Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Địa lý Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng...

Tài liệu Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng

.DOC
6
318
144

Mô tả:

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật và nhân lợi trên trái đất. Nước quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên vừa hữu hạn, vừa vô hạn. Hiện nay, sự suy thoái các lưu vực sông cùng với sự gia tăng ô nhiễm nước khiến cho nguồn nước sạch đang ngày một giảm sút rất nhanh chóng tại nhiều nơi. Nước là một tài nguyên có thể tái tạo nhưng dễ bị tổn thương nếu khai thác sử dụng không hợp lý. và nước là một tài nguyên có giá trị kinh tế và trong sử dụng phải cọi trọng giá trị kinh tế của tài nguyên nước. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với bờ biển dài hơn 3000km, có nhiều sông, rạch, ao, hồ, đầm, phá và diện tích mặt nước nội thủy rộng lớn là những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế thủy sản, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Nuôi trồng thủy sản góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và góp phần đưa ngành thủy sản thực sự trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Việt Nam có 708 đô thị bao gồm 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 86 thành phố và thị xã thuộc tỉnh, 617 thị trấn với 21,59 triệu người (chiếm 26,3% dân số toàn quốc). Hiện có trên 240 nhà máy cấp nước đô thị với tổng công suất thiết kế là 3,42 triệu m3/ngày. Trong đó 92 nhà máy sử dụng nguồn nước mặt với tổng công suất khaỏng 1,95 triệu m3/ngày và 148 nhà máy sử dụng nguồn nước dưới đất với tổng công suất khoảng 1,47 triệu m3/ ngày. Một số địa phương khai thác 100% nước dưới đất để cung cấp cho sinh hoạt sản xuất như Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Bình Định, Sóc Trăng, Phú Yên, Bạch Liêu..., các tỉnh thành Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai... khai thác 100% từ nguồn nước mặt; nhiều địa phương sử dụng cả 2 nguồn nước mặt và nước dưới đất. Tổng công suất hiện có của các nhà máy cấp nước đảm bảo cho mỗi người dân đô thị khoảng 150 lít nước sạch mỗi ngày. Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng hệ thống cấp nước tại nhiều khu đô thị lạc hậu, thiếu đồng bộ nên hệ thống cấp nước khu đô thị chưa phát huy hết công suất, tỉ lệ thất thoát nước sạch khác cao (có nơi tỉ lệ thất thoát tới 40%). Chính vì vậy trên thực tế nhiều đô thị cung cấp nước chỉ đạt khoảng 40-50 lít/người/ngày. Đối với khu vực nông thôn Việt Nam có khoảng 36,7 triệu người dân được cấp nước sạch (trên tổng số người dân 60,44 triệu). Có 7.257 công trình cấp nước tập trung cấp nước sinh hoạt cho 6,13 triệu người và trên 2,6 triệu công trình cấp nước nhỏ lẻ khác. Tỉ lệ dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt lớn nhất ở vùng Nam Bộ chiếm 66,7%, đồng bằng sông Hồng 65,1%, đồng bằng sông Cửu Long 62,1%. Tại thành phố Hà Nội, tổng lượng nước dưới đất được khai thác là 1.100.000m3/ngày đêm, trong đó, phía Nam sông Hồng khai thác với lưu lượng 700.000m3/ngày đêm. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay khoảng trên 100.000 giếng khoan khai thác nước kiểu UNICEF của các hộ gia đình, hơn 200 giếng khoan của công ty nước sạch thành phố quản lý và 500 giếng khoan khai thác nước của các trạm cấp nước sạch nông thôn. Các tỉnh ven biển miền Tây nam Bộ như Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Long An do nguồn nước ngọt trên các sông rạch, ao hồ không đủ phục vụ cho nhu cầu của đời sống và sản xuất vì vậy nguồn nước cung cấp chủ yếu được khai thác từ nguồn nước dưới đất. Khoảng 80% dân số ở 4 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau đang sử dụng nước ngầm mỗi ngày. Tại tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng 41.512 giếng khoan, TP Cà Mau hơn 90% người dân trong xã đã khoan và sử dụng nước ngầm. Việc khai thác nước ngầm qúa mức đã làm tầng nước ngầm tụt giảm từ 12 đến 15m khu vực này, “giúp” cho tỉnh Trà Vinh gần hơn với mặt nước biển khoảng 2-2,5m. Những năm gần đây, ở hạ lưu hầu hết các lưu vực sông (LVS) xuất hiện tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường xuyên hơn, trên phạm vi rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng, gây tác động lớn đến môi trường sinh thái các dòng sông, gia tăng nguy cơ kém bền vững của tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội. Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân khách quan nhưng ch ủ yếu là nh ững nguyên nhân ch ủ quan. Lâu nay, chúng ta thường chỉ chú trọng giá trị thủy điện, thủy lợi của nước mà chưa chú ý đ ầy đ ủ, toàn diện đ ến các giá trị nhiều mặt và thiết yếu của nước trong phát triển bền vững kinh tế, xã h ội và b ảo v ệ môi tr ường (BVMT). Nhiều vấn đề lớn đang đặt ra cần giải quyết nhằm khắc phục tình tr ạng mất an ninh về n ước. 1. Thực trạng suy giảm nghiêm trọng nguồn nước ở hạ du các LVS Nước ta có tài nguyên nước thuộc loại trung bình trên thế giới, song ẩn ch ứa nhiều yếu t ố kém b ền v ững. Xét lượng nước vào mùa khô thì nước ta thuộc vào vùng phải đối mặt với thiếu nước, một số khu v ực thuộc loại khan hiếm nước. Chưa bao giờ tài nguyên nước lại trở nên quý hiếm nh ư m ấy năm g ần đây khi nhu c ầu nước không ngừng tăng lên mà nhiều dòng sông lại bị suy thoái, ô nhiễm, n ước sạch ngày m ột khan hi ếm. Hạn hán, thiếu nước diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng. An ninh về nước cho phát triển b ền v ững và BVMT đang không được bảo đảm ở nhiều nơi, nhiều vùng ở nước ta. Tình trạng suy giảm, khan hiếm nước ở hạ lưu các dòng sông xảy ra thường xuyên trong khi điều kiện khí hậu trên lưu vực diễn ra bình thường hoặc không có biến động lớn như trong những năm h ạn hán, thiếu nước nghiêm trọng: 1987 - 1988, 1997 - 1998... Số liệu điều tra cơ b ản 5 năm gần đây ở 40 tr ạm quan tr ắc, nguồn nước mưa trung bình lãnh thổ nước ta khoảng 585 tỷ m3, xấp xỉ trung bình nhiều năm (TBNN) là 592 tỷ m3) tuy thường tập trung vào một vài tháng và mùa mưa kết thúc sớm h ơn bình th ường; mùa khô th ường kéo dài với hàng tháng không mưa hoặc mưa nhỏ không đáng kể. Trong khi đó, tài nguyên n ước m ặt ở h ạ du các công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên những LVS chính nước ta, như sông Hồng, Đ ồng Nai - Sài Gòn, Ba, Vu Gia - Thu Bồn... phổ biến thấp hơn trung bình hàng năm (TBNN), có nơi thấp hơn khá nhi ều. T ại hạ lưu sông Đà, Thao, Lô và Hồng - Thái Bình, nguồn nước trong 5 năm 2003 - 2007 thấp hơn TBNN t ừ 9 20%; tại Hà Nội, thấp hơn tới 22%, có năm thấp hơn tới 30%; trong mùa kiệt, nguồn n ước còn th ấp hơn trung bình cùng kỳ đến 50 - 60%; trên các lưu vực sông khác ở nước ta, nguồn n ước m ặt ph ổ biến ở m ức thấp hơn TBNN 15 - 40%, riêng các sông ở Nam Trung bộ như ở tỉnh Bình Đ ịnh, Bình Thu ận, l ượng dòng chảy thấp hơn TBNN tới 55 - 80%. Trong mùa kiệt những năm qua, nguồn nước mặt suy giảm nghiêm tr ọng đã diễn ra ở hạ l ưu các hồ ch ứa thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, dẫn tới suy giảm liên tục ở h ạ l ưu sông H ồng. Đây là hi ện t ượng hoàn toàn khác với bình thường vì về nguyên tắc, các công trình hồ chứa đều có nhiệm v ụ bổ sung nguồn nước vào mùa kiệt. Tình trạng trên còn khá phổ biến ở đa số các lưu vực sông khác nh ư sông Hương, Vu Gia - Thu Bồn, Trà Khúc, sông Kôn, sông Ba, Đồng Nai - Sài Gòn, Sê San, Srepok... làm cho nhi ều dòng sông v ốn khá phong phú nguồn nước nay mất dòng chảy hoặc cạn đến mức chưa từng thấy trong nhiều năm qua và lại diễn ra trong thời gian dài, có khi nhiều tháng. Dòng sông Hồng, sông Thao có nh ững thời kỳ dài tr ơ đáy, nguồn nước còn lại quá nhỏ, mực nước giảm quá thấp, cạn kiệt trong nhiều tháng liên tục vào mùa khô 6 - 7 năm gần đây làm con sông luôn sống “lay lắt”, hạ lưu sông Hồng “héo hon” m ột cách t ệ h ại ch ưa t ừng th ấy (mực nước thấp nhất năm tại Hà Nội liên tục xuống thấp, năm sau thấp hơn năm trước, l ập nh ững k ỷ l ục cạn kiệt chưa từng thấy trong chuỗi số liệu quan trắc trong gần 110 năm qua). Khan hiếm n ước do ngu ồn nước ở hạ lưu các sông suy giảm lại bị tác động mạnh của nước thải ô nhiễm và xâm nhập mặn làm cho việc cấp nước sinh hoạt, cho sản xuất gặp những bất trắc lớn. Theo số liệu điều tra, tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, hạn hán đã, đang xảy ra trên không chỉ ở một vài LVS mà nhiều năm còn bao trùm cả vùng, miền hoặc ở khắp cả nước. Theo dự báo của cơ quan chức năng, tình trạng suy giảm nguồn nước, hạn hán, thiếu n ước có th ể x ảy ra trên diện rộng ở nhiều vùng trên cả nước, nhất là các tháng cuối mùa kiệt. Thiếu n ước, suy giảm ngu ồn nước có thể căng thẳng hơn ở hầu khắp các khu vực làm ảnh hưởng lớn tới cấp nước sinh hoạt và sản xu ất ở vùng hạ du nhiều LVS chính nước ta. 2. Những nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên nước Suy giảm nguồn nước, hạn hán, thiếu nước ở hạ lưu các LVS trong những năm gần đây, ngoài nguyên nhân tự nhiên của tài nguyên nước, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và của hiện tượng El Nino, còn do tác động của con người, mà trước hết là do: - Chưa có biện pháp hiệu quả phát triển nguồn nước, điều hòa hợp lý dòng chảy trên LVS, trong m ạng l ưới sông ngòi; suy giảm rừng, thay đổi sử dụng đất trên lưu vực theo chiều hướng làm suy giảm kh ả năng điều tiết dòng chảy LVS, giảm tỷ lệ diện tích các thủy vực, giảm nguồn nước mặt, nguồn nước bổ cập cho các tầng nước dưới đất vào mùa mưa và gia tăng hạ thấp mực nước dưới đất vào mùa khô. - Việc khai thác, sử dụng nước chưa hợp lý; khai thác, sử dụng ở thượng lưu, chưa chú ý đầy đ ủ tới khai thác, sử dụng ở hạ lưu; quản lý, vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện còn ch ưa h ợp lý, th ường phải chú trọng một vài lợi ích chính, các lợi ích khác, có khi, có thời kỳ, b ị xem nhẹ. Ngoài ra, do trên các l ưu v ực thường có hệ thống hoặc bậc thang các hồ chứa mà lại thiếu phối hợp nên luôn có tình tr ạng hồ trên tích được đầy nước thì hồ phía hạ lưu không còn đủ nước (Ví dụ như việc tích nước vào các hồ chứa ở Trung Quốc trên phần LVS Hồng thường làm giảm đáng kể nguồn nước về nước ta làm cho các h ồ ch ứa r ất khó khăn trong tích nước đầy hồ). - Năng lực hoạt động của công trình hồ chứa thủy lợi hầu hết đã và đang b ị xuống cấp, nhiều h ệ thống công trình thuỷ lợi đang vận hành dưới công suất thiết kế. Năng lực trữ nước của nhiều hồ ch ứa n ước bị giảm đáng kể do bồi lắng, tổn thất nước chiếm tỷ lệ lớn, khó đảm bảo an toàn. Cơ sở hạ tầng phân phối n ước sau công trình đầu mối bị xuống cấp nên tổn thất nước trong nhiều hệ thống công trình th ủy l ợi còn chiếm tỷ lệ quá lớn, hiệu quả sử dụng nước còn thấp. Tình trạng ở đầu mối các công trình luôn th ừa n ước, nh ưng chưa tới cuối công trình phân phối thì đã hết nước là khá phổ biến. - Công trình thủy điện, thủy lợi đều gây thay đổi lớn chế độ nguồn nước, chất lượng nước và các hệ th ủy sinh ở cả thượng và hạ lưu dòng sông. Về nguyên tắc, hồ chứa tạo điều kiện đ ể điều hòa dòng ch ảy, tr ữ nước trong mùa lũ và bổ sung nước vào mùa cạn, nhưng thực tế hoàn tòan khác: do b ảo đảm phát điện hoặc nước tưới nên việc vận hành nhiều hồ chứa chưa phân phối, điều hòa nguồn n ước cho các nhu c ầu sử dụng một cách hợp lý; chưa có cơ chế cần thiết để bảo đảm hài hòa giữa các lợi ích chính, giữa ch ống lũ và phát điện, giữa phát điện hoặc tưới và cấp nước cho hạ du, cấp nước sinh ho ạt, duy trì dòng ch ảy môi trường, đẩy mặn ở vùng cửa sông ven biển... - Chưa tích đủ nước vào hệ thống công trình. Nhiều năm qua, đa số công trình thủy điện, th ủy l ợi đều có v ấn đề về tích nước vào cuối mùa mưa, lũ. Tình trạng chung là chưa tích đ ủ nước vào hệ thống công trình. Các hồ chứa thủy điện thường được tích đầy nước hơn ở các hồ chứa thủy lợi trong khi nguồn nước trên lưu vực có đủ điều kiện để tích nước đầy hồ. - Đa số các công trình hồ chứa thủy lợi và thủy điện chưa có quy trình vận hành ho ặc có nh ưng ch ưa h ợp lý, chậm được cập nhật sau hàng chục năm, có khi sau 20 - 40 năm ho ạt đ ộng trong khi điều kiện tài nguyên nước và mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của công trình cùng một số đặc tr ưng đã có những thay đ ổi l ớn. Ở nhiều hồ chứa, việc tích nước, xả nước vào những thời kỳ nhất định thường chưa tuân th ủ đúng quy trình vận hành đã được phê duyệt, chưa theo đúng thiết kế, thậm chí vi phạm nghiêm tr ọng việc v ận hành b ảo đảm nguồn nước tối thiểu cho hạ lưu, không bảo đảm dòng chảy môi tr ường, không bảo đảm đời sống bình thường của một dòng sông. Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ở hạ lưu sông Hồng cuối nh ững năm g ần đây là những ví dụ rõ nhất về vấn đề này. - Mất cân đối giữa tiềm năng nguồn nước và nhu cầu nước. Theo dự tính, nhu cầu dùng n ước đ ến năm 2010 ở nước ta do tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa... sẽ lên đến 130 t ỷ m3/năm, gần t ương đương v ới nguồn nước các LVS vào mùa kiệt. Thiếu nước là rõ ràng nếu không có biện pháp quản lý, phát triển, b ảo v ệ, điều hòa, phân phối hợp lý, sử dụng tổng hợp, hiệu quả và tiết kiệm các nguồn nước. - Khai thác, sử dụng chưa đi đôi với bảo vệ, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm ngu ồn n ước nh ư: Bảo vệ rừng đầu nguồn nâng cao hiệu quả sản sinh dòng chảy trên lưu vực; thiếu quy ho ạch t ổng th ể v ề tài nguyên nước LVS; xả nước thải không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu vào nguồn n ước gây suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, làm nghiêm trọng hơn tình trạng thiếu n ước sạch. - Tài nguyên nước chưa được sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu như mong mu ốn. Khai thác, sử dụng nước quá mức cho phép, lại lãng phí diễn ra ở nhiều nơi; chưa kết hợp hài hòa giữa khai thác, sử dụng nước mặt với nước dưới đất. Nước mặt và nước dưới đất có mối quan hệ thủy động lực rất chặt chẽ và bổ cập cho nhau tùy theo điều kiện nguồn nước trong năm nên trong bất kỳ điều kiện nào, cũng ph ải chú ý đến tính thống nhất của chúng. - Phương thức khai thác, sử dụng nước thường chậm được cải tiến để phù hợp với điều kiện tài nguyên nước trên mỗi vùng, mỗi LVS. Việc canh tác lúa nước phổ biến cả ở những vùng th ường xuyên khan hi ếm nước như vùng Nam Trung bộ hoặc phát triển quá mức diện tích cà phê cần t ưới ở Tây Nguyên rõ ràng là không hợp lý. - Nhu cầu nước tăng cao và chưa được kiểm soát, quản lý vẫn theo cách truyền th ống “c ần bao nhiêu c ấp bấy nhiêu”, chậm chuyển sang quản lý nhu cầu dùng nước. 3. Hậu quả tác hại của tình trạng suy giảm nguồn nước thường xuyên và kéo dài Hậu quả tác hại do suy giảm nguồn nước là rất nghiêm tr ọng đối với con ng ười và BVMT và đời sống dòng sông; gây gia tăng nguy cơ kém bền vững trong tăng tr ưởng và phát triển kinh t ế, xã hội và BVMT. Nguy c ơ thiếu nước, hiếm nước ngày càng tăng vào những tháng cuối mùa khô. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều vùng bị ngưng trệ và chịu thiệt hại nặng. Một số vùng thiếu nước sản xuất lúa, phải chuyển đ ổi cây tr ồng, mùa vụ. Bảo đảm đủ nguồn nước cho đời sống, cho sản xuất đang là vấn đề thời sự ở nhiều vùng. Vấn đ ề b ảo đảm an ninh nguồn nước cho phát triển bền vững ở một số vùng quan tr ọng của đ ất nước như đ ồng bằng Bắc bộ, Nam bộ đang trở thành vấn đề có tính quốc gia. Những hậu quả chính thường là: - Làm suy kiệt trữ lượng nước trong mạng sông, trong các tầng chứa nước, trên LVS d ẫn t ới suy giảm ngu ồn nước có thể diễn ta trong thời kỳ dài. - Thay đổi nghiêm trọng môi trường và hệ sinh thái nước ở hạ lưu các dòng sông. LVS là một hệ thống nh ất với các bộ phận cấu thành quan hệ mật thiết, tương hỗ với nhau. Do vậy, nếu nguồn nước ở vùng h ạ l ưu b ị suy giảm trong thời kỳ dài đều dẫn đến tình trạng môi tr ường, tài nguyên n ước suy thoái đ ến m ức không th ể khôi phục được. Chẳng hạn như: làm giảm nguồn cung cấp nước cho các tầng nước d ưới đ ất; giảm tr ữ lượng, hạ thấp mực nước dưới đất trên vùng rộng lớn ven sông; gia tăng lún sụt mặt đất, sạt l ở bờ, lòng dẫn... đến mức khó kiểm soát; dẫn tới hủy hoại tài nguyên và môi trường sinh thái l ưu v ực; gia tăng xâm nhập mặn. - Tác động đến đời sống, sức khỏe mọi người dân, gia cầm, gia súc, mùa màng vùng b ị ảnh h ưởng, tới t ốc độ tăng trưởng, thậm chí gây đình trệ sản xuất, phát triển, dẫn tới buộc người dân ph ải di cư khỏi n ơi đã sinh sống lâu nay. Thiếu nước nghiêm trọng, lâu dài khó giải quyết có thể dẫn t ới xung đột giữa các cộng đồng dân cư; gia tăng nguy cơ kém bền vững trong tăng trưởng và phát triển kinh t ế, xã hội và BVMT. - Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, khan hiếm, thiếu nước đã, đang làm n ảy sinh nhiều v ấn đ ề ph ức t ạp. Đây thực chất là vấn đề về sự công bằng và các quyền hợp pháp trong sử dụng nước, các vấn đ ề xã hội; về nguyên tắc ứng xử với nước và với cộng đồng dân cư nên cần phải được xem xét một cách thỏa đáng. Tác động xã hội và môi trường thường rất sâu sắc và khó đánh giá, khắc phục. 4. Những vấn đề cấp bách cần giải quyết Tình trạng suy giảm nguồn nước đòi hỏi chúng ta phải nhận rõ những tồn tại, b ất cập và đ ề ra nh ững giải pháp tổng thể, toàn diện và có hệ thống để bảo vệ, quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm và đa m ục tiêu nguồn nước vốn hữu hạn lại dễ bị tổn thương ở nước ta. - Phát triển hồ chứa thủy điện, thủy lợi đã tạo bước tiến quan trọng trong sử dụng tài nguyên n ước ph ục v ụ bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng và phát triển kinh tế - xã hội đ ất n ước nh ưng cũng b ộc l ộ nhiều bất cập. Việc phát triển thủy điện thời gian qua do chịu sức ép lớn của phát triển kinh t ế - xã h ội nay đang trở nên “quá nóng”. Trong một năm, có khi có hàng chục công trình lớn, v ừa, nhất là th ủy điện nh ỏ đ ược xây dựng. Nhiều trường hợp, có tới 3 - 5 công trình thủy điện cùng đ ồng thời thi công xây d ựng trên một l ưu vực, gây ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên nước, hủy hoại môi trường và ĐDSH. Theo đánh giá, việc phát triển thủy điện, thủy lợi nay đã ở “ngưỡng” tới hạn trên các LVS, các vùng lãnh thổ. Tác đ ộng c ủa các công trình thủy điện, thủy lợi đến tài nguyên nước là rất sâu sắc, không th ể chỉ ph ản ánh m ột cách “khái l ược” trong các báo cáo mang nặng tính học thuật dạng báo cáo “nghiên cứu khả thi” hoặc “đánh giá tác đ ộng môi trường”. Do vậy, đòi hỏi phải xem xét, đánh giá toàn diện hơn quá trình phát triển th ủy điện, th ủy lợi, cân nhắc kỹ từ quy hoạch đến thiết kế, thi công xây dựng, vận hành để phát huy tối đa mặt l ợi, đ ồng th ời giảm thiểu tác động xấu tới tài nguyên nước và giảm tác hại do những thay đổi về ngu ồn n ước gây ra đối với tài nguyên, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. - Quy hoạch sử dụng tài nguyên nước, trong đó có quy hoạch thủy điện, th ủy lợi, cần phải d ựa trên quy hoạch tổng hợp LVS. Quy hoạch LVS, môi trường phải là căn cứ để hoàn thiện, điều chỉnh quy ho ạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước, BVMT của các ngành, trong đó có thủy điện, thủy l ợi; phải có c ơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, cơ quan, dựa trên cơ sở khoa học công nghệ và kinh nghiệm tiên tiến đ ể đẩy mạnh xây dựng, trình Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt cho th ực hiện các quy ho ạch LVS, BVMT làm căn cứ cho xây dựng, hoàn chỉnh các quy hoạch các ngành, lĩnh v ực liên quan. - Việc vận hành công trình đơn lẻ cũng như vận hành hệ thống hoặc bậc thang các h ồ ch ứa rõ ràng đang còn rất nhiều bất cập. Việc tổng kết thực tiễn ở nước ta cần được đặt ra một cách cơ bản, toàn diện, làm căn cứ xây dựng cơ chế bảo đảm điều hòa, phân b ổ khách quan, h ợp lý tài nguyên n ước cho các nhu c ầu s ử d ụng, bảo vệ dòng sông và môi trường. Nguồn nước LVS, trong đó có n ước trong các dòng sông, các th ủy v ực, các tầng chứa nước dưới đất, nhất là trong các hồ chứa, là tài sản chung c ủa toàn xã h ội đ ược nhà n ước th ống nhất quản lý phục vụ lợi ích chung. Các công trình tài nguyên n ước dù đ ược xây d ựng t ừ ngu ồn v ốn nào, nhưng nguồn nước vẫn cần được xem là tài sản chung, vì lợi ích chung; s ử d ụng ngu ồn n ước c ủa qu ốc gia là phải trả tiền hợp lý. Trong trường hợp thiếu n ước, khan hiếm n ước thì các ngu ồn n ước trên l ưu v ực ph ải được ưu tiên cho sinh hoạt, cho các nhu cầu thiết yếu khác. Các h ồ ch ứa c ần đ ược b ảo v ệ, qu ản lý và v ận hành theo quy định chung được cấp có thẩm quyền phê duy ệt; không đ ể kéo dài tình tr ạng v ận hành h ồ chứa mà thiếu quy trình, quy trình chưa hợp lý; cần ch ấm d ứt ki ểu v ận hành quá chú tr ọng đ ến l ợi ích tr ước mắt hoặc chỉ vì lợi ích của một vài lĩnh vực riêng lẻ. Cần có cơ chế ph ối hợp ho ặc t ổ ch ức đ ủ th ẩm quy ền đ ể bảo đảm vận hành hiệu quả các hồ chứa sao cho nguồn n ước đ ược sử d ụng tiết ki ệm, đa m ục tiêu, nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội - môi trường. - Đồng thời với việc thực hiện các biện pháp cơ bản, lâu dài như tăng cường quản lý t ổng hợp tài nguyên nước LVS, bảo vệ, bảo tồn, phát triển hợp lý nguồn nước; xây dựng cơ chế để sử dụng nước hợp lý, tránh khai thác quá mức, sử dụng phải tiết kiệm, hiệu quả và phòng chống suy thoái, c ạn kiệt, ô nhi ễm ngu ồn nước; cải tiến phương thức sử dụng nước để phù hợp với điều kiện tài nguyên n ước trên m ỗi vùng, m ỗi LVS thì cần nghiên cứu và thực thi các giải pháp để chuyển từ cách quản lý truy ền thống là “đáp ứng nhu c ầu, cần bao nhiêu cấp bấy nhiêu” sang quản lý nhu cầu dùng nước; th ực hiện quản lý các h ồ ch ứa th ủy điện, thủy lợi theo những giải pháp mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả tổng hợp của chúng, tr ước hết là xây d ựng cơ chế phối hợp các Bộ, ngành và địa phương để tạo chuyển biến trong quản lý vận hành các hồ ch ứa, LVS. - Cần xây dựng một cơ chế, chính sách kinh tế, tài chính, đầu tư thích hợp đ ể b ảo đ ảm tài nguyên n ước được quản lý, được bảo vệ và bảo đảm sử dụng đa mục tiêu, hiệu quả và tiết kiệm. Cần sớm xác đ ịnh nội dung và định hướng cụ thể các bước đi để làm rõ giá trị kinh tế, giá trị hàng hóa (ngoài giá tr ị xã h ội) và nâng cao giá trị đóng góp của tài nguyên nước trong phát triển. Sớm xây dựng cơ chế, chính sách đ ể th ực hiện “dùng nước, sử dụng nước của quốc gia thì phải trả tiền”. Đây là vấn đề mới nh ưng đã tr ở thành c ấp thiết hiện nay nhằm bảo đảm phát triển bền vững. - Phải gìn giữ, bảo vệ, bảo tồn nguồn nước; cần ứng xử hợp lý với tài nguyên nước. Trong điều kiện thiếu nước hoặc tài nguyên nước trở nên khan hiếm thì các cơ quan quản lý và toàn xã h ội c ần nâng cao trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ, bảo tồn nguồn nước; sử dụng phải tiết kiệm, đa mục tiêu và nh ằm t ới hiệu quả t ổng hợp cao nhất có thể; khắc phục tình trạng “đầu nguồn thừa nước, chưa tới cuối nguồn đã hết n ước”, trong khi hàng trăm hộ dân còn thiếu nước sạch sinh hoạt, hàng nghìn hecta cây tr ồng thiếu n ước t ưới mà v ẫn nhiều nơi sử dụng nước lãng phí; không chờ “Trời” ban nước; đừng để năm nào cũng ph ải “ch ạy h ạn”... là những vấn đề cần được mọi người suy ngẫm, thấm nhuần để hành động. - Thực tế cuộc sống cho thấy, nguồn nước quý giá có thể bảo vệ, giữ gìn được bằng chính hành đ ộng hàng ngày của mỗi chúng ta. Việc tuyên truyền, phổ biến cho toàn dân về pháp luật tài nguyên n ước, nh ững kinh nghiệm khai thác, sử dụng nước ở các nước khác (nơi có nguồn nước còn r ất ít, quý hiếm hơn cả nh ững vùng khó khăn nhất ở nước ta) có ý nghĩa quan tr ọng để xây d ựng nếp ứng x ử phù hợp với n ước, với điều kiện nơi sinh sống, đối phó hiệu quả với suy giảm nguồn nước, thiếu nước. 5. Kết luận và kiến nghị Vấn đề suy giảm nguồn nước ở hạ lưu các LVS đang diễn ra và ngày càng diễn biến phức tạp. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ, có tính hệ thống và th ực hiện kiên trì trên toàn LVS với quan điểm quản lý tổng hợp tài nguyên nước LVS, quản lý suy giảm nguồn n ước, khan hiếm n ước. Những biện pháp quan trọng hàng đầu gồm: Điều tra cơ bản đồng bộ; Quy ho ạch tổng h ợp tài nguyên n ước LVS; phát triển nguồn nước với các biện pháp công trình và phi công trình; xây d ựng c ơ ch ế điều hòa, phân bổ nguồn nước ở một số lưu vực trọng điểm; tăng cường quản lý nhu cầu, có cơ chế kinh t ế, tài chính b ảo đảm dùng nước hiệu quả, tiết kiệm và nâng cao giá trị đóng góp cho phát triển của tài nguyên n ước; xây dựng cơ chế phối hợp bảo đảm vận hành hiệu quả các công trình tài nguyên nước; chuyển đổi cơ cấu kinh tế, điều chỉnh quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực trên cơ sở quy ho ạch tổng thể l ưu v ực để phù hợp với tiềm năng nguồn nước; tăng cường phòng chống ô nhiễm, suy thoái ngu ồn n ước... Đề xuất một số giải pháp cấp bách, trước mắt là: Tăng cường phối hợp quản lý tài nguyên nước trong mùa khô ở các địa phương có các LVS v ới nhiều công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi, nhất là trong giám sát, kiểm soát việc quản lý v ận hành, khai thác s ử d ụng các hồ chứa nhằm tích đủ nước vào hồ, bảo đảm nguồn nước cho hạ du đáp ứng nhu cầu sinh ho ạt, kinh tế, xã hội và BVMT. Phối hợp liên ngành ở TW và các địa phương liên quan trong quản lý vận hành hợp lý các hệ th ống ho ặc b ậc thang các hồ chứa lớn trọng điểm quốc gia (như trên LVS Hồng, Đồng Nai - Sài Gòn, Srepok, sông Ba, Vu Gia - Thu Bồn...) nhằm khai thác hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước, bảo đảm hài hòa các l ợi ích c ủa các ngành kinh tế, xã hội và BVMT. Tăng cường và có biện pháp khai thông việc hợp tác với các nước láng giềng trong quản lý các LVS quốc t ế, trước hết là với Trung Quốc trong quản lý LVS Hồng, giảm thiểu tác đ ộng của việc sử dụng tài nguyên n ước thuộc phần lưu vực thuộc Trung Quốc đến suy giảm nguồn nước về Việt Nam. Xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất và tăng cường trao đổi thông tin tài nguyên n ước và d ữ liệu liên quan phục vụ giám sát, chỉ đạo quản lý khắc phục và giảm thiểu tác động của tình tr ạng suy giảm nguồn n ước đến đời sống và phát triển kinh tế, xã hội, BVMT.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan