Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những giá trị nghệ thuật tiêu biểu của tranh dân gian việt nam tạo một điểm nhì...

Tài liệu Những giá trị nghệ thuật tiêu biểu của tranh dân gian việt nam tạo một điểm nhìn mới trong việc định hình giáo dục thẩm mỹ trong giai đoạn hiện nay

.PDF
12
99
80

Mô tả:

NHỮNG GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU CỦA TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM TẠO MỘT ĐIỂM NHÌN MỚI TRONG VIỆC ĐỊNH HÌNH GIÁO DỤC THẨM MỸ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Võ Văn Lạc - Trưởng bộ môn Mỹ Thuật Tạo Hình Khoa Nghệ Thuật Trường Đại học Đồng Tháp 1. Đặt vấn đề: Gíao dục nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay đang là một vấn đề thách thức lớn trước sự phát triển thời đại, những phương pháp giảng dạy chương trình đào tạo giáo viên nghệ thuật đã không còn sát hợp trước nhu cầu của xã hội. Các loại hình nghệ thuật đương đại phát triển, sự gắn kết và định hình phát triển thẩm mỹ dân tộc đang là một vấn đề cần được xem sét và coi trọng. Hệ thống giáo trình đào tạo giáo viên nghệ thuật của chúng ta hiện nay đang còn nặng tính thực hành, thiếu tính lí luận nghiên cứu, phân tích cảm thụ đáng giá sát thực những giá trị nghệ thuật của dân tộc, chính vấn đề đó chúng ta đang bỏ quên những giá trị nghệ thuật mà cha ông chúng ta để lại. Những giá trị biểu trưng từ tranh dân gian, nghệ thuật đình làng, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số … là một tài sản vô cùng to lớn đáng trân trọng và cần phải thiết lập nên một chương trình nghiên cứu nghiêm túc, nhằm lãnh hội những giá trị nghệ thuật đó trong giảng dạy và giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ. Có nhiều điểm lợi ích khi chúng ta trở về nghiên cứu di sản vốn cổ của cha ông làm nền tảng cho giáo dục thẩm mỹ, một là cung cấp nhiều vốn kiến thức cho sinh viên, qua đó giáo dục nên ý thức tự tôn dân tộc, tự hào những giá trị to lớn mà mỗi thế hệ trẻ phải biết phát huy và sáng tạo nên, nhằm nuôi dưỡng những giá trị nghệ thuật đó sống mãi với thời gian. Điều đáng nói ở đây trong các chương trình đào tạo giáo viên mỹ thuật cũng chỉ dừng lại những bài học cơ bản ở trường lớp, thiếu sự sát thực phù hợp với những gì sinh viên sau ra trường ứng dụng và giảng dạy, là một vấn đề nang giải cần phải nghiên cứu sâu hơn trong chiến lược phát triển giáo dục thẩm mỹ hiện nay. Thông qua những quan điểm, kiến thức phân tích những giá trị nghệ thuật dân gian dưới đây nhằm minh chứng cho những giá trị nghệ thuật có tính tiêu biểu của mỹ thuật dân tộc. 2. Những giá trị nghệ thuật và tính minh triết trong dòng tranh dân gian Việt Nam Trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi dòng tranh luôn tồn tại bản chất đặc trưng văn hoá, tâm linh của mỗi cộng đồng người.Tính triềt lí, tư duy sáng tạo trong tranh thể hiện âm hưởng của cuộc sống của ý thức hệ của từng cộng đồng người cụ thể. Cộng đồng đời sống tự nhiên luôn là mạch nguồn định hình tư duy sáng tạo của người dân trong quá trình sống lao động bởi lẽ “con người có sức mạnh tư duy, sáng tạo trên mọi lĩnh vực cuộc sống của con người và mọi hoạt động của con người”[9.43]. Người dân thông qua các hoạt động sinh sống của mình từ đó đi đến phát kiến ra những công cụ lao động, tranh ảnh và các đồ dùng sinh hoạt khác để cho ra đời những sản phẩm ngày nay người ta gọi là văn hoá Dân Gian (Folklore) 2.1. Tính minh triết trong tranh dân gian Đông Hồ : Sự hình thành và phát triển của dòng tranh dân gian Đông Hồ có những thành tựu cũng như ý nghĩa tác động vào tư duy duy người thưởng ngoạn mang một giá trị riêng.Từ sự hình thành môi trường công việc, chức năng của dòng tranh và tính phục vụ của dòng tranh đã tạo nên một giá trị thẩm mĩ, phản ảnh của tư duy nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Thông qua môi trường sống nông nghiệp “nó tác động chi phối nhiều hoạt động, tư duy và lao động của con người, trong điều kiện đó con người sáng taọ ra các sản phẩm văn hoá, các loại hình văn hoá nông nghiệp,nghệ thuật mang dấu ấn vùng, miền gắn với môi trường”[9.34].Từ sự hình thành và phát triển ý thức hệ và tư duy lao động có tính vùng, miền làm cho dòng tranh Đông hồ có giá trị minh triết riêng biệt . Tính minh triết trong tranh dân gian Đông Hồ chia ra nhiều mảng chúc tụng và thờ cúng ở mỗi thể loại các nghệ nhân đi sâu khắc hoạ những nét tiêu biểu, tinh thần sinh hoạt và đời sống tâm linh của người dân làng hồ; những bức tranh như Đàn lợn, một bức tranh thuộc về mảng chúc tụng, vào những ngày tết người dân lạc việt mua về để dán vào những ngôi nhà làm vui nhà vui của.Nghệ nhân đã khéo khắc hoạ hình tượng đàn lợn to béo ủn nũng, sự nhấn và tạo tạc trên hình thể các con lợn, hình tựơng vòng xoáy âm dương khắc hoạ ý đồ minh triết rất cụ thể qua tác phấm “ chính vòng âm dương và hình tượng con lợn đã chứng tỏ một nội dung liên quan chặt chẽ đến thuyết âm dương ngũ hành “[7.37]. Sự sắp xếp các con lợn quay quần bên nhau, giữa đàn lợn con và lợn mẹ hoà nhịp vào nhau thể hiện sự sinh sôi nảy nở, tạo ra một bố cục chặt chẽ. Sự phân chia mảng lớn và mảng nhỏ, cách bố trí các mảng màu “ trong như xanh tự nhiên –chàm –vàng hoa hiên, đỏ -son trắng -điệp, đen –tro than, nâu -củ nâu “ [10.228] phối hợp vào nhau tạo ra gam màu “ tươi sáng nội dung vui vẻ, ngộ nghĩnh, đơn giản hoá các khái niệm của triết học và tinh thần “[10. 228] thông qua bức tranh đàn lợn đã thể hiện được quan niệm triết lí của người việt cổ, họ biết khái quát cô động các hình tượng của đời sống những con vật để thể hiện tính khát vọng cầu mong cho cuộc sống của họ. “ Không những thế tranh đàn lợn còn chứng tỏ nguyên lí trong sự vận động của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành “ [7.40] Trong mạch nguồn ý thức sáng tạo khác người nghệ nhân làng hồ tìm kiếm phương thức sáng tạo, và thể hiện tính tư tưởng khác như bức tranh Thầy đồ cóc đây là bức tranh giàu ý vị có giá trị tư tưởng minh triết biểu tượng cho một nét văn hoá phương Đông.Các nghệ nhân đã miêu tả trong bức tranh là cả thế giới cóc, nhái ễnh ương rất nhộn nhịp trong lớp học với một thầy ếch ngồi chễm chệ trên chiếc sập đang dạy học. Hình tượng sinh vật, nhưng chúng lại có hành động nhân cách hoá như con người “trong tổng thề bố cục bức tranh các nghệ nhân có ý thức đặc vào dòng chữ ( Lão oa đọc giảng) tức là ông ếch một mình ngồi giảng dạy. Hình tựơng con cóc có vai trò to lớn trong quan niệm dân gian, thông qua hình tượng con cóc, các nghệ nhân đã khắc hoạ tính đề cao cội nguồn vai trò của con cóc trong các sinh vật “ con cóc là cậu ông trời.Ai mà đánh nó thì trời đánh cho đã đi vào tâm thức của người lạc việt. Sự đề cao hình tượng cũng là sự phụng thờ hình tượng có cội nguồn “Bức tranh thầy đồ cóc là chính là một mật ngữ hướng thế hệ con cháu tìm về cội nguồn tổ tiên “[7.45] đó là trung tâm có tính đặc sắc của bức tranh, thế hiện chiều sâu minh triết quan niệm của ngưởi dân lạc việt. Với mảng tranh khác có tính lễ hội sinh hoạt của người dân lạc việt, các nghệ nhân đã khắc hoạ hình tượng hai con trâu đang chọi nhau trong bức tranh Chọi trâu ngoài sự ước lệ không gian và cường điệu hình tượng con trâu tạo thêm sự dũng mãnh trong sự vương sức thế mạnh. Hình thức bố cục vững chải mang trong thể thức bố cục hình chữ nhật, và tạo sự đối xứng cân đối có tính hoàn chỉnh, sự kết hợp các gam màu đơn giản, lấy màu đen làm chủ đạo, phối hợp với gam màu lục tạo sự đồng điệu trong gam màu. Tính minh triết trong bức tranh ngòai việc khái quát hoá hình tượng lá cờ ngũ sắc, nghệ nhân lại có ý đồ nhấn mạnh vòng xoáy trên thân của hai con trâu đang chọi, trên mình hai con trâu tổng cộng là chín vòng xoắn, đây chính là độ số của hình kinh trên Hà Đồ (H số 4 và 9)[7. 56] như vậy các nghệ nhân ngoài sự thể hiện cái đẹp hình thức họ có chú ý đến các tính minh triết trùng khớp trong Hà Đồ . Đời sống tự nhiên và cộng đồng thôn xã Việt Nam cũng tạo điều kiện cho người nông dân có cách hình thức tiếp cận tính triết lí về con người và vũ trụ để sáng tạo ra những giá trị “ văn hoá nghệ thuật là sản phẩm trí tuệ của con người được nảy sinh trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử con người”[10.31] 2.2. Quan niệm triết lí trong tranh dân gian đông Hồ: Sự hình thành và phát triển của dòng tranh dân gian Đông Hồ có những thành tựa cũng như ý nghĩa tác động vào tư duy người thưởng ngoạn mang một giá trị riêng. Từ sự hình thành, môi trường công việc, chức năng của dòng tranh và tính phục vụ của dòng tranh đã tạo nên một giá trị thẩm mĩ, phản ánh của tư duy nông nghiệp, của nông thôn Việt Nam. Thông qua môi trường sống nông nghiệp “nó tác động chi phối nhiều hoạt động, tư duy và lao động của con người, trong điều kiên đó con người sáng taọ ra các sản phẩm văn hoá, các loại hình văn hoá nghệ thuật mang dấu ấn vùng, miền gắn với môi trường”[9.34]. Từ sự hình thành và phát triển ý thức và hệ thống tư duy lao động có tính vùng miền làm cho dòng tranh Đông hồ có giá trị minh triết riêng biệt . Tính minh triết trong tranh dân gian Đông Hồ được chia ra nhiều mảng chúc tụng và thờ cúng… ở mỗi thể loại các nghệ nhân đi sâu khắc hoạ những nét tiêu biểu, tinh thần sinh hoạt và đời sống tâm linh của người dân làng hồ; những bức tranh như Đàn lợn là một bức tranh thuộc về mảng chúc tụng, vào những ngày tết người dân Lạc Việt mua về để dán vào ngôi nhà tạo không khí vui tươi trong ngày xuân.Nghệ nhân đã khéo khắc hoạ hình tượng đàn lợn to béo ủn nũng, hình khối no tròn, sự tạo tác trên hình thể các con lợn vòng xoáy âm dương khắc hoạ ý đồ minh triết rất cụ thể qua tác phấm, theo Nguyễn Vũ Tuấn Anh “ chính vòng âm dương và hình tượng con lợn đã chứng tỏ một nội dung liên quan chặt chẽ đến thuyết âm dương ngũ hành “[7.37].Sự sắp xếp các con lợn quay quần bên nhau, giữa đàn lợn con và lợn mẹ hoà nhịp vào nhau thể hiện sự sinh sôi nảy nở, tạo ra một bố cục chặt chẻ. Sự phân chia mảng lợn và mảng nhỏ, cách bố trí các mảng màu “ trong như xanh tự nhiên –chàm –vàng hoa hiên, đỏ -son- trắng -điệp, đen –tro than, nâu -củ nâu “ [11.228] phối hợp vào nhau tạo ra gam màu “ tươi sáng nội dung vui vẻ, ngộ nghĩnh, đơn giản hoá các khái niệm của triết học và tinh thần”[11.228.] thông qua những bức tranh đàn lợn đã thể hiện được quan niệm triết lí của Người Việt cổ, chính họ đã biết khái quát cô đọng các hình tượng của đời sống những con vật để thể hiện tính khát vọng cầu mong cho cuộc sống,“Không những thế tranh “ đàn lợn “ còn chứng tỏ nguyên lí trong sự vận động của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành “ [7.40] Trong mạch nguồn ý thức sáng tạo khác người nghệ nhân làng hồ tìm kiếm phương thức sáng tạo, và thể hiện tính tư tưởng khác bức thanh Thầy đồ cóc“ đây là bức tranh có ý vị về nội dung, giá trị tư tưởng minh triết biểu tượng sáng tạo ra một nét văn hoá Phương Đông. Các nghệ nhân đã miêu tả “ trong bức tranh là cả một thế giới cóc, nhái, ễnh ương rất nhộn nhịp trong lớp học với một thầy ếch ngồi chễm chệ trên chiếc sập đang dạy học . Hình tượng sinh vật, nhưng chúng lại có hành động nhân cách hoá như con người “trong tổng thể bố cục bức tranh các nghệ nhân có ý thức đặc vào dòng chữ “Lão oa đọc giảng “ tức là ông ếch một mình ngồi giảng dạy. Hình tựơng con cóc có vai trò to lớn trong quan niệm dân gian, thông qua hình tượng con cóc, các nghệ nhân đã khắc hoạ tính đề cao cội nguồn vai trò của con cóc trong các sinh vật “ con cóc là cậu ông trời. Ai mà đánh nó thì trời đánh cho” đã đi vào tâm thức của người Lạc Việt. Sự đề cao hình tượng cũng là sự phụng thờ hình tượng có cội nguồn “ Bức tranh thầy đồ cóc là chính là một mật ngữ hướng thế hệ con cháu tìm về cội nguồn tổ tiên “[7.45] đó là trung tâm có tính đặc sắc của bức tranh, thể hiện chiều sâu minh triết quan niệm của người dân Lạc Việt. Với mảng tranh khác có tính lễ hội sinh hoạt của người dân, các nghệ nhân đã khắc họạ hình tượng hai con trâu đang trong tư thế chọi nhau trong bức tranh Chọi trâu, ngoài sự ước lệ không gian và cường điệu hình tượng con trâu tạo thêm sự dũng mãng trong sự vương sức thế mạnh. Hình thức bố cục vững mạnh trong thể thức bố cục hình chữ nhật tạo lên cảm giác cân bằng, và tạo sự đối xứng cân đối có tính hoàn chỉnh, sự kết hợp các gam màu đơn giản, với gam màu đen làm chủ đạo, phối hợp với gam màu lục tạo sự đồng điệu trong gam màu hài hòa trong bức tranh. Tính minh triết trong bức tranh ngoài việc khái quát hoá hình tượng lá cờ ngũ sắc, nghệ nhân lại có ý đồ nhấn mạnh vòng xoáy trên thân của hai con trâu đang chọi “Trên mình hai con trâu tổng cộng là chín vòng xoắn. Đây chính là độ số của hình kinh trên Hà Đồ (Độ số 4 và 9)”[ 7.56] như vậy các nghệ nhân ngoài sự thể hiện đẹp hình thức họ có chú ý đến các tính minh triết trùng khớp trong Hà Đồ . Đời sống tự nhiên và cộng đồng thôn xã việt nam cũng tạo điều kiện cho người nông dân có cách hình thức tiếp cận tính triết lí về con người và vũ trụ, để sáng tạo ra những giá trị “văn hoá nghệ thuật là sản phẩm trí tuệ của con người được nảy sinh trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử con người”[9.39] Trên tinh thần sáng tạo nghệ thuật dân gian được tích lũy từ đời này đến đời khác, mang những tố chất nồng hậu, chấn chất của nếp sống quê nhà của người Việt Nam ở bắc bộ, ngoài ra tranh dân gian mang một giá trị biểu trưng giàu tính triết lý của một lối tư duy đầy tính triết học của người Phương Đông. Trong toàn hệ thống tranh dân gian Đông Hồ Việt Nam ngoài một số tranh mang tính lịch sử chúc tụng phê phán thói hư tật xấu của người dân và còn phản ánh nên một cuộc sống mới tinh thần mới trong bức tranh. Yếu tố châm biếm trong tranh, được khắc họa vào những con người cụ thể đặc biệt hệ thống quan lại của xã hội phong kiến Việt Nam, thì tranh dân gian Đông Hồ còn tồn tại nhiều bức tranh mang một giá trị triết lý sâu sắc như chăn trâu thổi sáo, phú quý, ngũ hổ, đàn lợn, đàn cá, tam dương khai thái, chọi trâu, nhân nghĩa, lễ trí,vinh hoa,… những tác phẩm đó mang một giá trị nghệ thuật và một giá trị tư tưởng vô cùng sâu sắc và to lớn trong tư duy sáng tạo của người nông dân Việt Nam, từ đây chúng ta có một cái nhìn về quan niệm về tư duy triết của người nông dân Việt Nam có một tầng thức suy nghĩ phán đoán trước những hiện tượng cuộc sống, và chính điều đó tác động vào tâm thức tạo hình của họ có một ý nghĩ về tự nhiên về vũ trụ rất lớn lao.Chính điều đó tạo ra một giá trị nghệ thuật đặc sắc của một dòng tranh tiêu biểu của dân tộc. Những giá trị ở đây mang một yếu tố điển hình giá trị triết lý trong tranh dân gian Đông Hồ là một tư duy riêng biệt của ý nghĩ biểu trưng một tư duy nông nghiệp, điều đó không trùng lặp với tranh thủy mạc cuả Trung Quốc, hay tranh khắc gỗ của Nhật Bản, vừa mang ý nghĩ chất phác vừa biểu hiện tinh thần chân chất của người nông dân Việt Nam Điều triết lí được khắc họa trong tranh không phải là một thứ triết học thuần túy, mà là một sự quan niệm cuộc sống nhân sinh, và có những bức tranh được rút ra từ các tư duy triết học của Phương Đông, từ thuyết ngũ hành, triết lí âm dương của vũ trụ, điều đó cho chúng ta thấy rằng dòng tranh dân gian Đông Hồ vẫn ảnh hưởng tư duy hình tượng theo lối tư duy Phương Đông. Triết lí trong tranh Đông Hồ thông qua một số bức tranh như Ngũ Hổ là một tư duy nghệ thuật sắc bén, từ cấu tứ bức` tranh sử dụng màu sắc trong tranh và cách tạo nên tính tâm linh huyền diệu tromg tranh. Những tác phẩm biểu hiện triết lí như tranh thờ ngũ hổ, đàn lợn, đàn cá, tranh trê và cóc, tam dương khai thái, chọi trâu, đại cát, lễ trí nhân nghĩa, vinh hoa, phú quý, tứ quý, chăn trâu, nhất tượng phước lộc điền, mỗi bức tranh biểu hiện mang một giá trị nội dung riêng biệt, tượng trưng cho một giá trị sinh động về mặt tư tưởng và tính nhân văn của người Việt Nam.Chính những giá trị đó tạo dựng cho đời sống mĩ thuật của người Việt Nam dưới một góc nhìn có tính tâm linh, dựa vào các đề tài và những bức` tranh đã thổi hồn vào đời sống của họ mang một giá trị riêng biệt. Tranh thờ ngủ hổ là một bức tranh biểu hiện tính minh triết tiêu biểu của dòng tranh gian gian đồng hồ “Ngũ hổ có xuất xứ từ một nền minh triết nến tảng là học thuyết của vũ trụ quan cổ là học thuyết của âm dương ngũ hành”[7.21] khẳng định cho điều đó biểu lộ trong tác phẩm ngũ hổ có những giá trị triết lí tồn tại trong phương thức xây dựng hình tượng nhân vật trong tranh không phải như dân gian người ta thường quan niệm hổ là hình tượng hung dữ là chúa tể của sơn lâm mà người dân thờ cúng mà hình tượng chú hổ “ là một biểu tượng được lựa chọn để thể hiện sự vật động của ngũ hành”[7.21] như vậy hình tượng chú hổ nằm trong niêm luật của sự vật động ngũ hành, cùng với hình tượng đó các nghệ nhân phối hợp các họa tiết các hình tượng biểu trưng cho một quan niệm triết trong hệ thống màu sắc, toàn bộ bức tranh là hệ thống hình vuông khép kín hình chữ nhật, vây xung quanh bố cục là năm chú hổ, tượng trưng cho năm màu khác nhau, màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, màu trắng tượng trưng cho hành kim, màu xanh tượng trưng cho hành mộc, màu đen tượng trưng cho hành thủy và điều đặc biệt ngay chính giữa bức tranh hổ bố trí chú hổ màu vàng tượng trưng cho hành thổ “ theo thuyết âm dương ngũ hành, hành thổ là sự quy tang của bốn hành kia trong chu kỳ vận động của ngũ hành “[7.21], chính vì vậy chú hổ màu vàng được xây dựng lớn hơn cả có vai trò quyết định cùa bức tranh. Sự tổng hòa các mối quan hệ màu sắc trong tranh ngũ hổ là một sự hội tụ vũ trụ trong một bức tranh, chính yếu tố đó bức tranh ngủ hổ vừa biểu hiện những giá trị tư tưởng triết lí, mà còn cho chúng ta thấy tính thẩm mỹ dân gian có một giá trị hiện đại trong cách dùng màu, để tạo ra một bảng màu tươi sáng rực rỡ. Nằm trong mạch triết lí đó của tranh dân gian Đông Hồ bức tranh đàn lợn cũng mang ý nghĩa triết lí khác, các nghệ nhân đã khai thác từng chi tiết mang tính biểu tượng sinh động “ bức tranh như một lời chúc lành cho một năm mới tốt đẹp” [4.37] ngoài ra bức tranh đàn lợn mang một ý nghĩa ý vị bằng sự khắc chạm hình tượng vòng tròn âm dương trên cơ thể hình tượng của con lợn mang một giá trị triết lý một tố chất giàu tính Phương Đông, sự khắc chạm đó biểu trưng cho một ý nghĩa sinh động trên tinh thần cầu mong cho những ngày xuân vui tươi an lành ước muốn mang lại cho cuộc sống sinh sôi nảy nở cháu con tràn đầy, hình tượng chú lợn mẹ gợi lên cho người ta một sự liên tưỏng tốt về sự sung mảng và tràn đầy sức sống, xung quanh hình tượng chú lợn mẹ vây quanh chú lợn mẹ, các chú lợn con vui đùa ủn ỉn tạo ra một không khí vui tươi. Giá trị tiểu biểu trong tất cả hình tượng chú lợn sự khái quát với hình chữ nhật và quy tụ tổng thể bức tranh cũng là cấu trúc hình chữ nhật, và chính điều đó sự quan hệ với vòng xoáy âm dương tạo ra một sự vuông tròn hòa quyện vào nhau như đất trời vạn vật, mẹ con đang quyện hòa thành một thể thống nhất, tình yêu thương mẫu tử như đang gắn chặt nhau. Không phải điều ngẩu nhiên các nghệ nhân chỉ đưa các hình tượng âm dương vào trong tranh để trang trí cho bức tranh mà chính điều đó mang một tinh thần triết lí có tính bí ẩn và “liên quan đến học thuyết ngũ hành”. Về mặt màu sắc trên tranh tạo ra sự hài hòa theo sự tương phản các cặp màu xanh lục (mộc) đặt cạnh màu đỏ (hỏa) vàng (thổ)đặt cạnh xanh lục (mộc)… chính yếu tố đó tạo ra sự va đập màu sắc tươi sáng rực rỡ, những đường nét to khỏe chất phác tạo nên tố chất chân chất của người nông dân Việt Nam . Tranh thầy đồ cóc là một tác phẩm tiêu biểu điển hình mang một giá trị đặc trưng trong các bức tranh dân gian Đông Hồ. Bởi nó phản phất tinh thần văn hóa dân tộc có từ ngàn đời. Trong dân gian con cóc là hình tượng thiên liêng mang tính tâm linh của người Việt Nam, bởi”con cóc là cậu ông trời”, hình tượng ấy cứ đi vào dân gian từ đời này sang đời khác.Các hình tượng trong bức tranh là sự tổng thể các loại cóc nhái to nhỏ lớn bé khác nhau, hình tượng chú cóc lớn (ông thầy đồ) đang ngồi chễm chệ trên bàn và kiểm tra bài học trò của mình, còn các chú cóc, nhái xung quanh thay nhau làm những công việc nhà, chính những công việc đó phẩn phất nên tình cảm, một lối giáo dục mang tính phong kiến của nếp giáo dục Việt Nam.Qua bức tranh đó nói lên một cái nhìn châm biếm và có tính phê phán của ông cha ta về một lối giáo dục mà tồn tại hằng ngàn năm.Nằm trong những bức tranh mang tố chất đặc trưng và biểu hiện giá trị triết lý nổi bật nhất là bộ tranh lễ trí, nhân nghĩa, vinh hoa phú quý, bốn bức tranh thể hiện bốn nội dung khác nhau với những cầu chúc, khác vọng sự bụ bẫm cho những đứa bé, thể hiện sự phú túc và ngay thơ thiên thần, ý nghĩa sâu xa cho những bức tranh này “nhận thấy một tư duy tiếp nối là hệ quả của thuyết vũ trụ quan cổ. Đó là thuyết ngủ hành âm dương “[7.71] bốn bức tranh tượng trưng cho bốn mùa là, tứ trụ, tứ bình, tứ bảo, tứ bất tử…vv, điều đó cũng là tượng trưng cho bốn mùa khác nhau trong năm. Hơn nữa bốn bức tranh bốn hình tượng chú bé bầu tròn và ôm những con vật có tính ước lệ tượng trưng dùng để biểu thị một ý nghĩa triết lý cho bức tranh như bức nhân nghĩa hình tượng chú bé ôm cóc là con vật khó có thể gần gủi với đời sống của người dân những với tư duy triết lí của người nông dân họ đã biến hình tượng mang tính biểu trưng ước lệ trọng tâm thức người dân, hình tượng quen thuộc. Hay trong bức tranh lễ trí hình tượng chú bé ôm rùa là một con vật có tính linh thiêng mang một giá trị văn hóa cội nguồn từ thời xa xưa, qua đó nói lên một ý nghĩa biểu trưng về văn hóa có tính văn hiến của dân tộc. 2.3. Quan niệm triết lí biểu trưng trong tranh Hàng Trống ; Tính triết lí trong tranh dân gian Hàng Trống; Sự hình thành và phát triển của tranh dân gian Hàng Trống phản ảnh tư duy sáng tạo đặc biệt của cộng đồng, tầng lớp đặc trưng của xã hội Việt Nam trong giai đoạn thế kỉ XVIII.Sự tinh xảo trong kĩ thuật và chế tác tranh mang tính trí tuệ phản ảnh tư duy thành thị của người dân qua những tác phẩm. Cộng đồng xã hội tạo nên những nét thẫm mĩ có giá trị . “Nó có ý nghĩ vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá của cộng đồng, nhu cầu không thể thiếu vắng trong xã hội nó góp phần hình thành nhân cách con người, thúc đẩy hăng say lao động, sáng tạo văn hoá, phát triển tư duy con người, sáng tạo ra những sản phẩm mang tính văn hoá thể hiện tài năng, trí tuệ, tri thức hiểu biết, thông minh tài hoa của nhân dân”.[10.23-24]. Tranh Hàng Trống cũng không nằm ngoài quy luật đó, đem lại những giá trị bất hủ, thể hiện minh triết tiêu biểu thông qua những bức tranh Lưỡng nghi sinh tứ tượng “ qua bức tranh mà tự nó đã khẳng định tính minh triết trong cách xây dựng hình tượng và cách bố cục và kí hiệu trên bức tranh.Trên tay hình tượng đứa bé cầm thái cực đồ biểu tượng cho thái cực sinh lưỡng nghi lưỡng nghi sinh tứ tượng tứ tượng sinh bát quái”. Hơn nửa hình tượng hai chú bé có bốn thân hình biểu tượng của “tứ tượng”, bốn đứa bé kết cấu bố cục lại tạo thành hình vuông biểu tượng cho “Âm’.Trên bức tranh lại khắc hoạ hình tượng con rùa tượng trưng cho nền văn hoá có chữ viết của Lạc Việt, sự kết cấu sắp xếp hình tượng chú bé đứng trên lưng rùa là một dấu hiệu tượng trưng sắc sảo có ý đồ về nguồn gốc và dòng giống Lạc Việt. Tính tâm linh làm nên một tư duy của tranh Hàng Trống trong đó tính tư tưởng trong từng bức tranh biểu hiện một giá trị riêng biệt mang nhiều yếu tố tạo hình. Sự đan xen giữa sử lý hình tượng và bố cục màu sắc và tính linh hoạt trong họa tiết của tranh là cho bức tranh lại có một sức sống mạng mẽ với thời gian; mặc dù hiện nay tranh Hàng Trống không còn nữa nhưng ngày nay vẫn còn đó có những giá trị tiêu biểu điển hình của một thời in dấu ấn qua bao nhiên thế hệ. Từ những giá trị và tính tư tưởng trong tranh dân gian Hàng Trống tác động đến thế hệ hôm nay những giá trị về nhận thức cái đẹp của cha ông chúng ta. Thông qua đó chúng ta có một cái nhìn tòan diện hơn trong việc định hướng và gióa dục đào tạo gióa viên mỹ thuật, liệu những giá trị trong kho báu của dân tộc có nên chăng nghiên cứu có hệ thống và đưa vào giảng dạy chính thức trong nhà trường một cách bài bảng. Từ đó định hướng thẩm mỹ cho thế hệ trẻ hiện nay của chúng ta Kết luận: Nhìn nhận một cách tổng quát về giá trị điển hình của nghệ thuật trong tranh dân gian tồn tại nhiều tầng thức thẩm mỹ, chứa đựng những tinh hoa và vốn quý của dân tộc, đã được sàn lọc qua bao nhiêu thời gian, cho nên đã tạo nên những giá trị riêng biệt không lẫn với bất cứ với dòng tranh nào trên thế giới. Giáo dục nghệ thuật của chúng ta ngày nay có xu hướng hướng ngoại hơn là hướng nội, chú trọng nghiên cứu những giá trị tiêu biểu của nhân loại làm nền tảng đưa vào giảng dạy trong nhà trường đặc biệt trong chương trình đào tạo giáo viên mỹ thuật cho các trường phổ thông, những môn học( học phần) như Hình họa, Trang trí, Bố cục, Ký họa và những môn thường thức mỹ thuật… chỉ giải quyết về vấn đề đào tạo kỹ năng thực hành vốn kiến thức cơ bản của chuyên ngành mình nghiên cứu. Để thẩm thấu và mở mang tri thức và cảm nhận sâu về giá trị thẫm mỹ nhằm khơi hứng sáng tạo trong dạy và học của thầy trong các trường phổ thông cần phải nghiên cứu sâu những mảng kiến thức liên quan về nghệ thuật dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật dân gian. Chính sự quay trở về nghiên cứu những thành tựu cha ông cho nên chúng ta có cơ hội sâu hơn và tiếp xúc với các hệ thống kiến thức của các môn liên ngành làm cơ sở lí luận trong nhận định và đánh giá thẩm mỹ trong học sinh phổ thông. Những phân tích chuyên sâu về lượng kiến thức và những giá trị nghệ thuật dân gian của tranh dân gian Việt Nam trên nhằm làm rõ những giá trị và nét điển hình có tính minh triết của tư duy sắc bén của nghệ thuật dân gian của cha ông chúng ta, là nền tảng cho mỗi chúng ta tiến sâu hơn kho tàng mỹ thuật của dân tộc, làm hành trang trong giáo dục và đào tạo nghệ thuật hôm nay. Tài liệu tham khảo [1] Trần Lâm Bền(1993) Hình Tượng Con Người Trong Nghệ Thuật Tạo Hình Truyền Thống,NXB Mỹ Thuật, [2] Nguyễn Quân (2005) Con Mắt Nhìn Cái Đẹp, NXB Mỹ Thuật, [3] Nguyễn Quân- Phan Cẩm Thượng(1991) Mỹ thuật ở làng, NXB Mỹ Thuật Hà Nội, [4] Nguyễn Bá Vân- Chu Quang Trứ( 1984) Tranh dân gian Việt Nam, NXB Văn Hóa, [5] Hòai Lam(1991)Bịên chứng về đời sống thẩm mỹ và nghệ thuật, NXB Trẻ, [6] Viện nghệ thuật- Bộ văn hóa(1976)Về tính dân tộc của nghệ thuật tạo hình, NXB Văn Hóa, [7] Nguyễn Vũ Tuấn Anh (2002)Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam,NXB VHTT, 2002 [8] Nguyễn Đình Như(2002)Tìm hiểu và ứng dụng học thuyết ngũ hành.NXB Văn Hóa Dân Tộc, [9] Vương Hòang Lực(2007) Nguyên lí hội họa trắng đen, NXB Mỹ Thuật, [10] Lê Ngọc Canh,(1999) Văn hóa dân gian Việt Nam – Những Thành Tố, NXB VHTT, [11] Nguyễn Quân- Phan Cẩm Thượng(1989) Mỹ thuật của người việt, NXB Mỹ Thuật Hà Nội,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Mau 5 datn...
14
666
69