Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu ôn tập hóa vô cơ

.PDF
2
119
88

Mô tả:

hoahoc.edu.vn Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình BÀI TẬP Dạng 1: Viết PTHH, nhận biết, giải thích hiện tượng Bài 1: Thực hiện dãy phản ứng: 0 FeS2 + O2 t A + O3  C + O2 C + H2O  axit E  khí A + rắn B Axit E đặc + Cu  muối F + A + H2O A + H2O + KMnO4  K2SO4 + muối G+ axit E Bài 2: Bổ túc các phản ứng 0 H2S + khí X  rắn A + H2O A + khí X t  khí B Khí B + Cl2 +H2O  dung dịch E + dung dịch F H2S + khí B  rắn A + H2O Cu + dung dịch E đặc  muối G + khí B + H2O Bài 3: Nhận biết các dung dịch: NaOH; HCl; H2SO4; BaCl2; MgCl2; AlCl3 bằng 1 hoá chất? Bài 4: Phân biệt dung dịch: Na2SO4; NaHSO4; NaOH; Ba(OH)2; AlCl3 bằng 1 hoá chất? Bài 5: Khi sục khí Cl2 vào dung dịch nước xôđa thì thấy khí CO2 bay ra; còn tác dụng với Na2SO3 thì không có khí SO2 bay ra. Viết PTHH giải thích? Bài 6: Cho hỗn hợp CO2; SO2; Cl2; O2 còn lẫn hơi nước. Trong các chất: H2SO4đặc; KOH rắn; CaO rắn. Chất nào sau đây có thể làm khô hỗn hợp khí trên? Giải thích? Bài 7: Viết PTHH của Ca(HCO3)2 với dung dịch Ba(HSO4)2 và Ca(HSO4)2; NaOH theo tỉ lệ mol 1:1? Dạng 2: Bài tập giải hệ PT đại số Bài 1: Cho 5,9 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào 200 gam dung dịch H2SO4 9,8% (loãng) thu được 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Tính % khối lượng kim loại trong X và nồng độ phần trăm các chất trong Y? Bài 2: Cho 1,84 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dd H2SO4 đặc, nguội (dư) thu được 0,448 lít khí SO2 (đktc). a) Tính % số mol các chất trong X? b) Hấp thụ hết khí Y vào V lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M thu được 2,17 gam kết tủa. Tính V. Bài 3: Cho 12,24 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dd H2SO4 đặc nóng (dư) thu được 6,384 lít khí SO2 (đktc). a. Tính % số mol các chất trong X. b. Toàn bộ khí SO2 thu được cho tác dụng (vừa đủ) với V dung dịch KMnO4 0,1M. Tính V. Bài 4: Hoà tan 14,7 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Fe, Al, Cu vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được dung dịch A; cô cạn dung dịch A thu được 53,1 gam muối khan. Mặt khác, lấy 14,7 gam X cho phản ứng với dd HCl loãng, dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng và phần trăm khối lượng của kloại trong hỗn hợp X. Bài 5: Cho hỗn hợp X gồm 3 gam kim loại Mg, Al, Cu. - Cho 16,6 gam hỗn hợp X vào H2SO4 loãng, dư thu được 11,2 lít khí H2 (đktc). - Cho 16,6 gam hỗn hợp X phản ứng với H2SO4 đặc, nóng dư thu được 13,44 lít khí SO2 (đktc). Tính thành phần phần trăm khối lượng kim loại trong hỗn hợp đầu? Bài 6: Cho 29,4 gam hỗn hợp Mg, Al, Cu vào dd HCl dư thấy giải phóng 14 lít khí ở 00C và 0,8 atm và phần không tan cho vào dd H2SO4 đậm đặc thấy giải phóng 6,72 lít SO2 (đktc). a. Tính phần trăm khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp đầu? b. Toàn bộ khí SO2 cho hấp thụ hết vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được? Dạng 3: Bài tập đặc trưng của H2SO4 đặc nóng Bài 1(2007-B): Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Tính số mol của các chất sau phản ứng? Bài 2 (2009-B): Hoà tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối sunfat. Tìm oxit và tính m? Bài 3(2010-B): Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Tính % khối lượng các chất trong X? Bài 4 (2010-B): Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy (hóa trị cao là III) cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hoà tan hết a gam M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) thu được 20,16 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tìm công thức oxit. Bài 5: Để m gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Tính m. Tạp Chí Dạy & Học Hóa Học – www.hoahoc.org Facebook: facebook.com/hoahoc.org “Our goal is simple: help you to reach yours” (“Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản: giúp đỡ để bạn đạt được mục tiêu của mình”). Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình Dạng 4: Bài tập dạng sử dụng các quy luật, định luật Bài 1 (2007-A): Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3; MgO; ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Tính khối lượng muối sunfat thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng? Bài 2 (2008-B*): Cho 26,4 gam hỗn hợp gồm FeO; Fe2O3; Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y được 15,2 gam FeSO4 và m gam Fe2(SO4)3. Tính m? Bài 3(2008-A*): Để hoà tan hoàn toàn 4,64 gam hỗn hợp FeO; Fe3O4; Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch H2SO4 1M. Tính V? Bài 4 (2008-A*): Cho 2,33 gam hỗn hợp X gồm Mg; Cu; Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,53 gam. Tính thể tích dung dịch H2SO4 1,5 M vừa đủ để phản ứng với Y? Bài 5(2012-A*): Hoà tan hoàn toàn 2,01 gam hỗn hợp Mg và Zn; Fe vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng thu được 0,896 lít khí H2(đktc) và dung dịch X. Tính khối lượng muối trong X? Bài 6 (2009-A): Cho 3,68 gam hỗn hợp Al, Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng và nồng độ % các muối sau phản ứng? Bài 7 (2009-A*): Hoà tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Tính thể tích khí oxi (đktc) dùng để phản ứng với lượng X trên? Bài 8: Cho một oxit kim loại hoá trị II vào dung dịch H2SO4 10% (loãng, vừa đủ) thu được dung dịch muối có nồng độ 11,765%. Xác định oxit kim loại trên? Bài 9: Một muối cacbonat của kim loại hoá trị 2 (duy nhất) được hoà tan bằng dd HNO3 15,75% (dùng dư 20% so với lượng phản ứng) thu được dd muối có nồng độ 14,8%. Xác định công thức oxit? Bài 10 (2007-B): Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA, tác dụng hết với dung dịch H2SO4 dư, thoát ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Tìm hai kim loại? Bài 11 (2010-B*): Hoà tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 100ml dung dịch H2SO4 1,5M thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Tìm hai kim loại? Bài 12 (2010-A*): Cho 7,1 hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y thuộc cùng 1 chu kì tác dụng hết với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được 5,6 lít khí (đktc). Tìm X, Y? Bài 13 (2008-B): Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Tìm kim loại M? Bài 14 (2010-A): Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K, Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4:1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tính tổng khối lượng muối thu được? Bài 15 (2010-A): Cho m gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Zn, Cr; Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 10,48 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích oxi cần dùng là bao nhiêu? Bài 16 (HSG VP – 2010) Đốt cháy hoàn toàn muối sunfua của một kim loại có công thức MS trong khí O 2 dư thu được oxit kim loại. Hoà tan oxit này vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng 29,4% thu được dung dịch muối sunfat nồng độ 34,483%. Tìm công thức của MS? Bài 17 (HSG VP – 2010) Cho 20,4 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít H2 ở đktc. Mặt khác cho 0,2 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 6,16 lít Cl2 ở đktc. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong 20,4 gam hỗn hợp X? Bài 18 (HSG HN – 2014) Cho sơ đồ phản ứng sau. KClO 3  (X1)  clorua vôi  CaCO3  (X2)  Ca(NO3)2  (X3)  (Y1)  lưuhuỳnh  (Y2)  (Y1)  (Y3)  Na2SO4  (Y4)  (Y5)  PbS  (Y6)  (Y2)  (Y3)  (Y1)  K2SO4  (Y7)  PbS Biết các chất X1, X2, X3 có phần tử khối thỏa mãn X1+X2+X3 = 214; các chất Y1, Y2, Y3, Y4, Y5, Y6, Y7 là các hợp chất khác nhau của lưu huỳnh và có phần tử khối thỏa mãn các điều kiện: Y1+Y7=174; Y2+Y5=112; Y3+Y4=154; Y5+Y6=166; mỗi mũi tên tương ứng với một phương trình hóa học. Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ phản ứng? Tạp Chí Dạy & Học Hóa Học – www.hoahoc.org Facebook: facebook.com/hoahoc.org “Our goal is simple: help you to reach yours” (“Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản: giúp đỡ để bạn đạt được mục tiêu của mình”).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan