Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Những rào cản trong thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết ở nước...

Tài liệu Những rào cản trong thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết ở nước ta.

.DOC
10
107
94

Mô tả:

Đặng Thị Tuyến –N06 – Nhóm 4 Đề 27: Những rào cản trong thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết ở nước ta. MỞ BÀI Nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc lấy, ghép mô; bộ phận cơ thể và tạo nguồn cung cấp mô, tạng dồi dào phục vụ cho việc cứu chữa người bệnh và nghiên cứu khoa học, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật điều chỉnh về việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người mà tiêu biểu là Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006, trong đó có quy định cụ thể về điều kiện hiến xác; bộ phận cơ thể khi còn sống cũng như điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện việc hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể cho thấy pháp luật về vấn đề này còn khá nhiều điểm bất cập, đặc biệt là trong các quy định về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, em xin đi vào tìm hiểu đề tài “Những rào cản trong thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết ở nước ta”. NỘI DUNG I.Một số khái niệm liên quan đến quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết ở nước ta. Trong Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 (sau đây gọi là của Luật) , thuật ngữ “bộ phận cơ thể người” được giải thích như sau: “Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định”. Trong đó “Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người”. Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết. Trong thực tế đời sống, khi nhắc đến bộ phận chúng ta thường hình dung đó là phần cấu tạo nên một chỉnh thể nào đó. Có thể hiểu bộ phận cơ thể người là phần cấu tạo nên chỉnh thể con người về mặt sinh học. Dưới góc độ sinh học cơ bản, tất cả những gì thuộc về cơ thể con người, cấu tạo nên cơ thể con người được gọi chung trong một khái niệm thống nhất “bộ phận cơ thể người” (như: răng, tóc, máu, tay, chân, xương…).Dưới góc độ y học, khái niệm “bộ phận cơ thể người” có thể được hiểu ở hai cấp độ. Hiểu theo cấp độ rộng thì nó hẹp hơn so với cách hiểu dưới góc độ sinh học – không bao gồm răng, tóc. Còn hiểu theo cấp độ hẹp, chỉ đặt trong giới hạn của kỹ thuật cấy, ghép điều trị cứu người thì “bộ phận cơ thể Bài tập lớn học kỳ 1 Đặng Thị Tuyến –N06 – Nhóm 4 người”còn không bao hàm cả noãn/trứng, tinh trùng, phôi (nó được xếp nằm trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản). Đặt khái niệm “bộ phận cơ thể người” ở Điều 33 trong tương quan với Điều 35 – “Nghiêm cấm việc nhận, sử dụng bộ phận cơ thể của người khác vì mục đích thương mại” – chúng ta sẽ thấy “bộ phận cơ thể người” loại trừ cả máu (máu thực tế vẫn được bán như một thứ hàng hoá từ người cho máu chuyên nghiệp). Trên thực tế, người ta thường hiểu về “bộ phận cơ thể người” theo chính cấp độ hẹp này, có nghĩa là bộ phận cơ thể người chỉ bao gồm chủ yếu các loại mô (nhóm tế bào thường) và tạng người. Mặt khác, tại Khoản 2 Điều 1 Luật này ghi nhận: “Việc truyền máu, ghép tủy không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này”. Một vấn đề đặt ra nữa là bộ phận cơ thể người có bao gồm những bộ phận bị loại bỏ khỏi cơ thể của một người thông qua giải phẫu để điều trị bệnh cho chính người có bộ phận bị loại bỏ hay không? Chúng ta biết rằng, những bộ phận cơ thể người đã bị cắt bỏ do nhiễm bệnh (các chi bị hoại tử của một người bị cắt bỏ, quả thận của một người bị nhiễm bệnh không còn khả năng bài tiết) thì không còn được coi là bộ phận cơ thể người, mà lúc ấy đã trở thành “bệnh phẩm”, trở thành “chất thải y tế”, cơ sở y tế có quyền xử lý mà không cần sự đồng ý của người có bộ phận đã bị cắt bỏ. Bởi vì theo đúng định nghĩa trong Luật, “bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định”. Chỉ có thể được coi là bộ phận cơ thể người và là đối tượng của quyền hiến bộ phận cơ thể nếu bộ phận đó có khả năng thực hiện được chức năng sinh lý bình thường vốn có của nó. II.Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết ở nước ta Ở Việt Nam quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người đã được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 và được cụ thể hóa trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006. 1. Bộ luật Dân sự năm 2005. Điều 34 của Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005) quy định: “Cá nhân có quyền hiến bộ phận cơ thể của mình hoặc hiến xác sau khi chết vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học…”. Theo qui định này thì cá nhân ở đây có thể là bất kỳ ai không phân biệt họ bao nhiêu tuổi, miễn là họ không bị nhược điểm về thể chất, tâm thần và tự nguyện hoặc cá nhân ở đây phải là người đã thành niên – mới có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Sở dĩ có các cách hiểu khác nhau như vậy bởi vì trong Bài tập lớn học kỳ 2 Đặng Thị Tuyến –N06 – Nhóm 4 Bộ luật chưa quy định điều kiện cụ thể với cá nhân ở đây là gì về độ tuổi, về năng nhận thức, về sức khoẻ… Như vậy, chúng ta thấy Bộ luật quy định cũng rất chung chung về việc cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể khi còn sống hoặc sau khi chết mà không quy định cụ thể về độ tuổi, sức khoẻ đối với người hiến. 2. Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006. Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006 qui định: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”. Phân tích quy định trên ta thấy, cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết. Sở dĩ có quy định như vậy bởi các nhà làm luật nước ta quan niệm rằng ở tuổi đó, người hiến mới phát triển đầy đủ về tâm, sinh lý cũng như về mặt pháp lý họ là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có thể bằng hành vi của mình tham gia xác lập các quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật. III. Những rào cản trong thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết ở nước ta. 1. Điều kiện về năng lực chủ thể. Chúng ta biết rằng, quyết định hiến bộ phận cơ thể, hiến xác là một quyết định quan trọng có ảnh hưởng lớn đối với bản thân người hiến cũng như đối với xã hội, nên pháp luật đòi hỏi người hiến phải là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nhằm đảm bảo tuyệt đối nguyên tắc tự nguyện của việc hiến bộ phận cơ thể, hiến xác. Quan hệ hiến bộ phận cơ thể, hiến xác là quan hệ nhân thân, nên phải do cá nhân tự mình tham gia xác lập và thực hiện, không thể thông qua người đại diện. Do đó, người đại diện cho người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự cũng không được thay mặt người được đại diện quyết định việc hiến bộ phận cơ thể. Thậm chí Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác còn nghiêm cấm việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi. Một vấn đề đặt ra là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có được thực hiện quyền hiến bộ phận cơ thể hay không? Theo khoản 2 Điều 23 Bộ luật Dân sự 2005, “giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày”. Như vậy người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ bị hạn chế tham gia các quan hệ pháp luật về tài sản, nhằm bảo vệ lợi ích về tài sản của bản thân người đó cũng như lợi ích của những người đã giao dịch Bài tập lớn học kỳ 3 Đặng Thị Tuyến –N06 – Nhóm 4 với người đó. Còn các quan hệ nhân thân của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn phải do người đó tự mình thực hiện. 2. Điều kiện về sức khỏe. Việc hiến mô, bộ phận cơ thể nói chung cũng như việc hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc mang lại hay kéo dài sự sống cho người bệnh. Thực tế trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã xảy ra những trường hợp việc lấy, ghép nhầm mô, bộ phận cơ thể của người hiến bị bệnh (nan y) cho người bệnh đã gây ra những cái chết rất thương tâm hoặc trường hợp bác sĩ lấy nhầm bộ phận cơ thể của người hiến dẫn tới tính mạng của người hiến bị đe dọa nghiêm trọng. Do đó, để bảo đảm tính mạng, sức khoẻ cũng như tinh thần cho người hiến, Luật đã đưa ra những quy định về hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết phải được kiểm tra sức khoẻ, tuy nhiên lại chưa quy định cụ thể người hiến cần phải đáp ứng được điều kiện gì về sức khoẻ. Nhưng theo quy định tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc thực hiện kỹ thuật cấy ghép thận, gan… cho người bệnh thì trong Quyết định này có chỉ rõ là người hiến về sức khoẻ không bị mắc các bệnh nan y như: viêm gan B, nhiễm HIV,… Bên cạnh các quy định về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết, cơ sở y tế có thẩm quyền để có thể lấy được xác, bộ phận cơ thể người hiến sau khi chết, Luật cũng xác định thêm một số điều kiện khác như: điều kiện xác định chết não, liệu có cần sự đồng ý của gia đình người hiến không trong trường hợp người thân của họ muốn hiến xác, bộ phân cơ thể? Trong Luật quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên mà tự nguyện làm đơn hiến xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi chết thì không cần sự đồng ý của gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra trường hợp người hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết nhưng khi họ chết rồi cơ sở y tế có thẩm quyền đến lấy thì gia đình người hiến không đồng ý, trường hợp này cơ sở y tế có được quyền cưỡng chế lấy không? Điều 5 của Luật quy định người hiến mô, bộ phận cơ thể khi còn sống cũng như sau khi chết đều là người phải từ đủ 18 tuổi trở lên tự nguyện làm đơn đăng ký hiến. Tuy nhiên, Luật cũng quy định trong trường hợp người chết không có đơn đăng ký hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết nhưng nếu gia đình người hiến đồng ý thì cơ sở y tế có thẩm quyền vẫn đựợc nhận Một vấn đề đặt ra là, những người sau khi chết không có thẻ đăng ký hiến xác, sau khi chết mà gia đình người đó đồng ý hiến bằng văn bản thì có bắt buộc người chết đó phải từ đủ 18 tuổi trở lên không? Trong trường hợp người chết 17 tuổi không có thẻ đăng ký hiến mà gia đình họ đồng ý hiến cho y học bằng văn bản thì giải quyết vấn đề này thế nào, Luật cũng chưa có quy định. Bài tập lớn học kỳ 4 Đặng Thị Tuyến –N06 – Nhóm 4 3. Về mục đích của việc hiến mô, bộ phận cơ thể người. Luật quy định rất cụ thể về việc lấy, ghép bộ phận cơ thể người nhằm mục đích chữa bệnh song hầu như chưa có quy phạm cụ thể nào điều chỉnh việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy. Trong khi đó, thực tế nhu cầu về vấn đề này hiện nay là khá lớn. Ví dụ, trường hợp xác tử thi vô thừa nhận được sử dụng để giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học tại các Trung tâm y học, các Trường đại học . 4. Về tính thương mại trong hiến mô, bộ phận cơ thể người. Điều 35 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Nghiêm cấm việc nhận, sử dụng bộ phận cơ thể của người khác vì mục đích thương mại." và Điều 4 Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006 ghi nhận vấn đề này thành nguyên tắc "Không nhằm mục đích thương mại”. Tuy nhiên, Luật lại chưa đưa ra chế tài áp dụng khi vi phạm một trong những hành vi trên. Trong khi đó, Bộ luật Hình sự cũng chưa có điều khoản nào điều chỉnh về loại tội phạm này. Đây là một khó khăn cho quá trình áp dụng và ngăn chặn những loại tội phạm đó trên thực tế. Hơn nữa, nếu trên thực tế người bán và người mua ngầm thoả thuận là bán cho nhau bộ phận cơ thể, nhưng lại biểu hiện là tự nguyện hiến thì sẽ kiểm soát như thế nào?. 5. Về vấn đề hiến xác, hiến bộ phận cơ thể của tử tù. Luật không cấm tử tù hiến xác nhưng lại không có một quy định pháp lý nào về quy trình hiến xác và các thủ tục để tử tù hiến xác. Hơn nữa, tranh cãi pháp lý về địa vị pháp lý của tử tù, mâu thuẫn giữa mục đích của hình phạt đối với tử tù và chế độ chăm sóc đặc biệt đối với người hiến xác khiến cho việc tử tù xin hiến xác hiện nay chưa thể làm được. Tiền lệ tử tù đầu tiên làm đơn xin hiến xác để cứu người là Nguyễn Phước Đỉnh ngụ tại xã Tân Phước, huyện Gò Công, Tiền Giang. Tử tù thứ hai làm đơn xin hiến xác là Nguyễn Văn Hải (30 tuổi, trú tại Quảng Ninh). Gần đây nhất, mặc dù không phải là tử tù làm đơn bày tỏ nguyện vọng, nhưng một bác sỹ đã viết một lá đơn bày tỏ mong muốn những tử tù như Nguyễn Đức Nghĩa nên làm đơn xin hiến xác cho khoa học. Tuy nhiên, vấn đề gây tranh cãi này dù đã được đề cập và thảo luận cả chục năm nhưng cuối cùng vẫn chưa có hành lang pháp lý nào để thực hiện.Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ban hành năm 2006 quy dịnh: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”. Bài tập lớn học kỳ 5 Đặng Thị Tuyến –N06 – Nhóm 4 Tuy nhiên, chúng ta biết rằng tử tù là một người đang phải thi hành bản án, bị hạn chế một số quyền công dân. Hơn thế, hình thức tử hình hiện tại là xử bắn bằng đội hành quyết, cho nên dù tử tù có muốn hiến bộ phận cơ thể hay thi thể cũng khó vì các nội tạng (tim, thận…) đều không còn nguyên vẹn. Còn nếu để cho ướp xác để phục vụ nghiên cứu cũng khó vì theo một bác sỹ, khi tiêm thuốc vào các mạch máu của tử thi, tử thi phải đảm bảo nguyên vẹn, nếu các động mạch bị vỡ thì không thể tiêm thuốc vào vì bị xì hơi. Hơn nữa, nhiều tử tù có tiền sử bệnh tật… cho nên việc lấy bộ phận cơ thể của tử tù trước khi xử bắn là khó. Ngoài ra, theo quy định người hiến bộ phận cơ thể, mô tạng còn được gắn kỷ niệm chương, người hiến xác còn được ghi tên trong nhà tưởng niệm… Nếu tử tù tự nguyện hiến xác thì có được đối xử như trên không? Một điểm nữa, là từ 1/7/2011, Luật Thi hành án Hình sự có hiệu lực, trong đó quy định thay hình thức xử bắn bằng tiêm thuốc độc. Như vậy, việc lấy mô tạng, bộ phận cơ thể hoặc thi thể của tử tù sẽ càng khó khăn vì nếu tiêm thuốc độc thì dường như các cơ quan nội tạng đều rất khó còn có thể sử dụng được nữa. Như vậy, có thể nói dù Luật không cấm, nhưng nếu chỉ căn cứ theo các quy định hiện nay, thì tử tù có làm đơn bày tỏ nguyện vọng được hiến xác, cũng không thể thực hiện được. 6. Về phía gia đình người hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết. Điều17, Điều 25 của Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006 (sau đây gọi là của Luật) nêu rất cụ thể về quyền lợi cũng như tôn vinh những người hiến mô, bộ phận cơ thể người hoặc hiến xác sau khi chết. Tuy nhiên, Luật lại không có điều nào tôn vinh về mặt tinh thần cho gia đình người hiến xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi chết. Đây là một thiếu sót của Luật. Vì thực tế, để lấy được xác, bộ phận cơ thể của người chết cũng phải có sự ủng hộ rất lớn của gia đình họ. Hơn nữa, trong trường hợp người chết không có đơn tự nguyện hiến nhưng gia đình họ đồng ý hiến bằng văn bản thì vẫn đựợc lấy, trường hợp đó lại càng cần phải tôn vinh. Ngoài ra, khi một người bị mất đi, nỗi đau sẽ thuộc về những người còn sống. 7. Một số bất cập khác Thực tế trong quá trình lấy hoặc cấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người bệnh có xảy ra tình trạng bác sĩ chẩn đoán có thể đúng, song khi phẫu thuật lại lấy nhầm bộ phận khác của cơ thể. Bộ phận bị bệnh không cắt bỏ lại cắt bỏ bộ phận bình thường hoặc chẩn đoán sai ở người hiến dẫn tới việc đưa bộ phận cơ thể bị bệnh sang cho người ghép, nên nếu không ghép, người đó có thể sống thêm một khoảng thời gian nhưng ghép vào làm cho người ghép bị chấm dứt sự sống sớm hơn. Vấn Bài tập lớn học kỳ 6 Đặng Thị Tuyến –N06 – Nhóm 4 đề này đã xảy ra trên thực tế, gây nên những cái chết rất thương tâm cho người bệnh. Luật cũng chưa đưa ra chế tài áp dụng nên rất khó giải quyết. Và thực tế những năm vừa qua cho thấy, việc dùng tử thi vô thừa nhận đã góp phần cứu chữa được nhiều người bệnh, đặc biệt là những người mắc bệnh về mắt (ghép giác mạc, kết mạc). Tuy nhiên, Luật cũng chưa định nghĩa thế nào là tử thi vô thừa nhận; tử thi vô thừa nhận khác gì với tử thi không hoặc chư a xác định được người thân thích là ai. Nếu một người đến nơi khác làm ăn nhưng lại chết ở đó mà Uỷ ban nhân dân xã không xác định được người thân thích của họ là ai hoặc không xác định được nơi thường trú của họ, liệu Uỷ ban nhân dân xã có quyền hiến cho cơ sở y tế không? Luật không có câu trả lời cụ thể. Ngoài ra, một số vấn đề trong Luật cần được quy định cụ thể hơn như: thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sống; thủ tục đăng ký hiến bộ phận cơ thể người hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết; tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến xác tại điểm b, Khoản 1, Điều 24 của Luật; có nên cho phép ngân hàng mô tư nhân được phép hoạt động hay không… III. Hướng hoàn thiện pháp luật về hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết ở nước ta. 1. Về năng lực chủ thể của người hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết. - Về độ tuổi của người hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết theo Điều 22 của Luật, trường hợp người chết mà không có thẻ đăng ký hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết Luật không nên giới hạn độ tuổi là đủ 18 tuổi trở lên mà người dưới 18 tuổi cũng có thể được chấp nhận nếu được gia đình hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó đồng ý. Bởi vì: Thứ nhất, Luật hiện hành cho phép cơ sở y tế có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể từ người chết trong trường hợp người đó không có thẻ đăng ký hiến sau khi chết, nhưng gia đình, cụ thể là người thân thích theo quy định của pháp luật của họ có đơn muốn hiến. Thứ hai, trường hợp người đó hiến khi còn sống thì điều kiện về năng lực chủ thể tức khả năng nhận thức và điều khiển hành vi còn đặt ra, còn trường hợp người đó đã chết thì theo quan điểm của chúng tôi, nếu trên cơ sở quy định pháp luật đã được gia đình đồng ý thì người hiến đó không cần thiết phải là đủ 18 tuổi trở lên theo quy định của Luật mà có thể thấp hơn 18 tuổi. - Về năng lực chủ thể của người hiến là cần thiết trong trường hợp người đó hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc đăng ký hiến sau khi chết. Tuy nhiên, trường hợp mà người chết không để lại di chúc mà gia đình họ làm đơn hiến mô, bộ phận cơ thể của con mình nhằm mục đích cứu chữa người bệnh thì vấn đề năng lực nhận thức của người đó không nên đặt ra, bởi cho dù người đó có thể bị Bài tập lớn học kỳ 7 Đặng Thị Tuyến –N06 – Nhóm 4 rơi vào trường hợp bị tâm thần hoặc mất năng lực hành vi đi chăng nữa thì cũng không có nghĩa là bộ phận cơ thể nào của họ cũng bị ảnh hưởng hoặc không sử dụng được để cứu chữa người bệnh. Do đó, chúng ta không nên đặt ra vấn đề khả năng nhận thức cũng như năng lực hành vi của người hiến trong những trường hợp như trên. 2.Về sức khỏe đối với người hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết Sức khỏe là điều kiện vô cùng quan trọng đối với người hiến trong quá trình hiến mô, bộ phận cơ thể người nhằm cứu chữa người bệnh. Do vậy có thể dễ dàng nhận thấy sức khỏe là điều kiện tiên quyết và quan trọng đối với mục đích cứu chữa bệnh, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người hiến mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người nhận ghép. Tuy vậy, nếu sử dụng xác, bộ phận cơ thể vào mục đích nghiên cứu khoa học thì không nhất thiết phải bắt buộc điều kiện về sức khỏe của người hiến, bởi vì đích cuối cùng của nghiên cứu khoa học là nhằm tìm nguyên nhân và cách thức phòng ngừa bệnh tật để cứu chữa người bệnh. Vì vậy, dù là người có bệnh hay không có bệnh mà hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết nhằm mục đích giảng dạy và nghiên cứu khoa học thì đều có thể nhận được. 3. Về mục đích của việc hiến mô, bộ phận cơ thể người. Cần sớm có quy định về trình tự, thủ tục đối với việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người cho mục đích nghiên cứu khoa học cũng như điều kiện đối với các tổ chức nhận xác, bộ phận cơ thể người để nghiên cứu khoa học. 4. Về tính thương mại trong hiến mô, bộ phận cơ thể người. Luật nên nêu rõ chế tài áp dụng với từng hành vi cụ thể hoặc bổ sung vào Bộ luật Hình sự những điều khoản để xử lý loại tội phạm liên quan đến các hành vi bị cấm tại Điều 11 5. Về vấn đề hiến xác, hiến bộ phận cơ thể của tử tù. Về vấn đề tử tù tự nguyện hiến, thì theo chúng tôi, vẫn được chấp nhận nếu người hiến đó đạt đủ điều kiện về độ tuổi từ 18 tuổi trở nên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Điều này cũng phù hợp với tinh thần chung của Luật. Mặt khác, quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết nó không chỉ là quyền công dân mà nó còn là một bộ phận của quyền con người. 6.Về phía gia đình người hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết. Về quyền lợi của người hiến xác, hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 25): như đã nói, một người chết đi thì nỗi đau tinh thần thường thuộc về những người còn sống mà trực tiếp là gia đình người hiến xác, hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết. Những người thân thích đó đóng vai trò rất quan trọng trong việc người thân của mình có thể hiến xác, hiến mô, bộ phận cơ thể người. Gia đình người Bài tập lớn học kỳ 8 Đặng Thị Tuyến –N06 – Nhóm 4 hiến cũng đáng đượctôn vinh về mặt tinh thần để động viên họ. Do vậy, Điều 25 của Luật nên sửa đổi như sau: “Bản thân người hiến và gia đình người đã hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết được Bộ y tế truy tặng đối với bản thân và tặng đối với gia đình Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân”. 7. Một số kiến nghị liên quan khác. Về điều kiện đối với việc lấy xác người không có địa chỉ cư trú cuối cùng (Điểm 6, K1, Điều 22), theo chúng tôi, đây là vấn đề rất nhạy cảm và không hề đơn giản. Chúng ta cần có sự phân biệt giữa tử thi vô thừa nhận và tử thi chưa xác định được người thân thích. Nếu trường hợp là tử thi vô thừa nhận không có người thân thích thì cần thời gian lưu xác để xác định chính xác điều đó trước khi lấy mô, bộ phận cơ thể hoặc lấy xác của họ. Còn nếu trường hợp tử thi mà chưa xác định được người thân thích là ai thì Uỷ ban nhân dân xã nơi người đó chết không có quyền được hiến cho cơ sở y tế, vì nó có thể dẫn đến nhiều sự phức tạp như sự lạm dụng, che giấu tội phạm, thậm chí là mua bán mô tạng bất hợp pháp…, do đó, cơ quan có thẩm quyền rất khó kiểm soát tình hình. Điểm b, khoản 1, Điều 24 của Luật quy định cơ sở y tế phối hợp với gia đình người hiến để tổ chức lễ truy điệu. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp gia đình có người hiến ở xa, phương tiện đi lại rất khó khăn khi cơ sở y tế đến tiếp nhận thì gia đình đã tổ chức Lễ truy điệu hoặc đã thực hiện các nghi thức theo phong tục tập quán địa phương. Do đó, nên chăng chỉ cần quy định cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học có trách nhiệm đến viếng, đọc thư tri ân trước khi tiếp nhận di hài sẽ hợp lý hơn. Về điều kiện đối với người được ghép mô, bộ phận cơ thể người, theo chúng tôi, khoản 1, Điều 30 của Luật không nên quy định chung chung về người có quyền chỉ định ghép mà nên xác định cụ thể người có quyền chỉ định ghép là người đứng đầu cơ sở y tế có thẩm quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy sẽ đảm bảo được sự nhanh nhạy trong việc quyết định cấy, ghép, mặt khác nó còn đảm bảo tính trách nhiệm với từng người cụ thể. KẾT LUẬN Qua phần nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy, thực tiễn thực hiện việc hiến xác, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể cho thấy pháp luật về vấn đề này còn khá nhiều điểm bất cập, đặc biệt là trong các quy định về hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này có cân nhắc, tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài là một nhu cầu cấp thiết của nước ta hiện nay. Bài tập lớn học kỳ 9 Đặng Thị Tuyến –N06 – Nhóm 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật dân sự năm 2005. 2. Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 và các văn bản hướng dẫn 3. Quy định hướng dẫn tư vấn, kiểm tra sức khoẻ cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống; hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và người hiến xác ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ y tế số 13/2008/QĐ-BYT ngày 12/3/2008. 4. Bùi Đức Hiển, “Hoàn thiện hơn nữa Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 4 (121) tháng 4/2008. 5. Phùng Trung Tập, “Về quyền hiến bộ phận cơ thể và hiến xác sau khi chết”, Tạp chí toà án nhân dân, số 1/2006. 6. Các trang web: http://thongtinphapluatdansu.edu.vn http://phapluattp.vn http://sunlaw.com.vn Bài tập lớn học kỳ 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan