Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Nội dung chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật và thực tiễn thực hiện ở việt...

Tài liệu Nội dung chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật và thực tiễn thực hiện ở việt nam.

.DOC
15
120
89

Mô tả:

 Đề 1̀1̀ Nôị dung chê đô ̣ chăm soc sưc khỏ ngươi khuyế ́ậ́ va ́hưc ́iên ́hưc hiêṇ ơ Việ́ Nmm. A. ĐẶT VÂN ĐÊ B. GIAI QUYÊT VÂN ĐÊ I. Khái quát chung về người khuyết tật, luật người khuyết tật và chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật 1. Khái quá́ chung về ngươi khuyế ́ậ́ 1.1. Khái niệm người khuyết tật Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu dài trong việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng với những chủ thể khác. 1.2. Đặc điểm người khuyết tật Người khuyết tật trước hết là những con người nên họ mang những đặc điểm chung về mặt kinh tế - xã hội, đặc điểm tâm sinh lí như mọi người khác trong xã hội. Tuy nhiên, với những đặc điểm riêng về từng dạng khuyết tật nên nhóm người khuyết tật nói chung lại có những nét đặc thù so với nhóm người không khuyết tật và mỗi nhóm người khuyết tật dạng này lại có nét đặc thù tương đối so với nhóm người khuyết tật khác. - Đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ kinh tế - xã hội: Từ góc độ kinh tế, khuyết tật là nguyên nhân làm giảm cơ hội việc làm, phát triển kinh tế; khả năng sống độc lập khó hơn đối tượng khác (phụ thuộc vào gia đ ình, người thân,..), không chỉ bản thân người khuyết tật gặp khóc khăn về kinh tế mà còn gặp khó khăn cho gia đình, cộng đồng. Từ góc độ xã hội, người khuyết tật gặp khó khăn trong sinh hoạt, học tập, gặp rào cản trong hòa nhập (gia đình, cộng đồng, học tập,…), có xu hướng thu hẹp, tách biệt cộng đồng. Những khó khăn càng trở lên trầm trọng hơn do thái độ tiêu cực của cộng đồng đối với người khuyết tật.  Đặc điểm người khuyết tật dưới góc độ dạng tật và mức khuyết tật: Các dạng tâ ̣t và mức đô ̣ khuyết tâ ̣t c̃ng như viê ̣c xác định mức đô ̣ khuyết tâ ̣t được quy định chi tiết trong Luật người khuyết tật Việt Nam và Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật năm 2010.. 2. Khái quá́ chung về luậ́ ngươi khuyế ́ậ́ 2.1. Khái niệm Luật người khuyết tật Luật người khuyết tật là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đảm bảo các quyền và trách nhiệm của người khuyết tật. 2.2. Các nguyên tắc cơ bản của luật người khuyết tật Việt Nam Dưới góc độ lí luận nhà nước và pháp luật, các nguyên tắc của pháp luật được hiểu là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong quá trình ban hành, thực thi, áp dụng, sửa đổi, bổ sung pháp luật. Luật người khuyết tật 2010 của Việt Nam không có điều luật cụ thể quy định về các nguyên tắc. Tuy nhiên, trên cơ sở nội dung pháp luật đã được ban hành và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam có thể xác định một số nguyên tắc cơ bản của pháp luật người khuyết tật như sau: Nguyên tắc tôn trọng và đảm bảo quyền của người khuyết tật; nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử; nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội; nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp nhận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lí đối với người khuyết tật; nguyên tắc bảo đảm hội nhập và thực thi các cam kết quốc tế. 2.3. Nguồn của luâ ̣t người khuyết tâ ̣t Viêṭ Nam Nguồn của luật người khuyết tật là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê chuẩn theo hình thức, trình tự, thủ tục luật định có chứa đựng các quy phạm pháp luật người khuyết tật. Sau đây là một số loại văn bản chủ yếu được coi là nguồn của luật người khuyết tật: - Văn bản pháp luật: Hiến pháp năm 1992; Luật người khuyết tật năm 2010; Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007); Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi năm 2009); Luật hôn nhân và gia đình năm 2000,… - Văn bản dưới luật: Các văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn cụ thể, chi tiết luật hoặc quy định những vấn đề mới nảy sinh, có tính phổ biến chưa được luật điều chỉnh. Cụ thể bao gồm: Pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư, nghị quyết … của cơ quan có thẩm quyền. Gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật người khuyết tật. 3. Khái quá́ chung về chê độ chăm soc sưc khỏ ngươi khuyế ́ậ́ 3.1. Định nghĩa chế đố ̣ chăm sóc sức khoe người khuyết tâ ̣t: Theo quy định của pháp luật hiện hành về người khuyết tật, có thể hiểu chế độ chăm sóc sức khỏe của người khuyết tật bao gồm tổng hợp các quy định về quyền của người khuyết tật được nhà nước, cộng đồng, xã hội thực hiện các hoạt động phòng bệnh, khám chữ bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng nhằm giúp người khuyết tật ổn định sức khỏe, vượt qua những khó khăn của bệnh tật, vươn lên hòa nhập cộng đồng. 3.2. Ý nghĩa của viê ̣c quy định chế đố ̣ chăm sóc sức khoe người khuyết tâ ̣t: -Ý nghĩa xã hội và nhân văn: chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người khuyết tật thể hiện lòng nhân đạo sâu sắc giữa con người với con người trong cộng đồng, trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. - Ý nghĩa pháp lý: Chế độ chăm sóc sức khỏe của người khuyết tật đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe của người khuyết tật đã được đề cập trong Tuyên ngôn chung về quyền con người của Liên hợp quốc. Bằng việc quy định cụ thể trong Hiến pháp và luật chuyên ngành, pháp luật người khuyết tật đã tạo cơ sở người khuyết tật thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe. Đồng thời pháp luật quy định trách nhiệm của các bộ, ban, ngành, nhất là ngành y tế và cộng đồng xã hội trong chăm sóc sức khỏe người khuyết tật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và công bằng xã hội trong các hoạt động này. - Ý nghĩa kinh tế: Chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật tạo điều kiện để người khuyết tật có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội khác, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. 3.3. Phân loại chế đố ̣ chăm sóc sức khoe người khuyết tâ ̣t: Căn cứ vào chủ thể thực hiện chăm sóc sức khoe người khuyết tật, có thể chia chế độ chăm sóc sức khoe người khuyết tật thành các loại: - Chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật do Nhà nước thực hiện: Nhà nước là chủ thể thực hiện chủ yếu, có trách nhiệm chính trong chăm sóc sức khỏe người khuyết tật. Cụ thể, Nhà nước quy định Bộ lao động, thương binh và xã hội thực hiện quản lý nhà nước, Bộ y tế thực hiện quản lý về chuyên môn. - Chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật do các tổ chức thực hiện: Các tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe người khuyết tật rất phong phú, bao gồm các tổ chức người khuyết tật, các tổ chức vì người khuyết tật và các tổ chức, đoàn thể khác. - Chế độ chăm sóc sức khỏe do gia đình và bản thân người khuyết tật thực hiện: Gia đình người khuyết tật có vai trò rất lớn trong chăm sóc sức khỏe người khuyết tật: giáo dục sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu bệnh tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và các nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật. Bên cạnh đó gia đình còn phải có trách nhiệm tạo điều kiện để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe, tôn trọng ý kiến của người khuyết tật. Ngoài ra, hơn ai hết, chính bản thân người khuyết tật hiểu rõ về sức khỏe của mình và nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Căn cứ vào nội dung các hoạt động chăm sóc sức khoe người khuyết tật, có thể chia chế độ chăm sóc sức khoe người khuyết tật thành các loại: - Chế độ phòng bệnh: mục đích của chế độ này là nhằm ngăn ngừa không để khuyết tật xảy ra hay làm giảm hoặc loại bỏ nguy cơ gây nên khuyết tật. Đồng thời, chế độ phòng bệnh còn nhằm tăng cường sức khỏe ổn định hơn cho người khuyết tật. Hiện nay, chế độ phòng bệnh cho người khuyết tật chủ yếu tập trung vào các nội dung: tuyên truyền, giáo dục, tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật; phòng bệnh chung và các vấn đề khác. - Chế độ khám bệnh, chữa bệnh: mục đích của chế độ này là nhằm phát hiện sớm khuyết tật và chữa trị khi khuyết tật đã phát sinh. Trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, người khuyết tật được người có chuyên môn thực hiện các biện pháp y tế để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. - Chế độ chỉnh hình, phục hồi khả năng: Chế độ này không chỉ nhằm mục đích phục hồi khả năng của các bộ phận hoặc chức năng nào đó đã bị mất hoặc suy giảm, mà còn nhằm tăng cường các khả năng còn lại để hạn chế hậu quả của người khuyết tật, giúp người khuyết tật sớm ổn định sức khỏe. II. Nội dung chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật  Chăm soc sưc khỏ bmn đầu. Từ pháp lệnh về người tàn tật 1998, Nghị định số 59/1999/NĐ-CP, Luâ ̣t người khuyết tâ ̣t năm 2010 đã có những quy định khá cụ thể về vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người khuyết tật. Bên cạnh đó công văn số 1736/BYT – KCB ngày 4 tháng 4 năm 2011 của Bộ Y tế c̃ng quy định rất cụ thể về nội dung này. Luật ng ười khuyết tật 2011 đã quy định về nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người khuyết tật tại Điều 21 như sau: “1. Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm sau đây: a) Triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thống về chăm sóc sức khoe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khoe và phục hồi chức năng; b) Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khoe người khuyết tật; c) Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên mốn cho người khuyết tật. 2. Kinh phí để thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm.” Chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật bao gồm các nội dung sau đây: - Giáo dục sức khỏe: Giáo dục sức khỏe thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các kiến thức về chăm sóc sức khỏe nhằm mục đích tăng cường kiến thức và hiểu biết của người khuyết tật về việc tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Nội dung giáo dục sức khỏe gồm: Cải thiện điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lí, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, các hoạt động về công tác phòng bệnh, tổ chức các chương trình giáo dục đặc biệt cho trẻ em khuyết tật … - Thực hiện các biện pháp phòng ngừa: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khuyết tật, do đó hoạt động phòng ngừa được thực hiện rất đa dạng dựa vào các yếu tố như: dạng dị tật, khả năng thực tế của địa phương, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu của người khuyết tật. Nhưng nhìn chung, hoạt động phòng ngừa khuyết tật bao gồm: phòng ngừa không để xảy ra khuyết tật; phòng ngừa để ngăn ngừa tình trạng ốm đau, tai nạn, rủi ro trở thành khuyết tật và phòng ngừa để ngăn khuyết tật gây nên hậu quả nặng hơn. - Quản lí sức khỏe: Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 21 Luật Người khuyết tật, trạm y tế cấp xã có trách nhiệm cấp hồ sơ theo dõi, quản lí sức khỏe người khuyết tật. Mục đích của chế độ này nhằm quản lí theo dõi tình trạng khuyết tật ở địa phương, từ đó giúp cơ quan chức năng đưa ra các giải pháp hợp lí để chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn. Chăm sóc sức khỏa ban đầu là một trong các lĩnh vực thuộc hoạt động của hệ thống y tế của mỗi quốc gia và được coi là chìa khóa để đạt được mục tiêu sức khỏe cho các thành viên trong xã hội, đặc biệt đối với những đối tượng có nhu cầu chăm sóc cao như người khuyết tật. Việc chăm sóc sức khỏe ban đầu được thực hiện ở địa phương bởi hệ thống y tế địa phương trên tinh thần phù hợp với nhu cầu người khuyết tật, trong đó tập trung vào các biện pháp tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người khuyết tật có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sức khỏe người khuyết tật trong việc ngăn ngừa khuyết tật, khắc phục khuyết tật hay hạn chế các hậu quả do khuyết tật gây ra.  Khám bệnh, chữm bệnh Theo tinh thần quy định tại điều 2 Luâ ̣t khám bê ̣nh, chữa bê ̣nh năm 2009 thì có thể hiểu khái niê ̣m khám bê ̣nh, chữa bê ̣nh, cơ sở khám bê ̣nh, chữa bê ̣nh cho người khuyết tâ ̣t như sau: Khám bê ̣nh là viê ̣c hỏi bê ̣nh, khai thác tiền sử bê ̣nh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiê ̣m câ ̣n lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhâ ̣n đối với người khuyết tâ ̣t. Chữa bê ̣nh là viê ̣c sử dụng phương pháp chuyên môn ky thuâ ̣t đã được công nhâ ̣n và thuốc được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người khuyết tâ ̣t. Cơ sơ khám bênh, ̣ chữa bênh ̣ là cơ sở cố định hoă ̣c lưu đô ̣ng đã được cấp giấy phép hoạt đô ̣ng và cung cấp dịch vụ khám, chữa bê ̣nh. Khám bệnh, chữa bệnh được quy định chủ yếu tại Luâ ̣t khám bê ̣nh, chữa bê ̣nh, Luâ ̣t người khuyết tâ ̣t năm 2010. Nội dung khám bệnh chữa bệnh cho người khuyết tật bao gồm: - Quyền được khám bệnh, chữa bệnh: trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh người khuyết tâ ̣t được hưởng các quyền như mọi công dân khác. Theo quy định từ điều 7 đến điều 13 Luật Người Khuyết Tật 2010 thì họ c̃ng được quyền khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế; quyền được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; quyền được tôn trọng danh dự, không bị kì thị, phân biệt đối xử trong khám chữa bệnh; quyền được lựa chọn phương pháp chuẩn đoán và điều trị… Ngoài ra do đặc điểm riêng về tình trạng sức khỏe nên luật còn quy định tại khoản 1 điều 22 và khoản 1 điều 23, người khuyết tâ ̣t được nhà nước bảo đảm khám bệnh, chữa bệnh, sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp và được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện các biện pháp khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với người khuyết tâ ̣t. Ngoài ra tại khoản 4 điều 22 luâ ̣t người khuyết tâ ̣t 2010 còn quy định nội dung: trường hợp người khuyết tâ ̣t là người mắc bênh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý gây nguy hiểm cho người khác,… thì buộc phải khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữ bệnh. Đối với trẻ sơ sinh khuyết tật bẩm sinh thì được xác định khuyết tật kịp thời và có biện pháp điều trị, chỉnh hình phục hồi chức năng phù hợp. Mục đích của quyền này là nhắm khám và chuẩn đoán đúng bệnh, điều trị kịp thời, chăm sóc điều dưỡng phù hợp, phục hồi chức năng nhanh chóng để người khuyết tâ ̣t sớm ổn định sức khỏe. - Ưu tiên khám bệnh chữa bệnh: theo quy định của pháp luật thì cơ sở y tế phải ưu tiên khám bệnh chữa bệnh cho người khuyết tâ ̣t nặng và đặc biệt nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khyết tật đang mang thai, người có tật có công với cách mạng. Việc ưu tiên được thông qua các hình thức như: miễn, giảm viện phí, hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại, …quy định này thể hiện sự thống nhất, phù hợp với Luật người cao tuổi, Luật khám bệnh, chữa bệnh. Khi khám bệnh, chữa bệnh người khuyết tâ ̣t được bảo hiểm y tế thanh toán các chi phí y tế theo quy định của pháp luật bảo hiểm y tế. Trường hợp họ tham gia loại hình bảo hiểm khác c̃ng sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định hoặc theo thỏa thuận Ngoài ra theo quy định tại điều 7 Luật Người khuyết tật thì nhà nước đảm bảo về cơ sở vật chất và đội ng̃ cán bộ y tế trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật.  Phục hồi chưc năng Phục hồi chức năng c̃ng là một trong những nội dung mà pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật đề cập đến. Luật người khuyết tâ ̣t năm 2010 đã ghi nhận về phục hồi chức năng tại điều 24, điều 25, điều 26. Ngoài ra thì vấn đề phục hồi chức năng cho người khuyết tâ ̣t còn được quy định tại mô ̣t số văn bản khác như: công ước số 159 về phục hồi chức năng lao đô ̣ng về viê ̣c làm cho người khuyết tâ ̣t của Tổ chức lao đô ̣ng quốc tế năm 1983, Công ước về quyền của người khuyết tâ ̣t năm 2006 của Liên hợp quốc, Luâ ̣t bảo vê ̣, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luâ ̣t bảo vê ̣ sức khỏe nhân dân… Nội dung của phục hồi chức năng bao gồm: - Phục hồi chức năng thông qua cơ sở chính hình, cơ sở phục hồi chức năng: Nội dung này được quy định tại điều 24 Luâ ̣t người khuyết tâ ̣t 2010. Cơ sở chỉnh hình, cơ sở phục hồi chức năng đối với người khuyết tâ ̣t là cơ sở cung cấp dịch vụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người khuyết tâ ̣t. Hiện nay có rất nhiều cơ sở chỉnh hình, cơ sở phục hồi chức năng nhưng căn cú vào cơ cấu tổ chức thì ta có các cơ sở chỉnh hình, cơ sở phục hồi chức năng sau: Viện chỉnh hình, phục hồi chức năng, trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng, khoa phục hồi chức năng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Với việc quy định có nhiều cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, Nhà nước đã mở rộng phạm vi hoạt động của các tổ chức phục hồi chưc năng, chỉnh hình và đồng thời mở rộng cả đối tượng được chỉnh hình, phục hồi chức năng. - Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là một biện pháp thực hiện tại nơi với những người khuyết tâ ̣t cùng chung sống, nhằm chuyển giao kiến thức về vấn đề kĩ thuật, kĩ năng phục hồi và thái độ tích cực đến người khuyết tâ ̣t, gia đình của người khuyết tâ ̣t. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được quy định tại điều 25 Luâ ̣t người khuyết tâ ̣t 2010, theo đó khi phục hồi chức năng tại cồng đồng thì người khuyết tâ ̣t được tạo điều kiện, hỗ trợ phục hồi chức năng. Nhà nước còn quy định trách nhiệm của gia đình, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, Ủy ban nhân dân các cấp đối với người khuyết tâ ̣t khi họ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là giải pháp hữu hiệu nhất để cân bằng sự mất cân đối giữa nhu cầu của người khuyết tâ ̣t với mức độ đáp ứng của xã hội là lời giải của bài toán về chi phí chữa trị cho các gia đình người khuyết tâ ̣t có hoàn cảnh khó khăn. 4. Các chính sách hỗ ́rợ ́hưc hiện việc chăm soc sưc khỏ ngươi khuyế ́ậ́ 4.1. Nghiên cứu khoa học về người khuyết tật Sự hiện diện của những người khuyết tật trong xã hội có tính khách quan và phổ biến, vì thế hoạt động nghiên cứu khoa học về người khuyết tật là hoạt động lâu dài, ở mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh liên quan đến đời sống thực thể, tâm thần và xã hội của người khuyết tật. Mục đích của hoạt động này nhằm tìm hiểu các nguyên nhân gây ra khuyết tật, từ đó có những hình thức, biện pháp để chăm sóc sức khỏe người khuyết tật hợp lí, hiệu quả cao hơn. Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật người khuyết tật: “Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo dự án cho cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học về người khuyết tật”. 4.2. Đào tạo nguồn nhân lực y tế Nguồn nhân lực y tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người khuyết tật. Vì thế, Nhà nước luôn có chính sách phù hợp để phát triển, đầo tạo đội ng̃ cán bộ y tế thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe con người nói chung, người khuyết tật nói riêng. Việc đào tạo nguồn nhân lực y tế trong chăm sóc người khuyết tật được thực hiện toàn diện, không chỉ chú trọng kiến thức và kĩ năng chuyên môn, kĩ thuật chữa bệnh, phục hồi chức năng mà còn chú trọng đến kiến thức các lĩnh vực khác, đặc biệt là phẩm chất đạo đức, cách ứng xử, giao tiếp với người khuyết tật. 4.3. Tài chính Chính sách tài chính hỗ trợ thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật được quy định cụ thể tại khoản 1, 2 Điều 26 Luật người khuyết tật. Theo đó, Nhà nước thực hiện ưu tiên vay vốn và lãi suất vốn vay, giảm thuế cho các cơ sở sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người khuyết tật; miễn, giảm thuế theo quy định đối với các dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người khuyết tật từ chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng, hỗ trợ. 4.4 Hợp tác quốc tế Hợp tác quốc tế là con đường ngắn nhất để tiếp thu những kiến thức y học tiên tiến của các nước trên thế giới trong hoạt động chăm sóc sức khỏe người khuyết tật. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này thể hiện thông qua các hoạt động: Tham gia tổ chức quốc tế; kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến chăm sóc sức khỏe người khuyết tật. Ngoài ra, hợp tác quốc tế còn được thông qua sự hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế, các cơ quan, các tổ chức phi chính phủ... trong việc xây dựng và thực hiện chương trình, dự án liên quan đến chăm sóc sức khỏe người khuyết tật như : tài trợ, hỗ trợ, trao đổi về tài chính, kinh nghiệm, máy móc thiết bị, đội ng̃ cán bộ y tế... nhằm giúp hoạt động chăm sóc sức khỏe người khuyết tật ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn. III. Thực tiễn thực hiện nội dung chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật ở Việt Nam Chăm sóc sức khỏe là một trong những hoạt động quan trọng của hệ thống y tế của mỗi quốc gia và được xem như chìa khóa để đạt được mục tiêu sức khỏe cho mọi công dân, đặc biệt là người khuyết tật. Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật đã đạt được nhiều kết quả quan trong. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Cụ thể:  Mô ̣́ sô kế quả đạ́ được Thư nhấ́, trong chăm sóc sức khoe ban đầu: Ý thức được ý nghĩa của công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người khuyết tật mà các cơ sở y tế đã nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của mình. Trong thời gian gần đây thì công tác này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Tổ chức được các lớp nhằm tuyên truyền, giáo dục chuyên biệt và giáo dục hòa nhập, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho mọi người và đặc biệt là người khuyết tật, thực hiện các biện pháp phòng ngừa khuyết tật, rủi ro có thể gặp phải, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức khám thai định kỳ sức khỏe sinh sản cho bà mẹ…. Thư hmi, trong khám bệnh, chữa bệnh: Hiện nay người khuyết tật đã được khám bệnh và chữa bệnh ở các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, do những đặc điểm về thể chất mà người khuyết tật được ưu tiên khám chữa bệnh hoặc khám chữa bệnh miễn phí ở các cơ sở y tế. Điển hình như năm 2009, Hội Chữ thập đỏ huyện Lập Thạch đã phối hợp với ngành Y tế tổ chức khám phân loại bệnh cho 1.200 lượt cháu bị khuyết tật, 656 lượt cháu đã được gửi vào bệnh viện chữa bệnh. Hay Ngày 27/12/2011 Tại Hội Trường UBND xã Hợp Châu huyện Tam Đảo.Hội Chữ thập đỏ huyện Tam Đảo đã phối hợp với MTTQ huyện, Phòng Y tế huyện Trung tâm Y tế huyện và Hội nạn nhân chất độc da cam huyện Tam Đảo đã Tổ chức khám, tư vấn,cấp thuốc miễm phí cho 200 người là nạn nhân chất độc da cam. Trị giá mỗi suất quà là 200.000 đồng.Nhằm động viên những người đang mang trong người Chất độc da cam... Thư bm, trong phục hồi chức năng: Hiện nay, việc phục hồi chức năng cho người khuyết tật đã được chú trọng. Theo đánh giá của Bộ Y tế, hiện nay mạng lưới phục hồi chức năng trong toàn quốc đang được củng cố và hoàn thiện, “ tính đến năm 2010, chương trình PHCN dựa vào cộng đồng cho NKT đã được triển khai rộng khắp tại 51 tỉnh, thành phố với 337 quận, huyện và 4.604 xã, phường trong cả nước. Các bệnh viện, khoa và các cơ sở phục hồi chức năng từng bước hiện đại hóa để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người bệnh. Công tác phòng ngừa, phát hiện sớm và can thiệp sớm, phục hồi chức năng cho người khuyết tật được đẩy mạnh, nâng cao chất lượng trên cơ sở cung cấp đa dạng các hình thức phục hồi chức năng, thay đổi tích cực nhận thức của cộng đồng đối với người khuyết tật để người khuyết tật không cảm thấy mặc cảm trong xã hội. Thông qua chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, Việt Nam đã điều tra, phát hiện, tạo điều kiện quản lý sức khỏe cho hơn 170.000 người khuyết tâ ̣t, tiến hành biện pháp phục hồi chức năng cho 23,2% người có nhu cầu và 44,7% người tàn tật, khoảng 50,35% số hộ có người khuyết tật được hưởng các chính sách hỗ trợ y tế, trong đó 38,17% được khám, chữa bệnh miễn phí và 45,43% được cấp bảo hiểm y tế, tạo điều kiện cho người khuyết tật có thể khắc phục được khó khăn và hòa nhập được với xã hội. Thư ́ư, các chính sách hỗ trợ thực hiện chế độ chăm sóc sức khoe người khuyết tật: + Nghiên cứu khoa học về người khuyết tật: Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí theo dự án cho cơ quan, tổ chức nghiên cứu về người khuyết tật nên hiện nay việc nghiên cứu khoa học về người khuyết tật đã đạt được nhiều kết quả: Nhiều trường học đã đưa pháp luật người khuyết tật vào học tập và nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã giúp người khuyết tật hạn chế được khó khăn như năm 2002, TS Nguyễn Hồng Quyền cùng một nhóm các nhà khoa học trẻ Viện Khoa học Vật liệu đã tiến hành nghiên cứu, cải tiến phần khung xe, bánh lái của chiếc xe lăn tay thông thường và lắp đặt vào chúng động cơ nam châm đất hiếm NdFeB có năng lượng lớn, tạo thành chiếc xe lăn điện rất thuận tiện dành cho người khuyết tật….. + Đào tạo nguồn nhân lực y tế: Hiện nay Việt Nam đã và đang tiến hành đào tạo nguồn nhân lực y tế cộng đồng để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người khuyết tật. Nhà nước tăng cường hỗ trợ kinh phí theo dự án cho các cơ quan, tố chức, đào tạo chuyên gia, ky thuật viên trong lĩnh vực chỉnh hình, phục hồi chức năng… + Tài chính: Nhà nước có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ vốn, giảm thuế cho các cơ sở sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiệt bị phục hồi chức năng, hợp tác với các tổ chức nước ngoài để có kinh phí hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật. + Hợp tác quốc tế: Hiện nay Việt Nam đã tiến hành hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật, tặng thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật để họ khắc phục những khó khăn trong cuộc sống. Vừa qua, Tổ chức Makeynol (My) đã tài trợ cho huyện Lập Thạch dự án 24.000 USD để đào tạo chuyên môn về phục hồi chức năng và mua dụng cụ để phục hồi chức năng cho người tàn tật. Hội hữu nghị Việt Đức ủng hộ 20 xe lăn, Tổ chức Đôn-xa của Vương quốc Bỉ tài trợ 100 triệu để mổ phục hồi chức năng cho 35 trẻ em khuyết tật tại Viện chỉnh hình Hà Nội… Tổ chức Quĩ người khuyết tật toàn cầu Canada vừa viện trợ lô hàng trị giá 128.000 USD dành cho các cơ sở khám chữa bệnh và người khuyết tật tỉnh Kiên Giang thông qua Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh…  Mô ̣́ sô hạn chê Mặc dù nội dung chế độ chăm sóc sức khỏe người tàn tật ở Việt Nam là một trong những bước ngoặt tiến bộ lớn trong trong hệ thống pháp luật c̃ng như nhận thức của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện nội dung này vẫn tồn tại không ít những điểm hạn chế. Hầu hết những người khuyết tật và gia đình có người khuyết tật có cuộc sống rất khó khăn. Theo kết quả khảo sát người khuyết tật do Bộ Lao độngThương binh và Xã hội tiến hành năm 2005 các hộ gia đình thì có 32,5% số hộ thuộc loại nghèo (chung của cả nước là 22%), 58% số hộ có mức sống trung bình, chỉ có 9% số hộ thuộc loại khá và 0,5% số hộ thuộc loại giàu. Hộ càng có nhiều ng ười khuyết tật thì mức sống càng giảm, trong nhóm hộ có 01 người khuyết tật, 31% là thuộc diện hộ nghèo, song tỷ lệ hộ nghèo ở nhóm hộ có 3 người khuyết tật lại lên trên 63%... Mă ̣t khác, mặc dù số lượng người khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ y tế đ ã được tăng lên tuy nhiên hiện nay thì việc tiếp cận với các vấn đề trợ giúp như chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, giáo dục, đào tạo, giao thông của người khuyết tật c̃ng còn nhiều bất cập, hạn chế... Người khuyết tật gặp nhiều khó khăn tiếp tận với các dịch vụ y tế đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi.. . Từ viêc̣ nghiên cứu những hạn chế trên có thể tìm ra mố ̣t số nguyên nhân cơ bản dẫn đến viêc̣ thực hiêṇ chế đố ̣ chăm sóc sức khoe cho người khuyết tâ ̣t chưa được bảo đảm trên thực tế: Thư nhấ́, vấn đề thực thi pháp luật của nhà nước: Dù đã có Luật người khuyết tật từ hơn một năm nay tuy nhiên sự quan tâm và chuyển hóa bằng những việc làm thiết thực, cụ thể và tầm vóc dành cho người khuyết tật vẫn tồn tại nhiều bất cập, chủ yếu vẫn là những hoạt động nhỏ lẻ, tự phát trong cộng đồng, chưa thành những cuộc vận động lớn... Việc chỉ đạo và quan tâm của Chính phủ và các bộ ngành về kinh phí và cơ chế chính sách trong chăm sóc sức khỏe c̃ng như trong xây dựng, cải tạo hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng là điều mà người khuyết tật c̃ng như cộng đồng vẫn còn chờ đợi hiện nay. Lấy ví dụ trong thực tế vấn đề khám mắt cho người khuyết tật còn hạn chế, mặc dù được sự giúp đỡ hỗ trợ trực tiếp của nhà nước và những tổ chức quốc tế trong nhiều năm qua tuy nhiên việc chăm sóc tốt cho số người khuyết tật ngày càng tăng vẫn chưa được giải quyết triê ̣t để, cần có thời gian để cải tạo cơ sở hạ tầng và kinh phí, các trung tâm phục hồi chức năng trên địa bàn nhiều tỉnh còn rất thiếu và chưa đáp ứng được về điều kiện cơ sở vật chất, làm hạn chế sự phục hồi chức năng của những người khuyết tật, kinh phí cho hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật còn hạn chế, chủ yếu do Bộ Y tế cấp….Một vấn đề c̃ng đáng được quan tâm đó là việc thiếu nhân lực cán bộ cho việc chăm sóc người khuyết tật ở các tỉnh miền núi khó khăn do chế độ phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở đô thị, ở các bệnh viện lớn tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, thành phố Hồ Chí Minh.... Tại các trạm y tế huyện không có bác sy chuyên môn, không có khoa chuyên môn, ít ỏi trang thiết bị và cơ sở vật chất... khiến cho hàng triệu người khuyết tật khó có cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Thông tin và ky năng ngay trong chính cán bộ y tế cần được tập huấn, nâng cao, đào tạo ky lưỡng hơn. Thư hmi, hạn chế trong nội tại mỗi cá nhân người khuyết tật: Họ thường tự hạn chế quyền của mình do mặc cảm với cuộc sống. “Có khoảng trên 6 triệu người khuyết tật đang sinh sống ở vùng nông thôn của Việt Nam. Do phải chịu nhiều kỳ thị, nhiều người khuyết tật thường giấu mình và không tham gia vào hoạt động xã hội…. Thư bm, về điều kiện khách quan: Người khuyết tật còn khó khăn trong tiếp cận với các dịch vụ y tế, nhất là người khuyết tật ở vùng sâu, vùng xa khó khăn, điều kiện đi lại không thuận tiện. Nhiều địa phương do điều kiện khó khăn nên công tác chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng chưa được quan tâm thực hiện. Mặt khác, hầu hết người khuyết tật đều là những người nghèo, hiện nay viê ̣c chi trả bảo hiểm y tế c̃ng chưa đáp ứng được nhu cầu của người bê ̣nh khi mà các ca mổ chỉ được thanh toán 80% đối với bê ̣nh nhân đúng tuyến, 30% đối với bê ̣nh nhân có thẻ vượt tuyến. Nếu không có sự chung tay của cô ̣ng đồng, không có những chính sách phù hợp thì người khuyết tật, nhất là người nghèo, vẫn rất khó tiếp câ ̣n với các dịch vụ y tế. IV. Một số kiến nghị trong việc thực hiện nội dung chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật ở Việt Nam Thư nhấ́, cần nhanh chóng hoàn thiện các quy định của pháp luật để quyền của người khuyết tật trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế. Ngoài ra, để quyền được chăm sóc của người khuyết tật được đảm bảo thực thi trên thực tế thì trong viê ̣c thực thi pháp luâ ̣t cần lưu ý mô ̣t số biê ̣n pháp cụ thể sau: Mố ̣t là, tăng cường tài chính để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực về phục hồi chức năng cho các bệnh viện như đào tạo tiến sy, thạc sy, bác sy chuyên khoa I, II về phục hồi chức năng…tổ chức cung cấp dịch vụ phẫu thuật chỉnh hình, và dụng cụ phục hồi chức năng giúp cho người khuyết tâ ̣t, thường xuyên củng cố cơ sở vật chất các Trung tâm Bảo trợ xã hội và vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân hảo tâm trợ giúp để nâng cao đời sống cho người khuyết tật … Hai là, đẩy mạnh sự hợp tác chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan cơ quan y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội, các tổ chức hoạt động vì lợi ích người khuyết tật….để chỉ đạo các hoạt động chăm sóc sức khỏe người khuyết tật trên cả nước một cách thống nhất, đồng bộ và hiệu quả. Thư hmi, để nâng cao nhâ ̣n thức cho bản thân người khuyết tâ ̣t nói riêng c̃ng như toàn thể cô ̣ng đồng nói chung, cần tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng và phát hành các loại ấn phẩm (tờ rơi, áp phích...) tuyên truyền tại cộng đồng, cơ quan, trường học về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của thành phố về bảo vệ, chăm sóc trợ giúp người khuyết tật, phổ biến các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và can thiệp kịp thời để giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích và khuyết tật do các nguy c ơ khác gây ra; phòng chống phân biệt đối xử đối với người khuyết tật; nêu gương những tập thể, cá nhân tích cực trong công tác bảo trợ người khuyết tật và người khuyết tật tiêu biểu vươn lên trong cuộc sống; vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài ủng hộ, trợ giúp người khuyết tật, đồng thời giúp người khuyết tật hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và phát huy vai trò trách nhiệm của mình hoà nhập vào đời sống xã hội. Thư bm, tăng cường trợ giúp chính sách xã hội cho người khuyết tật, cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho người khuyết tật thuộc đối tượng Bảo trợ x ã hội, người mù có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân phong; tiếp tục thực hiện tốt việc tiếp nhận, quản l ý, nuôi dưỡng, chăm sóc và tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất, trợ giúp người khuyết tật trong các hoạt động tự quản, văn hoá, thể thao và các hoạt động khá phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của người khuyết tật. Đồng thời, cần có biê ̣n pháp trợ giúp người khuyết tật tiếp cận và sử dụng các thành quả y tế, chăm sóc sức khỏe nói riêng và các thành quả khoa học ky thuật khác nói chung. Viê ̣c chỉ đạo, giám sát thiết kế xây dựng các công trình mới hoặc cải tạo các công trình công cộng về nhà ở, địa điểm dân cư, trường học, bệnh viên, các khu vui chơi giải trí, các công trình văn hoá công cộng theo quy chuẩn xây dựng và nhu cầu đặc thù của người khuyết tật giúp cho người khuyết tật tiếp cận và sử dụng các công trình công cộng được thuận lợi… C.KÊT THUC VÂN ĐÊ DANH MUC TAI LIỆU THAM KHAO  1. Công ước về Quyền của người khuyết tật của Liên hợp quốc (năm 2006)  2. công ước số 159 về phục hồi chức năng lao đô ̣ng về viê ̣c làm cho người khuyết tâ ̣t của Tổ chức lao đô ̣ng quốc tế năm 1983  3. Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi 2001)  4. Luật người khuyết tật 2010  5. Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật năm 2010. 6. Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB, Công an nhân dân năm 2011. 7.Một số trang web: http:// www.vietlaw.gov.vn http://www.nguoikhuyettat.org http://suckhoedoisong.vn/2012041705274634p61c67/nhieu-rao-can-thieu-chinhsach.htm MUC LUC  ĐẶT VÂN ĐÊ…………………………………………………………………1 B. GIAI QUYÊT VÂN ĐÊ I. Khái quát chung về người khuyết tật, luật người khuyết tật và chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật 1. Khái quá́ chung về ngươi khuyế ́ậ́………………………………………2 2. Khái quá́ chung về luậ́ ngươi khuyế ́ậ́…………………………………3 3. Khái quá́ chung về chê độ chăm soc sưc khỏ ngươi khuyế ́ậ́…………5 II. Nội dung chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật  Chăm soc sưc khỏ bmn đầu………………………………………………6  Khám bệnh, chữm bệnh……………………………………………………7  Phục hồi chưc năng………………………………………………………8  Các chính sách hỗ ́rợ ́hưc hiện việc chăm soc sưc khỏ ngươi khuyế ́ậ́………………………………………………………………………….10 III. Thực tiễn thực hiện nội dung chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật ở Việt Nam  Mô ̣́ sô kế quả đạ́ được…………………………………………………..12  Mô ̣́ sô hạn chê……………………………………………………………14 IV. Một số kiến nghị trong việc thực hiện nội dung chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật ở Việt Nam ………………………………………………………15 C.KÊT THUC VÂN ĐÊ ……………………………………………………15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan