Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật hình sư v...

Tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật hình sư việt nam

.PDF
133
7
91

Mô tả:

đại học quốc gia hà nội Khoa luật  Nguyễn Thị Thanh Hoa Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật hình sự Việt Nam Luận văn thạc sỹ Hà nội – 2009 Đại học Quốc gia Hà nội Khoa luật  Nguyễn Thị Thanh Hoa Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật hình sự Việt Nam Chuyên ngành: Luật Hình sự Mã số: 60 38 40 Luận văn thạc sỹ Người hướng dẫn khoa học: TSKH. PGS Lê văn cảm Hà nội – 2009 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người cam đoan Nguyễn thị thanh hoa Mục lục Trang mở đầu 1 Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về chế định thời hiệu trong luật 12 hình sự Việt Nam 1.1. Sơ lược lịch sử xuất hiện chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt 12 Nam 1.2. Khái niệm, bản chất pháp lý và các đặc điểm cơ bản của chế định 14 thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam 1.3. Bản chất pháp lý của hai phạm trù “hết thời hiệu truy cứu trách 17 nhiệm hình sự” và “hết thời hiệu thi hành bản án kết tội” Chương 2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành 27 bản án kết tội trong luật hình sự Việt Nam 2.1.Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam. 27 2.2.Thời hiệu thi hành bản án kết tội trong luật hình sự Việt Nam 64 2.3. Phân biệt thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi 96 hành bản án kết tội trong luật hình sự Việt Nam Chương 3. Hoàn thiện chế định thời hiệu trong Bộ luật hình sự Việt 100 Nam năm 1999 3.1. Nhận xét chung về chế định thời hiệu trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 dưới góc độ so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 100 1985 3.2. Một số tồn tại trong các quy định về chế định thời hiệu trong Bộ 102 luật hình sự Việt Nam năm 1999 3.3. Giải pháp nâng cao tính hiệu quả và mô hình lý luận về chế định 107 thời hiệu trong pháp luật hình sự Việt Nam Kết luận 116 Danh mục các tài liệu tham khảo 119 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật hình sự Việt Nam là rất cần thiết và quan trọng trên ba phương diện chủ yếu dưới đây: Về mặt lý luận: Chế định thời hiệu là một chế định quan trọng trong luật hình sự Việt Nam. Việc nghiên cứu và làm rõ những vấn đề xung quanh chế định thời hiệu là rất quan trọng và cần thiết. Hiện nay, trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam có không nhiều bài viết đề cập, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản cũng như thực tiễn áp dụng các quy phạm của chế định thời hiệu được quy định tại bốn điều luật là Điều 23, Điều 24, Điều 55 và Điều 56 của Bộ luật hình sự năm 1999, để rồi rút ra những mặt cần phải phát huy, cũng như những mặt cần phải khắc phục. Thực chất, đây là một công việc rất có ích về mặt lâu dài vì nó đóng vai trò cơ bản giúp cho các nhà lập pháp mỗi khi xây dựng hay sửa đổi nhằm hoàn thiện luật, sẽ đưa ra những quyết định thực sự phù hợp và thiết thực đến quyền lợi của Nhà nước và của nhân dân, đấy cũng chính là sự đóng góp không thể thiếu của chúng ta vào tiến trình đi đến một Nhà nước Pháp quyền hoàn chỉnh và phát triển. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng đây là một đối tượng nghiên cứu mang bản chất khó và phức tạp vì những lý do sau: Lý do thứ nhất, bản thân chế định thời hiệu quy định trong pháp luật hình sự thực định của nước ta còn thiếu rõ ràng và cụ thể, các phạm trù như: khái niệm thời hiệu là gì (?), bản chất pháp lý của nội dung “hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự” và “hết thời hiệu thi hành bản án kết tội” là như thế nào, căn cứ vào đâu để xác định điều đó (?), thời điểm bắt đầu và kết thúc của thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án kết tội đối với từng loại tội phạm (đơn tội 1 phạm và đa tội phạm) ra sao (?), v.v…Lý do thứ hai, đây là phạm trù liên quan đồng thời đến cả hai ngành luật: luật hình sự và luật tố tụng hình sự, do đó việc làm rõ phạm trù này cần phải có sự phối kết hợp đồng bộ của các phạm trù có liên quan như: Phạm trù về phân định tội phạm, khái niệm, bản chất của các dạng, loại tội phạm, phạm trù về quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự, phạm trù về quá trình thi hành án hình sự, v.v…Tuy nhiên, trở ngại đặt ra là các phạm trù này lại chưa có sự thống nhất về mặt quan điểm cũng như sự nghiên cứu rõ ràng của các nhà lý luận. Vì vậy, chúng ta phải khẳng định rằng nghiên cứu chế định thời hiệu là rất cần thiết, nhưng cũng không thể có sự hoàn thiện ngay bởi điều đó cần đến sự giúp đỡ đồng bộ và toàn diện của các phạm trù có liên quan nữa. Về mặt lập pháp: Chế định thời hiệu chính là sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo vì sự tồn tại của chế định này đã khuyến cáo cho những người thực hiện tội phạm và những người bị kết án về những quyền lợi mà họ có thể có được (ví dụ: không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình, hay không phải chấp hành bản án kết tội đã tuyên) nếu như hội đủ căn cứ pháp lý chung có tính chất bắt buộc và các điều kiện cần và đủ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999. Đồng thời, chế định thời hiệu trong luật hình sự góp phần đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm hình sự, mà nội dung cơ bản của nguyên tắc này là: những người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo các quy định của luật hình sự, mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng và công minh theo đúng pháp luật với phương châm: “không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vô tội”. 2 Trong lần pháp điển hoá lần thứ hai luật hình sự Việt Nam, lần đầu tiên, nhà làm luật nước ta đã chính thức ghi nhận chế định thời hiệu bằng việc quy định bốn điều luật (Điều 23, Điều 24, Điều 55 và Điều 56) nêu lên nội dung của hai yếu tố cấu thành chế định thời hiệu: đó là thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án hình sự. Vì vậy, việc làm sáng tỏ để áp dụng một cách chính xác các quy phạm này là rất cần thiết và cấp bách, thêm vào đó sẽ góp phần hoàn chỉnh thêm các vấn đề liên quan đến chế định thời hiệu. Về mặt thực tiễn: Trong các báo cáo tổng kết công tác năm của ngành Toà án nhân dân mấy năm gần đây, khi đề cập đến các vụ án hình sự liên quan đến vấn đề hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và hết thời hạn thi hành bản án kết tội, đặc điểm được nhìn nhận chung là tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án bị huỷ (trong đó có trường hợp huỷ do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự) ngày một giảm, và trong tổng số 337 bị cáo mà Toà án chưa ra quyết định thi hành án năm 2005 chỉ còn 72 trường hợp đã quá thời hạn (tức là hết thời hiệu thi hành bản án kết tội) theo quy định của pháp luật, giảm hơn rất nhiều so với năm 2004 (năm 2004 là hơn 1000 trường hợp đã quá thời hạn theo quy định của pháp luật). Như vậy, các Toà án đã khắc phục được phần nào vấn đề này. Trong quá trình thực hiện công việc của mình, cơ quan thi hành án hình sự đã đề ra những giải pháp phù hợp và hiệu quả, rút ra những bài học kinh nghiệm và phát huy những mặt ưu điểm nhằm hoàn thành tốt công tác thi hành án hình sự. Thêm vào đó, nội dung của nhiệm vụ thứ hai trong những nhiệm vụ trọng tâm công tác của ngành Toà án nhân dân trong năm 2006 có đoạn viết: “Khắc phục triệt để việc để một số vụ án quá thời hạn xét xử theo quy định của pháp luật…Khắc phục triệt để việc chậm phát hành bản án để kịp thời ra quyết định thi hành án hình sự…”. Việc đề ra những nhiệm vụ này cho thấy 3 ngành Toà án rất coi trọng và quan tâm đến vấn đề: áp dụng hiệu quả chế định thời hiệu được ghi nhận tại bốn điều luật trong Bộ luật hình sự năm 1999. Đây cũng chính là yêu cầu đặt ra cho chúng ta cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc và sâu sắc chế định thời hiệu (bao gồm hai chế định nhỏ thuộc nó là chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và chế định thời hiệu thi hành bản án kết tội). Việc áp dụng đúng đắn và hiệu quả các quy phạm của chế định thời hiệu trong Bộ luật hình sự năm 1999 vào thực tiễn sẽ mang lại những lợi ích thiết thân cho Nhà nước, cho mỗi công dân và cho toàn xã hội. Đối với Nhà nước, mà trực tiếp là các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền sẽ nâng cao uy tín của mình trước nhân dân, làm cho nhân dân tin vào tính công minh và sức mạnh của pháp luật, qua đó khuyến khích người dân tham gia tích cực vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Đối với mỗi công dân, mỗi khi gặp chuyện “bất bình” sẽ an tâm về hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền mà toàn tâm toàn ý hỗ trợ, cùng với các cơ quan tư pháp này giải quyết thấu đáo, triệt để vấn đề. Còn đối với toàn xã hội sẽ có được một pháp chế vững mạnh và chắc chắn - đó chính là nền tảng cơ bản để chúng ta xây dựng thành công một Nhà nước Pháp quyền. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu chế định thời hiệu ở các mức độ khác nhau đã được một số nhà khoa học, luật gia quan tâm, nghiên cứu và được đề cập trong các công trình, trong các tạp chí, trong một số sách chuyên khảo và giáo trình. Trong các công trình, tạp chí, sách chuyên khảo và giáo trình này bước đầu phân tích và làm rõ những vấn đề xung quanh chế định thời hiệu trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, đồng thời đưa ra mô hình lý luận của kiến 4 giải lập pháp về các quy phạm của chế định này trong luật hình sự Việt Nam. Chúng ta có thể kể đến như: Những vấn đề lý luận cơ bản về chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa trực thuộc (Trường thành viên) năm 2001 của tập thể tác giả Bộ môn Tư pháp hình sự của Khoa luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội do TSKH. Lê Cảm chủ trì. Hà Nội, năm 2002; Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới. TSKH Lê Cảm chủ biên. Thông tin Khoa học pháp lý, năm 2002; Chương IV – Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự. (Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, tập I – Phần chung) của TSKH. Lê Cảm. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, năm 2001; hay chúng ta có thể kể đến các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự (Tập IV) của TSKH. Lê Cảm. NXB Công an nhân dân. Hà Nội, năm 2002; Về áp dụng pháp luật trong các trường hợp không xử lý hình sự của ThS. Chu Thị Trang Vân. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 8/2005; Về thời hiệu thi hành bản án quy định tại Điều 55, Điều 56 của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 của Trịnh Tiến Việt. (Trong sách Pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng của chính tác giả Trịnh Tiến Việt). NXB Giao thông vận tải, 2003; Chế định nhiều tội phạm – những vấn đề lý luận và thực tiễn của TS. Lê Văn Đệ. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2003; Một số vấn đề lý luận về chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam của TS. Trần Quang Tiệp. Tạp chí Toà án nhân dân, tháng 2/2006 (Số 4); Một số vấn đề về thi hành án hình sự của TS. Trần Quang Tiệp. NXB Công an nhân dân. Hà Nội, 2002, v.v… Tuy nhiên, khái quát tất cả những nghiên cứu trên đây của các tác giả cho thấy các công trình này mới chỉ dừng lại ở các bài viết đăng trên tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành, với việc giải quyết một nội dung tương ứng xem xét nội dung của chế định này như khối kiến thức cơ bản của một phần, 5 mục trong các giáo trình giảng dậy, một chương của sách chuyên khảo hoặc dưới góc độ mới chỉ xem xét vấn đề ở cấp độ khóa luận tốt nghiệp (của bản thân tác giả), mà chưa có công trình nào đề cập đến việc nghiên cứu với đúng tên gọi “những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật hình sự Việt Nam” một cách có hệ thống, toàn diện, đồng bộ và chuyên khảo ở cấp độ một luận văn thạc sỹ luật học. Về nội dung, các công trình đã nêu mới đề cập khái quát căn cứ pháp lý và những điều kiện áp dụng, đánh giá ở mức độ riêng rẽ từng trường hợp hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và hết thời hiệu thi hành bản án kết tội cụ thể hoặc mới đưa ra một số kiến nghị độc lập về hoàn thiện các trường hợp tương ứng này trong luật hình sự Việt Nam. Trong khi đó, chưa có công trình nghiên cứu nào hệ thống hoá các vấn đề lý luận về chế định thời hiệu; tổng kết, đánh giá thực tiễn áp dụng cũng như chỉ ra các tồn tại, vướng mắc trong thực tế để đề xuất các kiến giải lập pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chúng. Mặt khác, nhiều nội dung xung quanh chế định thời hiệu cũng đòi hỏi các nhà hình sự học cần tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc hơn nữa, nên việc nghiên cứu chế định thời hiệu vẫn rất cần thiết và quan trọng. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách tương đối có hệ thống về mặt lý luận những nội dung cơ bản của chế định thời hiệu theo luật hình sự Việt Nam và việc áp dụng chế định này trong thực tiễn, từ đó xác định những bất cập để đề xuất kiến giải lập pháp bằng việc đưa ra mô hình lý luận của các quy phạm về chế định thời hiệu trong luật hình sự nước ta, cũng như đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này trong thực tiễn. 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả luận văn đặt cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau: Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu lược khảo chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam, phân tích khái niệm, các đặc điểm cơ bản của chế định thời hiệu, những trường hợp hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và hết thời hiệu thi hành bản án kết tội trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành để làm sáng tỏ bản chất pháp lý và nội dung cơ bản của chế định thời hiệu theo luật hình sự Viêt Nam. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự về chế định thời hiệu trong thưc tiễn áp dụng pháp luật hình sự nước ta, đồng thời phân tích những tồn tại trong các quy định của chế định thời hiệu và thực tiễn áp dụng chúng nhằm đề xuất và luận chứng sự cần thiết phải hoàn thiện và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm về chế định này trong pháp luật hình sự Việt Nam. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Luận văn này tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của chế định thời hiệu nói chung (mà bao gồm hai chế định nhỏ thuộc nó là chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và chế định thời hiệu thi hành bản án kết tội) như: 1. Khái niệm và đặc điểm của chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam; 2. Bản chất pháp lý của phạm trù “hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự” và phạm trù “hết thời hiệu thi hành bản án kết tội”; 7 3. Khái niệm, đặc điểm, cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời so sánh chế định này với phạm trù có mối liên quan rất mật thiết với nó – phạm trù “truy cứu trách nhiệm hình sự”; 4. Khái niệm, đặc điểm, cách tính thời hiệu thi hành bản án kết tội, đồng thời so sánh chế định này với phạm trù có mối liên quan rất mật thiết với nó – phạm trù “thi hành bản án kết tội”; 5. Hoàn thiện chế định thời hiệu trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Tuy nhiên, do đây là một chế định khó và phức tạp, thêm vào đó thời gian nghiên cứu có hạn cũng như năng lực nghiên cứu, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề của tác giả còn hạn chế, nên trong luận văn này, tác giả chỉ có thể làm sáng tỏ những khía cạnh mà theo quan điểm tác giả là quan trọng và chủ yếu hơn cả. 3.4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật hình sự Việt Nam dưới góc độ của luật hình sự, đồng thời, luận văn cũng đề cập đến một số quy phạm của luật tố tụng hình sự nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu. Về thời gian, luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về chế định thời hiệu trong giai đoạn từ năm 1999 2008. 4. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu Cở sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, về tính nhân đạo của pháp luật. Đồng thời, cơ sở lý luận 8 của luận văn cũng dựa trên thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về Nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự và triết học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự Việt Nam và nước ngoài. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn này dựa trên việc sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử: nhìn nhận đối tượng nghiên cứu trong một hệ thống các sự vật, hiện tượng có tác động qua lại và liên quan đến đối tượng cần nghiên cứu của luận văn này, đồng thời không quên đặt nó trong một tiến trình lịch sử và phát triển. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, v.v…trong sự nhìn nhận tổng thể và khách quan, không phiếm diện một chiều. Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản pháp luật của Nhà nước và những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo của thực tiễn xét xử thuộc lĩnh vực pháp luật hình sự do Toà án nhân dân tối cao hoặc (và) của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương ban hành có liên quan đến chế định thời hiệu; dựa vào những số liệu thống kê, tổng kết hàng năm trong các báo cáo của ngành Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân để phân tích, tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn. 5. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học luật hình sự Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống và đồng bộ những vấn đề lý luận 9 và thực tiễn về chế định thời hiệu ở cấp độ một luận văn. Trong luận văn này, tác giả đã giải quyết về mặt lý luận những vấn đề sau: 1. Phân tích một cách tương đối có hệ thống và tương đối toàn diện những vấn đề lý luận về chế định thời hiệu như: Khái niệm, bản chất pháp lý và các đặc điểm cơ bản của chế định thời hiệu; Bản chất pháp lý của hai phạm trù “hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự” và “hết thời hiệu thi hành bản án kết tội”; khái niệm và các đặc điểm cơ bản của thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án kết tội, phân biệt thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án kết tội trong luật hình sự Việt Nam, v.v… 2. Hệ thống hoá lịch sử phát triển các quy phạm về chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam, để rút ra những nhận xét, đánh giá. 3. Phân tích từng trường hợp hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và hết thời hiệu thi hành bản án kết tội theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành, đồng thời có nghiên cứu so sánh với pháp luật hình sự một số nước trên thế giới để đưa ra những kết luận khoa học về nội dung và điều kiện áp dụng và đánh giá tổng thể những tồn tại xung quanh việc quy định nội dung chế định thời hiệu trên phương diện lý luận và lập pháp hình sự. 4. Lần đầu tiên phân tích kết quả việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về chế định thời hiệu (đặc biệt là chế định thời hiệu thi hành bản án) trong thực tiễn các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án từ năm 1999 đến năm 2008, qua đó đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến giải quyết vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự và thi hành bản án kết tội của người phạm tội ở nước ta trong thời gian qua. Đặc biệt 10 luận văn còn chỉ ra một số các tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và những nguyên nhân của thực trạng này để tìm ra giải pháp khắc phục. 5. Đề xuất các mô hình lý luận của các quy phạm về chế định thời hiệu với những sửa đổi, bổ sung phù hợp với chính sách pháp luật hình sự của Nhà nước ta. 6. Lần đầu tiên trên cơ sở phân tích những nguyên nhân trong thực tiễn áp dụng, luận văn đã đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về chế định thời hiệu trong pháp luật hình sự Việt Nam để phục vụ yêu cầu của thực tiễn công tác phòng và chống tội phạm cũng như việc giáo dục, cải tạo người phạm tội. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ đầu tiên đề cập một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật hình sự Việt Nam. Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần vào việc xác định đúng đắn những điều kiện cụ thể của từng trường hợp áp dụng chế định thời hiệu trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy phạm của chế định thời hiệu ở khía cạnh lập pháp, để giúp việc áp dụng chúng trong thực tiễn ngày một hoàn thiện hơn. Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các nhà khoa học, luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên cao học chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội ở nước ta hiện nay. 11 7. Bố cục của luận văn Theo quan điểm của tác giả, luận văn là hợp lý và lôgic khi được sắp xếp theo trình tự sau đây: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn sẽ bao gồm ba chương, đó là: Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam. Chương II: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án kết tội trong luật hình sự Việt Nam. Chương III: Hoàn thiện chế định thời hiệu trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. 12 Chương 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam 1.1. Lược khảo về chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam Nghiên cứu lịch sử tồn tại và phát triển pháp luật hình sự Việt Nam, mà cụ thể là chế định thời hiệu cho thấy chế định này đã xuất hiện từ rất sớm. Ngay trong thời kỳ Pháp thuộc, các nhà làm luật Trung Kỳ đã sớm ghi nhận nguyên tắc không truy cứu trách nhiệm hình sự và không thi hành bản án kết tội sau một khoảng thời gian nhất định: “thể lệ đặt ra cấm không được truy cứu hay thi hành một tội danh đã không xử đoán sau một thời gian đã định trong luật”[11], và đây được coi là tiền thân của chế định thời hiệu trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay. Sau khi đất nước ta dành được độc lập, tự do, xuất phát từ nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới – giai đoạn cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà nước ta đã xây dựng và ban hành Bộ luật hình sự năm 1985. Đây là một sự kiện chính trị – pháp lý quan trọng, là một yếu tố đưa đến sự hoàn thiện tổng thể hệ thống pháp luật nước ta lúc này và góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước ta đề ra là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời tăng cường pháp chế, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Sau đó, xuất phát từ yêu cầu thực tế của xã hội, Bộ luật hình sự năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989 (liên quan đến 27 điều), năm 1991 (liên quan đến 26 điều), năm 1992 (liên quan đến 17 điều), năm 1997 (bổ sung thêm 31 điều hoàn toàn mới) – gọi tắt là Bộ luật hình sự năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung. Trong Bộ luật này, nhà làm luật nước ta đã chính thức ghi nhận chế định thời hiệu tại ba điều luật: Điều 45 – Thời 13 hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, Điều 46 – Thời hiệu thi hành bản án, Điều 47 – Không áp dụng thời hiệu. Tuy nhiên, nhược điểm ở đây là khái niệm thế nào là thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thế nào là thời hiệu thi hành bản án vẫn chưa được đưa ra, tại Điều 45 và Điều 46 chỉ đề cập đến vấn đề không truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào và không buộc người bị kết án phải chấp hành bản án khi nào: “Không truy cứu trách nhiệm hình sự nếu tính từ ngày tội phạm được thực hiện đã qua những thời hạn sau đây: a) 5 năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng mà Bộ luật quy định hình phạt từ 2 năm tù trở xuống hoặc hình phạt khác nhẹ hơn; b) 10 năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng mà Bộ luật quy định hình phạt tù trên 2 năm; c) 15 năm đối với các tội phạm nghiêm trọng…” (Điều 45. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự); “Không buộc người bị kết án phải chấp hành bản án, nếu tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật đã qua những thời hạn sau đây: a) 5 năm đối với các trường hợp xử phạt từ 5 năm tù trở xuống; b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù trên 5 năm đến 15 năm; c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm…” (Điều 46. Thời hiệu thi hành bản án). Do vậy, so với Bộ luật hình sự năm 1985, chế định thời hiệu trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện nay của chúng ta đã được xây dựng theo hướng hợp lý hơn, hoàn chỉnh hơn: Lần đầu tiên định nghĩa pháp lý của khái niệm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và của khái niệm thời hiệu thi hành bản án hình sự đã được đề cập tại Bộ luật hình sự năm 1999, ngoài ra các mức thời hạn khác nhau tương ứng với các loại tội phạm trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, và tương ứng với các loại hình phạt và mức hình phạt trong thời hiệu thi hành bản án kết tội cũng được quy định rõ ràng và tỉ mỉ hơn,.v.v… 14 Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, trên các trang web luật học thường xuất hiện những câu hỏi của người dân và những câu trả lời tư vấn của các nhà luật học về những quyền lợi và nghĩa vụ mà người dân được hưởng và phải thực hiện, một trong số đó là việc hưởng chế định nhân đạo khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án hình sự [15, 16]. Điều đó đã giúp chúng ta phần nào hiểu rằng: Cuộc sống luôn vận động không ngừng đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn suy nghĩ, tìm ra các giải pháp ngày càng hợp lý và hoàn thiện hơn cho chế định thời hiệu nói riêng và pháp luật hình sự nói chung để bắt kịp (nếu có thể: dự đoán trước) những nhu cầu mà xã hội đặt ra và hướng tới. 1.2. Khái niệm, bản chất pháp lý và các đặc điểm cơ bản của chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam Nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm là một trong những nguyên tắc cơ bản trong pháp luật hình sự nước ta. Khoản 1 Điều 3 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật”; Điều 1 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội”, …Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu đồng nhất nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm với việc phải áp dụng hình phạt hoặc các biện pháp pháp lý hình sự khác đối với bất cứ tội phạm nào. Vì mục đích của hình phạt hay các biện pháp pháp lý hình sự khác không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội, mà cốt lõi là nhằm giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, biết tuân theo pháp luật, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Như vậy nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm không loại trừ những quy định về chế định thời hiệu, mà trái lại, sự tồn tại của chế định thời hiệu càng khẳng định rõ tính nhân đạo trong nguyên tắc này. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan