Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những nét tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn trước cách mạng của thạch lam ...

Tài liệu Những nét tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn trước cách mạng của thạch lam và nam cao

.PDF
68
81
75

Mô tả:

Header Page 1 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ************* NGUYỄN THỊ HẠT NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN TRƯỚC CÁCH MẠNG CỦA THẠCH LAM VÀ NAM CAO KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI – 2009 NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 1 of 95. K31D - Ng÷ V¨n Header Page 2 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Lêi c¶m ¬n T«i xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo – Th.S Thành Đức Bảo Thắng đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua và cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam – khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Hµ Néi, th¸ng 5 n¨m 2009 Sinh viªn Nguyễn Thị Hạt NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 2 of 95. K31D - Ng÷ V¨n Header Page 3 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khoá luận này là thành quả của riêng tôi. Kết quả này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 05 năm 2009 Sinh viên Nguyễn Thị Hạt NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 3 of 95. K31D - Ng÷ V¨n Header Page 4 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quãng đời cầm bút ngắn ngủi của mình, Thạch Lam đã để lại một khối lượng tác phẩm không mấy đồ sộ. Song bằng tài năng và lòng nhiệt tình yêu nghề của mình, Thạch Lam đã khẳng định được vị trí và tài năng của mình trên văn đàn văn học Việt Nam 1930 - 1945. Cùng với Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Thạch Lam đã trở thành một trong bốn cây bút bậc thầy về truyện ngắn. Nếu như các tác phẩm của các cây bút đàn anh trong Tự lực văn đoàn như: Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa, Nửa chừng xuân vừa mới ra đời đã được đông đảo độc giả nồng nhiệt đón đọc thì các tác phẩm của Thạch Lam khi ra đời không có cái may mắn ấy. Không chiều theo thị hiếu của độc giả đương thời, ông hướng tới tìm hiểu, khám phá thế giới tâm hồn tinh tế, trong sáng, mong manh…của con người bằng tình thương và tấm lòng nhân hậu. Đó là nguyên nhân cơ bản tạo nên giá trị đặc sắc và làm cho các tác phẩm của Thạch Lam sống mãi trong lòng bạn đọc. Bên cạnh Thạch Lam, Nam Cao - cây bút xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực phê phán có nét tương đồng với Thạch Lam ở sự khẳng định mình ấy. Xuất hiện khi chủ nghĩa hiện thực phê phán đã đạt tới đỉnh cao với các tên tuổi lớn như: Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan… Có thể nói, Nam Cao xuất hiện lúc này như đứng trước một thử thách nghiệt ngã tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng bằng trái tim tâm huyết đối với văn chương, bằng con mắt quan sát hiện thực sắc xảo và nhất là bằng tài năng nghệ thuật của mình, Nam Cao đã vượt lên và trở thành cây bút xuất sắc nhất ở chặng cuối của trào lưu này. Với ý nghĩa đó, các nhà nghiên cứu coi Nam Cao là đại diện NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 4 of 95. -1- K31D - Ng÷ V¨n Header Page 5 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 xứng đáng nhất, tiêu biểu nhất đã đưa văn học hiện thực phê phán phát triển đến đỉnh cao. Đã có không ít nhà nghiên cứu về truyện ngắn Thạch Lam và Nam Cao trên nhiều phương diện cả nội dung và hình thức và đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Song với ý thức tập làm khoa học, với mong muốn có được một cái nhìn tương đối đầy đủ và hệ thống về thế giới nghệ thuật của hai cây bút bậc thầy về truyện ngắn, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Những nét tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn trước cách mạng của Thạch Lam và Nam Cao”. Một lý do nữa là xuất phát từ thực tế, chúng tôi nhận thấy Thạch Lam và Nam Cao là hai tác giả được giảng dạy trong chương trình từ THCS, THPT đến Cao đẳng, Đại học nên việc nghiên cứu “Những nét tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn trước cách mạng của Thạch Lam và Nam Cao” sẽ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng với công tác giảng dạy của một giáo viên dạy văn trong tương lai. 2. Lịch sử vấn đề Văn Thạch Lam chính là tâm hồn, là con người của nhà văn, bởi thế mà các sáng tác của ông đã làm say mê tâm hồn bạn đọc nhiều thế hệ bất chấp sự thử thách của thời gian nó vẫn trường tồn mãi mãi. Cũng cùng với thời gian thì các nhà nghiên cứu cũng đã có những đánh giá xác đáng, toàn diện và sâu sắc về nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, người dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về Thạch Lam đã phát biểu: “Thạch Lam có một ngòi bút lặng lẽ và điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những tình cảm và cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ hạng người mà ông tả một NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 5 of 95. -2- K31D - Ng÷ V¨n Header Page 6 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 cách rất tinh vi (…). Tỉ mỉ và sâu sắc đó là hai đặc tính của truyện ngắn Thạch Lam”.[15] Nguyễn Tuân - người bạn cùng thời với Thạch Lam cho rằng: “Thạch Lam hay đi vào những cảnh ngộ nghịch trái mà đồng thời cũng là đi sâu vào những tâm trạng, tâm tình, cảm xúc, cảm giác”.[18] Cả hai ý kiến trên đều nhấn mạnh đến nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong truyện ngắn của Thạch Lam. Trong cuốn Từ điển văn học, giáo sư Nguyễn Hoành Khung cũng đồng tình với Vũ Ngọc Phan và Nguyễn Tuân khi ông cho rằng: “Ngòi bút Thạch Lam thường hướng vào thế giới bên trong của cái tôi với sự phân tích cảm giác tinh tế”. Ngoài ra giáo sư còn khẳng định: “Thạch Lam sở trường về viết truyện ngắn (…). Dường như ông là người đầu tiên khai thác chất thơ trong cuộc sống hàng ngày. (…), nhiều truyện dường như không có cốt truyện song vẫn có sức hấp dẫn riêng (…) Thạch Lam góp phần nâng cao truyện ngắn Việt Nam lên một bước”. [8] Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã có lần nhận xét nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam như sau: “Thạch Lam ít sử dụng những cốt truyện giàu hành động và kịch tính (…). Ngòi bút Thạch Lam đi sâu vào thế giới bên trong của tâm hồn con người đặc biệt là thế giới của ấn tượng và cảm giác”.[3] Sau này Nguyễn Đăng Mạnh cũng khẳng định: “Thạch Lam sở trường về truyện ngắn (…). Ông đã sáng tạo ra lối truyện ngắn riêng, loại truyện tâm tình không có cốt truyện đặc biệt. Ông chú trọng đi vào nội tâm nhân vật với tình cảm, cảm xúc, cảm giác mơ hồ mong manh”.[14] Như vậy, việc đi sâu khám phá về nghệ thuật truyện ngắn Thach Lam đã diễn ra và dường như chưa kết thúc. Nó vẫn đề tài hấp dẫn bút mực của nhiều nhà nghiên cứu . NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 6 of 95. -3- K31D - Ng÷ V¨n Header Page 7 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Bên cạnh Thạch Lam cũng như một số nhà văn khác thì Nam Cao, con người và sáng tác của ông cũng luôn là đề tài hấp dẫn, tập chung bút mực của các nhà nghiên cứu. Họ không chỉ tìm hiểu những vấn đề về cuộc đời và thời đại mà còn khai thác giá trị nghệ thuật truyện ngắn của ông từ nhiều góc độ. Nguyễn Hoành Khung trong cuốn Từ điển văn học đã viết: “Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao có nhiều đặc sắc độc đáo và đa dạng, tác phẩm của ông vừa chân thực, vừa ý vị triết lý, một ý nghĩa khái quát sâu xa”.[8] Phong Lê trong cuốn Nam Cao nhìn cuối thế kỷ khẳng định: “Nam Cao một nhà văn có văn… văn Nam Cao. Ngôn ngữ Nam Cao cũng như Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài… Quả là đối tượng còn nhiều khám phá. Để nói về cái giàu cái hay của tiếng Việt và để nói, trong tay một nhà văn tài năng, tiếng Việt đã phát huy được sức mạnh và ưu thế như thế nào. Để thấy chỉ sau vài chục năm (…), văn quốc ngữ đã đạt tới trình độ Nam Cao, và từ Nam Cao đến nay, sau hơn nửa thế kỷ bất chấp mọi biến động xã hội, ngôn ngữ Nam Cao vẫn cập được bến bờ thời sự”. Nhận xét đó đã nhấn mạnh đến khả năng cũng như tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao.[14] Nghiên cứu về phương diện nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao cũng phải kể đến ý kiến của Nguyên Hồng, ông viết: “Nghệ thuật vững chãi và sâu sắc của Nam Cao gây thêm lòng tin ở khả năng tiềm tàng thật tươi tốt và ở sức phát triển của dòng văn học hiện thực đi vào đây, chiến đấu ở đây có bao nhiêu cây bút chật vật, gian khổ và cố gắng không ngừng, ngòi bút của Nam Cao đã đem đến một thế giới thật đặc sắc. Có lẽ trong văn học Việt Nam, với ngòi bút của Nam Cao, ta bắt đầu thấy sự sống thật trong truyện ngắn”. Đây là nhận xét về ngôn ngữ và nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao. Điểm lại lịch sử vấn đề chúng tôi nhận thấy đã có nhiều bài nghiên cứu của các tác giả bàn về nghệ thuật truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao. NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 7 of 95. -4- K31D - Ng÷ V¨n Header Page 8 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Các bài viết ít nhiều đã nói đến nét tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn trước cách mạng của Thạch Lam và Nam Cao hoặc thông qua những bài viết ấy ta nhận thấy nét tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn của hai nhà văn này. Tuy nhiên, gần như cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về “Những nét tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn trước cách mạng của Thạch Lam và Nam Cao”. Trên cơ sở đó khoá luận này chúng tôi xin bước đầu đi tìm hiểu vấn đề trên một cách có hệ thống. 3. Mục đích của khóa luận Khóa luận chú trọng làm nổi bật nét tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn trước cách mạng của Thạch Lam và Nam Cao. Từ đó thấy được sự kế thừa, sáng tạo và phát triển theo hướng hiện đại hóa và quy luật phát triển của văn học. 4. NhiÖm vô nghiên cứu Tìm ra những nét tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn trước cách mạng của Thạch Lam và Nam Cao. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao. - Phạm vi nghiên cứu: Về tư liệu: để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là những tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam và Nam Cao trước cách mạng. Trong quá trình phân tích tìm và tìm hiểu, để có sự đánh giá thỏa đáng và toàn diện, chúng tôi cũng có sự so sánh, đối chiếu giữa các tác phẩm của hai ông nói chung và một số tác phẩm của các nhà văn khác. 6. Phương pháp nghiên cứu NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 8 of 95. -5- K31D - Ng÷ V¨n Header Page 9 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Với đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích văn học Phương pháp đối chiếu so sánh Phương pháp tổng hợp. 7. Đóng góp của khoá luận - Về mặt lý luận: Khoá luận sẽ rút ra những kết luận cơ bản về nét tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao. Nâng cao trình độ hiểu biết về nghệ thuật truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao. - Về mặt thực tiễn: Đề tài nghiên cứu sẽ là tư liệu cần thiết để phục vụ cho công tác giảng dạy sau này ở nhà trường phổ thông. 8. Cấu trúc của khóa luận Khóa luận gồm 3 phần: Mở đầu. Nội dung: gồm 2 chương Chương 1: Những vấn đề chung. Chương 2: Những nét tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn trước cách mạng của Thạch Lam và Nam Cao. . Kết luận NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 9 of 95. -6- K31D - Ng÷ V¨n Header Page 10 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Truyện ngắn và các yếu tố nghệ thuật truyện ngắn 1.1.1. Truyện ngắn 1.1.1.1. Kh¸i niệm Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”- NXB Giáo dục, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, thể truyện ngắn được định nghĩa như sau: Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hoặc sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ”. 1.1.1.2. §Æc tr­ng Đặc trưng của truyện ngắn: + TruyÖn ng¾n thường gắn với một số biến cố hoặc một vài biến cố xoay quanh cuộc đời nhân vật. + Thể hiện một khía cạnh nào đó trong xã hội. + BiÓu hiÖn mét mÆt nµo ®ã cña tÝnh c¸ch nh©n vËt. Nhưng cái chính của truyện ngắn không phải là hệ thống sự kiện, mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Truyện ngắn trung đại cũng là truyện ngắn nhưng cũng gần với truyện vừa. Truyện ngắn hiện đại khác hẳn. Đó là một kiểu tư duy khá mới, vì vậy nói chung, truyện ngắn đích thị xuất hiện muộn trong lịch sử văn học. Ở một số nước trên thế giới, truyện ngắn gắn liền với báo chí: khuôn khổ của báo chí không cho phép dài. Truyện ngắn nói chung không phải vì “truyện” của nó “ngắn” mà vì cách nắm bắt cuộc sống của thể loại. NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 10 of 95. -7- K31D - Ng÷ V¨n Header Page 11 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống nội tâm con người. Chính vì vậy truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. 1.1.1.3. Qu¸ tr×nh ph¸t triÓn Thể loại truyện ngắn trong lịch sử văn học Việt Nam chỉ thực sự định hình và phát triển trong thế kỉ XX. Đây là thời kỳ cùng một lúc các nhà văn viết truyện ngắn có thể tung hoành trên các loại văn tự: chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ... Truyện ngắn Việt Nam phát triển qua các giai đoạn: Giai đoạn từ 1900 – 1930 (ba thập niên đầu) Đây là giai đoạn văn học đang chuyển hướng theo xu hướng hiện đại hoá. Trong thời kỳ này, truyện ngắn được hình thành một cách rõ rệt và tách dần thi pháp trung đại nh­ truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc, Phan Châu Trinh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan... Cảm hứng của truyện ngắn thời kì này hướng tới phê phán, đả kích xã hội: Phan Châu Trinh có “Người nông dân”, Phan Bội Châu có “Nhà sư ăn rau”, “Sống trở lại”, Nguyễn Ái Quốc có “Con rùa”, “Những trò lố hay là Vazen và Phan Bội Châu”, “Vi hành”,... Về nghệ thuật, truyện ngắn phát triển mạnh mẽ, trở thành một thể loại mới có sự thay đổi mới về chủ đề truyện ngắn: Trước kia là những câu chuyện về nhân vật lịch sử, những câu danh ngôn thì nay xu hướng vào khám phá phản ánh hiện thực xã hội trên nhiều phương diện; Truyện ngắn có sự biến đổi về chữ viết, linh hoạt trong cách sử dụng ngôn từ, ngôn ngữ hiện đại gần gũi với ngôn từ đời thường của người nông dân. Tuy nhiên có một số truyện ngắn viết theo lối văn học biền ngẫu. Giai đoạn 1930 - 1945 NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 11 of 95. -8- K31D - Ng÷ V¨n Header Page 12 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Thời kì này truyện ngắn phát triển nổi bật với nhiều thành tựu rực rỡ, cùng với tiểu thuyết nó đưa văn xuôi bước vào thời kì hiện đại. Thời kì này xuất hiện những cây bút bậc thầy về truyện ngắn. Truyện ngắn chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ rất đa dạng, phong phú trong cách biểu hiện, độc đáo sinh động trong ngôn ngữ. Nó đã tạo nên phong cách độc đáo của truyện ngắn như Nguyễn Công Hoan là cây bút truyện ngắn trào phúng được coi là vô tiền khoáng hậu, Nam Cao cây bút hiện thực tâm lí. Nội dung tư tưởng cuả truyện ngắn thời kì này hướng tới xã hội và đặt ra những vấn đề lớn trong x· héi. Đặc biệt truyện ngắn thời kì này hướng tới miêu tả sâu sắc đời sống nội tâm con người. Truyện ngắn thời kì này đạt đến độ mẫu mực, cổ điển, phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội. Kết cấu đa dạng, đặc biệt là kết cấu tâm lý, ngôn ngữ phong phú sinh động, làm giàu cho ngôn từ chữ viết: diễn đạt được mọi biến thái tinh vi nhất trong đời sống con người. Trong quá trình phát triển, truyện ngắn đã phát triển thành hai dòng đó là dòng truyện ngắn trữ tình và dòng truyện ngắn hiện thực. Thứ nhất là dòng truyện ngắn trữ tình: Nói tới dòng truyện ngắn trữ tình 1930 - 1945 là nói đến những cây bút của truyện ngắn hiện thực như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh... Đã có ý kiến cho rằng: “Ta không nên đối lập truyện ngắn trữ tình và truyện ngắn hiện thực”, không nên đối lập như sự đối lập của hai ý thức hệ, hai thế giới quan, hai lập trường giai cấp. Vì đó là hai khuynh hướng thẩm mĩ khác nhau, đáp ứng yêu cầu khác nhau của đời sống tâm hồn. Một nhà văn trong một thời điểm có thể sáng tác theo hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân. NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 12 of 95. -9- K31D - Ng÷ V¨n Header Page 13 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Song nếu như Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng, chỉ thành công trong truyện ngắn hiện thực thì Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh lại thành công trong cả hai khuynh hướng hiện thực và trữ tình. Thạch Lam khẳng định tính chất đằm thắm trong sáng tác: Truyện ngắn nào hay đều có chất thơ, bài thơ nào hay đều có cốt truyện. Người ta khẳng định trong thế giới nghệ thuật của của ba cây bút Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, có sự khác nhau: Thạch Lam hướng ngòi bút của mình vào những người nghèo khổ, bé nhỏ ở cùng quê nào đó gần xe lửa. Hồ Dzếnh chỉ viết về những chuyện của bản thân, gia đình, Thanh Tịnh viết về tình cảm gần gũi trong gia đình. Song sở trường chung của họ có nét tương đồng: Diễn tả rất đạt đời sống nội tâm, tâm hồn nhân vật với những cảm giác hết sức tinh vi, những ước mơ hết sức nhỏ bé nhưng hiền lành của những con người bé nhỏ ở nông thôn. Thứ hai là dòng truyện ngắn hiện thực: Nói đến dòng truyện ngắn này là nói đến dòng truyện ngắn của các nhà văn theo khuynh hướng hiện thực phê phán. Dòng truyện ngắn này phát triển mạnh mẽ do các nguyên nhân sau: Do quan niệm của nhà văn khi hướng tới phản ánh hiện thực. Do đặc trưng về thể loại: ngắn gọn, cỡ nhỏ nên phản ánh được một cách nhanh gọn kịp thời, phản ánh nhanh đáp ứng được tính thời sự. Các tác giả của dòng văn học này tiểu biểu như Nguyễn Công Hoan có hàng trăm truyện ngắn khác nhau. Ông là người khai phá mở đường không chỉ cho dòng văn học hiện thực mà còn cho cả truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Tiếp đó là hàng loạt các tên tuổi như Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Kim Lân và đặc biệt là Nam Cao. Nam Cao là người đến sau nhưng lại là người đặc biệt nhất, ông đã nâng truyện ngắn Việt Nam lên tầm cao mới. NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 13 of 95. - 10 - K31D - Ng÷ V¨n Header Page 14 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Từ sau 1945 đến nay truyện ngắn Việt Nam tiếp tục phát triển và có những thành tựu đáng kể nhưng trong phạm vi của khoá luận chúng tôi chỉ đi tìm hiểu qua hai giai đoạn trên. 1.1.2. Các yếu tố nghệ thuật cña truyện ngắn. 1.1.2.1. Cốt truyện và tình huống truyện. Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch. (Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục ). Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu của mọi loại tác phẩm văn học. Trong các loại tác phẩm trữ tình, cốt truyện (với ý nghĩa chặt chẽ nhất của khái niệm này) không tồn tại v× loại tác phẩm tr÷ t×nh, tác giả biểu hiện sự diễn biến của tình cảm, tâm trạng. Cèt truyÖn cña truyÖn ng¾n th­êng cã hai ph­¬ng diÖn g¾n bã h÷u c¬ víi nhau: một mặt cốt truyện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt truyện mà nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách nhân vật; mặt khác, cốt truyện là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội. Cốt truyện vừa góp phần bộc lộ có hiệu quả đặc điểm mỗi tính cách, tổ chức hệ thống tính cách, lại vừa trình bày hệ thống sự kiện phản ánh hiện thực xung đột xã hội, có sức mạnh lôi cuốn và hấp dẫn người đọc. . Tình huống truyện là vấn đề chủ yếu của nghệ thuật viết truyện ngắn. Theo Nguyễn Đăng Mạnh: “Tình huống truyện như một tứ thơ…nó giống như một thứ nước rửa ảnh sẽ làm nổi hình, nổi sắc nhân vật, làm nổi bật vấn đề tư tưởng của tác phẩm”. Ví dụ như tình huống nhặt vợ trong Vợ nhặt của Kim Lân, tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong Vi hành của Nguyễn Aí Quốc…. NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 14 of 95. - 11 - K31D - Ng÷ V¨n Header Page 15 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 1.1.2.2. Nhân vật Trong văn học có rất nhiều quan niệm khác nhau về nhân vật: Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Nhân vật văn học là những con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể là tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha, Hộ,...),cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Trong truyện cổ tích, ngụ ngôn, đồng thoại, thần được đưa ra như một ẩn dụ để nói chuyện con người. Khái niệm nhân vật có khi đươc sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ con người cụ thể nào, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Từ điển văn học định nghĩa về nhân vật như sau: Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ. Nhân vật do đó là nơi tâp trung giá trị tư tưởng nghệ thuậ của tác phẩm.[8] Theo Giáo sư Phùng Minh Hiến: Nhân vật là đối tượng được miêu tả tâp trung đến mức có sức sống riêng nào đó bên trong tuỳ theo nhiệm vụ nghệ thuật mà tác giả trao cho nó. Như vậy, tất các quan niệm trên giúp chúng ta hiểu rõ thế nào là nhân vật văn học và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn chương. trong truyện ngắn, nhân vật được xem như một yếu tố không thể thiếu, là yếu tố quan trọng nhất của truyện ngắn. 1.1.2.3. Ngôn ngữ nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Tính chính xác, tính hàm xúc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và tính biểu cảm là những thuộc tính chung của ngôn ngữ văn học. Các đặc tính ấy biểu hiện qua các loại văn với những sắc thái khác nhau. Ngôn ngữ của tác phẩm trữ NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 15 of 95. - 12 - K31D - Ng÷ V¨n Header Page 16 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 tình là ngôn ngữ được tổ chức trên cơ sở nhịp điệu, hết sức cô đọng hàm súc và đặc biệt gợi cảm. Ngôn ngữ của tác phẩm tự sự trong đó có truyện ngắn là ngôn ngữ của nhiều loại tính cách (nhân vật) và nó có một thứ ngôn ngữ nữa là ngôn ngữ của người kể chuyện giữ vai trò quyết định đối với toàn bộ cấu trúc ngôn ngữ của tác phẩm. Như vậy đến đây ta có thể hiểu ngôn ngữ nghệ thuật nói chung và ngôn ngữ nghệ thuật truyện ngắn nói riêng. Qua đó sẽ góp phần giúp chúng ta đi tìm hiểu những nét tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn trước cách mạng của Thạch Lam và Nam Cao. 1.2. Những yếu tố tác động đến tư duy nghệ thuật của Thạch Lam và Nam Cao Trong cuộc sống nói chung, trong văn chương nói riêng để có một cái nhìn toàn vẹn, sâu sắc và chính xác nhất về một đối tượng, một vấn đề, một sự việc…chúng ta cần xem xét chúng trên nhiều phương diện. Vì vậy khi nghiên cứu “Những nét tương đồng trong nghệ thuật truyện ngắn trước cách mạng của Thạch Lam và Nam Cao” chúng ta cùng đi vào tìm hiểu các yếu tố tác động đến tư duy nghệ thuật của Thạch Lam và Nam Cao. Hai yếu tố luôn được giới nghiên cứu đưa ra xem xét đó là hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh riêng. 1.2.1. Hoàn cảnh xã hội Mỗi người sống trong một môi trường xã hội nhất định, không thể không chịu sự tác động của môi trường. Trong hoàn cảnh ấy: “Người ta bao giờ cũng chịu rất sâu xa ảnh hưởng của hoàn cảnh và trước hết là được tạo nên để sống với hoàn cảnh” (Thạch Lam). Vì vậy để tìm hiểu về nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam và Nam Cao trước hết chúng ta phải biết được hoàn cảnh xã hội có tác động đến tư duy nghệ thuật của Thạch Lam và Nam Cao. NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 16 of 95. - 13 - K31D - Ng÷ V¨n Header Page 17 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng tám là xã hội thực dân nửa phong kiến, kinh tế lạc hậu, sản xuất trì trệ, xã hội rối ren điên đảo, đời sống của mọi tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ. Đặc biệt là giai đoạn 1930 - 1945 trước phong trào cách mạng vô sản vừa nhóm lên. Bọn đế quốc thực dân đã sử dụng mọi thủ đoạn để đối phó, đàn áp các phong trào đó trên mọi mặt: Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa… Về kinh tế chúng ra sức bóc lột nhân dân ta và vơ vét của cải nhân dân ta rơi vào tình cảnh “một cổ hai tròng” luôn trong ngoi ngóp đói nghèo đến cùng cực cả về vật chất lẫn tinh thần. Về chính trị và quân sự chúng dìm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu, bằng các cuộc “ khủng bố trắng”. Về văn hóa chúng thực hiện chính sách ngu dân: không cho nhân dân ta tiếp thu với những nền văn hóa tiến bộ, chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng đầu độc các tầng lớp học sinh, sinh viên bằng những học thuyết của chủ nghĩa siêu hình, chủ nghĩa biện chứng, chủ nghĩa hoài nghi…hay lôi kéo thanh niên vào sòng bạc, ma túy, mại dâm…nhằm tiêu diệt tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc. Đặc biệt là năm 1940, khi phát xít Nhật tấn công Đông Dương thực dân Pháp càng bóp nghẹt khai thác nhân dân Việt Nam chúng bắt tay cấu kết với nhau để hai bên cùng có lợi làm cho đời sống của nhân dân đã cùng cực, điêu đứng nay lại càng rơi vào thảm cảnh hơn. Một xã hội Tây - Tàu lẫn lộn, phải trái, trắng - đen cũng bị đảo lộn. Chính hoàn cảnh xã hội ấy đã tác động sâu sắc đến tầng lớp văn nghệ sĩ, đến tư duy nghệ thuật của các nhà văn. Trong thời kỳ này có sự xuất hiện và pha trộn hai khuynh hướng: khuynh hướng lãng mạn và khuynh hướng hiện thực. Tuy nhiên đây không phải là sự “phát triển vội vã” từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực như một vài nhận định. Mà hai dòng văn NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 17 of 95. - 14 - K31D - Ng÷ V¨n Header Page 18 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 học này ở nước ta cùng ra đời và phát triển song song. Tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa là nhóm Tự lực văn đoàn và các tác giả: Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyễn Bính…. Tiêu biểu cho dòng văn học hiện thực chủ nghĩa mà ở giai đoạn 1930 - 1940 là hiện thực phê phán với các tác giả: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và đỉnh cao là Ngô Tất Tố. Tự lực văn đoàn được sáng lập năm 1933 và phát triển trong vòng mười năm (1933-1942). Đây là tổ chức có tôn chỉ, mục đích riêng gồm mười điểm nhưng cốt lõi là bốn vấn đề sau: Chủ trương viết theo lối văn chương giản dị, đặc tính cách An Nam; chủ trương học theo phương Tây; chỉ ra tư tưởng của Khổng giáo đã lạc hậu, lỗi thời, đề cao con người cá nhân, tình yêu hôn nhân tự do, chống lễ giáo phong kiến. Như vậy, từ tôn chỉ, mục đích cho thấy Tự lực văn đoàn đã chủ trương đổi mới văn chương cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn nhưng Thạch Lam không theo cái lối đã đinh sẵn ấy mà ông tìm hướng đi cho riêng mình. Hướng đi ấy có được là do hoàn cảnh xã hội trên tác động đến tư duy nghệ thuật của Thạch Lam. Sự tác động này hoàn toàn khác với các nhà văn trong Tự lưc văn đoàn. Nó hình thành trong tư duy nghệ thuật Thạch Lam một hướng viết mới - hiện thực trữ tình. Còn đối với Nam Cao, nhà văn xuất sắc của trào lưu hiện thực phê phán 1930 - 1945, bước vào nghề khi xã hội thực dân phong kiến thối nát, ngột ngạt, đen tối như đã nói ở trên có tác động lớn đến tư duy nghệ thuật của nhà văn, Nam Cao dần đoạn tuyệt với khuynh hướng lãng mạn để đến với khuynh hướng hiện thực, làm nên Nam Cao một nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam. 1.2.2. Hoàn cảnh sống của Thạch Lam và Nam Cao 1.2.2.1. Hoàn cảnh sống của Thạch Lam NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 18 of 95. - 15 - K31D - Ng÷ V¨n Header Page 19 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Trong ba anh em (Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam) và cả văn phái Tự lực văn đoàn nói chung, Thạch Lam là người sống cuộc đời ngắn ngủi nhất, tác phẩm bán ra chậm nhất nhưng lại chính là người tài hoa nhất và viết hay nhất. Có được điều này chính là do quan điểm viết truyện ngắn chi phối. Thạch Lam sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 (tức ngày 1 tháng 6 năm Canh Tuất) tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Hồi nhỏ ông có tên là Sáu. Khi bắt đầu đi học tại trường huyện Cẩm Giàng, gia đình làm khai sinh mới đặt tên là Nguyễn Tường Vinh. Đến 15 tuổi vì cần tăng thêm tuổi để đi học vượt cấp, ông làm lại giấy khai sinh, đổi tên thành Nguyễn Tường Lân và giữ tên này cho đến lúc chết. Thạch Lam mồ côi cha từ năm lên bảy tuổi. Cảnh nhà khó khăn, bà mẹ phải tần tảo nuôi các con ăn học. Các anh của Thạch Lam đi Hà Nội thỉnh thoảng mới về. Thạch Lam và chị Thế ở nhà trông coi hàng tạp hóa cho mẹ. Những kỉ niệm thời thơ ấu đã đi theo ông suốt cuộc đời sáng tác. Chính những kỉ niệm êm đềm, trong sáng nơi phố huyện nhỏ đã nuôi dưỡng tâm hồn lãng mạn của Thạch Lam và có ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy nghệ thuật của Thạch Lam và đã in dấu đậm nét trong những sáng tác của ông. 15 tuổi Thạch Lam đã khai tăng bốn tuổi để được đi học bậc Thành chung, đỗ trường Cao đẳng tiểu học trường Canh nông, nhưng sau một năm ông xin thôi học trường trung học Albert sarraut để thi tú tài. Sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất ông thôi học ở trường về học ở nhà với mấy người anh.Sau đó, ông theo người anh Hoàng Đạo vào Sài Gòn, ở với anh thứ hai là Nguyễn Tường Cẩm đang làm tại sở canh nông. Được khoảng hai năm, Thạch Lam trở ra Hà Nội sống với gia đình để chuẩn bị sang Pháp du học thì Thạch Lam bỏ tú tài phần hai, mặc những lời trách cứ của các anh. Thạch Lam lấy vợ năm 25 tuổi. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Sáu người tỉnh Ninh Bình. Thạch Lam lấy vợ hoàn toàn vì tình yêu. Vợ ông là người NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 19 of 95. - 16 - K31D - Ng÷ V¨n Header Page 20 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 hiền lành, đảm đang. Bà luôn tạo điều kiện thuận lợi cho công việc sáng tác của Thạch Lam. Thạch Lam là người “thông minh nhất và cũng lãng mạn nhất nhà” (Thế Uyên). Trong cuộc sống, Thạch Lam là một con người khiêm nhường, bình dị. Ông không thích cuộc sống ồn ào, náo nhiệt ở đô thị, mà sống ở một ngôi nhà tranh vách gỗ bên hồ Tây. Ngôi nhà của Thạch Lam nhỏ nhắn, đơn sơ nhưng sạch sẽ và sáng sủa. Đây là nơi bạn bè ông đến nói chuyện văn chương. Đây cũng là nơi tư duy nghệ thuật trưởng thành và cũng là nơi rất nhiều tác phẩm của ông đã ra đời. Chính những yếu tố của hoàn cảnh riêng, của chính cuộc đời và con người đã tác động lớn đến sự hình thành tư duy nghệ thuật của Thạch Lam. Thạch Lam có tâm hồn lãng mạn, yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp, “chắt chiu cái đẹp” và sáng tác của ông chính là “sự tìm kiếm cái đẹp đã bị đánh mất”. Thạch Lam cho rằng một nhà văn thực sự có tài phải là người có thể cảm nhận được vẻ đẹp man mác khắp vũ trụ. Ông viết “Công việc của nhà văn là phát biểu cái đẹp ở chính chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, ông cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức”. Đây chính là quan điểm nghệ thuật khi viết văn của nhà văn. 1.2.2.2. Hoàn cảnh sống của Nam Cao Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1917 tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Sinh ra trong một gia đình trung nông, ở một vùng chiêm chũng giữa đồng bằng Bắc Bộ. Đây là miền quê của sự nghèo đói quanh năm, đời sống người dân khổ cực, dân cư thưa thớt vắng vẻ, tiêu điều “hẻo lánh tựa bãi tha ma”. Và gia đình Nam Cao cũng nghèo đói cái nghèo đói kéo dài đến ba đời. Do đó cái đầu tiên đập vào mắt ông chính là những khó khăn gian truân vất vả của gia đình. Vì cảnh nhà đông con (ba NguyÔn ThÞ H¹t Footer Page 20 of 95. - 17 - K31D - Ng÷ V¨n
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất