật hình thành và phát triển của nó để từ đó có thể dự đóan được khuynh hướng vận động phát triển của tình hình tội phạm trong tương lai và phòng ngừa tội phạm cũng phải được tiến hành cho phù hợp với từng điều kiện lịch sử cụ thể và có thể thay đổi, hòan thiện các biện pháp phòng ngừa cho phù hợp với sự thay đổi của lịch sử Ví dụ Phải có hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm do đây là xu thế hiện đại : cựu thủ tướng Thái lan làThaksin quyết định cư trú ở Ả rập Xê út do nước này chưa ký hiệp ước dẫn độ với Thái lan E Tình hình tội phạm là hiện tượng tiêu cực và nguy hiểm cao So với các hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội thì tình hình tội phạm vừa mang tính tiêu cực vừa thể hiện sự nguy hiểm cao nhất cho xã hội vì nó gây ra những thiệt hại về mọi mặt cho đời sống xã hội, được thể hiện ở 3 phương diện ( được định lượng khá rõ rệt ) o Thiệt hại về vật chất o Thiệt hại về thể chất : sinh mạng sức khỏe o Thiệt hại về tinh thần : Ví dụ Hành vi vi phạm đạo đức không gây thiệt hại nhiều mặt như vậy, có thể chỉ cần điều chỉnh bằng Hành vi gây thương tích dưới 11% thì chỉ bị phạt hành chính  Đánh giá về tình hình tội phạm, việc nghiên cứu về tình hình tội phạm cần phải xem xét các thiệt hại về nhiều mặt mà nó đã gây ra cho đời sống xã hội, phòng ngừa tội phạm luôn phải được coi trọng và ưu tiên trong các chương trình và kế họach của quốc gia cũng như từng địa phương Ví dụ Kế họach phòng chống tội phạm phải được xem là kế họach cấp nhà nước  chương trình hỗ trợ Tết cho người nghèo của nhà nước do thiếu cơ chế phòng chống tội phạm nên đã xảy ra nhiều tiêu cực trong quá trình thực hiện F Tình hình tội phạm là hiện tượng được hình thành từ 1 thể thống nhất của các tội phạm cụ thể Thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa lượng và chất, giữa tình hình tội phạm và các tội phạm cụ thể cũng như tác động qua lại của chúng Tình hình tội phạm được nhận thức ở mức độ chung khái quát và biện chứng từ những hành vi phạm tội cụ thể. Sự biến đổi của 1 tội phạm cụ thể sẽ kéo theo sự thay đổi của nhóm tội lọai tội và tình hình tội phạm nói chung trong xã hội Ví dụ Tội phạm ma túy tăng thì sẽ kéo theo sự gia tăng của nhóm tội xâm phạm tài sản, xâm phạm tính mạng sức khỏe. Tội phạm tham nhũng gia tăng thì sẽ kéo theo sự gia tăng của nhóm tội khác như hành chính, trật tự công cộng, kinh tế  Phòng ngừa tội phạm trong xã hội cân có sự kết hợp giữa những biện pháp phòng ngừa chung với biện pháp phòng ngừa riêng và phòng ngừa cá biệt các tội phạm cụ thể và người phạm tội cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất G Tình hình tội phạm là hiện tượng tồn tại trong 1 địa bàn và trong 1 khỏang thời gian xác định Tình hình tội phạm xuất hiện gắn bó chặt chẽ với các đặc điểm của địa bàn của lĩnh vực họat động cụ thể và trong 1 khỏang thời gian xác định. Tính không gian thời gian sẽ xác định tính cụ thể của khái niệm tình hình tội phạm Ví dụ Phỉ chỉ xuất hiện ở khu vực biên giới, hải đảo, cao nguyên Nhận thức về tình hình tội phạm cần phải xuất phát từ đặc điểm địa bàn và thời gian phát sinh tình hình tội phạm. Phòng ngừa tội phạm cũng cần phải phát huy khả năng và lợi thế vốn có của từng địa bàn có tình hình tội phạm đang tồn tại Ví dụ Phòng ngừa tội phạm trong ngành hải quan ( buôn lậu, hối lộ ) khác với ngành kiểm lâm ( phá rừng, tiếp tay cho lâm tặc ) Kết luận Tình hình tội phạm là 1 hiện tượng xã hội trái pháp luật hình sự, mang tính giai cấp và thay đổi theo quá tình lịch sử, bao gồm 1 thể thống nhất của các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong 1 không gian và thời gian xác định. 2 Các thông số của tình hình tội phạm Được thể hiện qua 4 thông số cơ bản Thông số về thực trạng của tình hình tội phạm Thông số về cơ cấu của tình hình tội phạm Thông số về động thái Thông số phản ánh sự thiệt hại của tình hình tội phạm gây ra cho xã hội Lượng và chất A Thông số về thực trạng Là thông số phản ánh tổng số vụ phạm tội, người phạm tội trong 1 khỏang không gian thời gian phạm tội xác định. Thực trạng của tình hình tội phạm được biểu thị bằng trị số tuyệt đối và chỉ số tương đối của tình hình tội phạm trong xã hội Ví dụ Tổng số tội phạm xãy ra : chỉ số tuyệt đối Tỷ lệ tội phạm trong số dân cư nhất định : chỉ số tương đối Thực trạng của tình hình tội phạm được thể hiện qua o Số vụ phạm tội và số người phạm tội đã bị phát hiện ( phần hiện của tình hình tội phạm ) o Số vụ phạm tội và số người phạm tội chưa bị phát hiện ( phần ẩn của tình hình tội phạm ) Phần hiện của tình hình tội phạm lại được tạo ra bởi 2 bộ phận khác nhau o Số tội phạm và người phạm tội đã qua xét xử ( số liệu cơ bản phản ánh phần hiện cũng như thực trạng của tình hình tội phạm nói chung  do rõ ràng, đáp ứng qui tắc suy đóan vô tội o Số tội phạm và người phạm tội không qua xét xử  sở dĩ có lọai số liệu này và mức độ của nó lớn hay nhỏ là phụ thuộc vào chính sách hình sự cũng như khả năng năng lực thực tế của các cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là cơ quan điều tra. Ví dụ Các vụ án không thể kết tội được do việc điều tra quá sơ sài Tội phạm ẩn là những tội phạm mà đến thời gian nghiên cứu vẫn không có những thông tin liên quan, không có trong số liệu thống kê hình sự, có thể không phải chịu những hình thức xử lý hình sự nào ( có thể do đã bị xử lý bởi các biện pháp hành chính, hay bởi các hình phạt hình sự nhẹ hơn ) Ví dụ Tội giết ngừơi nhưng chỉ bị xử lý là giết người do phòng vệ chính đáng Nguyên nhân của việc tội phạm đã thực hiện nhưng chưa bị phát hiện là o Nguyên nhân khách quan : chủ yếu do yếu tố người phạm tội đã thực hiện 1 cách tinh vi, với thủ đọan che dấu được các cơ quan chức năng, có thể do yếu tố nạn nhân hay ngừơi biết về sự việc phạm tội  Tội phạm ẩn tự nhiên : có mức độ ẩn rất cao, không có trong thống kê hình sự, không phải chịu bất cứ hình thức xử lý nào o Nguyên nhân chủ quan : nguyên nhân từ phía các cơ quan bảo vệ pháp luật : tội phạm ẩn nhân tạo  các cơ quan chức năng đã có những thông tin ban đầu về chúng nhưng vì có 1 tội phạm ẩn khác đã che đậy cho chúng nên tội phạm ẩn nhân tạo này không bị xử lý theo qui định của pháp luật  có thể xuất hiện trong thống kê hình sự, trong thống kê các hành vi vi phạm pháp luật khác Tội phạm ẩn nhân tạo được được che đậy bằng 1 tội phạm ẩn tự nhiên, có thể xảy ra trong mọi giai đọan của tố tụng hình sự; tội phạm ẩn tự nhiên luôn có tỷ lệ cũng như độ ẩn cao hơn tội phạm ẩn nhân tạo rất nhiều Ví dụ Hành vi nhận hối lộ làm sai lệch hồ sơ vụ án dẫn đến bản án không chính xác Tội phạm tham nhũng có độ ẩn rất cao do Người có chức vụ quyền hạn, có kiến thức thực hiện ( cơ chế nhà nước ) Mức độ khách quan hóa rất thấp : rất ít người được biết Giữa phần hiện và phần ẩn luôn có mối quan hệ biện chứng : phần ẩn càng lớn thì phần hiện càng nhỏ Phần đã qua xét xử Phần chưa bị xét xử Phần ẩn B Thông số về cơ cấu của tình hình tội phạm Là cơ cấu là thành phần là mối tương quan giữa các tội phạm, lọai tội phạm trong 1 chỉnh thể chung thống nhất của tình hình tội phạm đã xảy ra trong xã hội Cơ cấu của tình hình tội phạm thường được biểu thị bằng chỉ số tương đối phản ánh thành phần% của từng nhóm tội và lọai tội so với tình hình tội phạm chung Khi nghiên cứu về cơ cấu của tình hình tội phạm trong thực tế, ngừơi ta thường căn cứ vào những tiêu chí sau o Tiêu chí phản ánh tương quan của 4 nhóm tội : ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng  là tiêu chí để đánh giá dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội ; lỗi cố o Tiêu chí phản ánh tương quan của lỗi cố ý và lỗi vô ý o Tiêu chí phản ánh tương quan giữa hình thức đồng phạm và thực hiện đơn lẻ o Tiêu chí phản ánh mối tương quan được phân chia theo từng chương của phần riêng trong bộ luật hình sự Ngòai ra có thể dựa trên yếu tố Có động cơ hay không ( ghen tuông, ganh tỵ … ) Đặc điểm nhân thân ( công nhân, sinh viên, trí thức, đảng viên … )  qua đó người ta có thể đánh giá được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, đề nghị biện pháp phòng ngừa cho những nhóm tội phổ biến nhất C Thông số về động thái của tình hình tội phạm Là sự thay đổi của tình hình tội phạm về thực trạng và cơ cấu tại 1 địa bàn và trong 1 khỏang thời gian xác định Động thái của tình hình tội phạm được biểu thị bằng chỉ số tương đối thể hiện tỷ lệ tăng hay giảm của thực trạng và cơ cấu so với điểm mốc được xác định trong việc nghiên cứu Sự thay đổi của thực trạng và của cơ cấu tình hình tội phạm trong thực tế thường phụ thuộc các nhóm nhân tố sau o Các nhân tố xã hội ( điều kiện kinh tế xã hội ) o Các nhân tố pháp luật ( sự thay đổi của pháp luật hình sự ) : sự mở rộng hay thu hẹp của phạm vi trừng trị Ví dụ Luật hình sự trước đây chỉ có 2 lọai tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng nhưng luật hình sự hiện nay qui định đến 4 lọai tội D Thông số phản ánh sự thiệt hại mà tình hình tội phạm gây ra cho xã hội Là tòan bộ những thiệt hại mà tình hình tội phạm gây ra cho xã hội. Nội dung của thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất, thiệt hại về thể chất : sinh mạng sức khỏe, thiệt hại về tinh thần uy tín. Ngòai ra còn có những thiệt hại gián tiếp mà xã hội phải gánh chịu do tình hình tội phạm gây ra hay để khắc phục hậu quả mà tình hình tội phạm để lại II Đặc điểm của tình hình tội phạm qua các thời kỳ lịch sử Tham khảo tập bài giảng 1945 – 1954 Tội phạm phản cách mạng 1976 – 1985  cần chú ý 1986 – nay  cần chú ý 1955 – 1975 Tội phạm ở miền Bắc, Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện I Khái niệm 1 Định nghĩa Là những hiện tượng, quá trình xã hội có khả năng làm phát sinh tình hình tội phạm trong thực tế. Là những hiện tượng có trước tội phạm về thời gian. Trong mối quan hệ giữa nguyên nhân điều kiện với tình hình tội phạm thì nguyên nhân là nhân tố trực tiếp làm phát sinh tình hình tội phạm, luôn thể hiện những mâu thuẫn về nhiều mặt trong đời sống xã hội, và những mâu thuẫn này luôn tồn tại 1 cách ổn định bền vững về mặt thời gian Điều kiện của tình hình tội phạm là những nhân tố không có khả năng trực tiếp làm phát sinh tình hình tội phạm, không chứa đựng những mâu thuẫn và xung đột trong xã hội nhưng lại tạo ra những khả năng và hòan cảnh thuận lợi để nguyên nhân nhanh chóng làm phát sinh tình hình tội phạm Điều kiện thường biểu hiện sự sơ hở và thiếu sót trong các họat động quản lý nhà nước, quản lý xã hội Điều kiện là những nhân tố tồn tại kém vền vững, không ổn định, dễ bị phá vỡ và thay đổi Bản thân tình hình tội phạm trong xã hội cũng có thể trở thành nguyên nhân và điều kiện của chính nó làm phát sinh tình hình tội phạm Nguyên nhân và điều kiện luôn có sự thay đổi liên tục về mặt lịch sử, 1 nhóm nguyên nhân và điều kiện có khả năng làm phát sinh nhiều nhóm tội, lọai tố khác và bản thân tình hình tội phạm cũng được coi là hậu quả đến từ các nhóm nguyên nhân và điều kiện  Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm là tổng hợp những hiện tượng quá trình xã hội, xác định tình hình tội phạm là hậu quả của chúng, đó là tòan bộ những hiện tượng và quá trình xã hội có khả năng làm phát sinh tồn tại tình hình tội phạm 2 Đặc điểm của nguyên nhân và điều kiện  Luôn là những hiện tượng có nguồn gốc và bản chất xã hội  Luôn thể hiện những mâu thuẫn và xung đột trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Ví dụ : kinh tế chính trị, tư tưởng tâm lý  Luôn thể hiện tính tiêu cực : ở sự cản trở, đối lập với xu thế phát triển chung của đời sống xã hội như sự chống đối về chính trị, những chính sách phát triển kinh tế xã hội không phù hợp, trình độ dân trí thấp kém, sự vi phạm pháp luật, đạo đức  Tính phổ biến và ổn định tương đối về mặt thời gian 3 Ý nghĩa Việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện là cơ sở để xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm 1 cách khoa học vàhiệu quả Là cơ sở cho việc họach định các chính sách phát triển kinh tế xã hội 1 cách phù hợp giảm thiểu các mâu thuẫn xã hội là nguyên nhân làm phát sinh tình hình tội phạm II Phân lọai nguyên nhân và điều kiện 1 Phạm vi và mức độ tác động  Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm chung : rộng  Nguyên nhân và điều kiện lọai tội phạm : hẹp, chỉ tác động đến từng nhóm quan hệ xã hội nhất định  Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể : hẹp nhất, tác động đến từng cá nhân người phạm tội. Luôn là những tình huống và sự kiện mang tính đơn nhất và chỉ làm phát sinh 1 hành vi phạm tội 2 Căn cứ vào nội dung sự tác động  Về kinh tế : những mâu thuẫn bất hợp lý trong đời sống xã hội  Về chính trị tư tưởng : phản ánh những mâu thuẫn về lợi ích chính trị của các tầng lớp giai cấp khác. Thể hiện sự xung đột củacác học thuyết , hệ tư tưởng, chủ nghĩa  Về tâm lý văn hóa : thể hiện sự xung đột và mâu thuẫn của các lọai trào lưu, giá trị văn hóa, phong tục tập quán, thói quen sở thích và thị hiếu của 1 bộ phận dân cư không phù hợp với chuẩn mực xã hội hiện đại  Về tổ chức và quản lý xã hội : phát sinh chủ yếu từ những sai sót yếu kém mâu thuẫn trong các họat động quản lý  Về pháp luật và công tác phòng chống tội phạm 3 Căn cứ vào nguồn gốc hình thành  Chủ quan : Đến từ phía các chủ thể họat động phòng chống tội phạm, từ nội tại của các quốc gia nơi có tình hình tội phạm tồn tại  Khách quan : Là những nhân tố tác động từ những xu thế quá trình mang tính khu vực và quốc tế III Nguyên nhân và tình hình tội phạm ở Việt nam qua các thờikỳ Từ 1976 – 1985 Chính trị Chính sách can thiệp và thù địch của lực lượng phản động Kinh tế kế họach Chậm đổi mới làm phát sinh nhiều mâu thuẫn Từ 1986 – nay Tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường Chính sách ngọai giao đa phương, giao lưu về du lịch văn hóa phát triển Chương 5: Nhân thân người phạm tội
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan