Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những đóng góp của thơ, phú nôm nguyễn huy lượng ...

Tài liệu Những đóng góp của thơ, phú nôm nguyễn huy lượng

.PDF
155
4
147

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Phi Oanh NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA THƠ, PHÚ NÔM NGUYỄN HUY LƯỢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Phi Oanh NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA THƠ, PHÚ NÔM NGUYỄN HUY LƯỢNG Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐOÀN THỊ THU VÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào . Người thực hiện Trần Phi Oanh LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam với đề tài Những đóng góp của thơ, phú Nôm Nguyễn Huy Lượng, tôi đã nhận được sự quan tâm của Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh cùng quý thầy cô giảng dạy các chuyên đề thuộc ngành Văn học Việt Nam (Cao học khóa 27 – Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh). Đặc biệt, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn rất tận tình của PGS.TS. Đoàn Thị Thu Vân, người trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu đề tài này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Đoàn Thị Thu Vân, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, quý thầy cô phòng Sau Đại học của trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh cũng như gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua để hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Người thực hiện Trần Phi Oanh MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG .......................................................................... 8 1.1. Thời đại Tây Sơn ............................................................................................. 8 1.1.1. Bối cảnh xã hội thế kỉ XVIII .................................................................. 8 1.1.2. Phong trào Tây Sơn với sự nghiệp bảo vệ và thống nhất đất nước ........ 9 1.1.3. Vua Quang Trung xây dựng đất nước .................................................. 12 1.2. Văn học Nôm thời Tây Sơn ........................................................................... 14 1.2.1. Văn học thời Tây Sơn ........................................................................... 14 1.2.2. Văn học Nôm thời Tây Sơn .................................................................. 19 1.3. Tiểu sử và các tác phẩm thơ, phú Nôm của Nguyễn Huy Lượng ................. 24 1.3.1. Tiểu sử Nguyễn Huy Lượng ................................................................. 25 1.3.2. Các tác phẩm thơ, phú Nôm của Nguyễn Huy Lượng ......................... 27 Chương 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ NỘI DUNG CỦA THƠ, PHÚ NÔM NGUYỄN HUY LƯỢNG ................................................................... 31 2.1. Cảm hứng về con người................................................................................. 31 2.1.1. Về người phụ nữ ................................................................................... 31 2.1.2. Về người trí thức ................................................................................... 56 2.2. Cảm hứng về thiên nhiên ............................................................................... 68 2.3. Cảm hứng về thời đại..................................................................................... 79 Chương 3. NHỮNG ĐÓNG GÓP NGHỆ THUẬT CỦA THƠ, PHÚ NÔM NGUYỄN HUY LƯỢNG ................................................................... 93 3.1. Những đóng góp về nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Huy Lượng .............. 93 3.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của thơ Nôm Đường luật ... 93 3.1.1.1. Những điều kiện hình thành và phát triển của thơ Nôm Đường luật ............................................................................... 93 3.1.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của thơ Nôm Đường luật trong lịch sử văn học dân tộc nói chung và thời Tây Sơn nói riêng .................................................................... 94 3.1.2. Những đóng góp về kết cấu và ngôn ngữ của thơ Nôm Nguyễn Huy Lượng ............................................................................................ 97 3.1.2.1. Kết cấu ....................................................................................... 97 3.1.2.2. Ngôn ngữ.................................................................................. 107 3.2. Những đóng góp về nghệ thuật của phú Nôm Nguyễn Huy Lượng ........... 117 3.2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của phú Nôm trong lịch sử văn học dân tộc nói chung và thời Tây Sơn nói riêng ........................ 117 3.2.2. Những đóng góp về kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu của phú Nôm Nguyễn Huy Lượng ............................................................................ 119 3.2.2.1. Kết cấu ..................................................................................... 119 3.2.2.2. Ngôn ngữ.................................................................................. 126 3.2.2.3. Giọng điệu ................................................................................ 131 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 144 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế chân vạc của vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn đã đẩy đất nước vào đêm trường khủng hoảng. Các cuộc khởi nghĩa nông dân đã diễn ra khắp nơi. Đỉnh cao là phong trào Tây Sơn của ba anh em nhà họ Nguyễn. Tây Sơn Nguyễn Huệ đã thống nhất đất nước, đã đánh tan đạo quân xâm lược Xiêm, Thanh, đã viết thêm những trang sử vàng chói lọi trong công cuộc giữ nước. Đồng thời, vua Quang Trung đã đề ra những chính sách sáng suốt để củng cố chính quyền, cải cách kinh tế, phát triển văn hóa giáo dục và bình đẳng ngoại giao. Tuy chưa hoàn thành sứ mệnh lịch sử nhưng vương triều Tây Sơn đã mở ra một thời đại mới cho đất nước, dân tộc. Bối cảnh mới của thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc đến diện mạo văn học. Văn học thời Tây Sơn tạo nên những bước chuyển rộng khắp và mang đậm dấu ấn thời đại. Một giai đoạn văn học mới thay đổi cả về chất và lượng. Đặc biệt, văn học Nôm thời Tây Sơn đã đạt những thành tựu to lớn, phong phú về thể loại và đa dạng về tư tưởng. Rõ ràng, thời Tây Sơn, văn học nói chung và văn thơ Nôm nói riêng đã khẳng định trình độ nghệ thuật tinh xảo, đã tạo nên một không khí văn học đầy sức sống, đã có những đóng góp đáng kể cho văn học dân tộc. Đến nay, tài liệu về tác giả Nguyễn Huy Lượng vẫn chưa đầy đủ, thống nhất và toàn diện. Vì vậy, một kết luận đồng bộ về tư tưởng của Nguyễn Huy Lượng hãy còn để ngỏ. Tuy nhiên, phạm vi thống nhất trong các công trình, tài liệu nghiên cứu chỉ hướng về sở tài văn chương của tác giả họ Nguyễn Huy. Vì vậy, người nghiên cứu nên có một khoảng cách nhất định, một cái nhìn khách quan, một tư tưởng rạch ròi giữa vấn đề chính trị và văn học khi tìm hiểu về Nguyễn Huy Lượng. Tuy số lượng tác phẩm hiện nay còn lại không nhiều và có nhiều lầm lẫn do biến thiên thời cuộc nhưng những đóng góp về nội dung và nghệ thuật của thơ, phú Nôm Nguyễn Huy Lượng thật đáng kể. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Theo tiến trình thời gian, chúng tôi tìm thấy những công trình, những bài viết có liên quan đến tác giả và những tác phẩm của Nguyễn Huy Lượng: 2 Phú Nôm gồm hai tập của Thái Phong Vũ Khắc Tiệp biên tập, được in lần thứ nhất ở Việt văn thư xã, Vịnh Hưng Long thư quán, Hà Nội năm 1931 đã trình bày một số phép làm phú và liệt kê những tác phẩm phú tiêu biểu, trong đó có Tụng Tây Hồ phú của Nguyễn Huy Lượng. Quốc văn đời Tây Sơn của Hoàng Thúc Trâm của nhà xuất bản Sông Nhị, Hà Nội năm 1950 đã trình bày những vấn đề then chốt về Lịch sử quốc văn đời Tây Sơn và một số lời bình về Tụng Tây Hồ phú của Nguyễn Huy Lượng. Văn học Tây Sơn của Phạm Văn Đang, Lửa Thiêng, xuất bản lần thứ nhất năm 1973 đã nêu lên đặc điểm văn học Tây Sơn về phương diện tư tưởng và nghệ thuật. Đồng thời, tác giả còn trình bày tiểu sử, tác phẩm, tổng luận và hai bài phú và thơ về hồ Tây đặc sắc của Nguyễn Huy Lượng. Nguyễn Đổng Chi, Phương Tri trong Tạp chí văn học thơ ca Việt Nam số 4 năm 1973, từ trang 103 đến trang 117 có viết bài “Nguyễn Huy Lượng và bài phú Tụng Tây hồ”. Với bài báo này, tác giả đã khái quát khá trọn vẹn và đầy đủ những đóng góp về mặt nội dung và nghệ thuật của Tụng Tây Hồ phú. Đồng thời, để càng tô đậm cái hay của Tụng Tây Hồ phú, tác giả bài báo còn tiến hành so sánh nội dung bút chiến giữa phú họ Nguyễn Huy với Chiến tụng Tây Hồ phú của Phạm Thái. Nguyễn Hữu Sơn đã phiên âm, chú giải và giới thiệu tập thơ một trăm bài Cung oán thi của nhà xuất bản Văn hoá thông tin năm 1994. Trong công trình, Nguyễn Hữu Sơn đã nêu tiểu sử Nguyễn Huy Lượng, đồng thời còn luận bàn những vấn đề nội dung và nghệ thuật của Cung oán thi. Văn thơ Nôm thời Tây Sơn của Nguyễn Cẩm Thuý, Nguyễn Phạm Hùng, nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1997 đã cho thấy tâm huyết của các tác giả trong việc biên soạn về một thời đại mới của Tây Sơn Nguyễn Huệ trong lịch sử cùng với việc nêu khái niệm và những đặc điểm của văn học thời Tây Sơn. Đặc biệt, hai tác giả đã rất chi tiết trong việc tổng hợp, biên soạn các loại hình văn học Nôm và một số văn bản hiện còn của văn thơ Nôm thời Tây Sơn. Phong Châu và Nguyễn Văn Phú năm 2002 trong Phú Việt Nam cổ và kim của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin ngoài việc trình bày khái quát những quy tắc làm phú 3 còn trích dẫn một phần văn bản Lượng như long phú. Tuy nhiên, tác giả được đề tên lại là Nguyễn Tắc Dĩnh. Luận văn Những đóng góp của văn học Tây Sơn trong nền văn học dân tộc của Nguyễn Đức Thăng, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 2008 đã trình bày chi tiết bối cảnh lịch sử của triều đại Tây Sơn. Đồng thời, tác giả đã liệt kê một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học Tây Sơn. Ngoài ra, công trình nghiên cứu của Nguyễn Đức Thăng đã cung cấp tổng thể về nội dung và nghệ thuật của văn học Tây Sơn, trong đó có Tụng Tây Hồ phú của Nguyễn Huy Lượng. Đàm Anh Thư năm 2009 với luận văn Thạc sĩ văn học Phú Nôm thời trung đại – Hành trình và đóng góp của trường Đại học Sư Phạm, Thành phố Hồ Chí Minh đã nêu một số dẫn chứng trích từ Tụng Tây Hồ phú để làm rõ những điểm tinh xảo về mặt nghệ thuật và nội dung của thể phú. Nguyễn Huệ Chi năm 2010, trong Gương mặt văn học Thăng Long của Nhà xuất bản Hà Nội đã một lần nữa tổng hợp và đánh giá những nét hay về nội dung, điểm độc đáo về nghệ thuật của Tụng Tây Hồ phú. Song song, tác già cũng tiến hành so sánh nội dung giữa hai bài phú Tụng Tây Hồ phú của tác giả họ Nguyễn Huy và Chiến tụng Tây Hồ phú của Phạm Thái. Di văn thời Tây Sơn trên đất Thăng Long – Hà Nội của Trần Đại Nghĩa tuyển dịch và giới thiệu, Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2010 đã lưu lại những trang viết day dứt về Một vương triều qua đi ... Và những gì còn ở lại ... trong phần đầu công trình nghiên cứu. Sau đó, tác giả đã cung cấp những tác phẩm của văn nhân còn lưu lại, trong đó có Bài thơ và bài phú ca ngợi cảnh hồ Tây của Nguyễn Huy Lượng. Nhìn chung, các công trình, tài liệu, sách vở nghiên cứu của tiền nhân chủ yếu xoay quanh Tụng Tây Hồ phú với các điểm đặc sắc và những đóng góp đáng kể của phú tác này trong nền văn học dân tộc. 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để truy nguyên bối cảnh lịch sử thời Tây Sơn và tiểu sử cuộc đời Nguyễn Huy Lượng, chúng tôi sử dụng phương pháp thực chứng, tiểu sử. 4 Phương pháp tổng hợp, phân tích được chúng tôi vận dụng chủ yếu để nhìn nhận những đóng góp về nội dung và nghệ thuật trong những sáng tác thơ, phú Nôm của Nguyễn Huy Lượng. Phương pháp hệ thống được chúng tôi sử dụng để tìm hiểu những tác phẩm thơ phú của Nguyễn Huy Lượng. Đồng thời, để tô đậm thêm những đóng góp về mặt nội dung thơ Nôm trong cảm hứng về người phụ nữ của tác giả, chúng tôi cũng vận dụng phương pháp này để hệ thống lại những tác phẩm thơ Nôm về đề tài người phụ nữ trong suốt quá trình phát triển của văn học trung đại. Ngoài ra, phương pháp hệ thống còn giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển của thơ, phú Nôm trong nền văn học dân tộc nói chung, trong giai đoạn văn học Tây Sơn nói chung. Nhắc đến phú tác nổi tiếng của Nguyễn Huy Lượng, không thể không kể đến Chiến tụng Tây Hồ phú của Phạm Thái. Vì vậy, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp so sánh để làm bật lên nét độc đáo về cảm hứng, tư tưởng của tác giả họ Nguyễn Huy khi bàn về thiên nhiên Tây Hồ và triều đại Tây Sơn trong phú tác Tụng Tây Hồ. Bên cạnh đó, Lượng như long phú như một lời biện, một lời đáp cho những xú danh “bất trung”, “ngụy quân tử” của cựu thần Lê triều hướng về tác giả Nguyễn Huy Lượng. Để có cái nhìn thấu đáo, lời phán xét trung dung cho kẻ sĩ Nguyễn Huy Lượng, chúng ta cần vận dụng phương pháp liên ngành. Với phương pháp này, việc ứng chiếu lịch sử thời đại, tiểu sử cuộc đời vào cảm hứng, tư tưởng văn học của một con người là điều cần thiết. Đồng thời, thế giới “bóng” cùng mô thức “nam tử tác khuê âm” được khai thác trong tập Cung oán thi cũng rất cần ánh sáng của phương pháp liên ngành của văn và sử soi rọi. Như vậy, để hoàn thành đề tài luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp thực chứng tiểu sử, phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh và phương pháp liên ngành. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của đề tài Với đề tài luận văn Những đóng góp của thơ, phú Nôm Nguyễn Huy Lượng, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là những tác phẩm thuộc thể loại thơ và phú Nôm của Nguyễn Huy Lượng. 5 Đồng thời, với đề tài này, chúng tôi mong muốn hệ thống lại những đóng góp về nội dung và nghệ thuật trong thơ, phú Nôm của Nguyễn Huy Lượng. Bên cạnh đó, hậu thế chúng tôi cũng mong muốn soi chiếu cảm thức về thân phận người cung nữ thông qua ánh sáng của diễn ngôn “tính dục”. 5. Kết cấu luận văn MỞ ĐẦU Chúng tôi giải quyết những vấn đề mấu chốt trong quá trình chuẩn bị, thực hiện như lý do chọn đề tài, lịch sử và phương pháp nghiên cứu cũng như đối tượng, phạm vi, đóng góp mới của đề tài. Chương 1: Giới thiệu chung 1.1. Thời đại Tây Sơn Trong phần này, chúng tôi điểm qua những biến đổi dẫn đến khủng hoảng của nhà nước phong kiến từ thế kỉ XVIII, từ phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất bảo vệ đất nước đến khi vua Quang Trung xây dựng đất nước. 1.2. Văn học Nôm thời Tây Sơn Trong phần này, trước tiên, chúng tôi nêu khái niệm, đặc điểm, các khuynh hướng tư tưởng và những loại hình của văn học thời Tây Sơn. Sau đó, chúng tôi sẽ giới thiệu địa vị và thể loại của văn thơ Nôm thời Tây Sơn. 1.3. Tiểu sử và các tác phẩm thơ, phú Nôm của Nguyễn Huy Lượng Trong phần này, chúng tôi tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời và các tác phẩm thơ, phú Nôm của Nguyễn Huy Lượng. Chương 2: Những đóng góp về nội dung của thơ, phú Nôm Nguyễn Huy Lượng 2.1. Cảm hứng về con người 2.1.1. Về người phụ nữ Trong phần này, chúng tôi tập trung tổng hợp và phân tích những cung bậc ai oán của người cung nữ trong Cung oán thi của Nguyễn Huy Lượng. Bên cạnh đó, dưới góc nhìn của diễn ngôn “tính dục”, chúng tôi mong muốn gửi đến độc giả điểm nhấn cảm quan về nỗi khát khao hạnh phúc rất trần thế của phận nữ lưu. Không chỉ vậy, theo thuyết nhà Phật, bể khổ trầm luân của người cung nữ 6 không chỉ do chế độ cung tần hà khắc mà còn xuất phát sâu xa bởi chính “tâm” con người. 2.1.2. Về người trí thức Trong Cung oán thi, không chỉ có hình ảnh chiếc bóng của người cung nữ mà còn có trập trùng tâm tư của bóng kẻ sĩ ẩn tàng. Đồng thời, lời than tiếng oán của cung nhân còn có thể là thác lời của kẻ sĩ bất phùng thời. Trong Lượng như long phú, chúng tôi phân tích hành trạng và công đức của Gia Cát Lượng đối với nhà Thục Hán. Qua tất cả, dường như Nguyễn Huy Lượng đã lưu lại hậu thế câu hỏi về cách hành xử của những kẻ sĩ trong những giai đoạn biến thiên của thời đại. 2.2. Cảm hứng về thiên nhiên Trong phần này, chúng tôi tập trung tổng hợp và phân tích cảnh sắc tươi xanh, sinh động của Tây Hồ trong Tụng Tây hồ phú và Vịnh Tây hồ.. Ngoài ra, trong Cung oán thi, thiên nhiên xuất hiện để đồng cảm với người cung nữ. 2.3. Cảm hứng về thời đại Với tinh thần lạc quan của Nguyễn Huy Lượng về triều đại Tây Sơn, chúng tôi tìm hiểu về những dấu hiệu huy hoàng của triều Tây Sơn trong Tụng Tây hồ phú. Trong đó, không thể không kể đến công đức của người lãnh đạo Quang Trung. Đồng thời, để làm rõ hơn về thời đại Tây Sơn huy hoàng trong tư tưởng lạc quan của Nguyễn Huy Lượng, chúng tôi tiến hành liên hệ với tư tưởng bi phẫn của Phạm Thái trước triều Tây Sơn trong Chiến tụng Tây hồ phú. Ngoài ra, đối lập với hình dung anh minh của vua Quang Trung là hình ảnh vị vua hoang dâm, vô tình bạc nghĩa với một thời đại đen tối qua hình ảnh thu nhỏ của chốn thâm cung trong Cung oán thi. Chương 3: Những đóng góp về nghệ thuật của thơ, phú Nôm Nguyễn Huy Lượng 3.1. Những đóng góp về nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Huy Lượng Trong phần này, chúng tôi tìm hiểu tổng quan quá trình phát triển của thơ Nôm trong văn học và trong thời Tây Sơn. 7 Đồng thời, chúng tôi tiến hành phân tích và tổng hợp những điểm đặc sắc về mặt kết cấu và ngôn ngữ của thơ Nôm Nguyễn Huy Lượng qua Vịnh Tây Hồ, Cung oán thi. 3.2. Những đóng góp về nghệ thuật của phú Nôm Nguyễn Huy Lượng Trong phần này, chúng tôi tìm hiểu tổng quan quá trình phát triển của phú Nôm trong văn học và trong thời Tây Sơn. Đồng thời, chúng tôi tiến hành phân tích và tổng hợp những điểm đặc sắc về mặt kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu của phú Nôm Nguyễn Huy Lượng qua Tụng Tây hồ phú, Lượng như long phú. KẾT LUẬN Chúng tôi tổng kết những đóng góp nội dung và nghệ thuật của thơ, phú Nôm Nguyễn Huy Lượng; đồng thời gửi gắm niềm hi vọng sẽ tiếp tục có những công trình nghiên cứu đủ đầy và toàn diện về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Lượng. 8 Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Thời đại Tây Sơn 1.1.1. Bối cảnh xã hội thế kỉ XVIII Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu có những biểu hiện khủng hoảng. Vua chỉ mải hoang dâm hưởng lạc, xao nhãng việc triều chính. Quan lại gây bè kết cánh, thao túng quyền hành, nhũng nhiễu dân lành. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, giữa nhân dân và nhà nước phong kiến trở nên gay gắt. Các cuộc khởi nghĩa bùng nổ khắp nơi đã góp phần làm nghiêng đổ Lê triều. Bên cạnh đó, nội chiến giữa các thế lực phong kiến đã tạo điều kiện để Mạc Đăng Dung lên chấp chiếm quyền hành. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian, nhà Mạc bị lật đổ bởi một số cựu thần nhà Lê với danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”. Năm 1627, cuộc chiến tranh giữa Trịnh (Trịnh Kiểm - con rể của Nguyễn Kim) và Nguyễn (Nguyễn Hoàng - con trai thứ của Nguyễn Kim) bùng nổ. Gần nửa thế kỉ, hai bên đánh nhau bảy lần bất phân thắng bại. Sau đó, hai bên giảng hòa, lấy giới tuyến Sông Gianh (Quảng Bình) để chia cắt đất nước thành Đàng Ngoài (chúa Trịnh) và Đàng Trong (chúa Nguyễn). Ngoài ra, Đàng Ngoài lại hình thành chế độ vua Lê – chúa Trịnh dù quyền hành của vua Lê chỉ là “hữu danh vô thực”. Đất nước chia cắt đã gây nên những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển và còn tạo điều kiện để nhà Thanh dòm ngó, lăm le xâm chiếm đất nước. Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài dần suy thoái. Vua Lê thực chất đã mất uy quyền trong cung cấm. Nhà nước Lê – Trịnh bất lực vô năng trong việc quản lí, điều hành, mặc cho thế lực quan lại tác oai tác quái với nhân dân. Đời sống nhân dân lầm than, điêu linh. Từ cuối thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổi dậy khắp nơi ở Đàng Ngoài. Đồng thời, Đàng Trong cũng rơi dần vào thế khủng hoảng bởi những mâu thuẫn giai cấp gay gắt. Nông dân Đàng Trong cũng dấy cờ khởi nghĩa. Những cuộc vùng dậy của nông dân hai Đàng đã gióng hồi chuông dài báo hiệu một cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn với quy mô sẽ làm rung chuyển cả đất nước. 9 1.1.2. Phong trào Tây Sơn với sự nghiệp bảo vệ và thống nhất đất nước 1.1.2.1. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn chống lại chính quyền nhà Nguyễn. Nghĩa quân truyền rao lời hịch: “Giận Quốc phó ra lòng bội bạn nên Tây Sơn xướng nghĩa cần vương” (Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, 2007). Đồng thời, họ cũng giương cao khẩu hiệu: “Đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Phúc Dương 1 ” (Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, 2007). Nhờ chiến lược khéo léo đó, nghĩa quân đã chiêu mộ được rất nhiều bạn đồng chí hướng, từ thổ hào vùng Huyền Khê, Nguyễn Thung, thủ lĩnh các dân tộc thiểu số đến các thương nhân Hoa kiều. Tất cả cùng nhau luyện tập võ nghệ, hội bàn để chuẩn bị cuộc khởi nghĩa với khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”. 1.1.2.2. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn Mùa thu năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn chiếm lĩnh phần lớn Quy Nhơn. Chỉ trong vòng một năm, nghĩa quân làm chủ một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam. Biết tin Tây Sơn khởi nghĩa, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đem quân tiến đánh chúa Nguyễn và dẹp loạn Tây Sơn. Chúa Nguyễn không địch nổi, vượt biển vào Gia Định. Quân Trịnh đã chiếm được Phú Xuân. Tháng 3 năm 1775, một trận đánh lớn diễn ra giữa nghĩa quân Tây Sơn và lực lượng chúa Trịnh. Nghĩa quân lâm vào thế bất lợi, vừa đối kháng với quân Trịnh ở phía Bắc, vừa phòng thủ với quân Nguyễn ở phía Nam. Nguyễn Nhạc đành dụng kế hòa hoãn với chúa Trịnh để dồn lực chống kháng với chúa Nguyễn. Trong những năm 1776, 1777, 1782 và 1783, quân Tây Sơn bốn lượt tấn công Gia Định. Chính quyền của chúa Nguyễn bị đánh đổ. Nguyễn Ánh trốn chạy khỏi Gia Định, nương náu nước Xiêm. 1.1.2.3. Tây Sơn đánh tan quân Xiêm xâm lược 1 Phúc Dương là cháu đích tôn của Nguyễn Phúc Khoát, bị Phúc Loan phế truất. 10 Nguyễn Ánh vẫn không từ bỏ mưu định khôi phục chính quyền nên cầu viện vua Xiêm đánh Tây Sơn. Cuối tháng 7 năm 1784, vua Xiêm cất hai vạn thủy binh, ba vạn bộ binh kéo vào Gia Định. Cuối năm đó, quân Xiêm đã chiếm đóng gần nửa vùng đất Gia Định. Sau thắng lợi, quân Xiêm quấy nhiễu, cướp của, đốt nhà và tàn sát dân lành. Nhân dân Gia Định khắc sâu nỗi căm hờn quân Xiêm xâm lược. Đầu tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định, chọn trận địa quyết chiến ở khúc sông Mĩ Tho, từ Rạch Gầm đến Xoài Mút. Sáng ngày 19 tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ nhử quân Xiêm vào trận địa mai phục. Thủy binh Tây Sơn từ Rạch Gầm – Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt tấn công quân địch một cách bất ngờ và quyết liệt. Chiến thuyền của quân Xiêm tan tác. Quân địch chỉ còn sống sót vài nghìn tên, theo đường bộ tháo chạy về nước. Riêng Nguyễn Ánh lưu vong ở Xiêm. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút đã đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm. Chiến thắng ấy đã thể hiện tinh thần quật cường của nghĩa quân Tây Sơn, đã khẳng định tài năng quân sự kiệt xuất của Nguyễn Huệ. 1.1.2.4. Tây Sơn lật đổ chính quyền Lê – Trịnh Sau khi đánh tan năm vạn quân Xiêm xâm lược, với khí thế bách chiến bách thắng, Nguyễn Huệ cùng tướng sĩ tiến ra Bắc Hà theo hai hướng thủy, bộ. Quân Tây Sơn giương cao khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh”, kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân Bắc Hà và tấn công ồ ạt vào Thăng Long. Tháng 7 năm 1786, chính quyền họ Trịnh bị lật đổ. Ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy được phá bỏ. Đất nước được thống nhất đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Nguyễn Huệ giao hòa cùng vua Lê Hiển Tông. Sau đó, nghĩa quân rút quân về Nam. Khi Tây Sơn lui quân, Bắc Hà rối loạn. Vua Lê bất lực trước thế lực tàn dư của họ Trịnh. Nạn đói hoành hành. Đời sống nhân dân lầm than. Với sự giúp đỡ của Nguyễn Hữu Chỉnh, Lê Chiêu Thống đánh bại quân Trịnh. Nhưng sau đó, Chỉnh lại lộng quyền, mưu định chống lại Tây Sơn. Cuối 1787, Nguyễn Huệ phái Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc diệt Chỉnh. Chỉnh chạy lên phía Bắc nhưng cuối cùng bị bắt giết . Sau đó, đến lượt Vũ Văn Nhậm lại có mưu đồ riêng. Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt Nhậm, đồng thời kêu gọi và thu nhận các sĩ phu Bắc Hà như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn cùng nhau xây dựng chính quyền ở Bắc Hà. 11 Sau hơn mười lăm năm, quân Tây Sơn đã đánh đổ ba tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn và hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. 1.1.2.5. Tây Sơn đánh tan quân Thanh xâm lược Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh. Vua Thanh nhân cơ hội này mưu đồ xâm lược nước ta và mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. Tháng 11 năm 1788, vua Càn Long huy động hai mươi chín vạn quân, do Tôn Sĩ Nghị làm tổng chỉ huy, chia thành bốn đạo quân men theo đường Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang và Quảng Ninh ồ ạt tiến vào nước ta. Ngoài ra, Càn Long còn cử đạo thủy quân vượt biển vào Thanh Hóa, phối hợp với quân bộ binh đánh từ phía Bắc xuống. Với sự nội ứng của Lê Chiêu Thống, tháng 12 năm 1788, quân chủ lực Tôn Sĩ Nghị chiếm được Thăng Long. Nhận tin cấp báo, ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân, Nguyễn Huệ lập đàn, tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Quang Trung và ra lệnh tức tốc tiến quân. Đến Nghệ An, Thanh Hóa, vua chiêu mộ thêm binh lính. Đại quân Tây Sơn lập phòng tuyến Tam Điệp với quân bộ và phòng tuyến Biện Sơn với quân thủy. Cuộc tổng tấn công được chuẩn bị quy mô với năm đạo quân. Sách lược đã sẵn sàng, vua Quang Trung quyết định ăn Tết sớm. Quân lính hồ hởi lên đường. Không một tên giặc nào ở các đồn Gián Khẩu, Thanh Quyết và Nhật Tảo chạy thoát. Nửa đêm mồng ba Tết, quân Quang Trung bao vây và hạ diệt đồn Hà Hồi. Mờ sáng mồng năm Tết, đoàn tượng binh của vua Quang Trung bất ngờ tấn công đồn Ngọc Hồi. Hàng vạn quân ồ ạt xông lên với đại bác, hỏa hổ. Quân giặc không chống đỡ nổi, tháo chạy tán loạn về phía Thăng Long và bị tiêu diệt ở khu Đầm Mực, Quỳnh Đô. Rạng sáng mùng năm Tết, tiếng súng nổ, khói lửa rực cháy và tiếng hò reo của đại quân ngày càng gần đồn Ngọc Hồi, Tôn Sĩ Nghị “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp” (Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, 2007) chạy lên mạn Bắc. Trưa mồng năm Tết Kỉ Dậu, vua Quang Trung ngồi trên lưng voi, áo bào xạm đen, tiến vào Thăng Long trong muôn vàn tiếng hò reo của nhân dân. Chưa đầy năm ngày đêm, quân Tây Sơn đã đánh tan mưu đồ của bè lũ bán nước hại dân. Chiến thắng Đống Đa – Ngọc Hồi đã sáng ngời tên tuổi vị anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ trong công cuộc vệ quốc của dân tộc. 12 1.1.3. Vua Quang Trung xây dựng đất nước 1.1.3.1. Tổ chức chính quyền và chính sách quân sự, quốc phòng Sau chiến thắng ngoại xâm, vua Quang Trung bắt đầu xây dựng chính quyền mới. Vua thực hiện chính sách phân phong các con trấn trị các khu vực quan trọng. Hàng ngũ quan lại là những người thân tín của vua như Bùi Đắc Tuyên, các võ tướng Tây Sơn và cựu thần nhà Lê tự nguyện hợp tác cùng triều Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Thiếp. Vua Quang Trung cố gắng củng cố an ninh đất nước, ban hành chính sách quân sự, quốc phòng vững mạnh. Lực lượng bao gồm thủy binh, bộ binh, tượng binh, kị binh và pháo binh. Chiến thuyền có nhiều hạng loại, có thể chuyên chở được binh lính, voi chiến hoặc đại bác. Vũ khí có giáo mác, cung tên, súng trường, đại bác và hỏa hổ. Vua thi hành chế độ quân dịch, cứ ba suất đinh lấy một suất binh. 1.1.3.2. Phục hồi và phát triển kinh tế Năm 1789, vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông nhằm kêu gọi dân lưu li quy hồi cố hương và cung cấp ruộng đất để họ cày cấy. Trong khoảng ba, bốn năm, Chiếu khuyến nông đã thu được những hiệu quả đáng kể. Đồng thời, vua cũng chủ trương xây dựng một nền kinh tế công thương nghiệp phát triển bằng cách phục hồi, mở rộng các làng thủ công. Bên cạnh đó, vua cũng thực hiện việc đúc tiền mới trong lưu thông tiền tệ, tài chính và đặt lại các loại thuế khóa như thuế ruộng đất, thuế thân, thuế công thương nghiệp. Ngoài ra, vua còn khuyến khích thương nhân nước ngoài trao đổi, mua bán hàng hóa với nước ta. Đặc biệt, vua cũng thương thuyết với vua Thanh để hai nước giao thương ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn. Cuộc sống của nhân dân ổn định với những chính sách cải tổ kinh tế của triều Tây Sơn, đặc biệt về mặt công thương nghiệp. 1.1.3.3. Xây dựng nền văn hóa, giáo dục tiên tiến Vua Quang Trung không chỉ tôn sùng Nho giáo mà còn coi trọng các tôn giáo khác như Phật giáo, Ki tô giáo. 13 Nhà vua đưa chữ Nôm lên vị trí chính thức, sử dụng trong các chiếu chỉ, mệnh lệnh, văn tế, thư từ, đặc biệt trong giáo dục và khoa cử. Năm 1791, vua cho thành lập viện Sùng Chính, mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng. Một số nhà nho giỏi cũng được mời chuyển dịch sách vở, thi thư ra chữ Nôm để làm tài liệu giáo dục cho cả nước. Vua còn ban Chiếu lập học, thành lập nhà xã học ở các xã và mời những người tài hay, chữ giỏi, hạnh cao làm thầy. Phương pháp học tập kết hợp giữa học và hành được chấn chỉnh. Năm 1789, thí sinh tham gia kì thi Hương đầu tiên phải trổ tài bằng thơ phú Nôm. Những chính sách văn hóa giáo dục của vua Quang Trung đã thể hiện mạnh mẽ tinh thần tự hào dân tộc và khát vọng vươn lên của nhân dân đương thời. 1.1.3.4. Quan hệ ngoại giao Vấn đề đặt ra cho triều đại Tây Sơn sau đại thắng quân Thanh là mối quan hệ bang giao giữa hai nước. Chủ trương của vua Quang Trung là mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất ngọn rau của tổ tiên. Quang Trung thương thuyết với nhà Thanh bỏ lệ cống người vàng và mở cửa ải để trao đổi, buôn bán giữa hai nước. Nhà vua cũng tạo mối quan hệ tốt đẹp với các nước ở phía Tây như Vạn Tượng (Lào), Miến Điện. Triều Tây Sơn đi dần vào thế ổn định với những chính sách tiến bộ. Đời sống nhân dân yên bình, no ấm. Tuy nhiên, tháng 9 năm 1792, vua Quang Trung lại đột ngột băng hà 2. 1.1.3.5. Vương triều Tây Sơn sụp đổ Đầu năm 1792, Quang Trung quyết định tổ chức một cuộc hành quân lớn nhưng chưa bắt đầu thì vua băng hà đột ngột. Quang Toản và triều thần không thể tiếp tục kế sách. Một năm sau khi Quang Trung băng hà, quân Nguyễn Ánh vây thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc bất khả kháng cự nên cầu viện Quang Toản. Sau khi đánh lui Nguyễn Một chiều đầu thu, vua Quang Trung đang ngồi bỗng thấy hoa mắt, sầm tối mặt mũi, mê man bất tỉnh. Người xưa gọi là chứng “huyễn vận”. Ngày nay, y học gọi là “tai biến mạch máu não” (Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng, 2017). Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792), vào khoảng 11 giờ khuya, Quang Trung từ trần, ở ngôi năm năm, thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái tổ Vũ Hoàng đế. Thi hài ông được táng ngay trong thành, tại phủ Dương Xuân (Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng, 2017). 2 14 Ánh, Quang Toản chiếm Quy Nhơn khiến Nguyễn Nhạc uất ức chết. Nội bộ triều đình bắt đầu mâu thuẫn và tàn hại lẫn nhau. Lợi dụng hoàn cảnh đó, Nguyễn Ánh tăng cường các cuộc tấn công và chiếm được Phú Xuân. Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long vào tháng 6 năm 1802. Các cuộc tiến công vẫn được tiếp tục. Chẳng bao lâu, Nghệ An, Thanh Hóa và các trấn Bắc Thành lần lượt rơi vào tay Nguyễn Ánh. Các tướng sĩ của triều Tây Sơn như Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng đầu lần lượt bị bắt. Cuối tháng 7 năm 1802, Nguyễn Ánh xa giá ra Thăng Long. Triều Tây Sơn hoàn toàn sụp đổ. Một thời đại mới của đất nước thuộc về vua Gia Long. Khoảng thời gian ba mươi năm đã đánh dấu một cột mốc lịch sử quan trọng của dân tộc. Đồng thời, chính khoảng thời gian ấy đã ghi nhận sự nghiệp vẻ vang của người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ và phong trào nông dân Tây Sơn. 1.2. Văn học Nôm thời Tây Sơn 1.2.1. Văn học thời Tây Sơn 1.2.1.1. Một thời kì văn học mới Văn học trước thời Tây Sơn đã phản ánh những dấu hiệu lung lay, khủng hoảng và suy thoái về mặt xã hội lịch sử. Đó là những bất ổn về nền nếp chính trị, là sự rạn nứt hệ tư tưởng Nho giáo và là cảm xúc hoài nghi, hoang mang, tuyệt vọng của các tác giả. Không khí văn học lạnh lẽo, u ám. Các tác giả lúc bấy giờ ý thức rõ ràng trách nhiệm bản thân trên ngòi bút và trang viết. Họ khát khao cứu vãn xã hội, nâng đỡ tinh thần con người. Tuy nhiên, họ cũng chưa thoát khỏi ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo dù ý nguyện thật lớn lao. Văn học thời Tây Sơn đã tạo nên những chuyển biến cơ bản trong cảm hứng và mang những dấu ấn đặc sắc của một vương triều ngắn ngủi. Không khí văn học trở nên tươi tắn, giàu sức sống hơn. Cảm hứng thế sự với tinh thần dân tộc đã tạo nên sức mạnh thăng hoa và lan tỏa trong toàn xã hội. Một giai đoạn văn học mới bắt nguồn từ thời đại mới, cảm hứng mới và sự thay đổi mới cả về chất lẫn lượng. Đặc biệt, văn học Nôm thời Tây Sơn cũng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận với số lượng tác phẩm lớn, với những tên tuổi tác giả Nguyễn Huy Lượng, Lê Ngọc Hân, Phạm Thái.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất