Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Những vấn đề pháp lý về góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn theo luật ...

Tài liệu Những vấn đề pháp lý về góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn theo luật doanh nghiệp luận văn ths. luật 5 05 15

.PDF
92
33
86

Mô tả:

rổ ¡1 ĩ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ________ Ạ ______ KHOA LUẬT Nguyễn Văn Thanh NHỮNG VẤN ĐỂ PHÁP LÝ VỂ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC s ĩ KHOA HỌC LUẬT Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 50515 Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đình Hảo Viên nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật Đ Ạ I HỌC QUỐC G IA HÀ NÔI TRUNGTÂMTI!Ô! :f> ĩ!N .T H Ư V Ộ NoV' Hà Nội 2002 M Ụ C L Ụ C Lời nói đầu Chương I. Một số vấn đề lý luận pháp lý về góp vốn thành lập công ty TNHH 1.1. Khái quát công ty TNHH 1.2. Vốn điều lệ và vốn pháp định 1.2.1. Vốn điều lệ 1.2.2. Vốn pháp định 1.3. Bảo đảm của Nhà nước đối với việc bỏ vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh 1.4. Sự điều chỉnh của các qui định pháp luật về vốn và tài sản góp vốn, phương thức góp vốn và thời điểm góp vốn thành lập công ty TNHH 1.4.1. Thời điểm góp vốn 1.4.2. Tài sản góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn Chương n . Trực trạng các qui định pháp luật về góp vốn thành lạp cong ty TNHH 2.1. Vốn điều lộ và vốn pháp định 2.1.1. Vốn điều lệ 2.1.2. Vốn pháp định 2.2. Bảo đảm của Nhà nước đối với việc bỏ vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh 2.3. Thời điểm góp vốn 2.4. Tài sản góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn 2.4.1. Khái niệm tài sản góp vốn 2.4.2. Điều kiện cần và đủcho tài sản góp vốn 2.4.3. Định giá tài sản góp vốn 2.4.4. Thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu tài sản góp vốn và trách nhiệm của các thành viên góp vốn 2.4.5. Giấy chứng nhận tài sản góp vốn Chương i n . Nhu cầu và những giải pháp tiếp tục hoàn thiện các qui định pháp luật về góp vốn thành lập công ty TNHH theo Luật doanh nghiệp 3.1. Hoàn thiện qui định về vốn điều lệ và vốn p h á p định 3.2. Hoàn thiện qui định về bảo đảm của Nhà nước đối với việc b ỏ vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh 3.3. Hoàn thiện qui định về thời điểm góp vốn 3.4. Hoàn thiện qui định về tài sản góp vốn vào công ty TNHH 3.5. Hoàn thiện Hệ thống pháp luật và các thiết chế kinh tế, xã hội Kết luật Tài liệu tham khảo Trang 1 7 7 14 14 15 19 24 25 32 46 46 46 49 52 58 59 59 62 63 65 66 70 70 74 77 79 86 88 89 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình đổi mới toàn diện mà đổi mới kinh tế là trọng tâm là một quá trình tất yếu, không thể đảo ngược. Hơn 15 năm đổi mới Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng kể về chính trị, văn hoá - xã hội và đặc biệt là kinh tế. Trong quá trình phát triển kinh tế các doanh nghiệp dân doanh có một vai trò quan trọng và ngày càng khảng định vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Sự đóng góp của các doanh nghiệp dân doanh có một ý nghĩa to lớn về nhiều mặt, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu Ngân sách Nhà nước thông qua các loại thuế phải nộp của doanh nghiệp, phát huy được nội lực bằng nguồn vốn đầu tư từ người dân cũng như tính sáng tạo của họ trong sản xuất, kinh doanh. Từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển. Góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, tạo ra môi trường cạnh tranh, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp dân doanh, đặc biệt là các công ty trách nhiệm hữu hạn, một loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, tuy nhiên để đảm bảo cho tính ổn định, bền vững và phát triển của các doanh nghiệp dân doanh nói chung, công trách nhiệm hữu hạn nói riêng đòi hỏi phải có môi trường pháp lý phù hợp, đó là điều tất yếu vì sự điểu chỉnh của pháp luật phải phù hợp với đòi hỏi khách quan, điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, truyền thống văn hoá, lịch sử , tâm lý ... Luật doanh nghiệp được ban hành năm 2000 là một quá trình tất yếu, khách quan của quá trình đổi mới. Tuy vậy bên cạnh những mặt tích cực, Luật doanh nghiệp còn có những vấn đề bất cập, đặc biệt là các qui định về góp vốn 1 thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Góp vốn là một trong những vấn đề quan trọng thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, nó là khởi đầu của công việc kinh doanh, là một trong các yếu tố tiền đề, cơ sở duy trì sự hoạt động cũng như thành công của một công ty, là cơ sở để phân chia lợi nhuận giữa các thành viên tham gia cũng như sự chuyển nhượng, thừa kế vốn góp và quyền đưa ra các quyết định quan trọng của công ty. Đối với bên ngoài công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn nhiều hay ít là một trong các yếu tố tạo uy tín của công ty trên thương trường, niềm tin của khách hàng đối với công ty và khả năng trả nợ của công ty đối với chủ nợ. Nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước, thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến góp vốn, chi phí khấu hao tài sản cố định (tài sản cố định được hình thành từ vốn của chủ sở hữu và vốn vay) là chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế. Liên quan đến góp vốn là sự cần thiết có sự bảo đảm an toàn pháp lý đối với chủ sở hữu doanh nghiệp nói chung, công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng. Sự bảo đảm pháp lý về tài sản của doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh và lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Do đó các qui định về góp vốn phải khách quan, minh bạch, rõ ràng và có tính khái quát cao. Tôi chọn đề tài " Những vấn đề pháp lý về góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp" với mong muốn góp phần làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn về góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và đưa ra các giải pháp hoàn thiện các qui định về góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn của Luật doanh nghiệp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Doanh nghiệp dân doanh trong đó các công ty đối vốn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần đối với Việt Nam vẫn còn là điều mới mẻ, mặc dù các loại hình cồng ty này đã ra đời hàng mấy trăm năm ở các nước 2 khác trên thế giới. Do đó trong những năm gần đây các đề tài về công ty đối vốn thu hút được rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu của những nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, pháp luật... trong đó có các luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ nghiên cứu về vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn, như: " Quyền sở hữu tài sản của công ty" luận văn thạc sĩ luật của Lê Thị Châu. " Những vấn đề pháp lý về vốn và tài sản đối với công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam" luận văn thạc sĩ luật của Nguyễn Thị Huệ Dung. Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều đề cập đến các vấn đề pháp lý về vốn, như thủ tục góp vốn và những vấn đề liên quan đến vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhưng công ty trách nhiệm hữu hạn là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, cho nên các qui định về công ty trách nhiệm hữu hạn nói chung qui định về vốn nói riêng ngày càng thay đổi theo hướng hoàn thiện, bên cạnh đó vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn là đề tài rộng, do đó cách tiếp cận của các đề tài, phạm vi nghiên cứu, mức độ là khác nhau và các đề tài đó không nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề pháp lý về góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp mà đề tài này đề cập đến. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài a- M ục đích nghiên cứu của đề tài: Mục đích của đề tài là nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề pháp lý về góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp, đánh giá thực trạng các qui định của pháp luật hiện hành về việc góp vốn, đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn cũng như các qui định khác có liên quan đến tài sản và các hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp này. Tham khảo pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn trên thế giới, vận dụng những vấn đề lý luận về góp vốn, đề xuất những khuyên nghị nhằm bảo đảm 3 Ip dụng có hiệu quả Luật doanh nghiệp vào đời sống kinh tế và hoàn thiện các jui định về góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh Ighiệp. b- Nhiệm vụ nghiên cứu của đ ề tài: Mục đích nghiên cứu của đề tài được cụ thể hoá bằng những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những qui định về góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp. - Nghiên cứu các qui định của pháp luật khác liên quan đến tài sản, đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp, cụ thể Bộ luật dân sự, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật hôn nhân gia đình, Luật đất đai, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Hiệp đinh thương mại Việt Nam - Mỹ, Hệ thống tài khoản kế toán, pháp luật nước ngoài về công ty trách nhiệm hữu và tình hình thực tế của Việt Nam. - Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu các qui định về góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn của Luật doanh nghiệp. - Đề xuất những nội dung cơ bản để hoàn thiện các qui định về góp vốn theo Luật doanh nghiệp. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Vốn của doanh nghiệp là vấn đề rất rộng, nó được được qui định trong các văn bản pháp luật khác nhau nhằm điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp có hình thức khác nhau thuộc các thành phần kinh tế. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các qui định về góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp. 5. Những đóng góp của luận văn 4 - Chỉ ra mối liên hệ biện chứng giữa kinh tế và pháp luật, cụ thể chỉ ra mối liên hệ giữa lý thuyết (qui định tài sản góp vốn) với thực tế kinh doanh, đặc biệt là mối liên hệ giữa tài sản góp vốn với Hệ thống tài khoản kế toán của pháp luật tài chính Việt Nam và hệ thống kế toán của các nước có nền kinh tế triển, như Hệ thống kế toán Anh, Mỹ. - Chỉ ra mối liên hệ giữa tài sản góp vốn của công ty trách nhiệm với các qui định của các văn bản pháp luật khác có liên quan đến tài sản và góp vốn thành lập doanh nghiệp. - Phân tích các qui định về góp vốn của Luật doanh nghiệp hiện hành đưa ra các giải pháp hoàn thiện. - Trong quá trình phân tích chỉ ra những điều bất cập trong các văn bản pháp luật khác. - Đề cập đến vai trò quan trọng của các thiết chế kinh tế trong hoạt động kinh tế. 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những cơ quan và người làm công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xây dựng pháp luật, những người làm công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, học tập và giảng dạy chuyên ngành và không chuyên ngành luật. - Luận văn có thể được các nhà kinh doanh tham khảo để soạn thảo điều lệ công ty, các nhà đầu tư tham khảo trong quá trình góp vốn thành lập doanh nghiệp nói chung, công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng. 7. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu của đề tài các phương pháp luận của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử luôn được sử dụng, ngoài ra còn sử dụng các 5 phương pháp thu thập thông tin, phân tích, so sánh và qui lạp. Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước, các đạo luật của Việt Nam và của các nước trên thế giới. 8. Kết cấu của luận văn Chương I : Một số vấn đề lý luận pháp lý về góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Chương II : Thực trạng các qui định pháp luật về góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn theo luật doanh nghiệp. Chương m : Nhu cầu và những giải pháp tiếp tục hoàn thiện các qui định pháp luật về góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp. 6 Chương I MỘT SỐ VẦN ĐỂ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỂ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 1.1. Khái quát công ty trách nhiệm hữu hạn. Từ công ty theo từ điển tiếng Anh "company" được hiểu là tập hợp, nhóm người, những người cùng làm việc với nhau hoặc liên kiết với nhau vì cùng chung mục đích, như vậy công ty có những đặc điểm cơ bản: - Có sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân. - Có cùng mục đích chung. Từ "company" hiểu theo nghĩa rộng đó là các mối liên hệ trong gia đình, hiệp hội, đoàn thể v.v... mục đích của những mối liên hệ này rất đa dạng, mục đích của nó có thể nhằm để giải quyết các vấn đề tình cảm, tương trợ giúp đỡ, dịch vụ công cộng, hay kinh doanh sinh lời v.v... như vậy mối liên kết của từ "com pany" được hiểu theo nghĩa rộng được điều chỉnh bởi nhiều các qui phạm khác nhau, đó có thể là các qui phạm đạo đức, văn hoá, hay pháp luật. Khoản 1 Điều 9 Chương I của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa kỳ định nghĩa công ty "Công ty là bất kỳ thực thể nào được thành lập hoặc tổ chức theo luật áp dụng, bất kể hoạt động vì mục đích lợi nhuận hay phi lợi nhuận, do chính phủ hay tư nhân sở hữu hoặc kiểm soát, gồm công ty, công ty tín thác, công ty hợp danh, doanh nghiệp một chủ, chi nhánh, liên doanh, hiệp hội, hoặc tổ chức khác;"[6,Tr'3401 Từ công ty được hiểu dưới khía cạnh điều chỉnh của dân luật nó là m ột tổ chức được liên k ết bởi hai hay nhiều thành viên vì mục đích kinh doanh sinh lời, và m ối liên k ế t giữa cắc thành viên được thông qua m ột sự kiện pháp lý. Sự liên kết của các cá nhân để hình thành công ty dựa trên rất nhiều các yếu 7 tố, sự liên kết có thể dựa trên mức độ tin- cậy, quen biết về nhân thân, hoặc mối liên kết dựa trên tài sản góp vốn. Chính vì mối liên kết giữa các thành viên trong công ty dựa trên các yếu tố, tiêu chí khác nhau mà sự kiện pháp lý về mối liên kết này cụng khác nhau, sự điều chỉnh của pháp luật đối với các mối liên kết cũng khác nhau. Dưới góc độ pháp lý, người ta chia công ty thành hai loại, công ty đối nhân và công ty đối vốn. Công ty đối nhân là loại hình công ty mà sự liên kết dựa trên yếu tố độ tin cậy về nhân thân giữa các thành viên tham gia, sự góp vốn là thứ yếu, chính vì sự tham gia chủ yếu dựa trên cơ sở độ tin cậy, yếu tố góp vốn là thứ yếu, do đó công ty đối nhân không có sự tách bạch về tài sản của công ty và các thành viên tham gia. Vì không có sự tách bạch về tài sản của công ty và tài sản của các thành viên tham gia cho nên các thành viên tham gia hoặc ít nhất một thành viên phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty. Do các thành viên tham gia hoặc ít nhất một thành viên phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty cho nên công ty đối nhân không phải là một chủ thể độc lập trong các quan hệ dân sự và vì điều này nó ít chịu sự qui định bắt buộc của pháp luật. Công ty mà sự liên kết giữa các thành viên dựa trên yếu tố cơ bản là góp vốn vào công ty của các thành viên được gọi là công ty đối vốn. Tên gọi "công ty đối vốn" đã cho thấy mối liên hệ dựa trên cơ sở tình cảm, sự gắn bó giữa các thành viên là không quan trọng đối với công ty đối vốn, sự liên kết giữa các thành viên tham gia công ty đối vốn được dựa trên cơ sở góp vốn vào công ty. Sự tham gia của các thành viên được dựa trên cơ sở tài sản góp vốn cho thấy có sự tách bạch về tài sản đem góp vốn vào công ty của các thành viên và tài sản không đem góp vốn của họ, như vậy có sự tách bạch về tài sản của công ty và tài sản của các thành viên. Vì có sự tách bạch về tài sản của công ty và tài sản của các thành viên tham gia góp vốn cho nên công ty đối vốn có tài sản riêng, do đó công ty đối vôn là một chủ thể độc lập trong các quan hệ dân sự. Công ty đối vốn có tư cách pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ 8 \ và các nghĩa vụ tài sản của công ty bằng chính tài sản của công ty, các thành viên tham gia chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty bằng tài sản góp vốn vào công ty của họ. Như vậy công ty đối vối có một số đặc điểm cơ bản sau: - Sự liên kết tham gia của các thành viên được dựa trên cơ sở góp vốn, sự quen biết là thứ yếu và không quan trọng. - Các thành viên của công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty bằng phần vốn góp vào công ty, công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty bằng tài sản của công ty. - Công ty đối vốn là một chủ thể độc lập trong quan hệ dân sự, có tư cách pháp nhân, có sự tách bạch về tài sản của công ty và tài sản của các thành viên tham gia góp vốn. - Vì sự tham gia và mối liên kết được dựa trên cơ sở góp vốn, sự quen biết là thứ yếu, do đó công ty đối vốn dễ dàng thay đổi thành viên công ty. - Công ty đối vốn có tư cách pháp nhân là chủ thể độc lập trong quan hệ dân sự, do đó nó chịu sự điều chỉnh của các qui định pháp luật nhiều hơn so với công ty đối nhân. Ở Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới công ty đối vốn được chia làm hai loại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. - Công ty cổ phần (ở một số nước như Anh, Mỹ còn gọi là công ty mở - public corporation) là công ty đối vốn mà vốn của công ty được chia thành các phần bằng nhau và công ty cổ phần có thể huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu rộng rãi trong công chúng. - Công ty trách nhiệm hữu hạn (ở một số nước như Anh, Mỹ còn gọi là công ty đóng - close company) là công ty đối vốn không được quyền huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu mà chỉ được chuyển nhượng trong các thành viên của công ty. - Bên cạnh đó giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn có 9 một số sự khác biệt về cơ cấu tổ chức. Điều 26 của Luật Doanh nghiệp qui định: " 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại doanh nghiệp, trong đó: a. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp; b. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên của công ty khi đã chào bán phần vốn đó cho tất cả các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty và các thành viên của công ty không mua hoặc không mua hết; c. Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu. 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh." [14’Tr 27] Như vậy công tỵ trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty đối vốn, có sự tách bạch về tài sản của công ty và tài sản của cắc thành viên tham gia góp vốn, công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân, tham gia các giao dịch dân sự với tư cấch độc lập và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản n ợ và cắc nghĩa vụ tài sản khắc của công tỵ bằng tài sản công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn không được ph ắt hành c ổ phiếu. Qua khái niệm về công ty trách nhiệm hữu hạn cho thấy mặt tích cực và sự hạn chế của công ty trách nhiệm hữu hạn: - Vì sự tham gia của các thành viên trong công ty được dựa trên cơ sở góp vốn mà sự quen biết là không quan trọng do đó công ty trách nhiệm hữu hạn có khả năng huy động vốn rộng rãi hơn công ty đối nhân, nhiều người không phải là quen biết, không hiểu biết về kinh doanh vẫn có thể tham gia góp vốn. - Vì các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản góp vốn, do đó sự điều hành của công ty không nhất thiết phải có sự tham gia, nhất trí của tất cả các thành viên mà chỉ cần một người điều hành, điều 10 này dẫn đến tính chuyên nghiệp của những nhà quản lý, điều hành công ty, đây là tiền đề tạo ra những nhà doanh nghiệp, quản lý vi mô giỏi, có tính chuyên nghiệp. - Vì các thành viên tham gia góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản góp vốn, do đó nó khuyến khích các nhà đẩu tư vào các lĩnh vực có nhiều rủi ro, phân bổ đều vốn đầu tư trong các lĩnh vực, ngành nghề và địa phương khác nhau, tạo ra môi trường cạnh tranh trong kinh doanh, trách được xung hướng độc quyền và mất cân đối về phát triển giữa các ngành, địa phương. - Công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty đối vốn nhưng không được phát hành cổ phiếu, với số lượng thành viên tham gia tối đa là 50, nó phù hợp với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thành viên góp vốn cũng như các cơ quan quản lý nhà nước dễ kiểm soát được các hoạt động công ty, đổng thời mô hình cơ cấu tổ chức của loại hình công ty này rất năng động trong việc thay đổi phương hướng kinh doanh, điều này rất cần thiết trong tất cả các nền kinh tế, đặc biệt là những nước có nền kinh tế thị trường mới phát triển như Việt Nam. - Tuy nhiên tính chịu trách nhiệm hữu hạn (công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng tài sản của công ty và các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản góp vốn) chỉ đặt ra khi công ty phá sản. Như vậy những đặc tính ưu việt của công ty trách nhiệm hữu hạn luôn đòi hỏi phải có sự hoàn thiện về pháp luật phá sản. Bên cạnh những mặt tích cực công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có một số hạn chế nhất định: - Vì tính chịu trách nhiệm hữu hạn do đó công ty trách nhiệm hữu hạn tạo rủi ro cho những chủ nợ và khách hàng thu hổi nợ trong trường hợp công ty bị phá sản. - Công ty trách nhiệm hữu hạn là một chủ thể độc lập, có tài sản độc lập, 11 như vậy những thành viên tham gia công ty phải hai lần nộp thuế so với công ty đối nhân. Sau khi công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phân chia lợi nhuận cho các thành viên, số lợi nhuận mà các thành viên có được sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Đối với công ty đối nhân công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, các thành viên của công ty chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Độc lập tham gia vào các giao dịch kinh tế dân sự, tự chịu trách nhiệm vé các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác bằng tài sản công ty là đặc tính cơ bản của công ty trách nhiệm hữu hạn. Để hiểu rõ về đặc tính này của công ty trách nhiệm hữu hạn cần hiểu rõ về cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn. Nguồn vốn của một công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm vốn của chủ sở hữu và vốn vay. Nguồn vốn vay của công ty trách nhiệm hữu hạn bao giờ cũng được thực hiện sau khi công ty được thành lập. Ở đây chủ thể của bên vay là công ty (nó được đại diện bởi người điều hành), công ty chịu trách nhiệm về nguồn vốn vay (trả nợ gốc và lãi vay) này bằng tài sản của công ty. Như vậy có sự khác biệt về nguồn vốn của chủ sở hữu và vốn vay: - Thời điểm hình thành vốn của chủ sở hữu được thực hiện ngay cả trước khi công ty được thành lập còn vốn vay bao giờ cũng được hình thành sau khi công ty được thành lập, khi bên cho vay (các tổ chức tín dụng hoặc các chủ thể khác của pháp luật dân sự) cho công ty vay vốn, để trở thành một bên của hợp đồng vay công ty phải có tư cách pháp nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ khi đăng ký kinh doanh (được thành lập). Khi thành viên tham gia góp vốn vay tiền (hoặc tài sản khác) để góp vốn vào công ty, thành viên đó chịu trách nhiệm vô hạn về số tiền vay (gồm lãi vay và trả nợ gốc) và trách nhiệm này không liên đới đến công ty dù vay tiền để góp vốn vào công ty. Một công ty trách nhiệm hữu hạn vay vốn để đầu tư hay mở rộng hoạt động kinh doanh công ty có trách nhiệm về khoản nợ bằng tài sản của 12 công ty, các thành viên tham gia công ty chỉ chịu trách nhiệm về tài sản đã góp vốn vào công ty. - Chủ thể vay vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty, còn chủ thể góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn là các thành viên tham gia góp vốn. Trách nhiệm về nguồn vốn vay của công ty là tài sản của công ty, còn trách nhiệm của các thành viên tham gia góp vốn là tài sản đã góp vốn vào công ty. - Tài sản góp vốn có thể là hữu hình hoặc vô hình , nhưng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay của công ty luôn là hữu hình (có hình thái vật chất). Vốn của chủ sở hữu của công ty gồm vốn điều lệ (vốn hình thành do các thành viên tham gia góp vốn góp hoặc cam kết góp vốn vào công ty ghi vào điều lệ công ty) và các quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế hoặc chênh lệnh tỷ giá hay chênh lệnh do đánh giá lại tài sản. Như vậy vốn của chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn có thể xảy ra các trường hợp sau: - Có giá trị bằng vốn điều lệ của công ty. - Có giá trị lớn hơn vốn điểu lệ, đây là trường hợp công ty kinh doanh có lãi hoặc vốn tăng lên do tài sản góp vốn là ngoại tệ có tỷ giá ngoại tệ tăng, hoặc tài sản góp vốn đánh giá lại tăng. - Trường hợp thứ ba là vốn của chủ sở hữu nhỏ hơn vốn điều lệ của công ty, trường hợp này sảy ra khi công ty kinh doanh thua lỗ hoặc vốn giảm do tài sản góp vốn là ngoại tệ có tỷ giá ngoại tệ giảm, tài sản góp vốn đánh giá lại giảm. Tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn được hình thành từ nguồn vốn của chủ sở hưu và vốn vay theo phương trình sau: Tài sản công ty TNHH = Vốn chủ sở hữu + Vốn vay Khi nói công ty trách nhiệm hữu hạn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và 13 các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng tài sản của công ty, các thành viên tham gia góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác bằng tài sản góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều này được hiểu khi một công ty trách nhiệm hữu hạn vay nợ, công ty có nghĩa vụ trả nợ vốn vay, nếu chưa đủ trả công ty phải trả bằng vốn của chủ sở hữu và vốn điều lệ là giới hạn cuối cùng (đây là trường hợp vốn của chủ sở hữu nhỏ hơn vốn điều lệ của công ty), khi công ty lâm vào tình trạng phá sản đã trả nợ đến hết vốn điều lệ mà vẫn còn nợ thì các thành viên tham gia góp vốn không phải lấy tài sản không đem góp vốn của mình để trả nợ cho công ty. Do đó về mặt pháp lý tài sản góp vốn cần được các qui phạm pháp luật điều chỉnh một cách rõ ràng và minh bạch, điều này không chỉ là sự cần thiết của các thành viên tham gia góp vốn mà nó còn ảnh hưởng đến chủ nợ, nhà đầu tư, khác hàng, Nhà nước. 1.2. Vốn điều lệ và vốn pháp định. 1.2.1. Vốn điều lệ Vốn điều lệ theo pháp luật của các nước được hiểu là số vốn góp và cam kết sẽ góp vốn của các thành viên tham gia góp vốn ghi vào điều lệ công ty. Vốn điều lệ được đưa ra theo ý chí chủ quan của các thành viên tham gia góp vốn, nhưng ý chí chủ quan này là sự phản ánh khách quan, một công ty cần vốn điều lộ là bao nhiêu phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, khả năng tài chính của các thành viên tham gia góp vốn, khả năng vay nợ sau khi công ty được thành lập. Vì tính chịu trách nhiệm hữu hạn như đã phân tích ở mục 1.1 vốn điều lệ là giá trị cuối cùng để trả nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Vốn điều lệ có thể nhỏ hơn vốn chủ sở hữu, trong trường hợp này công ty có khả năng trả nợ. Trường hợp vốn điều lệ lớn hơn vốn chủ sở hữu đây là trường hợp công ty kinh doanh thua lỗ hoặc trường hợp góp vốn là ngoại tệ có 14 tỷ giá giảm , hoặc tài sản góp vốn (đất đai, nhà xưởng) đánh giá lại giảm. Như vậy về thực chất vốn điều lệ của công ty giảm, và trường hợp này khả năng trả nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty là hạn chế, vì tính chịu trách nhiệm hữu do đó để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, khách hàng, trách những hành vi không minh bạch, rủi ro cho khách hàng, khi vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn giảm cần có sự thay đổi về vốn điều lệ ghi trong điều lệ công ty. Một vấn đề được đặt ra đối với những dự án lớn quá trình huy động vốn được thực hiện trong một thời gian dài và có những trường hợp việc góp vốn tiếp theo của các thành viên là không cần thiết vì dự án không khả thi do các nguyên nhân khác nhau, như vậy mặc dù việc góp vốn và cam kết sẽ góp của các thành viên đã ghi trong điều lệ của công ty, nhưng do những nguyên nhân khác nhau mà việc cam kết sẽ góp không được thực hiện nhưng được sự thống nhất ý trí của các thành viên. Nhưng vì tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty trách nhiệm hữu hạn, do đó để bảo vệ khác hàng, những chủ thể cho vay, những nhà tài trợ và các thành viên góp vốn, điều lệ công ty phải ghi rõ tiến trình huy động vốn và trọng trường hợp nào thì tiến trình huy động góp vốn được huỷ bỏ. Trường hợp số vốn cam kết sẽ góp nhưng không thực hiện đúng hạn gây ảnh hưởng thiệt hại cho công ty thì thành viên cam kết góp vốn đó chịu trách nhiệm vô hạn về thiệt hại này. 1.2.2. Vốn pháp định. Vốn pháp định được hiểu là vốn do Nhà nước qui định tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp. Khoản 3 Điều 3 Luật công ty (Đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi một số điều của Luật công ty ngày 22-6-1994) qui định " Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật qui định đối với từng ngành, nghề"[13,Tr l0]. Khoản 19 Điều 2 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Đã 15 được sửa đổi, bổ sung ngày 9-6-2000) qui định " Vốn pháp định cửa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là mức vốn phải có để thành lập doanh nghiệp được ghi trong điều lệ doanh nghiệp"115,Tr 11]. Từ những qui định trên vốn pháp định được hiểu là vốn điều lệ phải có để thành lập công ty do pháp luật qui định. Pháp luật của các nước khác nhau có qui định khác nhau về vốn Ị)háp định, các nước theo Hệ thông pháp luật án lệ như Anh, Mỹ không qui ỉịnh vốn pháp định, nhưng các nước theo Hệ thống pháp luật Âu châu lục địa lố qui định vốn pháp định, việc qui định vốn pháp định hay không qui định /ốn pháp định là tuỳ vào từng hoàn cảnh kinh tế, chính trị xã hội, truyền thống dnh doanh v.v.. .của mỗi nước. Từ khía cạnh kinh tế ta thấy rằng, một dự án, một doanh nghiệp được thành ập hoạt động có kết quả, thì vốn là một trong những yếu tố quyết định sự hành công, ngoài ý tưởng kinh doanh, phải cần những chi phí vật chất nhất ỉịnh ban đầu để chi trả các chi phí thiết bị máy móc, nhà xưởng, nhân công, Ìguyên vật liệu cho hoạt động kinh doanh, văn phòng, chi phí quản lý. Những :hi phí này tuỳ thuộc vào từng dự án, từng thời điểm khác nhau. Dự án thành ập một nhà máy sản xuất xi mãng nhu cầu góp vốn phải lớn hơn thành lập nột nhà máy may, hay thành lập một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu tài ;ản góp vốn phải nhiều hơn một văn phòng tư vấn ... Mật khác thực tế đòi sống kinh tế đòi hởi chủ sở hữu tài sản bao giờ cũng có rách nhiệm đối với tài sản của mình cũng như đối với tài sản của người khác lay tài sản đi vay. Các nhà tài trợ, chủ nợ hay khác hàng chỉ có thể tin tưởng 'ào doanh nghiệp, khi doanh nghiệp có khả năng tài chính thực sự. Hiện tại ác tổ chức tín dụng quốc tế cho vay thường có yêu cầu về vốn đối ứng của hủ đầu tư. Vậy thì việc qui định vốn pháp định tuỳ từng điều kiện là sự cần hiết. ở đây có thể có những câu hỏi đặt ra, pháp luật của một số quốc ra phát triển ihư hệ thống pháp luật Anh, Mỹ không qui định vốn pháp định và những nước ló có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất thế giới, phải chăng sự qui định vốn 16 pháp định là đi ngược lại sự phát triển? Để giải thích vấn đề này, chúng ta phải có cái nhìn biện chứng mối quan hệ giữa pháp luật với điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội, truyền thống v.v...Các nước Anh, Mỹ là những nước có nền kinh tế thị trường rất phát triển và để điều chỉnh các quan hệ kinh tế thì ngoài pháp luật còn có các thiết chế kinh tế khác như: tư vấn, kiểm toán, luật sư, kế toán, thống kê, ngân hàng, bảo hiểm, truyền thống kinh doanh và uy tín thương trường. Những thiết chế này phát triển đạt ở mức cao, do đó luật pháp không cần qui định vốn pháp định là bao nhiêu cho việc thành lập doanh nghiệp. Đây là công việc của những sáng lập viên. Họ sẽ thông qua tư vấn đầu tư để thành lập doanh nghiệp phù hợp với số vốn có thể. Theo sự nhìn nhận của pháp luật Anh, Mỹ con người có khả năng sáng tạo vô tận họ có thể kinh doanh từ ý tuởng, từ ý tưởng họ có thể vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án. Ngân hàng các nước này cho vay dựa trên cơ sở khả thi của dự án và họ có các chuyên gia để thẩm định dự án và cơ chế giám sát thực hiện dự án. Ngoài ra, khi một người muốn quan hệ làm ăn với một công ty họ có thể thông qua luật sư riêng của mình, tư vấn để biết được thông tin về đối tác, khách hàng, do đó sự gian dối, lùa đảo được hạn chế. Vậy thì thực chất của vấn đề là các thiết chế kinh tế, truyền thống kinh doanh, tập quán đã tự qui định hay ít nhất cũng đưa ra những dự đoán tương đối chính xác về tính khả thi cũng như số vốn cần phải có để thành lập một doanh nghiệp, do đó pháp luật không cần phải qui định. Điều này không được hiểu rằng kinh doanh không cần vốn, khách hàng, chủ nợ tự phải bảo vệ mình trước khi khi kinh doanh. Trong điều kiện Việt Nam hiện tại hệ thống pháp luật còn nhiều hạn chế, các thiết chế kinh tế như: kế toán, thống kê, ngân hàng, kiểm toán, tư vấn v.v... còn chậm phát triển, kinh tế thị trường mới hình thành, các doanh nghiệp dân doanh chưa có uy tín cũng như kinh nghiệm kinh doanh, vì vậy vai trò của pháp luật là rất quan trọng. Pháp luật không chỉ đơn thuần là một khung pháp lý, tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi người mà còn có tính định hướng, hướng dẫn, cung cấp thông tin, vừa có tính khái quát nhưng ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỎ! ! trúngtàmthôngti.n: rHƯVlỆN N-, V- ic /c *• phải cụ thể rõ ràng, dựa vào pháp luật người dân biết được cái gì không được làm và còn biết có khả năng làm cái gì tốt nhất. Cũng dựa vào pháp luật Nhà nước không chỉ dùng pháp luật để xét xử những vi phạm pháp luật mà quan trọng hơn Nhà nước đưa ra pháp luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội và cũng để hạn chế tối đa sự vi phạm pháp luật. Từ những lý giải trên Nhà nước nên qui định vốn pháp định cho việc thành lập doanh nghiệp, điều này là phù hợp với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tất nhiên có thể đặt ra câu hỏi qui định như vậy là một sự thụt lùi? tạo ra sự phiền hà cho người dân, bởi vì trước đây vấn đề vốn pháp định đã được qui định. Để lý giải cho điều này, chúng ta phải có một cách làm khác, vấn đề tuỳ từng thời điểm kinh doanh và từng ngành nghề khác nhau cần một số vốn ban đầu cho phù hợp là điều không thể bàn cãi. Do đó những cơ quan quản lỳ vĩ mô tuỳ từng thời điểm sẽ đưa ra những tiêu chí về vốn pháp định để thành lập công trách nhiệm hữu cho ngành mình, để tránh sự tuỳ tiện những tiêu chí về vốn pháp định phải được trình lên Thủ tướng. Thủ tướng ban hành quyết định về vốn pháp định. Quyết định được công bố công khai, cơ quan đăng ký kinh doanh buộc phải biết và có nghĩa vụ cung cấp thông tin về vốn cũng như các thông tin khác đến người dân, người dân có đủ số vốn trên là đủ điều kiện về vốn để thành lập doanh nghiệp. Như vậy tránh được sự phiền hà của các cơ quan quản lý nhà nước, vai trò của các thiết chế kinh tế cần được tăng lên và một điều quan trọng thông qua sự qui định về vốn pháp định và dựa vào kinh nghiệm, trình độ am hiểu với số vốn đã có, người dàn sẽ có định hướng rõ ràng cho việc ngành nghề kinh doanh cũng như thành lập công ty mà họ hướng tới. Như vậy việc qui định vốn pháp định một cách khoa học, phù hợp với thực tế khách quan là một việc cần làm, nó tạo được môi trường kinh doanh ổn định bởi vì không những nó là một khung pháp lý tạo sân " chơi" cho những người kinh doanh trung thực, hạn chế và phần nào loại bỏ những người thành lập công ty với mục đích giả tạo mà nó còn có tính hướng dẫn, định hướng cho những nhà kinh doanh, sự ra đời và hoạt động của những công ty có tính khả 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan