Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội trốn thuế trong luật hình sự việt nam...

Tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội trốn thuế trong luật hình sự việt nam

.PDF
86
10
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VIỆT DŨNG NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỘI TRỐN THUẾ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VIỆT DŨNG NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỘI TRỐN THUẾ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Hình sự Mã số: 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Mạnh Hùng Hà Nội – 2010 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Bộ luật Hình sự BLHS Bộ luật Tố tụng Hình sự BLTTHS Cảnh sát điều tra CSĐT Công an nhân dân CAND Cơ quan điều tra CQĐT Pháp lệnh Tổ chức Điều tra Hình sự PLTCĐTHS Tội phạm kinh tế TPKT Tội phạm về kinh tế, chức vụ TPVKT,CV Viện kiểm sát nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân tối cao VKSNDTC Viện kiểm sát VKS Hợp tác xã HTX Hợp tác xã vận tải HTXVT Ngân sách nhà nước NSNN Giá trị gia tăng GTGT Trách nhiệm hữu hạn TNHH MỤC LỤC Trang Mở đầu 4 Chương 1: Những vấn đề chung về tội trốn thuế 8 1.1. Các qui định của pháp luật về tội trốn thuế qua các giai đoạn 8 1.2. Các dấu hiệu pháp lý về tội trốn thuế 16 1.3 . Phân biệt tội Trốn thuế với các loại tội phạm khác 26 Chương 2: Thực trạng và hoạt động đấu tranh phòng, chống tội 32 trốn thuế ở Việt Nam 2.1. Thực trạng tội phạm trốn thuế ở Việt Nam 32 2.2. Hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm trốn thuế ở 57 Việt Nam Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác 66 đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế ở Việt Nam 3.1. Dự báo tình hình tội phạm trốn thuế 67 3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh 70 phòng, chống tội phạm trốn thuế ở Việt Nam 3.3. Những kiến nghị 73 Kết luận 77 Danh mục những tài liệu tham khảo 78 Phụ lục 80 2 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia, là khoản đóng góp theo qui định của pháp luật mà Nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân phải nộp vào ngân sách nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường thuế là một trong những công cụ tài chính giữ vai trò điều tiết thu nhập, tái đầu tư phát triển kinh tế và xây dựng nền an ninh quốc phòng. Vì vậy đóng thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp và mọi công dân. Trong quá trình đổi mới, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong đó có chính sách thuế đã được điều chỉnh kịp thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đem lại sự công bằng cho các chủ thể tham gia kinh doanh. Tuy nhiên, một số văn bản còn bộc lộ sự thiếu chặt chẽ. Quá trình thực hiện chính sách thuế có lúc, có nơi còn chưa nghiêm, các qui định của pháp luật về tội trốn thuế còn bộc lộ một số nhược điểm. Lợi dụng sơ hở này, một bộ phận không nhỏ cá nhân, doanh nghiệp đã tìm mọi cách trốn thuế, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó, việc xử lý hình sự đối với tội trốn thuế còn nhiều hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao. Số vụ án được đưa ra truy tố, xét xử chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chưa phát huy được vai trò quản lý cũng như tính nghiêm minh của pháp luật. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm về thuế nói chung và tội trốn thuế nói riêng. 3 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm trốn thuế mà chỉ có một số chuyên đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm trốn thuế, cụ thể: Chuyên đề của Vụ 1 - Viện kiểm sát nhân dân tối cao về “Thực tiễn công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự về tội trốn thuế, một số giải pháp và kiến nghị” trong đó đã nghiên cứu những vấn đề thực tiễn và những vấn đề khó khăn vướng mắc hiện nay trong quá trình xử lý tội trốn thuế; đồng thời đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng đấu tranh đối với loại tội phạm trốn thuế trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, với cấp độ nghiên cứu chuyên đề và thời gian nghiên cứu diễn ra từ trước năm 2006 nên nhiều vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây chưa được đề cập. Trong đề tài này tác giả mạnh dạn đi vào nghiên cứu chuyên sâu nhằm đánh giá đúng thực trạng tội phạm trốn thuế hiện nay và những thủ đoạn tinh vi nhất là trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, qua đó để đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn, xử lý và đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật hình sự và các qui định của pháp luật hiện hành về thuế, đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng về tình hình, nguyên nhân và điều kiện phạm tội của tội trốn thuế nhằm đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Để đạt được mục đích nêu trên đề tài giải quyết một số nhiệm vụ sau: - Làm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội trốn thuế quy định tại Điều 161 Bộ luật Hình sự năm 1999; 4 - Phân tích làm sáng rõ tình hình tội trốn thuế cũng như thực tiễn xử lý với loại tội phạm này của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời chỉ ra những vướng mắc, hạn chế trong công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trong thời gian vừa qua; - Phân biệt một số hành vi trốn thuế với một số loại tội phạm có liên quan; - Chỉ ra những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, từ đó đưa ra giải pháp nhằm đấu tranh phòng, chống có hiệu quả loại tội phạm này; 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tội trốn thuế được qui định tại Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999 trên cơ sở đánh giá tình hình tội phạm trốn thuế trong thời gian từ 2005 đến 2009. - Phạm vi nghiên cứu những vấn đề liên quan tới tội trốn thuế. Nêu rõ những đặc điểm cơ bản và các dấu hiệu pháp lý đặc trưng để phân biệt tội Trốn thuế với các loại tội phạm khác, đồng thời nêu rõ thực trạng tội phạm trốn thuế đang diễn ra hiện nay, cũng như công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trong những năm qua, trên cơ sở đó để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. 5. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tội phạm nói chung, các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước về chính sách thuế trong nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế để xác định nguyên nhân, giải pháp phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Thông qua sử dụng các phương pháp như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học để làm rõ yêu cầu và mục đích của luận văn. 5 6. Yếu tố mới của luận văn Thông qua phân tích những vấn đề lý luận trên cơ sở các qui định pháp luật hiện hành và thực tiễn công tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án trốn thuế, từ những vụ án cụ thể rút ra được những thủ đoạn trốn thuế phổ biến hiện nay. Qua đó tác giả đã đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao, đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm trốn thuế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về tội trốn thuế. Chương 2: Thực trạng đấu tranh phòng, chống tội phạm về trốn thuế. Chương 3: Những giải pháp nhằm đấu tranh có hiệu quả đối với tội trốn thuế. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TRỐN THUẾ 1.1. Các qui định của pháp luật về tội trốn thuế qua các giai đoạn lịch sử Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập. Chính quyền non trẻ cùng lúc phải đối phó với thù trong, giặc ngoài lại gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. Để bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám, Nhà nước ta hết sức chú trọng đến việc giữ vững an ninh quốc gia đồng thời xây dựng hệ thống pháp luật nhằm ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Đặc điểm chung của pháp luật thời kỳ này là chưa có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, hệ thống hoá các qui định của pháp luật còn hạn chế trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, trước sự phát triển kinh tế từng ngày, đòi hỏi quản lý các nguồn thu ngân sách, Nhà nước ta đã có nhiều văn bản ban hành để xác lập về thuế như sau: - Thông tư 427-TTG ngày 18/12/1954 của Thủ tướng chính phủ qui định về thuế doanh nghiệp. - Điều lệ về thuế hàng hoá do Nghị quyết số 487 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành. - Điều lệ tạm thời do Nghị định số 661/TTg ngày 12/1/1956 của Thủ tướng Chính phủ ban hành qui định về thuế thổ trạch. - Điều lệ số 542 ngày 26/5/1955 của Thủ tướng Chính phủ qui định về thuế kinh doanh doanh nghệ thuật. - Điều lệ thuế nông nghiệp số 715-TTG ngày 24/3/1956 của Thủ tướng Chính phủ áp dụng ở những nơi đã cải cách ruộng đất. 7 - Điều lệ về thuế công thương nghiệp đối với các hợp tác xã, tổ chức hợp tác và hộ kinh doanh riêng lẻ ban hành kèm theo Quyết định số 200NQ/TVQH ngày 18/1/1966 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Những văn bản pháp luật qui định về thuế thời đó đã xác định được các hành vi vi phạm thể lệ về thuế, coi là một trong các hành vi xâm phạm chính sách quản lý các hoạt động kinh doanh. Trong các văn bản trên, ngoài việc đưa ra các qui định về thể lệ, các hành vi vi phạm cụ thể về thuế, đường lối xử lý đối với các vi phạm cũng đã được xác lập. Một số dạng hành vi liên quan đến trốn thuế được ghi nhận như: Khai man, không chịu nộp thế, lập chứng từ giả, bán hàng hoá không có chứng từ hợp lệ, lập sổ sách kế toán không đúng thực tế đều đã được quy định trong các văn bản pháp luật để xử lý về các hành vi trốn thuế. Về đường lối xử lý đối với người có hành vi trốn thuế, ngoài việc qui định các chế tài đa dạng như phạt tiền, tịch thu hàng hoá gian lận, đình chỉ hoạt động kinh doanh thì việc phân hoá trách nhiệm hình sự cũng đã bước đầu được chú ý. Cơ sở phân hoá trách nhiệm được xác định là số tiền trốn thuế và tính chất nghiêm trọng của hành vi trốn thuế. Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế thông thường chỉ bị xử phạt tiền; tịch thu một phần hoặc toàn bộ hàng hoá gian lận hay đình chỉ hoạt động. Ví dụ, khoản 3 Điều 15 Điều lệ thuế hàng hoá qui định “ nếu có hành động trốn thuế, lậu thuế như khai man khối lượng, giá cả, phẩm chất hàng hoá, tàng trữ vận chuyển và bán hàng không có chứng từ hợp lệ, ghi chép sổ sách không đúng thực tế thì có thể bị phạt từ một đến hai lần số thuế gian lậu, hoặc bị xử phạt theo cả hai hình thức nói trên”. Trường hợp tái phạm, trốn thuế có tổ chức sẽ bị truy tố ra Toà án. Theo qui định tại Điều 18 Điều lệ tạm thời ban hành kèm theo Nghị định số 661/TTg ngày 12/1/1956 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về thuế 8 thổ trạch thì “người nào cố tình dây dưa thuế, chống thuế, có thể bị truy tố trước toà án”. Trong số các hình phạt trên, phạt tiền được áp dụng chủ yếu với mức phạt tiền từ một đến năm lần số thuế gian lận (Điều lệ hàng hoá, thuế thổ trạch, thuế sát sinh, thuế công thương nghiệp). Luật thuế doanh nghiệp qui định có thể áp dụng hình phạt tiền lên tới một đến mười lần số thuế định gian lận (Điều 12 Thông tư 427-TTg ngày 18/12/1954 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn về xử phạt các hành vi gian lận thuế). Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật thời kỳ này vẫn chưa có điều luật mang tính khái quát chung về tội trốn thuế, cũng như chưa có sự phân định rõ ràng trốn thuế với tính chất là một tội phạm và trốn thuế với tính chất vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực thuế. Ngày 15/3/1976 Chính phủ ban hành Sắc luật 03/76 qui định về tội phạm kinh tế. Điều 6 Sắc luật 03 qui định: “Tội kinh tế là tội gây thiệt hại về kinh tế tài chánh cho nhà nước, cho hợp tác xã hoặc tập thể nhân dân, gây trở ngại cho việc khôi phục và phát triển sản xuất, cho ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân, gồm các loại: - Sản xuất hàng giả cố ý lừa gạt người tiêu thụ. - Kinh doanh trái phép, cố ý trốn tránh qui định của nhà nước. - Làm bạc giả hoặc tiêu thụ bạc giả. - Mua bán gian lận, trốn thuế, lừa gạt nhà cầm quyền. - Đầu cơ, tích trữ, tung tin thất thiệt, dìm giá, tăng giá phá rối thị trường. - Bán hàng nhà nước cấm. Phạm một trong các tội trên đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và bị phạt tiền đến 50.000đ ngân hàng hoặc một trong hai hình phạt đó. 9 Trường hợp nghiêm trọng, bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”. So với qui định của pháp luật thời kỳ trước, pháp luật thời kỳ này đã có sự tiến bộ rõ rệt. Bằng việc qui định tội trốn thuế là một trong các tội phạm kinh tế, pháp luật đã xác định tính nguy hiểm cho xã hội của tội trốn thuế, đồng thời phân định rõ ràng ranh giới giữa các hành vi trốn thuế bị xử phạt hành chính và hành vi trốn thuế bị xử lý hình sự. Sắc luật số 03/76 đã qui định chế tài đối với hành vi trốn thuế nói riêng, hành vi xâm phạm chế độ kinh tế nói chung ở mức độ nghiêm khắc. Hình phạt trong Sắc luật 03 qui định là phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm hoặc phạt tiền đến 50.000đ, trường hợp nghiêm trọng phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình. Những qui định tại điều 6 Sắc luật 03/76 đã thực sự là cơ sở pháp lý cho việc xử lý hình sự đối với các hành vi xâm phạm chế độ kinh tế nói chung, hành vi trốn thuế nói riêng, góp phần vào công cuộc phòng, chống tội phạm trốn thuế. Phù hợp với diễn biến mới của tình hình kinh tế – xã hội, trên cơ sở các qui định của Hiến pháp 1980, năm 1982 Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép được ban hành. Tại Điều 6 Pháp lệnh này, hành vi trốn thuế được coi là một trong những hành vi khách quan trong tội kinh doanh trái phép: “Người nào kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép, trốn thuế, không niêm yết giá, nâng giá cao hơn giá niêm yết, không đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hoá hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan Nhà nước và người tiêu dùng thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ ba tháng đến hai năm, hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm, và bị phạt tiền gấp ba lần trị giá hàng phạm pháp”. 10 Như vậy, cùng với sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam, phạm vi xác định tội phạm trốn thuế ngày càng được cụ thể hoá rõ hơn. Trong Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982, hành vi trốn thuế được coi là một trong những hành vi khách quan của tội kinh doanh trái phép, nằm trong nhóm tội xâm phạm trật tự kinh tế. Hình phạt được qui định đối với tội kinh doanh trái phép (trong đó có hành vi trốn thuế) là cải tạo không giam giữ từ ba tháng đến hai năm, hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm, cùng với nó còn bị phạt tiền gấp ba lần trị giá hàng phạm pháp. Như vậy, hình phạt tiền là hình phạt bắt buộc đối với mọi đối tượng phạm vào tội phạm này. Ngoài hình phạt tiền, người phạm tội còn bị áp dụng một trong hai hình phạt là cải tạo không giam giữ và phạt tù. Kỳ họp Quốc hội khoá VII năm 1985 đã thông qua Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là công cụ sắc bén bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bộ luật hình sự 1985 ra đời trên cơ sở kế thừa các qui định của các văn bản pháp luật trước. Trong đó đã quy định cụ thể tội Trốn thuế tại Điều 169 như sau: “Người nào trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. Trong cả ba lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự vào các năm 1989, 1992 và 1997, qui định về tội trốn thuế đều được sửa đổi bổ sung theo hướng phân hoá trách nhiệm hình sự và tăng nặng hình phạt. Theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1997, Điều 169 về tội Trốn thuế được qui định như sau: “1. Người nào trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm” 11 2. Phạm tội trốn thuế với số lượng lớn, rất lớn hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội qui định tại điều 185b, 185c, 185d, 185đ, 97, 165, 166, 167, 168, 173 và 183 hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.” Một trong những dấu hiệu xác định tội trốn thuế là trốn thuế với số lượng lớn. Song tại điều luật không có qui định như thế nào được coi là số lượng lớn. Theo thông tư liên tịch số 11/TTLN ngày 20/11/1990 của liên ngành Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp về hướng dẫn về xử lý đối với các hành vi trốn thuế, thì trốn thuế với số lượng lớn là trốn thuế với số tiền thuế tương đương giá trị của 5 tấn gạo trở lên. Hướng dẫn này phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước giai đoạn đó. Do sự biến động của giá cả, sau một thời gian thực hiện thì hướng dẫn của Thông tư liên ngành số 11 đã không còn phù hợp. Để đáp ứng yêu cầu xử lý đối với tội trốn thuế trong tình hình mới, Thông tư liên ngành số 06 ngày 20/9/1996 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Toà án nhân dân tối cao – Bộ Nội vụ ra đời thay thế Thông tư liên ngành số 11, Thông tư 06 hướng dẫn xử lý đối với tội trốn thuế như sau: “ Người trốn thuế với số lượng từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng thì bị coi là trốn thuế với số lượng lớn và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều 169 Bộ luật hình sự”. Sau một thời gian thực hiện Bộ luật hình sự năm 1985, với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, qui định tại Điều 169 Bộ Luật hình sự 1985 cũng như nhiều điều luật khác đã không còn phù hợp, cần được sửa đổi, bổ sung. Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời, khắc phục những hạn chế bất cập của Bộ luật hình sự năm 1985 và đáp ứng được yêu cầu tình hình kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới. 12 Tội trốn thuế được qui định tại Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999 như sau: “1. Người nào trốn thuế với số tiền từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội qui định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm. 2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế”. So với qui định của Bộ luật hình sự năm 1985, qui định về tội trốn thuế của Bộ luật hình sự năm 1999 có một số sửa đổi đáng chú ý sau: Thứ nhất, dấu hiệu xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trốn thuế đã được định lượng cụ thể. Trước kia trong Bộ luật hình sự năm 1985 dấu hiệu này được qui định là “trốn thuế với số lượng lớn” nay được sửa thành “trốn thuế với số tiền từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng”. Thứ hai, dấu hiệu định tội bổ sung được sửa đổi chính xác hơn so với qui định trước đây. Bộ luật hình sự năm 1985 qui định: “đã bị xử lý hành chính” nay sửa thành “đã bị xử lý vi phạm hành chính”. 13 Thứ ba, phạm vi xử lý hình sự đối với hành vi trốn thuế nhìn chung đã bị thu hẹp. Điều luật giới hạn vi phạm hành chính đã bị xử phạt trước đó là hành vi trốn thuế (hẹp hơn so với qui định của Bộ luật hình sự năm 1985). Đồng thời, dấu hiệu đã bị kết án chưa được xoá án tích mà còn vi phạm được qui định trong cấu thành tội phạm cơ bản, được xem là dấu hiệu định tội trong trường hợp trốn thuế với số tiền thấp hơn năm mươi triệu đồng. Thứ tư, qui định về tội trốn thuế đã hoàn thiện hơn về mặt lập pháp, thể hiện sự phân hoá rõ nét trách nhiệm hình sự trong các trường hợp trốn thuế có mức độ nguy hiểm khác nhau (phản ánh trong cấu thành tội phạm cơ bản và hai cấu thành tăng nặng) trên cơ sở số tiền trốn thuế và các dấu hiệu định khung tăng nặng khác hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác. Thứ năm, chế tài đối với tội trốn thuế được qui định giảm nhẹ hơn. Hình phạt nặng nhất là tù có thời hạn, với mức cao nhất là bảy năm (so với 12 năm trong Bộ luật hình sự năm 1985). Thay vào đó, hình phạt tiền được bổ sung là hình phạt chính với phạm vi áp dụng rộng, mức phạt được xác định trên cơ sở số tiền trốn thuế. Đây là điểm nổi bật trong chính sách hình sự của Nhà nước đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật hình sự năm 1999 Sau 10 năm thực hiện Bộ luật hình sự năm 1999 cho thấy một số quy định của Bộ luật hình sự đã tỏ ra không còn phù hợp. Năm 2009 Quốc Hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, trong đó Điều 161 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội qui định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được 14 xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm. 2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 3. Phạm tội trốn thuế từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.” Như vậy, số tiền trốn thuế để có thể bị khởi tố và chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều 161 đã thay đổi từ 50 triệu đồng đến một mức mới là 100 triệu đồng. Đồng thời căn cứ để áp dụng khoản 2 và khoản 3 cũng được thay đổi lên một mức mới là ba trăm đến sáu trăm triệu đồng và trên sáu trăm triệu đồng. 1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế 1.2.1. Chủ thể của tội trốn thuế Theo pháp luật hình sự Việt Nam chủ thể của tội phạm trốn thuế là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy. Ngoài ra, chủ thể của tội phạm này chỉ là những người phải nộp thuế theo qui định của pháp luật. Chủ thể của tội phạm phụ thuộc vào đối tượng phải nộp các loại thuế theo qui định của Nhà nước. Ví dụ: Chỉ những người có thu nhập cao trên 4 triệu đồng/tháng mới phải chịu thuế thu nhập; chỉ những người có đăng ký kinh doanh mới phải chịu thuế giá trị gia tăng 15 (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp; Chỉ những người được phép khai thác tài nguyên mới phải chịu thuế tài nguyên… Chủ thể của tội phạm trốn thuế là chỉ những người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự vì cả 3 khoản của điều luật chỉ với mức hình phạt cao nhất là 7 năm tù do tội Trốn thuế là tội phạm ít nghiêm trọng (đối với khoản 1 và khoản 2) và tội phạm nghiêm trọng (đối với khoản 3) nên không phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. [3] Bộ luật hình sự chưa qui định pháp nhân là chủ thể của tội phạm hình sự, mặc dù đối tượng trốn thuế chủ yếu là các pháp nhân có đăng ký kinh doanh. 1.2.2. Khách thể của tội trốn thuế Khách thể của tội trốn thuế là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là ngân sách nhà nước bị thiệt hại do không thu được thuế. Đối tượng tác động trực tiếp của tội phạm này là ngân sách Nhà nước. [4] Ở Việt Nam hiện nay, các loại thuế được xác định phải nộp là: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập… 1.2.3. Mặt khách quan của tội trốn thuế Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm cho xã hội, đến khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ. Tức là sự thể hiện cách xử sự có tính chất tội phạm trong thực tế khách quan. Trốn thuế là không nộp thuế cho Nhà nước theo qui định của pháp luật. Hành vi khách quan của tội trốn thuế là không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Trốn thuế là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để không phải đóng thuế hoặc đóng ít hơn mức thuế phải nộp. Mặt khách quan được thể hiện bằng hành vi sau: Khai báo 16 gian dối trong sản xuất, kinh doanh để không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với mức phải đóng: hành vi này thường thể hiện ở việc gian dối trong kê khai hàng hoá trong sản xuất hoặc kinh doanh, ví như kinh doanh không đăng ký hoặc đăng ký không đúng quy mô sản xuất, chủng loại hàng hoá; sử dụng các giấy tờ, chứng từ không đúng quy định hoặc sửa chữa chứng từ, hoá đơn hoặc dùng chứng từ hoá đơn quay vòng nhiều lần. Hậu quả trực tiếp của hành vi trốn thuế là gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Tội phạm chỉ cấu thành khi số tiền trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Đối với tội trốn thuế, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu người phạm tội không có thủ đoạn gian dối để trốn thuế mà chỉ có hành vi chây ỳ không chịu nộp thuế thì không phải là hành vi trốn thuế mà tuỳ từng trường hợp có thể bị xử phạt hành chính theo qui định của pháp luật về hành vi chậm nộp thuế. Nếu người có nghĩa vụ phải nộp thuế, nhưng trốn tránh việc nộp thuế bằng cách rời khỏi nơi cư trú hoặc bỏ trốn để không phải nộp thuế thì bị coi là hành vi trốn thuế. Nếu sau khi đã nộp đầy đủ thuế cho Nhà nước, nhưng sau đó lại dùng thủ đoạn gian dối để được hoàn thuế thì hành vi đó của người phạm tội là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi trốn nộp thuế có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là không phải nộp khoản tiền hoặc nộp ít hơn số tiền lẽ ra phải nộp vào ngân sách nhà nước. Hành vi đó có thể là không kê khai nộp thuế; kê khai không đúng căn cứ tính thuế để trốn một phần thuế phải nộp; lập sổ sách kế toán hoá đơn chứng từ không đúng với thực tế kinh 17 doanh; bỏ ngoài sổ sách số liệu kế toán; Sử dụng hoá đơn chứng từ không đúng sự thật để trốn thuế giá trị gia tăng khai bớt doanh thu; khai man hàng hoá hoặc các hành vi gian dối khác làm giảm số thuế phải nộp. [3] Trong Bộ luật hình sự không mô tả cụ thể hành vi trốn thuế nhưng trong các văn bản dưới luật đã có hướng dẫn chi tiết thế nào là hành vi trốn thuế. Theo Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thì hành vi trốn thuế được hiểu là hành vi vi phạm các qui định của pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn giảm [7]. Hành vi trốn thuế bao gồm: Thứ nhất, hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Các vi phạm thể hiện liên quan đến các qui định về lập hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá, qui định về mở sổ và ghi sổ kế toán hoặc các qui định về các khoản thu khác. Thứ hai, hành vi không nộp thuế hoặc nộp thuế ít hơn mức phải nộp làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Hai hành vi này có quan hệ chặt chẽ với nhau, hành vi vi phạm pháp luật thuế tạo cơ sở cho hành vi không nộp thuế hoặc nộp ít hơn số thuế phải nộp. Hành vi trốn thuế phải là sự kết hợp của cả hai hành vi này. Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt trốn thuế với dây dưa không nộp thuế. Dây dưa không nộp thuế là hành vi vi phạm chế độ, thời gian thu, nộp tiền thuế, chủ thể nộp thuế không có vi phạm trong việc kê khai thuế, căn cứ tính thuế theo qui định của từng loại thuế hay trong lĩnh vực kế toán như sử dụng hoá đơn chứng từ… Theo qui định của pháp luật hiện hành, hành vi dây dưa không nộp thuế bị coi là hành vi vi phạm hành chính và bị xử lý bằng các biện pháp hành chính. Để trốn thuế, người phạm tội có thể thực hiện nhiều thủ đoạn khác nhau, mà các thủ đoạn thường là: 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan