Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Những vấn đề pháp lý đặt ra từ cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở việt nam...

Tài liệu Những vấn đề pháp lý đặt ra từ cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở việt nam

.PDF
28
8
59

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ MẠNH CHIẾN NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA TỪ CƠ CHẾ BA BÊN TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ MẠNH CHIẾN NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA TỪ CƠ CHẾ BA BÊN TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hoài Thu HÀ NỘI – 2011 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ CHẾ BA BÊN 6 1.1 Cơ chế ba bên, hợp tác để phát triển 6 1.1.1 Quan niệm về cơ chế ba bên 6 1.1.2 Bản chất của cơ chế ba bên 10 1.1.3 Nội dung hoạt động của cơ chế ba bên 14 1.1.4 Hình thức hoạt động của cơ chế ba bên 16 1.2 Vai trò, ý nghĩa của cơ chế ba bên 17 1.3 Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế ba bên 21 1.3.1 Trên Thế giới 22 1.3.2 Ở Việt Nam 28 Chương 2 : CƠ CHẾ BA BÊN Ở VIỆT NAM – CƠ SỞ PHÁP LÝ 31 2.1 Sự ghi nhận pháp lý 31 2.2 Các bên trong cơ chế ba bên ở Việt nam 37 2.2.1 Về phía Chính phủ 37 2.2.2 Đại diện người sử dụng lao động 41 2.2.3 Đại diện tập thể lao động 45 2.3 Cơ chế ba bên trong pháp luật lao động Việt Nam 47 2.3.1 Cơ chế ba bên trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật lao động 47 2.3.2 Cơ chế ba bên trong việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực lao động 52 2.3.2.1 Về ký kết thoả ước lao động tập thể 52 2.3.2.2 Trong lĩnh vực tiền lương 56 2.3.2.3 Trong lĩnh vực làm thêm giờ, thời gian nghỉ ngơi 57 2.3.2.4 Trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động 59 2.3.3 Cơ chế ba bên trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động 62 Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC VẬN HÀNH CƠ CHẾ BA BÊN TRONG LĨNH VỰC 66 LAO ĐỘNG 3.1 Sự cần thiết khách quan của cơ chế ba bên trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 66 3.1.1 Thuận lợi 69 3.1.2 Khó khăn 71 3.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện 73 3.3 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc vận hành cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động 74 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong thực tế lĩnh vực lao động, người sử dụng lao động tìm mọi cách để mang lại lợi ích tối đa cho mình, người lao động thì mong muốn được trả lương cao tương ứng với công sức bỏ ra, được làm việc trong điều kiện lao động tốt, Nhà nước thì mong muốn các quy định mà mình ban hành được thực hiện một cách nghiêm túc, các quan hệ xã hội trong lĩnh vực lao động được quản lý chặt chẽ để ổn định xã hội. Do vậy, lợi ích của nhà nước, người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) đan xen lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau nhưng cũng dễ sảy ra mâu thuẫn. Vì thế để dung hoà lợi ích giữa các bên cần phải phối hợp cùng nhau xây dựng và đưa ra những nguyên tắc chung làm cơ sở để thực hiện. Cơ chế ba bên (CCBB) trong lĩnh vực lao động xuất hiện và tồn tại một cách tự nhiên. Trên thế giới, cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động được xác lập và vận hành từ lâu. Sự tồn tại của cơ chế ba bên đã góp phần xây dựng và pháp triển các mối quan hệ lao động giữa nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động, tạo ra sự ổn định và phát triển của xã hội nói chung, lĩnh vực lao động nói riêng. Thông qua cơ chế ba bên sẽ góp phần hạn chế những mẫu thuẫn, giảm thiểu căng thẳng, giúp các bên tìm ra giải pháp có lợi nhất thoả mãn đòi hỏi, lợi ích của mỗi bên. Ở phạm vi quốc tế Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là tổ chức được thiết lập và hoạt động trên nền tảng của ba đối tác xã hội ở tầm quốc tế. Sự tồn tại, phát triển và hoạt động của ILO đã kích lệ các quốc gia xây dựng và vận hành cơ chế ba bên ở nước mình tạo ra môi trường lao động hài hoà ổn định và mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia, xã hội. Ở Việt Nam khi tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa, giao lưu, hợp tác ngày càng sâu rộng với bên ngoài trên cơ sở nguyên tắc, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi. Việt Nam đã tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực, như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia đông nam á (ASEAN)…trong quá trình hợp tác Việt Nam đã ký kết, tham gia nhiều Hiệp định song phương và đa phương. Trong lĩnh vực lao động, 3 là một thành viên của ILO Việt Nam cũng đã tham gia nhiều Công ước của tổ chức này, Chúng ta đã vận dụng những khía cạnh hợp lý của cơ chế ba bên vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Tuy nhiên cơ chế ba bên còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam, về lý luận chưa được nghiên cứu nhiều, các quy định pháp luật về cơ chế hợp tác ba bên còn ít, việc vận hành trên thực tế còn hình thức, hiệu quả còn hạn chế, do đó đề tài : “Những vấn đề pháp lý đặt ra từ cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam” sẽ nghiên cứu để đưa ra những giải pháp góp phần xây dựng, nâng cao hiệu lực, vận dụng các quy định của pháp luật về cơ chế ba bên ở Việt Nam hiện nay. 2.Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài: Qua các nguồn thông tin mà tác giả có thể tiếp cận được thì hiện nay có một luận án tiến sỹ “Cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân Thu - Đại học Luật Hà Nội, nghiên cứu vấn đề cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động, đề tài “Cơ chế ba bên – Pháp luật và thực tiễn hoạt động” của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội do TS.GVC Lê Thi Hoài Thu chủ trì. Ngoài ra có một số bài báo đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của vấn đề cơ chế ba bên, tiêu biểu nhất phải kể đến những bài viết của PGS.TS Phạm Công Trứ được đăng trên các số của tạp chí Nhà nước và Pháp luật, như Cơ chế ba bên trong nền kinh tế thị trường (tháng 1/1997), Cơ chế ba bên của ILO : Khái niệm và cơ sở pháp lý (tháng 6/2006), Cơ chế ba bên của ILO: Cơ sở lý luận (tháng 12/2006)..., tiếp đến là các bài viết của TS Lưu Bình Nhưỡng như Một số vấn đề lý luận, pháp lý và điều kiện phát triển Cơ chế ba bên ở Việt Nam - Tạp chí Luật học số 12/2006, Việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công - Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 10/2006; TS Đào Thị Hằng : Cơ chế ba bên và khả năng thực thi trong pháp luật lao động Việt Nam - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật tháng 11/2005; ThS Nguyễn Hữu Chí : Vai trò của công đoàn trong cơ chế ba bên và giải quyết tranh chấp lao động Tạp chí Nhà nước và Pháp luật tháng 10/2001. Ngoài ra, các sách báo viết về cơ chế ba bên hầu hết đều là của các tác giả nước ngoài. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động mang ý nghĩa lý Luận và thực tiễn sâu sắc. Đề tài có ý nghĩa cho việc xây dựng những quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, phù hợp với luật pháp quốc tế 4 và là cơ sở cho việc áp dụng ở Việt Nam. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ là một trong những cơ sở cho việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm mục đích vừa thực hiện đúng các cam kết quốc tế vừa bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người sử dụng lao động vừa bảo vệ được lợi ích chính đáng của người lao động. Tác giả hy vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị. 3. Mục đích- nhiệm vụ của đề tài: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sơ sở lý luận, việc vận dụng cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động. Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động. Qua đó nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc sửa đổi, bổ sung pháp luật đối với lĩnh vực này. - Mục đích: Tìm ra các luận cứ khoa học và thực tiễn cho các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động. - Nhiệm vụ: +Làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động. + Đánh giá đúng đắn về thực trạng việc vận dụng cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động, thuận lợi và khó khăn. + Hướng bổ sung hoàn thiện các quy định, phương hướng, giải pháp, kiến nghị. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu các vấn đề liên quan tới cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động, như cơ sở lý luận, các quy định quốc tế về cơ chế ba bên, quy định pháp luật Việt Nam về cơ chế ba bên, việc vận dụng cơ chế ba bên ở Việt Nam trong việc xây dựng chính sách pháp luật; Ký kết hợp đồng, thoả ước lao động tập thể; Lĩnh vực tiền lương... giải quyết tranh chấp lao động. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu. 5 Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu như phân tích, so sánh, chứng minh, thống kê, tổng hợp được kết hợp hài hoà trong quá trình viết luận văn. 6. Đóng góp của đề tài Thứ nhất, luận văn góp phần xây dựng hệ thống lý luận về cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động. Thứ hai, luận văn phân tích đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về cơ chế ba bên cũng như việc vận dụng chúng trên thực tế. Thứ ba, luận văn kiến nghị và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 mục. Chương 1 : Khái quát chung về cơ chế ba bên Chương 2 : Cơ chế ba bên ở Việt Nam – Cơ sở pháp lý Chương 3 : Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc vận hành cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động 6 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ CHẾ BA BÊN 1.1 Cơ chế ba bên, hợp tác để phát triển 1.1.1 Quan niệm về cơ chế ba bên Qua việc phân tích, đánh giá các khái niệm và quan điểm về cơ chế ba bên. Theo tác giả, cơ chế ba bên là cơ chế mà ở đó, các bên thông qua các đại diện với tư cách độc lập, bình đẳng trước pháp luật, trên cơ sở của pháp luật, cùng nhau tìm kiếm sự thống nhất chung về các chủ trương, đường lối, các quy định pháp luật, các vấn đề lao động xã hội mà các bên cùng quan tâm, đồng thời giải quyết những vấn đề nảy sinh từ thực tế, trên cơ sở bảo đảm sự hài hoà lợi ích của các bên nhằm xây dựng một môi trường lao động, xã hội ổn định và phát triển. 1.1.2 Bản chất của cơ chế ba bên Cơ chế ba bên thể hiện tính xã hội của Nhà nước. Cơ chế ba bên là một quá trình dân chủ hoá mối quan hệ lao động. Cơ chế ba bên là cơ chế hợp tác, chia sẻ quyền lực và trách nhiệm giữa nhà nước, NSDLĐ và NLĐ. 1.1.3 Nội dung hoạt động của cơ chế ba bên Cơ chế ba bên được thực hiện qua các nội dung chính sau: Chia sẻ thông tin; thảo luận; đàm phán ba bên; cùng nhau ra quyết định. 1.1.4 Hình thức hoạt động của cơ chế ba bên Cơ chế ba bên được thực hiện dưới các hình thức khá linh hoạt: Hình thức thấp nhất là đối thoại xã hội. Thông qua đối thoại chính phủ tham khảo ý kiến của các bên trước khi đi đến những quyết định cần thiết. Hình thức cao hơn là việc Chính phủ tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện cho NSDLĐ, NLĐ về các vấn đề liên quan để họ tham gia vào việc đóng góp ý kiến xây dựng chính sách. Ở đây các đối tác không được coi là bình đẳng với Nhà nước. Hình thức cao nhất có thể coi là việc cùng quyết định, đây là hình thức lý tưởng, ở hình thức này ba bên thông qua đại diện của mình với tư cách là các đối tác độc lập và bình đẳng cùng tham khảo ý kiến của nhau, cùng nhau soạn thảo và thực thi các chính sách về các vấn đề của lĩnh vưc lao động. 7 1.2 Vai trò, ý nghĩa của cơ chế ba bên Thứ nhất, cơ chế ba bên góp phần vào việc hoạch định chủ trương, chính sách về lĩnh vực lao động một cách đúng đắn, sát thực tế và có tính khả thi cao. Thứ hai, cơ chế ba bên là biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý lao động, bảo đảm hiệu quả của các quy định về quản lý lao động được thực hiện trên thực tế. Thứ ba, cơ chế ba bên góp phần ổn định các quan hệ lao động, điều hoà lợi ích các bên, thúc đẩy quan hệ lao động phát triển. Thứ tư, cơ chế ba bên góp phần giảm bớt xung đột, mâu thuẫn. 1.3 Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế ba bên Luận văn nêu quá trình hình thành và các quy định của Cơ chế ba bên trên thế giới, các quy định trong pháp luật Việt Nam qua mục 1.3.1 và mục 1.3.2. Từ đó xác định thời điểm của sự ra đời của cơ chế ba bên và nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của cơ chế ba bên trên thế giới là khi nền công nghiệp của thế giới phát triển ở giai đoạn cao; NSDLĐ, NLĐ đã hình thành nên các tổ chức đại diện cho quyền lợi của mình. Nhà nước thông qua các quy định pháp luật đã ghi nhận và xác nhận cơ chế hợp tác giữa các bên trong các mối quan hệ của lĩnh vực lao động. Từ những vấn đề nêu trên có thể nhận xét: Cơ chế ba bên thể hiện tính xã hội, là một quá trình dân chủ hoá mối quan hệ lao động và là cơ chế hợp tác, chia sẻ quyền lực, trách nhiệm giữa Nhà nước, NSDLĐ, NLĐ. Cơ chế ba bên được thực hiện qua các nội dung chính là, chia sẻ thông tin, thảo luận, đàm phán, ra quyết định. Cơ chế ba bên góp phần vào việc hoạch định chủ trương, chính sách về lĩnh vực lao động một cách đúng đắn sát thực tế và có tính khả thi cao, là biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý lao động, bảo đảm hiệu quả của các quy định về quản lý lao động được thực hiện trên thực tế, đồng thời góp phần ổn định các quan hệ lao động, điều hoà lợi ích các bên, giảm bớt xung đột, mâu thuẫn thúc đẩy quan hệ lao động phát triển. 8 Chương 2 CƠ CHẾ BA BÊN Ở VIỆT NAM – CƠ SỞ PHÁP LÝ 2.1 Sự ghi nhận pháp lý Các quy định về cơ chế ba bên trong quan hệ lao động ở nước ta được ghi nhận ở những mức độ khác nhau trong nhiều văn bản pháp lý, cơ chế ba bên được thể hiện ngay tại Điều 10 trong Hiến pháp (1992), văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước. 2.2 Các bên trong cơ chế ba bên ở Việt Nam 2.2.1 Về phía chính phủ: Vị trí vai trò của Chính phủ được quy định trong Điều 109 Hiến Pháp (1992), trong Điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ (2001), những nhiệm vụ cụ thể được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau, về lĩnh vực lao động vai trò của Chính phủ được quy định, tại điều 181 Bộ luật lao động (1994), Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý Nhà nước về lao động đối với các ngành và các địa phương trong cả nước. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình. Cơ quan lao động địa phương giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý Nhà nước về lao động theo sự phân cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Qua xem xét chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ mà đại diện là Bộ lao động Thương binh và Xã hội ở cấp Trung ương, chúng ta thấy được vai trò quan trọng của đối tác này trong cơ chế ba bên. Với tư cách là cơ quan cao nhất đại diện cho lợi ích của quốc gia, dân tộc, Chính phủ thông qua các cơ quan đại diện của mình tham gia vào mối quan hệ với các đối tác khác của quan hệ lao động, ở đây Chính phủ đóng vai trò là đầu mối tập hợp các bên, phối hợp hoạt động giữa các bên, là người tạo lập môi trường và các điều kiện cần thiết để cơ chế ba bên hoạt động có hiệu quả. Cơ chế ba bên có hoạt động hiệu quả hay không phần quan trọng phụ thuộc vai trò của Chính phủ. 2.2.2 Đại diện người sử dụng lao động Tổ chức đại diện của người sử dụng lao động do những người sử dụng lao động lập ra, để đại diện cho người sử dụng lao động tham gia vào các quan hệ lao động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng lao động. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều tổ chức đại diện cho 9 người sử dụng lao động, nhưng những tổ chức này thường được lập ra theo từng ngành, từng hiệp hội như Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiêp vừa và nhỏ Việt Nam...Đến nay chưa có một tổ chức nào thực sự là đại diện theo đúng nghĩa của cộng đồng người sử dụng lao động ở Việt Nam. 2.2.3 Đại diện tập thể lao động Theo pháp luật Việt Nam Công đoàn là cơ quan đại diện hợp pháp của người lao động tham gia vào cơ chế ba bên. Chức năng nhiệm vụ của Công đoàn được quy định trong Luật Công đoàn trong đó có nhiều quy định liên quan tới việc thực hiên cơ chế ba bên của Công đoàn với tư cách là bên đại diện cho người lao động tham gia vào cơ chế ba bên. 2.3 Cơ chế ba bên trong pháp luật lao động Việt Nam 2.3.1 Trong việc xây dựng chính sách, pháp luật lao động Ở Việt Nam vấn đề vận dụng cơ chế ba bên trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật lao động được thực hiện trên thực tế một cách phổ biến. Thực tế ở nước ta là Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội không phải là cơ quan soạn thảo dự án Luật, pháp lệnh; với Chính phủ cũng không phải là cơ quan soạn thảo Nghị định mà việc soạn thảo Luật, Pháp lệnh, Nghị định thì được giao cho cơ quan bộ, ngành có liên quan là cơ quan chủ trì phối hợp cùng các cơ quan khác tham gia soạn thảo các dự án Luật, Pháp lệnh, Nghị định … để trình cơ quan cấp trên theo đúng trình tự xây dựng văn bản đã được quy định trong Luật. Khi một cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp cùng các cơ quan khác thì trong mọi khâu của quá trình soạn thảo thì các bên có sự đóng góp ý kiến của mình để soạn thảo các dự án. Trong lĩnh vực lao động khi Bộ lao động được giao chủ trì soạn thảo thì các bên tham gia có đại diện của Người sử dụng lao động, đại diện của Người lao động tham gia đóng góp. Thực tế việc tham gia cũng được thực hiện một cách linh hoạt, đó có thể là việc tổ chức hôị nghị để các bên cùng ngồi lại với nhau cùng trao đổi để đi đến thống nhất chung, cũng có thể là các bên tham gia được gửi taì liệu để nghiên cứu sau đó có ý kiến bằng văn bản gửi cho cơ quan chủ trì soạn thảo để tổng hợp, thực tế là việc góp ý được thực hiện bằng cả hai cách trên. 10 2.3.2 Trong việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực lao động 2.3.2.1 Về ký kết thoả ước lao động tập thể. Đây là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Việc thực hiện CCBB trong quá trình thương lượng ký kết thoả ước lao động tập thể ở Việt Nam đã thu được nhiều hiệu quả, nhưng đạt được chưa cao. 2.3.2.2 Trong lĩnh vực tiền lương: Được coi là vấn đề quan trọng nhất mà người lao động hướng tới, vì vậy vấn đề tiền lương luôn được các bên quan tâm, Chính phủ bằng quy định của mình ban hành thang bảng lương, mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành cho từng thời kỳ…đồng thời cũng quy định việc tham khảo ý kiến các bên trước khi có sự điều chỉnh, tuy nhiên với NSDLĐ thì có xu hướng là trả theo mức tối thiểu, bên cạnh đó Nhà nước cũng không dự liệu được sự thay đổi của giá cả, giá cả thường là tăng, mức tăng nhanh hơn mức tăng lương, nên vấn đề tiền lương luôn là vấn đề nhạy cảm và thường sảy ra tranh chấp dẫn tới mâu thuẫn đình công… với vai trò của mình Liên đoàn lao động thường xuyên có ý kiến đóng góp cho việc điều chỉnh lương phù hợp với thực tế để bảo vệ quyền lợi họp pháp cho người lao động nhưng việc đóng góp nhiều khi không được đáp ứng kịp thời. Với CCBB trong lĩnh vực này đã giúp cho các bên đi đến sự thống nhất góp phần vào sự ổn định của quan hệ lao động, tuy nhiên cần tăng cường hơn nữa vai trò của công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. 2.3.2.3 Trong lĩnh vực làm thêm giờ, thời gian nghỉ ngơi: Được quy định trong Bộ luật lao động 2002 tại điều 69. Làm thêm giờ là số giờ làm thêm vượt quá số thời gian làm việc tiêu chuẩn được quy đinh trong luật. Do nhiều yếu tố khách quan việc làm thêm giờ của NLĐ vẫn thường xuyên diễn ra, cũng chính vì vậy mà trong luật cũng đã dự liệu được vấn đề này và đưa vào quy định về số thời gian làm việc thêm giờ trong ngày và số thời gian làm việc thêm giờ tối đa trong một năm. Việc quy định này tránh cho chủ doanh nghiệp không được lạm dụng việc làm thêm giờ vượt qua giới hạn tâm sinh lý của NLĐ, đồng thời với một xã hội luôn có xu hương cung lao động nhiều hơn 11 cầu lao động thì việc giới hạn số giờ làm thêm trong năm sẽ tạo điều kiện cho người thiếu lao động có thêm việc làm. 2.3.2.4 Trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động: Đây là lĩnh vực được quan tâm đặc biệt vì nó liên quan tới sức khoẻ, tính mạng của NLĐ. ILO có công ước và nhiều khuyến nghị về vấn đề này cụ thể là Công ước 187 năm 2006 về cơ chế tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động trong đó có quy định “Trong chính sách quốc gia, mỗi nước Thành viên, trong điều kiện và thực tiễn của quốc gia và tham khảo ý kiến của tác tổ chức đại diện nhất của người sử dụng lao động và người lao động, phải tăng cường các nguyên tắc cơ bản như đánh giá rủi ro và nguy cơ nghề nghiệp; phòng trừ các rủi ro và nguy cơ ngay tại nguồn; xây dựng văn hoá quốc gia về an toàn và vệ sinh có tính phòng ngừa bao gồm thông tin, tư vấn và huấn luyện”. 2.3.3 Cơ chế ba bên trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động Về tổ chức, cơ quan giải quyết tranh chấp lao động: Qua phân tích thì về phương diện pháp luật, trong số các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật Việt nam hiện nay chỉ có Hội đồng trọng tài lao động được quy định việc thành lập với sự tham gia của ba bên theo đúng nghĩa ba bên tham gia cùng thành lập. Về lý thuyết thì Toà án lao động cấp Huyện cũng có thể được thiết lập theo cơ chế ba bên. Vì đối với toà án cấp huyện thành phần hội đồng xét xử ngoài thẩm phán còn có các hội thẩm nhân dân, những hội thẩm nhân dân này có thể là thành phần đại diện cho NLĐ, NSDLĐ… tuy nhiên để có được thành phần đại diện cho quyền lợi của các bên tham gia hội đồng xét xử cũng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Vận dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động: - Vận dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân: Thực trạng việc tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp huyện và cấp tỉnh có thể thấy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đã sử dụng việc tham vấn ba bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Trước khi đưa ra một quyết định theo thẩm quyền chủ tịch UBND tham khảo ý kiến của các bên trên cơ sở đó Chủ tịch UBND ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, điều này đồng nghĩa với việc sự 12 tham gia của Chủ tịch UBND thực chất là quá trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động. - Vận dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài: Về phương diện pháp luật việc vận dụng cơ chế ba bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài ở nước ta là rõ nét nhất so với các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động khác được quy định trong luật lao động Việt nam, khi giải quyết tranh chấp lao động ba bên ở đây bình đẳng trong việc quyết định các công việc chung của Hội đồng. Xét về cách thức hoạt động của cơ chế ba bên thì đây là hình thức cao nhất đó là việc các bên cùng bàn bạc đi đến thống nhất và cùng ra quyết định. Có thể nói nếu xét về mặt lý thuyết việc vận dụng cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động thì đây là hình thức lý tưởng theo đúng nghĩa của cơ chế ba bên. tuy nhiên trên thực tế thì quá trình vận dụng quy định này trong việc giải quyết tranh chấp lao động lại không hiệu quả như mong muốn, thực tế thì hoạt động của Trọng tài lao động khá mờ nhạt, điều này nó xuất phát từ việc giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài thời gian qua hiệu quả thấp, vì theo quy định của Bộ luật lao động thì trọng tài lao động chức năng chính là hòa giải các tranh chấp phát sinh và theo quy định tại Điều 170 bộ luật lao động 1994. - Vận dụng trong quá trình giải quyết tại toà án nhân dân: Theo pháp luật Việt nam chỉ có tào án cấp sơ thẩm mới có sư tham gia của hội thẩm nhân dân, còn các tòa án khác thành phần hội đồng xét xử chỉ có thẩm phán, do vậy cấp sơ thẩm có thể có thành phần của đại diện các bên trong quan hệ lao động tham gia, tuy nhiên thực tế là hội thẩm nhân dân thường là thành viên của các đoàn thể chính trị xã hội cho nên trong thành phần hội thẩm tham gia phiên tòa xét xử các vụ án lao động thường là đoàn viên công đoàn. Có thể nhận xét: Cơ chế ba bên vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Từ khi chuyển đổi mô hình kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã từng bước vận dụng tính hợp lý của cơ chế ba bên vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam một cách linh hoạt, ở Việt Nam các quy định về cơ chế ba bên được thể hiện ở nhiều văn bản, cao nhất là Hiến pháp rồi đến các văn bản dưới luật. Các quy định pháp lý về cơ chế ba bên 13 cũng đã xác định rõ ràng đại diện của các bên trong cơ chế. Mối quan hệ giữa các bên trong cơ chế được thực hiện trên rất nhiều lĩnh vực, từ việc xây dựng chính sách, việc thực hiện các quy định pháp luật lao động trên thực tế đến quá trình giải quyết các tranh chấp pháp sinh trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật lao động. Cơ sở pháp lý về cơ chế ba bên và việc vận hành cơ chế ba bên ở Việt Nam trong thời gian qua bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực trên nhiều mặt, cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động đã góp phần vào sự ổn định và phát triển của các quan hệ lao động. 14 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC VẬN HÀNH CƠ CHẾ BA BÊN TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG 3.1 Sự cần thiết khách quan của cơ chế ba bên trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Bất cứ quốc gia nào cũng đều mong muốn xã hội ổn định và phát triển. Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế là nguyên nhân quan trọng nhất để bảo đảm xã hội ổn định và phát triển. Một nền kinh tế ổn định và phát triển hài hoà thì ở đó các mối quan hệ lao động phải phát triển hài hoà và lợi ích của các bên tham gia phải được bảo đảm. 3.1.1 Thuận lợi Về mặt chính trị : Vấn đề lao động và việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà ổn định được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ngày 5/6/2008 đã ban hành chỉ thị số 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp trong đó chỉ rõ “... tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và tạo môi trường để đại diện người sử dụng lao động, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề hoạt động có hiệu quả ... thực hiện tốt cơ chế phối hợp ba bên ở cấp ngành và địa phương về quan hệ lao động, thúc đẩy ký kết thoả ước lao động tập thể cấp ngành”. Để triển khai, thực hiện chỉ thị số 22-CT/TW ngày 18/8/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1129/QĐ-TTg trong Quyết định xác định Nhà nước là một bên trong quan hệ lao động. Cơ chế ba bên đã hình thành từ lâu trên thế giới: ILO với tư cách là một tổ chức Quốc tế, cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, ILO cũng đã ban hành nhiều công ước, khuyến nghị liên quan tới hoạt động của cơ chế ba bên trên nhiều hoạt động của lĩnh vực lao động, mặc dù không phải công ước khuyến nghị nào chúng ta cũng đã tham gia nhưng đây là cơ sở để chúng ta xây dựng cơ chế đối thoại trong nước phù hợp với tiêu chuẩn của tổ chức ILO và việc vận dụng các quy định này trên thế giới đã thu được nhiều thành quả là cơ sở để VN vận dụng vào hoàn cảnh của nước mình. 15 Về mặt pháp lý : Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế ba bên đã được ghi nhận trong nhiều văn bản, như Hiến pháp, Bộ luật lao động, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Công đoàn... Nhận thức của các bên (Nhà nước, NSDLĐ, NLĐ) về hiệu quả rõ ràng của cơ chế ba bên, đối thoại. Qua những hoạt động của CCBB ở Việt Nam thời gian qua cho thấy không ai có thể phủ nhận được cơ chế đối thoại và vai trò của nó đối với xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực lao động, cơ chế đối thoại được thừa nhận là sự cần thiết để xây dựng môi trường, quan hệ lao động lành mạnh, hài hoà, ổn định vì lợi ích chung của các bên và của xã hội. Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cho thấy, để phát triển nói chung và việc tạo lập một mội trường lao động hài hoà ổn định đòi hỏi phải có sự tham gia chung của mọi thành viên trong xã hội, đây cũng chính là cơ hội để CCBB được phát triển, không thể nói đến sự phát triển nếu không có sự tham gia của mọi thành viên vào các quá trình cho sự phát triển. 3.1.2 Khó khăn Thứ nhất, về pháp lý đã có các quy định về CCBB. Tuy nhiên, các quy định còn hạn chế, chưa mang tính hệ thống, việc quy định rải rác trong nhiều văn bản, bản thân trong mỗi văn bản thì quy định về CCBB chỉ được nhắc đến một cách ngắn gọn, nhiều quy định chưa cụ thể. Thứ hai, về mặt chủ thể của quan hệ ba bên còn nhiều hạn chế. Cụ thể là: - Trong ba chủ thể của quan hệ ba bên thì phía NSDLĐ hạn chế nhất. Về mặt thực tiễn, ở những nước có nền công nghiệp phát triển mạnh, các chủ doanh nghiệp cùng ngành nghề thường liên kết thành các tập đoàn kinh tế lớn đầu tiên là tự phát sau đó là tự giác, có quyền lợi liên đới và hình thành nghiệp đoàn giới chủ để bảo vệ quyền lợi của NSDLĐ, VD điển hình mà chúng ta thấy rõ nhất là việc Hiệp hội cá da trơn của Hoa Kỳ đã cùng nhau liên kết lại để kiện các nhà xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam, hay như các doanh nghiệp giầy mũ da cuả liên minh Châu âu kiện việc bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất giày mũ gia của Việt Nam…. Ở Việt Nam thì việc liên kết để bảo vệ quyền lơi của NSDLĐ còn nhiều hạn chế. 16 - Còn các cơ quan quản lý nhà nước là chủ thể vai trò cũng hạn chế, hạn chế từ việc tham mưu xây dựng pháp luật đến thực hiện chức năng quản lý. - Chủ thể thứ ba là Công đoàn khá hơn hai chủ thể trên nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt ở cấp cơ sở chưa thực sự đại diện bảo vệ quyền lợi NLĐ, mà phần lớn chỉ chú trọng các hoạt động văn, thể, mỹ và sinh đẻ có kế hoạch, thăm quan, nghỉ mát... khiến phần lớn các cuộc đình công thời gian qua NLĐ phải tự phát đấu tranh. Chủ tịch Công đoàn ở nhiều doanh nghiệp hiện nay thì lại là thành viên của Hội đồng quản trị, ban giám đốc, có chỗ là phó giám đốc, đây là một nghịch lý vì đã là chủ doanh nghiệp hoặc là người điều hành của doanh nghiệp mà lại là chủ tịch công đoàn thì có khác nào vừa đá bóng vừa thổi còi, vạch áo cho người xem lưng. Khi đó họ không phải là đại diện cho người lao động mà thực chất họ đại diện cho người sử dụng lao động, vì mục đích của người sử dụng lao động mà thôi, việc họ đứng ở vị trí chủ tịch công đoàn chỉ là hình thức để điều kiển hoạt động công đoàn theo ý của giới chủ. Thứ ba, năng lực và tính đại diện của các đối tác xã hội tham gia vào cơ chế đối thoại xã hội ở các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu: Công đoàn là tổ chức duy nhất đại diện cho NLĐ thì chưa đủ mạnh, tính đại diện còn hạn chế, bên cạnh đó thì công đoàn cũng không thể với tới mọi doanh nghiệp để đại diện và bảo vệ quyền lợi cho NLĐ được, hiện có nhiều doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn, bản thân nhiều chủ doanh nghiệp không muốn thành lập tổ chức công đoàn ở doanh nghiệp mình. Đại diện NSDLĐ theo quy định hiện nay theo CCBB như đã trình bày ở trên chưa bảo đảm được tính đại diện và cũng không đại diện được cho quyền lợi của mọi doanh nghiệp. 3.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện Trước hết, việc việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc vận dụng CCBB phải bảo đảm thể chế hoá đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, vì ở nước ta Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền. Thứ hai, việc hoàn thiện phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc của luật lao động Việt Nam, đặt trong bối cảnh chung của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Thứ ba, phải bảo đảm phù hợp với các Công ước quốc tế về lao động mà Việt Nam đã ký kết và tương lai dự định sẽ ký kết, gia nhập, 17 đặc biệt là các quy phạm quốc tế về CCBB, như Công ước số 144 (năm 1976) về tham khảo ý kiến ba bên, Công ước 98 (năm 1949) về quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Thứ tư, việc hoàn thiện phải đặt trong tổng thể của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong mỗi thời kỳ, cũng như việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, thị trường lao động ở nước ta ở nước ta. 3.3 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc vận hành cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động Một là, đẩy mạnh việc tuyên truyền vai trò ý nghĩa của cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động. Tuyên truyền rộng rãi các quy định pháp luật về cơ chế đối thoại ba bên. Việc đẩy mạnh tuyên truyền là hết sức cần thiết nhất là khi chúng ta mới đang trong quá trình thực hiện CCBB ở một mức độ hạn chế như hiện nay. Hai là, trong thời gian tới VN cần tham gia phê chuẩn các Công ước quốc tế: Trong đó có Công ước 98 (năm 1949) về “quyền tổ chức và thương lượng tập thể”, với việc tham gia Công ước này và việc thực hiện các khuyến nghị của ILO làm cơ sở để đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế ba bên trong thời gian tới, trước hết sẽ là cơ sở để cụ thể hoá Công ước vào pháp luật lao động trong nước, qua đó khẳng định quyền của các bên trong việc tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện các quy định pháp luật lao động. Ba là, Thường xuyên và nâng cao hoạt động của ba bên, nâng cao năng lực của các đối tác xã hội: Tổ chức đại diện cho mỗi bên phải thực sự là đại diện, đặc biệt là trong việc thực hiện pháp luật lao động, tham gia sửa đổi, xây dựng văn bản pháp luật…phù hợp thực tế, do vậy cần thường xuyên tập huấn cho đại diện của các bên. Bốn là, trong việc thành lập Ủy ban Quan hệ lao động: Quyết định 68/2007/QĐ-TTg ngày 17/5/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Uỷ ban quan hệ lao động, quy định: Ủy ban Quan hệ lao động có chức năng tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, giải pháp xây dựng quan hệ lao động lành mạnh; xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan, tổ chức liên quan trong việc phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, đình công. (Điều 1) Theo quy định của Quyết định này thì Ủy ban Quan hệ lao động là cơ quan ở Trung ương và có chức năng tư vấn cho Thủ tướng về cơ chế, chính sách..., phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, đình 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan