Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những đặc điểm cơ bản của hồi kí cách mạng việt nam...

Tài liệu Những đặc điểm cơ bản của hồi kí cách mạng việt nam

.PDF
216
11
113

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH -------------------------- LÊ THỊ NHIÊN NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒI KÝ CÁCH MẠNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các phụ lục và tư liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Lê Thị Nhiên MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 5. Đóng góp của luận án ..................................................................................... 5 6. Cấu trúc của luận án …………………………………………………………. 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỒI KÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM................................................................ 7 1.1. Tình hình nghiên cứu hồi kí cách mạng ở Việt Nam trước năm 1975 .... 7 1.1.1. Những nghiên cứu mang tính khái quát về hồi kí cách mạng .................... 8 1.1.2. Những nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm hồi kí cụ thể ........................ 17 1.2. Tình hình nghiên cứu hồi kí cách mạng ở Việt Nam từ 1975 đến nay .. 23 1.2.1. Những nghiên cứu mang tính khái quát về hồi kí cách mạng .................. 23 1.2.2. Những nghiên cứu về tác giả, tác phẩm hồi kí cụ thể .............................. 31 1.3. Một số đánh giá về tình hình nghiên cứu hồi kí cách mạng ở Việt Nam trước và sau 1975 ............................................................................................ 39 1.3.1. Ưu điểm ………………………………………………………………….39 1.3.2. Hạn chế …………………………………………………………………..40 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỒI KÍ VÀ HỒI KÍ CÁCH MẠNG ................................................................................................................ 43 2.1. Những vấn đề chung về hồi kí ................................................................. 43 2.1.1. Khái niệm hồi kí và sự phân định ranh giới giữa hồi kí với các thể loại tương cận.......................................................................................................... 44 2.1.2. Đặc điểm hồi kí ...................................................................................... 50 2.1.3. Phân loại hồi kí…………………………………………………………...53 2.2. Những vấn đề chung về hồi kí cách mạng .............................................. 59 2.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 60 2.2.2. Một số đánh giá về hồi kí cách mạng ................................................. 63 Chương 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒI KÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG................................... 74 3.1. Hồi ức về bức tranh hiện thực mang khuynh hướng sử thi …………....74 3.1.1. Hồi tưởng về những sự kiện trọng đại trong đời sống cách mạng Việt Nam .......................................................................................................... 75 3.1.2. Gợi nhắc tình hình thế giới và những tác động đến cách mạng Việt Nam .......................................................................................................... 81 3.2. Hồi ức về tầm vóc vĩ đại của nhân dân và chân dung tinh thần của người cách mạng............................................................................................. 85 3.2.1. Tầm vóc vĩ đại của nhân dân .................................................................. 85 3.2.2. Chân dung tinh thần của người cách mạng .............................................. 90 3.3. Nhận thức về những thủ đoạn của thực dân, đế quốc và thân phận của người Việt Nam............................................................................................. 103 3.3.1. Thủ đoạn của bọn thực dân, đế quốc đối với dân tộc Việt Nam ............ 104 3.3.2. Sự tàn khốc của chế độ nhà tù thực dân, đế quốc .................................. 106 3.3.3. Thân phận của người Việt Nam trong cảnh đời nô lệ ............................ 111 3.4. Giáo dục, đúc kết những bài học có ý nghĩa quan trọng ..................... 115 3.4.1. Giáo dục lí tưởng cách mạng và tình yêu quê hương đất nước .............. 115 3.4.2. Những bài học kinh nghiệm trong hoạt động cách mạng....................... 118 Chương 4: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒI KÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT…………………...125 4.1. Nghệ thuật trần thuật trong hồi kí cách mạng Việt Nam .................... 125 4.1.1. Chủ thể trần thuật trong hồi kí cách mạng Việt Nam............................. 126 4.1.2. Kết cấu trần thuật ................................................................................ 134 4.1.3. Điểm nhìn trần thuật ............................................................................. 147 4.2. Nghệ thuật thể hiện hình tượng người cách mạng ............................... 156 4.2.1. Đặc tả về ngoại hình ............................................................................. 157 4.2.2. Ấn tượng về ngôn ngữ và hành động .................................................... 161 4.2.3. Khắc họa thế giới nội tâm ..................................................................... 165 4.3. Giọng điệu nghệ thuật đa dạng ............................................................. 169 4.3.1. Giọng giãi bày, tâm tình ....................................................................... 170 4.3.2. Giọng ngợi ca, tuyên truyền .................................................................. 173 4.3.3. Giọng khôi hài, mỉa mai, châm biếm .................................................... 175 KẾT LUẬN ................................................................................................... 180 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 183 PHỤ LỤC DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hồi kí là một thể loại văn học có nhiều tiểu loại khác nhau. Quá trình hình thành và phát triển của thể loại này khá phức tạp. Điều đó gắn liền với sự đổi thay sinh động của hiện thực xã hội và nhu cầu sáng tạo của nghệ sĩ. Trong tiến trình văn học Việt Nam, hồi kí đạt nhiều thành tựu vào thập niên 60, tiếp tục phát triển ở những thập niên cuối của thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI. Nội dung của hồi kí giai đoạn đầu là hồi ức của những người cách mạng, ghi lại những kỉ niệm sâu sắc về đồng đội, nhân dân trong những năm tháng hoạt động bí mật; ghi lại những sự kiện quan trọng trong lịch sử chống thực dân, đế quốc bằng nhận thức và ý thức cá nhân. Từ thập niên 90 đến nay, nội dung hồi kí là sự hồi tưởng của những nhà văn về cuộc đời cầm bút và kí ức của những tướng lĩnh về một thời gắn bó với chiến trường, xông pha qua nhiều trận mạc. Trong đó, hồi kí của người cách mạng là một mảng sáng tác có vị trí quan trọng đối với văn học Việt Nam. Tuy nhiên, đây vẫn còn là mảnh đất chưa được khai vỡ kĩ càng và toàn diện, nhất là ở phương diện đặc trưng thể loại. Ở Việt Nam, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc là nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật. Văn học cách mạng đã đạt được nhiều thành tựu và có đóng góp quan trọng vào tiến trình văn học Việt Nam. So với các thể loại văn học hư cấu, văn học phi hư cấu nói chung, hồi kí nói riêng đã phản ánh quá trình hoạt động, đấu tranh cũng như tâm tư, nguyện vọng của người viết một cách chân thực và sâu sắc bởi chính họ là những người trong cuộc. Khi các cuộc vận động sáng tác về lực lượng vũ trang diễn ra vào thập niên 60 của thế kỷ XX, nhiều hồi kí cách mạng đã ra đời. Đây là những sáng tác với đặc trưng chiếm lĩnh hiện thực đời sống của một giai đoạn lịch sử thông qua cảm quan nghệ thuật. Những sự kiện lịch sử được thể hiện bằng cảm xúc 2 giàu tính nghệ thuật, đậm chất trữ tình. Hay nói đúng hơn, các tác giả đã dùng nghệ thuật ngôn từ để tái hiện lịch sử. Cho nên, mối liên hệ giữa các chi tiết, sự kiện và chất nghệ thuật trong hồi kí cách mạng khá đặc biệt và độc đáo. Thành tựu của hồi kí cách mạng đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm. Họ nêu lên những nhận xét về vai trò và ý nghĩa, đưa ra một số đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của hồi kí cách mạng. Đó là tiền đề quan trọng để người viết ghi nhận giá trị và đóng góp của hồi kí cách mạng trong văn học Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay các công trình nghiên cứu về hồi kí cách mạng còn ít và còn những khoảng trống cần được khai thác sâu sắc, hệ thống hơn. Vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài Những đặc điểm cơ bản của hồi kí cách mạng Việt Nam để nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện những đóng góp và khái quát những đặc điểm của hồi kí cách mạng. Nhìn chung, hồi kí cách mạng Việt Nam đã có những thành tựu nhất định trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Việc nghiên cứu đề tài Những đặc điểm cơ bản của hồi kí cách mạng Việt Nam sẽ góp phần đưa ra cái nhìn khách quan, đúng đắn về giá trị cũng như những đặc trưng của tiểu loại văn học này. 2. Mục đích nghiên cứu Với đề tài Những đặc điểm cơ bản của hồi kí cách mạng Việt Nam, tác giả luận án mong muốn tìm hiểu về tiểu loại hồi kí cách mạng, chỉ ra được những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của những sáng tác này, từ đó thấy được những đóng góp của hồi kí cách mạng đối với văn học và lịch sử của dân tộc, cụ thể là: Về nội dung, luận án hướng đến khái quát một số đặc điểm nổi bật của hồi kí cách mạng Việt Nam. Hồi kí là sáng tác nhằm thông tin sự thật. Trong phạm vi bao quát và chiếm lĩnh thực tại, tác giả hồi kí đã tái hiện quá khứ bằng cảm hứng và lí tưởng thẩm mĩ riêng gắn với thế giới quan và nhân sinh quan của người cách mạng. Chính vì lẽ đó, hồi kí cách mạng là những trang 3 tư liệu lịch sử về cách mạng và bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam, khái quát hình tượng đẹp về con người Việt Nam; đồng thời, hồi kí cách mạng còn là sự đúc kết kinh nghiệm, khẳng định tư tưởng và có tính giáo dục đối với các thế hệ người đọc. Về nghệ thuật, hồi kí nói chung và hồi kí cách mạng nói riêng có đặc trưng về nghệ thuật trần thuật đặc biệt là các phương diện chủ thể trần thuật, điểm nhìn trần thuật, cấu trúc trần thuật. Bên cạnh đó, hồi kí cách mạng có thủ pháp riêng trong việc thể hiện hình tượng nhân vật, cụ thể là hình tượng người cách mạng. Mặt khác, hồi kí cách mạng còn thể hiện sự đa dạng trong giọng điệu nghệ thuật. Do sự tác động của một số phương diện như tính chuyên nghiệp của người sáng tác, hoàn cảnh và mục đích sáng tác… một số hồi kí cách mạng đôi khi chưa có sự sáng tạo độc đáo về nghệ thuật nhưng nhìn chung vẫn có những đóng góp đáng ghi nhận. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của hồi kí cách mạng Việt Nam. Đây là hồi ức của những nhân chứng về quá trình vận động và phát triển của cách mạng. Lẽ dĩ nhiên, với mục đích nói trên, chúng tôi lựa chọn những sáng tác có giá trị văn học và có những đóng góp quan trọng trong việc phản ánh về cách mạng Việt Nam. Người nghiên cứu không chú trọng việc hồi kí được viết trong thời gian nào mà chú ý đến nội dung phản ánh trong hồi kí, bao gồm, hồi kí của những người yêu nước, người cách mạng viết về quá trình hoạt động cách mạng trong thời kì bí mật ở nhiều bối cảnh khác nhau; hồi kí về các hoạt động đấu tranh, tuyên truyền cách mạng trong nhà tù thực dân, đế quốc, quá trình đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Chính vì thế, hồi kí của các nhà văn về quá trình sáng tác, hồi kí của các nhà văn hóa, các nghệ sĩ không phải là đối tượng nghiên cứu của luận án này. Riêng đối với hồi kí của các tướng lĩnh kể về các trận đánh, các chiến dịch lịch sử, người viết lựa chọn, nghiên cứu những tác phẩm có kể về quá trình cách mạng ở giai đoạn trước 1945. 4 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài Những đặc điểm cơ bản của hồi kí cách mạng Việt Nam, người viết sử dụng một số phương pháp và thao tác cơ bản sau: 4.1. Phương pháp thống kê, phân loại là phương pháp cơ bản của hoạt động nghiên cứu. Trước hết, người nghiên cứu tập hợp và thống kê số lượng tác phẩm hồi kí nhằm đánh giá quy mô của hồi kí cách mạng trong văn học Việt Nam. Thứ hai, người nghiên cứu tiến hành thống kê, phân loại những nội dung cơ bản, thống kê những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong từng tác phẩm và trong toàn bộ các hồi kí cách mạng, từ đó chỉ ra những nét riêng của từng tác phẩm và những nét chung của hồi kí cách mạng Việt Nam. 4.2. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp thực chứng - lịch sử. Với phương pháp này, người nghiên cứu đặt hồi kí cách mạng trong bối cảnh lịch sử xã hội để thấy được khả năng của thể hồi kí trong việc phản ánh sự thực, đồng thời, bằng phương pháp này, chúng ta thấy được những sáng tạo nghệ thuật đã được các tác giả sử dụng để tái hiện một bức tranh hiện thực sống động, chân thực về những chặng đường cách mạng Việt Nam. 4.3. Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong quá trình triển khai các nội dung nghiên cứu. Việc so sánh hồi kí cách mạng với các tiểu loại trong thể hồi kí cũng như so sánh với các loại hình văn học khác cho thấy đặc điểm cơ bản ở phương diện thể loại của hồi kí cách mạng. So sánh sự kiện trong hồi kí cách mạng với sự kiện trong lịch sử để thấy được “mặt sinh động”, mặt nghệ thuật của hồi kí cách mạng trong việc tái hiện sự thực theo yêu cầu của thể loại. 4.4. Phương pháp loại hình là một trong những phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu văn học. Bằng phương pháp loại hình, người viết làm rõ những đặc điểm chung, cơ bản trong các hồi kí cách mạng, từ đó, khu biệt 5 được những đặc trưng của tiểu loại này trong hệ thống các thể loại văn học Việt Nam. 4.5. Phương pháp nghiên cứu tác phẩm từ góc độ thi pháp học được sử dụng kết hợp với phương pháp hình thức để làm rõ phương diện nghệ thuật của hồi kí cách mạng. 4.6. Phương pháp nghiên cứu liên ngành là phương pháp giúp chúng tôi nghiên cứu hồi kí cách mạng bằng nhiều hình thức, dựa trên dữ liệu của chuyên ngành văn học, lịch sử và cả văn hóa, xã hội để từ đó có những kiến giải nhất định về giá trị văn học của các sáng tác này. Ngoài ra, người nghiên cứu còn sử dụng các thao tác như phân tích, chứng minh, bình luận nhằm biện giải vấn đề một cách cụ thể, rõ ràng hơn. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án Những đặc điểm cơ bản của hồi kí cách mạng Việt Nam sẽ có những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn, cụ thể là: Về mặt lí luận: Đối tượng nghiên cứu của luận án là hồi kí của những người yêu nước, người cách mạng trong văn học Việt Nam. Từ trước đến nay, các công trình nghiên cứu chú ý nhiều đến hồi kí của các nhà văn cho nên việc nghiên cứu hồi kí cách mạng của luận án đã góp phần lấp đầy những khoảng trống trong nghiên cứu hồi kí. Luận án hệ thống được những nhìn nhận, đánh giá về hồi kí cách mạng Việt Nam của các nhà nghiên cứu. Từ đó, chúng tôi đưa ra những nhận định, kiến giải thêm về giá trị của hồi kí cách mạng trong văn học Việt Nam hiện đại. Nghiên cứu về đặc điểm của hồi kí cách mạng Việt Nam, luận án sẽ chỉ rõ những nét riêng của hồi kí cách mạng ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Về mặt thực tiễn: Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về văn học Việt Nam. 6. Cấu trúc của luận án 6 Ngoài phần tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm 3 phần chính: Mở đầu, Nội dung và Kết luận Trong phần mở đầu, luận án trình bày tính cấp thiết của đề tài, xác định mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Luận án cũng nêu ra những phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng và những đóng góp mới của luận án về lí luận và thực tiễn. Trong phần nội dung, người viết triển khai thành 4 chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu hồi kí cách mạng Việt Nam. Luận án đã giới thiệu một cách cụ thể những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở hai giai đoạn: trước và sau 1975. Từ đó, luận án đã đưa ra những đánh giá về tình hình nghiên cứu, nhằm tạo tiền đề cho việc nghiên cứu hồi kí cách mạng trong luận án. Chương 2: Những vấn đề chung về hồi kí và hồi kí cách mạng. Trong chương này, luận án nêu lên những vấn đề mang tính lí luận về thể loại hồi kí nói chung và hồi kí cách mạng nói riêng. Đồng thời, luận án cũng khái quát được những đóng góp của hồi kí cách mạng trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. Chương 3: Những đặc điểm cơ bản của hồi kí cách mạng Việt Nam nhìn từ phương diện nội dung. Chương này đi vào khái quát và phân tích những nội dung phản ánh trong hồi kí cách mạng, chẳng hạn như: bức tranh hiện thực xã hội, chân dung dân tộc anh hùng và những bài học được rút ra từ quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Chương 4: Những đặc điểm cơ bản của hồi kí cách mạng Việt Nam nhìn từ phương diện nghệ thuật. Luận án tập trung là rõ những đặc điểm của hồi kí cách mạng về nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật thể hiện hình tượng nhân vật và giọng điệu nghệ thuật. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỒI KÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM Hồi kí cách mạng đã xuất hiện trong văn học Việt Nam từ trước Cách mạng tháng Tám và khi nghiên cứu về những sáng tác này, phương diện nội dung tư tưởng thường được các nhà nghiên cứu chú trọng. Bên cạnh đó, họ đã chỉ ra rằng, tiểu loại văn học này cũng được chú ý bởi những hình thức thể hiện riêng của loại văn chương tái hiện hiện thực bằng hồi tưởng và kỉ niệm. Trong những công trình nghiên cứu về hồi kí cách mạng, các tác giả không những đã nhận xét về vai trò và ý nghĩa của tác phẩm ở phương diện tư tưởng mà còn chỉ ra một số đặc điểm cơ bản về nghệ thuật. Thông qua các công trình nghiên cứu, người viết có thể đánh giá được sức ảnh hưởng của hồi kí cách mạng trong tiến trình văn học Việt Nam; đồng thời, chỉ ra được đóng góp cũng như hạn chế của các công trình nghiên cứu trong việc tìm hiểu, đánh giá về hồi kí cách mạng. Ngoài ra, từ những công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu, người viết có tiền đề, cơ sở tham khảo, tiếp thu để triển khai những vấn đề về đặc điểm cơ bản của hồi kí cách mạng Việt Nam một cách khái quát, hệ thống, nêu ra những cách nhìn nhận mới mẻ. Khi tìm hiểu tình hình nghiên cứu hồi kí cách mạng ở Việt Nam, người viết chủ yếu khảo sát theo tiến trình lịch sử. Do đó, người viết phân chia các công trình nghiên cứu thành hai giai đoạn: trước và sau 1975. Trong từng giai đoạn, dựa vào đối tượng nghiên cứu của các công trình, có thể chia thành hai nhóm: nhóm những công trình nghiên cứu mang tính khái quát về thể loại và nhóm những công trình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm cụ thể. 1.1. Tình hình nghiên cứu hồi kí cách mạng Việt Nam trước năm 1975 8 Trước năm 1975, đất nước đối mặt với hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ ác liệt, hơn nữa, các tác phẩm hồi kí cách mạng cũng mới bắt đầu phát triển mạnh vào thập niên 60, cho nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về tiểu loại này. Cũng vì lẽ đó, người viết nhận thấy, các công trình nghiên cứu ở thời kì này tập trung vào định hướng cho cuộc vận động sáng tác về hồi kí, cũng như định hướng tư tưởng cho người đọc khi tiếp nhận các tác phẩm hồi kí cách mạng. 1.1.1. Những nghiên cứu mang tính khái quát về hồi kí cách mạng Sau cuộc vận động sáng tác về đề tài lực lượng vũ trang cách mạng của Tổng cục Chính trị nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam lần thứ 17, nhiều tác phẩm hồi kí ra đời. Khi nhận được tác phẩm và ý kiến đóng góp của các đồng chí cán bộ, các bạn viết văn trẻ và bộ đội, chiến sĩ ở nhiều đơn vị, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân đã xuất bản tập tài liệu Bàn thêm về viết hồi kí (1963). Tập sách gồm có 7 bài viết, là những tư liệu cần thiết và có giá trị khái quát trong việc nghiên cứu về hồi kí cách mạng. Trong bài viết Thêm mấy điều cần trao đổi về viết hồi kí và mẩu chuyện về lực lượng vũ trang cách mạng, tác giả Xuân Thiêm đã bày tỏ quan niệm của mình về nhiều phương diện trong việc viết và nghiên cứu hồi kí cách mạng. Trước hết, tác giả nêu quan niệm về đề tài và chủ đề trong sáng tác văn chương nói chung và trong việc sáng tác hồi kí nói riêng. Đối với những tác phẩm sáng tác trong cuộc vận động viết về kỉ niệm sâu sắc trong đời bộ đội của Cục Chính trị, ông cho rằng: Ta nên hiểu một chuyện sâu sắc là một chuyện có thật rút ra từ cuộc sống của mỗi con người, một câu chuyện có chủ đề rõ ràng, có ý nghĩa thiết thực đối với người đọc làm cho người đọc thấy được ở đấy điều gì bổ ích cho những ngày đang sống (Xuân Thiêm, 1963, trang 9-10). Và “người viết nhằm vào chủ đề đó để ôn tìm, chọn rút ra những chi tiết “đắt” phục vụ cho chủ đề đó” (Xuân Thiêm, 1963, trang 10). Vấn đề tác giả nhấn mạnh là tránh lối viết dài dòng, tập trung khai thác khía cạnh sâu sắc 9 trong câu chuyện. Bên cạnh đó, trong bài viết này, Xuân Thiêm còn trình bày về vấn đề “cái tôi” của người viết trong hồi kí. Tác giả đã dẫn ra những trường hợp tiêu biểu như hồi kí Bước ngoặt của Đặng Sĩ Đạt, Ra mặt trận của Huỳnh Văn Nghệ để từ đó khái quát vấn đề: Viết hồi kí là viết những chuyện mình có sống thật cho nên những nhân vật trung tâm của chuyện thường là ngôi thứ nhất, tác giả hoặc những người khác có liên quan chặt chẽ với “cái tôi”. […] Nhưng “cái tôi” ở đây phải viết cho đúng với hoàn cảnh lịch sử của chuyện, nghĩa là cái tôi phải phù hợp với tình hình lúc bấy giờ, phải được đặt vào một vị trí, không hơn, không kém với hoàn cảnh nảy sinh ra nó (Xuân Thiêm, 1963, trang 17). Vấn đề tác giả Xuân Thiêm nêu ra không chỉ có ý nghĩa định hướng đối với phong trào sáng tác hồi kí lúc bấy giờ mà còn giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn đúng đắn về quan điểm lịch sử cần có của chủ thể trần thuật trong hồi kí cách mạng. Về vấn đề người thật và việc thật, tác giả nhấn mạnh, cốt lõi của hồi kí phải là tư liệu có thật từ trong cuộc sống chiến đấu, phải gắn bó máu thịt với người viết chứ không thể là một câu chuyện bịa, tưởng tượng vô căn cứ. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng cần phải phân biệt một hồi kí với một bản báo cáo, tường thuật trận đánh, hay một tài liệu lịch sử truyền thống của đơn vị. Hồi kí cách mạng phải là sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và nghệ thuật, bởi vì: Viết hồi kí, viết truyện kỉ niệm sâu sắc cũng là làm công việc viết văn – dù thể văn gần người thật việc thật nhất này không đòi hỏi một trình độ hư cấu, khái quát và tổng hợp xây dựng điển hình cao như viết tiểu thuyết – ta vẫn phải nắm được cách viết, nghệ thuật viết, sao cho bài văn có tình người, có sức hấp dẫn người đọc (Xuân Thiêm, 1963, trang 30). Bài viết của tác giả Xuân Thiêm là sự đúc kết những kinh nghiệm quý báu. Tuy chỉ là một số ghi nhận ban đầu về hồi kí cách mạng thông qua một cuộc vận động sáng tác nhưng những vấn đề đề cập trong bài viết là những vấn đề trọng tâm, có tính khái quát và có ý nghĩa thực tiễn cao. Tuy vậy, bài 10 viết này chỉ nghiên cứu dựa trên một vài trường hợp cụ thể với mong muốn có được những sáng tác mới hay hơn, độc đáo hơn chứ không phải nhằm phê bình, đánh giá thể loại. Trong bài viết Vài ý nghĩ về viết hồi kí, tác giả Trần Đĩnh bàn luận đến một vài vấn đề cơ bản liên quan đến nội dung tư tưởng, hình tượng nhân vật và công việc của người ghi hồi kí. Ông cho rằng: Người viết hồi kí có lẽ trước tiên cần hết lòng trân trọng, quý mến sự sống rất đáng kính của người kể. Đó chính là biểu hiện của lòng yêu và lòng tự hào đối với lịch sử oanh liệt của Đảng, lòng biết ơn những đồng chí đi trước, là biểu hiện của lòng yêu nước và của tính Đảng (Trần Đĩnh, 1963, trang 42). Những điều này sẽ tạo nên sự rung cảm và đồng cảm của người ghi trong quá trình tái hiện hiện thực. Vốn sống và tình cảm của người ghi sẽ mang lại cho tác phẩm hiệu quả nghệ thuật cao: Người viết cần khai thác, khêu gợi những luồng mạch, những chi tiết có ý nghĩa mà nhiều khi người kể lãng quên hoặc không coi trọng. Người viết phải lao động công phu thì những vốn sống có sẵn mới hiện được ra thành những hình tượng sinh động, thân thiết, nóng hổi và gần gũi (Trần Đĩnh, 1963, trang 44). Để tạo nên giá trị cho hồi kí, tác giả bài viết đề cao vai trò của người ghi. Người ghi không chỉ lắng nghe để tái hiện những tư liệu được người kể cung cấp mà còn phải nắm bắt và thể hiện được giá trị, ý nghĩa, làm nổi bật thông tin sự thật. Điều này đã trả cho “người ghi” vị trí đáng có trong việc sinh thành nên một tác phẩm hồi kí. Tác giả Doãn Trung trong bài viết Viết hồi kí đấu tranh cách mạng (Qua một số tài liệu Trung Quốc) đã khẳng định: “Hồi kí đấu tranh cách mạng thuộc phạm trù văn học nên được liệt vào hàng những tác phẩm văn học, nhưng lại liên hệ chặt chẽ với khoa học lịch sử” (Doãn Trung, 1963, trang 45). Từ đánh giá này, ông đặt ra những yêu cầu cơ bản đối với hồi kí cách 11 mạng, nhất là vấn đề tôn trọng sự thật trong quá trình sáng tác. Bởi vì, nếu không phản ánh đúng người thật việc thật thì tác phẩm hồi kí cách mạng sẽ mất đi ý nghĩa chính trị xã hội và trở nên xa lạ đối với người đọc. Tác giả cũng nêu ra một số vấn đề cần giải quyết trong quá trình viết hồi kí cách mạng. Theo ông, với kho tài liệu đã có, người kể phải nhớ lại, thống kê và sắp xếp như thế nào để có thể “khơi gợi cho cuộc sống đã qua tái hiện lại” (Doãn Trung, 1963, trang 48). Đánh giá về hồi kí cách mạng, ông cũng nêu lên vấn đề hiểu và giải quyết như thế nào về tính chân thực: Chân thực là phải phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử, nghĩa là phải nắm được bản chất của sự kiện lịch sử, thể hiện được tinh thần thời đại và bộ mặt lúc bấy giờ. Chân thực không phải là ghi chép từng dòng từng chữ một cách tự nhiên chủ nghĩa (Doãn Trung, 1963, trang 50-51). Về phương diện biểu hiện chủ đề tư tưởng, tổng hợp và sắp xếp tài liệu, tác giả bài viết yêu cầu phải chọn lọc, sắp xếp như thế nào để nâng lên mức tư tưởng cao. Tác giả bài viết cũng nêu lên một vài phương diện về nghệ thuật, nhất là phương diện kết cấu: “Về kĩ xảo viết, cần sắp xếp những đoạn kể chuyện chung và những miêu tả chi tiết sao cho thích hợp, có hoa đỏ lại phải có lá xanh, hoa lá phải sắp xếp cho đẹp mắt” (Doãn Trung, 1963, trang 52). Ông yêu cầu người viết hồi kí phải vận dụng tốt ngôn ngữ đối thoại và phải sử dụng được các thuật ngữ cách mạng phổ biến để biểu hiện được không khí và màu sắc thời đại. Những quan niệm này có nhiều đóng góp đối với cuộc vận động sáng tác lúc bấy giờ, vạch ra một số định hướng và chỉ ra các nội dung trọng tâm khi tìm hiểu về hồi kí cách mạng. Mặc dù vậy, đối tượng khảo sát của bài viết không phải là hồi kí cách mạng Việt Nam cho nên việc tác giả lí giải, so sánh chỉ có vai trò là tư liệu tham khảo để sáng tác hơn là bàn luận, đánh giá. Bài viết Vài cảm nghĩ nhân đọc mấy cuốn hồi kí của tác giả Nhị Ca đã giới thiệu đến người đọc một số tác phẩm hồi kí tiêu biểu của nước bạn như Truyện Hồng quân của Trung Quốc (Trung Quốc), Gặp gỡ Lênin trong lúc 12 lưu vong (Nga), Người con của nhân dân (Pháp). Ở Việt Nam, tác giả giới thiệu và nghiên cứu Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Từ nhân dân mà ra của Võ Nguyên Giáp. Đối với hồi kí Từ nhân dân mà ra, tác giả bài viết cho rằng đây là một trong những tác phẩm tái hiện chân thực và sinh động thời kì đầu của cách mạng Việt Nam từ khi Bác Hồ về nước. Bài viết đánh giá và thừa nhận những giá trị nội dung tư tưởng quan trọng được thể hiện trong hồi kí này: “Tác giả đã làm sống lại cái không khí đấu tranh sôi sục của chiến khu khi cách mạng đã có khí thế quần chúng rộng lớn và cuộc đời gian khổ, đói khát, ốm đau, nguy hiểm khi phong trào sụt xuống vì khủng bố trắng của địch” (Nhị Ca, 1963, trang 76). Theo Nhị Ca, Võ Nguyên Giáp đã ngợi ca những tấm gương chiến sĩ cách mạng anh dũng, khẳng định vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân. Đồng thời, hồi kí của ông còn thể hiện sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn được đúc kết từ thực tế cuộc đấu tranh cách mạng. Ngoài ra, Từ nhân dân mà ra “là một bản tổng kết kinh nghiệm có ít nhiều hình tượng văn học, một bài hồi kí có giá trị lí luận cách mạng” (Nhị Ca, 1963, trang 77). Cũng trong bài viết này, tác giả nhận xét về ưu điểm và hạn chế chung của hồi kí khi tái hiện hiện thực: Giá trị chân thực của các sự kiện và nhân vật có “địa chỉ chính xác” trong tập hồi kí này, mặc dù sự miêu tả đôi chỗ còn tự nhiên, sơ lược, chưa đủ làm cho người đọc cảm xúc sâu sắc, vẫn có thể làm cho ta tin tưởng mạnh mẽ vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng, qua sự chứng minh của kinh nghiệm lịch sử (Nhị Ca, 1963, trang 80). Qua việc nghiên cứu những tác phẩm cụ thể ở một số quốc gia khác nhau, tác giả bài viết đã rút ra khái niệm và một vài đặc điểm quan trọng trong hồi kí cách mạng. Ông cho rằng, hồi kí cách mạng là một tiểu loại văn học bao hàm hai yếu tố là tái hiện lịch sử bằng hồi tưởng và sự truyền cảm bằng hình tượng. Cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác, Nhị Ca yêu cầu hồi kí cách mạng phải áp dụng được “quy luật điển hình” trong việc lựa chọn nhân vật và 13 sự kiện; có thái độ khách quan, trung thực trong phản ánh… Đây là những phương diện quan trọng trong yêu cầu đặt ra đối với việc sáng tác hồi kí. Các bài viết còn lại trong tập sách này chủ yếu tập trung vào việc vận động sáng tác theo phong trào của Cục Chính trị đã nêu ra. Công trình Bàn thêm về viết hồi kí với nhiều bài viết xuất phát từ việc tìm hiểu thực tế công việc viết hồi kí của các nhà hoạt động cách mạng, của chiến sĩ, bộ đội. Công trình này có vai trò định hướng cho cuộc vận động sáng tác thời bấy giờ, đồng thời, dựa trên những tác phẩm cụ thể, tác giả các bài viết cũng đã chỉ ra cụ thể những phương diện hồi kí đã đạt được và cần phải đạt được nếu tiếp tục được phát động sáng tác để phục vụ cách mạng dân tộc. Tuy nhiên, công trình chưa có những nghiên cứu mang tính lí luận chuyên sâu về hồi kí cách mạng. Những vấn đề được nêu trong công trình là những gợi mở hướng tới người viết nhiều hơn là nghiên cứu tác phẩm. Nhận định về đặc trưng của thể loại hồi kí trong việc tái hiện hiện thực, tác giả Phan Nhân trong bài viết Vị trí hồi kí cách mạng trong văn học Việt Nam (1964) đã nhấn mạnh: Hồi kí chỉ miêu tả cái có thật mà không tả cái có thể có. Nó chỉ chọn lọc những gì trong số tài liệu có thật chứ không thể sáng tạo ra cái mới nào khác. Nói cách khác, tất cả cố gắng của hồi kí là làm thế nào giữ được bản sắc vốn có của người thật việc thật, làm nổi bật bản sắc đó lên đầy đủ, rõ ràng (Phan Nhân, 1964, trang 716). Ông vừa đề cao vai trò của hiện thực vừa nhấn mạnh vai trò của người viết khi phản ánh, tái hiện hiện thực. Cũng bàn về vấn đề này, trong bài viết Đọc Người Hà Nội (Hồi kí cách mạng kháng chiến ở thủ đô) (1965), Phan Nhân cho rằng, hồi kí cách mạng thường phản ánh và có khả năng phản ánh rất trung thành những con người điển hình có thật, những sự thật bản chất trong cuộc sống đấu tranh giai cấp quyết liệt nhất của nhân dân ta chống đế quốc và phong kiến. Trong bài viết này, ông đã nêu lên nhận xét khái quát về hồi kí và nhấn mạnh khả năng chọn lọc chi tiết của tác giả hồi kí. Ông cũng 14 nhận thấy hạn chế của một số tác phẩm trong tập hồi kí như đơn giản, sơ lược, tản mạn, biên niên hoặc chưa đúng về thể loại. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng những hạn chế này là không đáng kể vì xét về nghệ thuật, đa số tác phẩm trong tập hồi kí có bố cục chặt chẽ, kể và ghi gọn, sinh động, có phong cách riêng. Từ việc nghiên cứu một vài hồi kí cụ thể, Phan Nhân đã nêu lên được những yêu cầu cần thiết đối với một tác phẩm hồi kí cách mạng, trong đó, việc chọn lọc chi tiết từ hiện thực và tái hiện bằng thủ pháp nghệ thuật là một trong những yêu cầu quan trọng. Bài viết này xem như là bước tiếp nhận tác phẩm và trình bày vấn đề về thể loại từ một tác phẩm cụ thể. Cũng vì lẽ đó, tính hệ thống và khái quát của những nhận xét, đánh giá chưa cao. Trong bài viết Thể kí và vấn đề viết người thật việc thật (1967), Nam Mộc đã đề cập và phân tích nhiều vấn đề liên quan đến thể kí trong văn học Việt Nam như tác dụng, vị trí, đặc trưng, hư cấu và tái tạo trong sáng tác kí. Ngoài ra, ông còn đặt ra vấn đề về sự nâng cao chất lượng trong việc viết kí của các nhà văn. Ông đánh giá cao sự đóng góp của hồi kí Bất khuất của Nguyễn Đức Thuận trong sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam cũng như có tác động tích cực đối với sự củng cố, động viên, ổn định tư tưởng của nhân dân trong thời đại bấy giờ. Về thể loại hồi kí, ông cho rằng: Có thứ bút kí phản ánh những hiện tượng đã qua theo trí nhớ của nhà văn (đó là hồi kí). Ở nước ta có một loại hồi kí đặc biệt do người trong cuộc hoặc người chứng kiến kể lại cho nhà văn ghi mà có đồng chí gọi là “loại ghi chép” hoặc “truyện ghi” (đó là một số hồi kí cách mạng, hồi kí kháng chiến) (Nam Mộc, 1967, trang 75). Cũng trong bài viết này, tác giả đã gợi nhắc đến một số tác phẩm hồi kí cách mạng, giới thiệu những đóng góp của hồi kí cách mạng trong văn học Việt Nam. Năm 1970, Hoàng Như Mai viết lời giới thiệu cho công trình Hồi kí cách mạng, tập 2. Ông đã có cái nhìn khái quát về hồi kí cách mạng ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Đồng thời, Hoàng Như Mai cũng cho 15 thấy những giá trị, đóng góp của hồi kí cách mạng đối với văn học và xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Về phương diện nội dung, nhà nghiên cứu nhận thấy, hồi kí cách mạng đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời thông qua hồi ức của người trong cuộc: Đọc hồi kí cách mạng, chúng ta có được những hiểu biết khá đầy đủ và chính xác về phong trào cách mạng trước đây, về những điều kiện sống và làm việc của các chiến sĩ cách mạng, về những thủ đoạn đàn áp, khủng bố của bọn thống trị. Hồi kí giúp ta hình dung được các chế độ mật thám, nhà tù, trại giam của bọn thực dân thống trị và những hình thức tổ chức đấu tranh, vượt ngục, hoạt động bí mật, gây cơ sở từ nhỏ đến lớn, thành lập căn cứ địa v.v… của các chiến sĩ cách mạng (Hoàng Như Mai, 1970, trang 22). Bài viết đã chỉ ra những nội dung cụ thể được phản ánh bao gồm tình hình xã hội Việt Nam từ khi Pháp xâm lược, phát xít Nhật thay thế và tinh thần quyết chiến đấu một mất một còn đối với quân thù của dân tộc ta. Hồi kí cách mạng còn là những trang viết cảm động về Hồ Chủ tịch: “Ở Người, sự lãnh đạo cách mạng đã được nâng lên thành một thứ nghệ thuật với ý nghĩa là nó thấm sâu trong đáy tim của từng người” (Hoàng Như Mai, 1970, trang 4). Hình ảnh Bác Hồ đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh dân tộc, in dấu ấn đậm nét không thể nào quên trong tâm thức những người cách mạng bởi tấm lòng yêu nước nồng nàn, tình cảm thiêng liêng với dân tộc, đồng bào và nhất là quyết tâm gang thép với con đường chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, tác giả còn nhận thấy, các hồi kí đã phản ánh chân thực hình tượng người cộng sản. Đó là những người quả cảm, kiên cường, vượt qua mọi thử thách, khó khăn, gian khổ, tra tấn, tù đày, gắn bó một lòng một dạ với Đảng và nhân dân. Ông cho rằng: “Đời đấu tranh của các đồng chí đó là những bài học hết sức đẹp đẽ về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trung với Đảng, hiếu với dân, không một bạo lực nào của kẻ địch có thể khuất phục được” (Hoàng Như Mai, 1970, trang 20). Tác giả bài viết đã nhận thấy, ưu điểm của hồi kí cách mạng là không
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất