Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Sức khỏe trẻ em Những dấu hiệu con bị bắt nạt ở trường cha mẹ nhất thiết phải biết...

Tài liệu Những dấu hiệu con bị bắt nạt ở trường cha mẹ nhất thiết phải biết

.PDF
5
314
148

Mô tả:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Những dấu hiệu con bị bắt nạt ở trường cha mẹ nhất thiết phải biết Bạo lực học đường là một tình trạng khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Những trẻ bị bắt nạt bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý lẫn thể chất. Chính vì vậy cha mẹ phải thật quan tâm khi thấy con có dấu hiệu bị bắt nạt. Dưới đây là những dấu hiệu con bị bắt nạt ở trường mà cha mẹ nhất thiết phải chú ý. Rất nhiều đứa trẻ bị bắt nạt ở trường nhưng không dám tâm sự với bố mẹ dẫn đến hậu quả đáng buồn. Dưới đây là những dấu hiệu con bị bắt nạt ở trường mà bố mẹ nhất thiết phải biết để luôn bảo vệ con trước những tác động xấu. 1. Hậu quả nghiêm trọng khi con bị bắt nạt ở trường Tình trạng bạo lực học đường đang ngày càng phổ biến và diễn biến phức tạp, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nếu bạn coi nhẹ chuyện con bị bắt nạt ở trường thì đó là một sai lầm nghiêm trọng và có thể khiến bạn hối hận. Những đứa trẻ bị bắt nạt hoặc cô lập ở trường thường gặp vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Trẻ sợ hãi việc đi học, luôn sống trong cô đơn, lo lắng, trở nên rụt rè và thành tích học tập suy giảm rõ rệt. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Nghiêm trọng hơn, những trường hợp bị bạo lực học đường, có thể gặp sang chấn tâm lý nặng nề, dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng về thần kinh, tổn thương cả về thể xác lẫn tâm hồn. Nếu tình trạng con bị bắt nạt ở trường không được bố mẹ phát hiện và xử lý kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị bạo lực, tẩy chay, cô lập với hậu quả nặng nề. Do đó, bố mẹ và gia đình cần theo sát và phát hiện kịp thời những dấu hiệu con bị bắt bắt nạt ở trường. Con bị bắt nạt ở trường có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. 2. Những dấu hiệu trẻ bị bắt nạt hoặc cô lập ở trường học - Bị mất mát hoặc hư hỏng đồ chơi, dụng cụ học tập, trang phục, đồ ăn hoặc tiền mà không rõ lí do. - Có những vết bầm tím, vết xước, cào... mà không rõ lí do. - Không muốn đến trường hoặc tham gia các hoạt động khác với bạn bè cùng trang lứa. - Sợ bị bỏ lại một mình: hay bất thình lình nép chặt vào người bố mẹ, níu kéo bố mẹ ở lại khi bố mẹ đưa trẻ đến trường. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Hay bất chợt buồn rầu, ủ rũ, rút lui, lẩn tránh những hoạt động đông người. - Có những thay đổi đặc biệt trong hành vi ứng xử hoặc tính cách. - Tâm trạng thất thường, hay lo lắng, giận dữ, buồn bã hoặc thất vọng và những tâm trạng này thường kéo dài mà không rõ nguyên nhân. - Thường xuyên phàn nàn về vấn đề thể chất: đau đầu, đau bụng, hay phải đến phòng y tế của trường. - Khó ngủ, hay gặp ác mộng, thường khóc rất lâu rồi chìm vào giấc ngủ, tè dầm khi ngủ - Thay đổi trong thói quen ăn uống. - Bắt đầu bắt nạt lại em nhỏ hơn trong gia đình hoặc những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn ở bên ngoài (Một số trẻ bị bắt nạt có thể trở thành những kẻ đi bắt nạt người khác). - Đợi đến khi về nhà mới dám đi vệ sinh (Nhà vệ sinh nơi công cộng như trường học, công viên,... thường là nơi vắng vẻ, không người giám sát, có thể thành địa điểm lí tưởng cho việc bị bắt nạt). - Đột nhiên trẻ có ít bạn bè hơn hẳn hoặc không muốn tham gia vào các nhóm, hội bạn bè như trước. - Về nhà trong tình trạng đói ngấu nghiến (Những kẻ bắt nạt tại trường học thường có trò cướp đồ ăn của nạn nhân). VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Bất ngờ tụt giảm điểm số ở trường (Bị bắt nạt có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng nặng nề đến khả năng tập trung học hành). - Trẻ luôn tự nhận lỗi về mình trong mọi chuyện, luôn cảm thấy mình “không đủ tốt”. - Trẻ thường nói về cảm giác bất lực, muốn bỏ trốn hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn là muốn tự tử. Bố mẹ cần quan tâm theo sát để nhận ra những dấu hiệu con bị bắt nạt. 3. Làm gì khi con bị bắt nạt Nếu bạn nghi ngờ con bị bắt nạt ở trường nhưng không nói thì hãy bình tĩnh để xử lý vấn đề. Trước hết bạn cần biết thật sự con có bị bắt nạt hay không. Một đứa trẻ khi bị bắt nạt mà không về mách với bố mẹ thì chắc hẳn phải có lý do, có thể con sợ không dám nói, có thể do bố mẹ quá xa cách khiến con không thể tâm sự, hoặc có thể con bị bắt nạt vì một nguyên nhân tế nhị, khó nói nào đó… Chính vì thế nếu bạn vội vàng hỏi chắc chắn con sẽ không trả lời thật. Trong trường hợp này bạn cần kiên nhẫn và thật khéo léo. Hãy dành thời gian để đưa con đi chơi, tốt nhất là chỉ có bạn và con. Sau một ngày chơi thật vui vẻ, bạn hãy tìm một không gian yên tĩnh từ từ gợi mở và hỏi chuyện con. Hãy bắt đầu câu chuyện bằng những câu hỏi nhẹ như “mẹ thấy dạo này con không được vui, việc học ở trường vẫn ổn cả chứ?”. Bạn hãy kiên nhẫn và từng bước gợi mở để con có dũng khí tâm sự với bạn. Nếu con thật sự bị bắt nạt ở trường, bạn cũng cần xử lý thật khéo léo. Bởi sự vội vàng có thể làm hại con bạn. Nhiều người khi biết con bị bắt nạt, lập tức đến trường của con mắng mỏ đứa trẻ VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí đã bắt nạt con, mà không biết rằng điều đó vô tình khiến con bị tẩy chay và cô lập. Trước hết hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao con bị bắt nạt và tìm hướng giúp con tháo gỡ nguyên nhân đó, và tìm cách hòa nhập với lớp. Nếu tình trạng có dấu hiệu nghiêm trọng, bạn có thể tìm đến giáo viên chủ nhiệm của con để có hướng giúp đỡ. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể nghĩ đến việc cho con chuyển trường hoặc chuyển lớp nếu con có nguyện vọng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan