Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông qua g...

Tài liệu Những biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông qua giờ văn học sử

.PDF
108
247
76

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC -------- NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT NHỮNG BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA GIỜ VĂN HỌC SỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn) Mã số : 60 14 10 Người hướng dẫn khoa học: GS. NGND. PHAN TRỌNG LUẬN HÀ NỘI - 2010 Lời cảm ơn! Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong khoá học và suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường THPT Nguyễn Đức Cảnh, THPT Thái Phiên, THPT Ngô Quyền, Hải Phòng, đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS. NGND Phan Trọng Luận - Người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Do những điều kiện khách quan và chủ quan, chắc chắn luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong muốn nhận được những sự chỉ bảo, những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2010 Tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................... 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................. ..... 5. Giả thuyết khoa học của đề tài .......................................................... ..... 4 5 5 6. Đóng góp của đề tài .............................................................................. 7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 8. Phạm vi và giới hạn của luận văn.......................................................... 5 6 6 9. Cấu trúc của luận văn............................................................................ 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN CỦA TỰ HỌC ......... 1.1. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 1.1.1. Khảo sát tình hình dạy và học VHS ở nhà trường THPT ................. 1.1.2. Những kết luận rút ra qua khảo sát .................................................. 1.2. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 7 7 7 10 16 1.2.1. Quan niệm về năng lực tự học của học sinh THPT..... ..... ................ 16 1.2.2. Tự học - vấn đề mang tính chiến lược sư phạm hiện đại ................. 21 1.2.3. Tự học trong giờ VHS ở nhà trường Trung học phổ thông .. ......... .. 27 1.2.4. Đặc điểm tâm lý, khả năng rèn luyện năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông. ........................................................................ 38 Chƣơng 2: NHỮNG BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA GIỜ VĂN HỌC SỬ ......................................................................................... 41 2.1. Hướng dẫn học sinh tự làm việc với sách giáo khoa........................... 41 2.1.1. Quan điểm về sách giáo khoa trong phân môn văn học sử .............. 41 2.1.2. Hướng dẫn học sinh sử dụng SGK trong phân môn văn học sử ....... 41 2.2. Hướng dẫn học sinh thu thập, chọn lọc, sắp xếp tư liệu có liên quan đến bài văn học sử .................................................................................... 48 2.3. Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tranh luận và đề xuất thắc mắc trong giờ văn học sử ................................................................................. 51 2.4. Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thuyết trình trong giờ VHS ............ 56 2.5. Hướng dẫn cho học sinh viết những bài tập ngắn, những thu hoạch nhỏ về kiến thức văn học sử mà các em đã thu nhận được ........................ 60 Chƣơng 3: THỂ NGHIỆM MỘT SỐ BÀI VĂN HỌC SỬ TRONG CHƢƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƢỚNG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC .................................................... 3.1. Mục đích thể nghiệm ......................................................................... 63 63 3.2. Một số thiết kế thể nghiệm ................................................................ 3.2.1. Thiết kế thể nghiệm bài: Khái quát VHVN từ đầu thế kỷ XX đến 63 CM tháng 8 năm 1945 lớp 11 THPT ........................................ ........ …..... 63 3.2.2. Thiết kế thể nghiệm bài: Khái quát VHVN từ CM tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỷ XX lớp 12 THPT ..................................................... 73 3.3. Thuyết minh thiết kế thể nghiệm ........................................................ 81 3.4. Tiến hành thể nghiệm đối chứng ....................................................... 3.4.1. Đối tượng thể nghiệm đối chứng ..................................................... 85 85 3.4.2. Địa bàn, thời gian thể nghiệm, đối chứng ........................................ 85 3.4.3. Nguyên tắc tiến hành thể nghiệm .................................................... 3.4.4. Biện pháp kiểm chứng ................................................................... 86 86 3.4.5. Tổng hợp tiến trình kết quả thể nghiệm, đối chứng ......................... 86 3.5. Những kết luận rút ra qua giờ học thử nghiệm, đối chứng.................. 3.5.1. Vai trò quan trọng của sách giáo khoa......................................... ... 88 88 3.5.2. Giờ học thể nghiệm thể hiện một sự đổi mới về phương pháp dạy văn học sử nói riêng, dạy văn học nói chung............................................. 3.5.3. Sau giờ học thể nghiệm kích thích hứng thú, ham học của HS ........ 3.5.4. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thể nghiệm .................... 88 90 3.5.5. Những suy nghĩ sau thể nghiệm ...................................................... KẾT LUẬN ......................................................................................... . 91 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 96 PHỤ LỤC 91 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNH Công nghiệp hoá CNTT Công nghệ thông tin CM MN Cách mạng Miền Nam CM Cách mạng ĐHSP HN Đại học sư phạm Hà Nội HS Học sinh HĐH Hiện đại hoá GV Giáo viên KQGĐ Khái quát giai đoạn NXBGD Nhà xuất bản giáo dục SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông VHS Văn học sử VH Văn học VHVN Văn học Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tự học, tự nghiên cứu là một tư tưởng chiến lược của chương trình phát triển giáo dục thời đại mới cũng như của khoa sư phạm hiện đại Thế giới đã có sự thay đổi cả về chất và lƣợng để sẵn sàng có những bƣớc tiến dài vào thiên niên kỷ mới, kỷ nguyên của khoa học kỹ thuật thông tin và công nghệ sinh học. Để có thể làm chủ đƣợc tri thức, không có con đƣờng nào khác là con đƣờng phát huy nội lực bản thân để tự học, tự hoàn thiện để vƣơn lên hoà nhập xã hội. Theo tiêu chuẩn giáo dục của thanh niên thế giới khi bƣớc vào thế kỷ XXI, thì giới trẻ phải đạt đƣợc 10 kỹ năng ứng dụng học vấn vào đời sống, trong đó “kỹ năng tự học, tự nâng cao trình độ cá nhân trong mọi tình huống”, [3, tr.4] là có tính bao trùm và quan trọng hơn cả. Ta thấy "Tự học là con đường tự khẳng định, là con đường sống, là con đường thành đạt của mỗi con người muốn vươn lên đỉnh cao trí tuệ của thời đại" [16]. Nhƣ vậy "Nếu kỷ nguyên tin học trước hết phải là một kỷ nguyên giáo dục, thì kỷ nguyên giáo dục cốt lõi là kỷ nguyên tự học – tự đào tạo" [22]. Tại Hội nghị lần thứ II BCH TW Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá VIII đã thông qua Nghị quyết số 02 – NQ/HNTW "về chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000" nêu rõ: " Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người HS, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là trong thanh niên" [32]. Giáo sƣ Phan Trọng Luận đã khẳng định "Tự học xét cho kĩ là một vấn đề then chốt của giáo dục đào tạo đồng thời cũng là vấn đề có ý nghĩa văn hoá, khoa học, xã hội và chính trị sâu sắc. Đề cao tự học trong bối cảnh hiện nay của đất nước và thế giới trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI là một cách nhìn thực tế, vừa có ý nghĩa chiến lược" [15]. Nhƣ vậy, vấn đề đổi mới phƣơng pháp gắn liền với rèn luyện năng lực tự học là một trong những mục tiêu, chiến lƣợc sƣ phạm hiện đại của giáo dục VN. 1 1.2. Một yêu cầu hết sức cấp bách đang đặt ra cho nền giáo dục nước ta là: phải hiện đại hoá nội dung và phương pháp dạy học. Hiện nay, việc vận dụng phƣơng pháp mới vào giảng dạy VHS ở nhà trƣờng THPT chƣa thực sự hiệu quả bởi vẫn tồn tại lối dạy học thông báo kiến thức, đặt ra nhiều thử thách đối với giáo viên và học sinh: Kiến thức đƣa vào SGK mới và quá nhiều mà thời gian học trên lớp có hạn, tài liệu tham khảo quá rộng mà hiểu biết của HS còn hạn chế. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣa ra chiến lƣợc phát triển ngành giáo dục bằng cách thay đổi phƣơng pháp dạy học tối ƣu nhất. Ngƣời GV phải thay đổi phƣơng pháp dạy học giúp HS có những kỹ năng tự học để rút ngắn thời gian học tập trên lớp mà vẫn đạt hiệu quả cao. 1.3. Những thành tựu mới về não học CNTT càng tạo tiền đề cho việc coi trọng tự học Khoa học và công nghệ phát triển với sức thần tốc kỳ diệu đó là sự ra đời của Máy tính và Internet. Nhƣng từ thời xa xƣa, Khổng Tử đã rất ý thức tiềm năng vô tận của bộ não, ông từng nói "Bởi thừa nhận tính hơn hẳn của cái đầu đối với phần còn lại của cơ thể". Bộ não là một phần lãnh thổ lớn nhất chƣa đƣợc khám phá hết trên thế giới. Hàng ngày chúng ta không tự rèn luyện những năng lực, kỹ năng tự học thì bộ não chúng ta sẽ bị lãng quên. Chúng ta thấy thế giới đặc biệt coi trọng việc phát huy tiềm năng của não bộ. Đã có biết bao tài năng đƣợc khẳng định bởi họ biết cách đánh thức và sử dụng hiệu quả não bộ để học hỏi và nghiên cứu. Đúng nhƣ Giáo sƣ Pierpaolo Donati, nhà xã hội học nổi tiếng của Bolonia đã khẳng định "Sự hoàn hảo của trí não và trí nhớ tốt là cơ sở thành công trong mọi lĩnh vực". Một trong những nhiệm vụ chiến lƣợc của ngành giáo dục là khai thác và phát huy tiềm năng kì diệu của não bộ. Bộ não giúp chúng ta học tập suốt đời, từ khi sinh ra cho đến khi không còn có mặt trên trái đất này. Trên đây là những lý do để tác giả luận văn đặt vấn đề rèn luyện năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông qua giờ văn học sử. 2 2. Lịch sử vấn đề Hơn nửa thập kỷ qua, phong trào đổi mới phƣơng pháp DH nói chung và VH nói riêng đƣợc bàn luận sôi nổi và đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị đề cập đến vấn đề nâng cao chất lƣợng dạy và học, phƣơng pháp chú trọng đến việc xem HS là chủ thể nhận thức. Vấn đề rèn luyện năng lực tự học cho HS THPT qua giờ VHS không còn là vấn đề mới mẻ. Năm 1947, khi nói về công tác huấn luyện Hồ Chí Minh đã nói "lấy tự học làm nòng cốt". Hồ Chí Minh là ngƣời luôn nêu cao vấn đề tự học. Năm 1956, trong buổi nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khoá I của trƣờng Đại học nhân dân Việt Nam, Ngƣời đã dặn dò: "Học hỏi là một việc làm phải tiếp tục suốt đời, suốt đời phải gắn liền với lí luận và thực tiễn, không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi. Thế giới ngày một đổi mới, nhân dân ta càng tiến bộ, chúng ta phải tiếp tục học hành để tiến bộ kịp nhân dân". Tháng 11 năm 1997, Vũ Quốc Anh – vụ THPT – Bộ Giáo dục và Đạo tạo có bài viết: "Tạo ra năng lực tự học sáng tạo của HS THPT". Giáo sƣ Phan Trọng Luận có bài: "Dạy học để HS tự học văn". Đến năm 1998 đã có cả một cuộc hội thảo về tiêu đề: "nghiên cứu và phát triển tự học - tự đào tạo". Trong đó bà Nguyễn Thị Bình – Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nói: "năng lực tự học – tự đào tạo đều tiềm ẩn trong mỗi con người, nếu biết kết hợp quá trình đào tạo ở nhà trường, lớp với quan tâm tự học tự đào tạo thì đó là con đường ngắn nhất để tạo ra “nội lực” cần thiết cho sự phát triển một con người cho đất nước". Ngay sau đó là tháng 12 /1998 Giáo sƣ Phan Trọng Luận có bài viết: "Tự học – chìa khoá vàng của giáo dục". Và "Vì năng lực tự học sáng tạo của người HS" của Nguyễn Nghĩa Dân. Giáo sƣ Nguyễn Cảnh Toàn có rất nhiều bài đúc kết kinh nghiệm quí báu về tự học trong đó có: "Vài kinh nghiệm tự học - tự nghiên cứu" [Tạp chí tự học số 7/3/2000]. Và đặc biệt trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học còn cho ra mắt bạn đọc một tạp chí: “Tự học”. Đến năm 2001 Giáo sƣ Nguyễn Cảnh Toàn cho ra đời hai cuốn 3 sách quí giá: “Học và dạy cách học” và “Tuyển tập tác phẩm tự giáo dục, tự học” tập 1 và tập 2 do trƣờng ĐHSP HN1 – Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây xuất bản – 2001. Hai cuốn sách trên có thể coi là cẩm nang quí giá cho những ngƣời có ý thức tự học, tự vƣơn lên. Trong môn VH ở nhà trƣờng THPT thì phân môn VHS giữ một vị trí quan trọng song chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Số công trình nghiên cứu về vấn đề này còn quá khiêm tốn, chỉ có “Mấy vấn đề giảng dạy VHS ở trường phổ thông cấp III” của Giáo sƣ Phan Trọng Luận và một số nghiên cứu khác nhƣng không có ảnh hƣởng cao. Từ đó đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề tự họ nhƣng vẫn còn thiếu vắng một công trình, một chuyên luận vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn sát thực với HS THPT ở địa phƣơng. Từ 1995 trở lại đây đã có một số luận văn thạc sĩ theo hƣớng khai thác đề tài tự học, tự nghiên cứu đã đƣợc hoàn thành xuất sắc nhƣ: “Những hình thức tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong giờ VHS ở trường THPT” của Đào Văn Phán và “Hình thành năng lực nghiên cứu tự học cho HS THPT qua giờ VHS” của Lê Khánh Toàn, đặc biệt là luận án tiến sĩ của Phạm Kim Xuyến: “Rèn luyện năng lực tự học cho HS THPT qua giờ VHS”. Về vấn đề rèn luyện kỹ năng tự học cho HS THPT qua giờ VHS đƣợc vận dụng vào địa phƣơng cụ thể còn là vấn đề mới mẻ và tƣơng đối phức tạp. Chính vì vậy tác giả luận văn đặt ra vấn đề rèn luyện những năng lực tự học cho HS THPT qua giờ VHS. Tác giả cho đó là vấn đề thiết thực, góp phần thực thi việc đổi mới phƣơng pháp DH VH nói chung và phân môn VHS nói riêng trong nhà trƣờng THPT hiện nay, đặc biệt là ở thành phố Hải Phòng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Cùng với xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp DH nói chung, DH Ngữ văn nói riêng, luận văn góp phần xây dựng cơ sở lí luận và khảo sát thực tế giờ dạy - học VHS tạo tiền đề cho vấn đề tự học ở THPT và khẳng định tầm quan trọng của tự học trong chiến lƣợc giáo dục. 4 - Luận văn mạnh dạn đƣa ra một trong những phƣơng pháp DH tích cực và hiệu quả nhất đó là hƣớng dẫn HS tự làm việc, tự tiếp cận để chiếm lĩnh tri thức VHS một cách chủ động, góp phần giải quyết những tồn tại trong lối DH thông báo kiến thức, đặt ra nhiều thử thách đối với GV và HS: kiến thức đƣa vào SGK mới và quá lớn mà thời gian học lại ít, tài liệu quá rộng mà hiểu biết HS có hạn. - Để nâng cao chất lƣợng giờ học VHS, biến quá trình DH thành quá trình tự học, luận văn muốn khẳng định khả năng vận dụng tự học trong giờ học VHS, đóng góp một phần cùng với môn Ngữ văn chuẩn bị cho HS một hành trang vững chắc cả về tri thức lẫn phƣơng pháp, kỹ năng để các em có thể tự bổ sung cập nhật kiến thức, tự hoàn thiện vững vàng tự tin bƣớc vào đời. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học VHS ở nhà trƣờng THPT. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Các bài học VHS ở nhà trƣờng THPT 5. Giả thuyết khoa học của đề tài Nếu nâng cao đƣợc năng lực tự học cho HS THPT thì hiệu quả giờ học VHS ở nhà trƣờng THPT sẽ đƣợc nâng cao một cách vững chắc. Đồng thời hình thành và rèn luyện cho bản thân HS một năng lực quan trọng để học tập, nghiên cứu lên bậc Đại học cũng nhƣ trong đời sống 6. Đóng góp của đề tài Khẳng định trên cơ sở lý luận và thực tiễn tầm quan trọng của tự học và yêu cầu rèn luyện năng lực tự học cho học sinh THPT qua giờ học VHS. Luận văn góp phần nâng cao hiệu quả DH VHS ở nhà trƣờng THPT nói riêng và VH nói chung. Đặt vấn đề hình thành những biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông qua giờ văn học sử, luận văn góp phần thực hiện hoá một bƣớc tƣ tƣởng đổi mới phƣơng pháp DH văn nói chung, phân môn VHS nói riêng đang đặt ra hiện nay. 5 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp khảo sát thức tế (dự giờ dạy và học VHS của GV và HS). 7.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 7.3. Phương pháp tổng hợp và vận dụng lý luận như: phân tích, tổng hợp, so sánh … khái quát một số phương diện thuộc về rèn luyện năng lực tự học 7.4. Phương pháp thể nghiệm và kiểm chứng giả thuyết của luận văn: soạn và dạy 2 bài: Khái quát VH Việt Nam giai đoạn 1930-1945 và Khái quát VH Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 để minh họa. 8. Phạm vi và giới hạn của luận văn 8.1. Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề DH các bài VHS ở nhà trƣờng THPT. 8.2. Giới hạn khách thể điều tra: Các giờ dạy và học VHS ở nhà trƣờng THPT 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở thực tiễn và lý luận của tự học Chƣơng 2: Tự học trong giờ học văn học sử ở nhà trƣờng Trung học phổ thông Chƣơng 3: Thể nghiệm một số bài văn học sử trong chƣơng trình Trung học phổ thông theo hƣớng rèn luyện năng lực tự học 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN CỦA TỰ HỌC 1.1. Cơ sở thực tiễn 1.1.1. Khảo sát tình hình dạy và học VHS ở nhà trường THPT 1.1.1.1. Phần khảo sát Địa bàn khảo sát: Tiến hành dự giờ dạy và học, ra đề khảo sát khả năng phát hiện luận điểm, khả năng lập dàn ý của HS thuộc địa bàn Hải Phòng. + Trƣờng THPT Nguyễn Đức Cảnh – Hải Phòng + Trƣờng THPT Thái Phiên – Hải Phòng + Trƣờng THPT Ngô Quyền – Hải Phòng Đối tƣợng khảo sát: HS 2 khối 11 và 12, do GV của 3 trƣờng trên giảng dạy. Số lƣợng giờ dự: 2 bài tƣơng đƣơng 4 tiết: Khái quát VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách Mạng tháng 8/1945 và Khái quát VH Việt Nam từ CM tháng 8/1945 đến hết thế kỉ XX. Thời gian khảo sát: Năm học 2007 - 2008 và 2009 – 2010 1.1.1.2. Một vài số liệu và kết quả thu hoạch rút ra qua khảo sát Bảng 1.1: Tỉ lệ thời gian GV sử dụng trong giờ học S TT Tên bài giảng 1 Khái quát VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng 8/1945 Khái quát VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng 8/1945 Khái quát VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng 8/1945 Khái quát VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng 8/1945 Khái quát VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng 8/1945 Khái quát VH Việt Nam từ CM tháng 8/1945 đến hết 2 3 4 5 6 Số tiết 2 2 2 2 Lớp 11B3 11B2 11B1 11B4 Thời gian GV sử dụng Phút % 72 70 71 70 80% 77% 82% 77% 2 11B5 72 80% 2 12A1 72 80% 7 Tên Trƣờng Giáo viên THPT Nguyễn Đức Cảnh THPT Thái Phiên Lƣơng Thị Vui THPT Nguyễn Đức Cảnh THPT Nguyễn Đức Cảnh THPT Ngô Quyền THPT Ngô Quyền Trần Thị Hậu Nguyễn Thị Ánh Vũ Thị Hợp Đồng Hoàng Hƣng Cao Tố Nga 7 8 9 10 thế kỉ XX Khái quát VH Việt Nam từ CM tháng 8/1945 đến hết 2 thế kỉ XX Khái quát VH Việt Nam từ CM tháng 8/1945 đến hết 2 thế kỉ XX Khái quát VH Việt Nam từ CM tháng 8/1945 đến hết 2 thế kỉ XX Khái quát VH Việt Nam từ CM tháng 8/1945 đến hết 2 thế kỉ XX Tỷ lệ trung bình: 86% 12A2 12A8 12A7 12A3 69 70 68 71 75% THPT Ngô Quyền Vũ Thị Châm 77% THPT Thái Phiên 74% THPT Thái Phiên Nguyễn Thị Hƣơng Vũ Bích Thuỷ 78% THPT Thái Phiên Cao Thu Thuỷ Tên Trƣờng Giáo viên Bảng 1.2: Tỷ lệ thời gian HS sử dụng trong giờ học STT Tên bài giảng 1 Khái quát VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng 8/1945 Khái quát VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng 8/1945 Khái quát VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng 8/1945 Khái quát VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng 8/1945 Khái quát VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng 8/1945 Khái quát VH Việt Nam từ CM tháng 8/1945 đến hết thế kỉ XX Khái quát VH Việt Nam từ CM tháng 8/1945 đến hết thế kỉ XX Khái quát VH Việt Nam từ CM tháng 8/1945 đến 2 3 4 5 6 7 8 Số tiết Lớp Thời gian GV sử dụng Phút Tỷ lệ % 2 11B3 18 20% 1 11B2 5 23% THPT Lƣơng Nguyễn Đức Thị Vui Cảnh THPT Thái Trần Thị Phiên Hậu 1 11B1 5,5 18% 1 11B4 6,5 23% 1 11B5 5 20% 2 12A1 18 20% THPT Nguyễn Nguyễn Đức Thị Ánh Cảnh THPT Vũ Thị Nguyễn Đức Hợp Cảnh THPT Ngô Đồng Quyền Hoàng Hƣng THPT Ngô Cao Tố Quyền Nga THPT Ngô Quyền Vũ Thị Châm THPT Thái Phiên Nguyễn Thị 1 12A2 4,5 25% 1 12A8 6,5 23% 8 9 10 hết thế kỉ XX Khái quát VH Việt Nam từ CM tháng 8/1945 đến 1 12A7 hết thế kỉ XX Khái quát VH Việt Nam từ CM tháng 8/1945 đến 1 12A3 hết thế kỉ XX Tỷ lệ trung bình: 14% 5,5 6,5 24% THPT Thái Phiên Hƣơng Vũ Bích Thuỷ 22% THPT Thái Phiên Cao Thu Thuỷ Bảng1.3: Số lƣợng câu hỏi nêu ra trong mỗi giờ học STT Tên bài giảng 1 Khái quát VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng 8/1945 Khái quát VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng 8/1945 Khái quát VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng 8/1945 Khái quát VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng 8/1945 Khái quát VH Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng 8/1945 Khái quát VH Việt Nam từ CM tháng 8/1945 đến hết thế kỉ XX Khái quát VH Việt Nam từ CM tháng 8/1945 đến hết thế kỉ XX Khái quát VH Việt Nam từ CM tháng 8/1945 đến hết thế kỉ XX Khái quát VH Việt Nam từ CM tháng 8/1945 đến hết thế kỉ XX Khái quát VH Việt Nam từ CM tháng 8/1945 đến hết thế kỉ XX 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số tiết 2 1 1 1 1 2 1 1 1 1 Lớp 11B3 11B2 11B1 11B4 11B5 12A1 12A2 12A8 12A7 12A3 9 Số lƣợng câu hỏi Tên Trƣờng Giáo viên THPT Nguyễn Đức Cảnh THPT Thái Phiên Lƣơng Thị Vui Nguyễn Thị Ánh 7 câu THPT Nguyễn Đức Cảnh THPT Nguyễn Đức Cảnh THPT Ngô Quyền 8 câu THPT Ngô Quyền 6 câu THPT Ngô Quyền Vũ Thị Châm 6 câu THPT Thái Phiên Nguyễn Thị Hƣơng 7 câu THPT Thái Phiên Vũ Bích Thuỷ 8 câu THPT Thái Phiên Cao Thu Thuỷ 8 câu 8 câu 7 câu 7 câu Trần Thị Hậu Vũ Thị Hợp Đồng Hoàng Hƣng Cao Tố Nga 1.1.2. Những kết luận rút ra qua khảo sát 1.1.2.1. Về hoạt động giảng dạy của GV Thực tế khảo sát chúng ta thấy, các bài KQGĐ VHS còn gây cho chúng ta nhiều trăn trở về quá trình giảng dạy của GV và chất lƣợng học tập của HS. Hầu hết các giờ dạy VHS còn nằm ngoài quỹ đạo của công cuộc đổi mới phƣơng pháp DH. Phƣơng pháp giảng dạy mà GV sử dụng trong các giờ học rất đơn điệu, chủ yếu vẫn là phƣơng pháp thuyết trình, HS rất thụ động, phƣơng pháp hỏi đáp có sử dụng nhƣng với số lƣợng thời gian rất ít. Đƣợc biểu hiện cụ thể là: * GV lạm dụng phương pháp diễn giảng Qua các giờ khảo sát, chúng ta thấy hầu hết GV sử dụng phƣơng pháp cũ, GV vẫn là chủ thể của mọi hoạt động, HS là khách thể. Phƣơng pháp diễn giảng đƣợc sử dụng với thời gian rất lớn tới 87%. Ngƣời GV làm việc rất vất vả, hoạt động liên tục, một mình diễn trên bục giảng. Trong khi kiến thức các bài VHS rất dài khiến GV phải chạy đua với thời gian. Tâm lý GV là trình bày cho HS trọn vẹn kiến thức SGK. Việc GV chọn lọc và định hƣớng kiến thức chƣa dụng công, chƣa hợp lý, GV ít chú ý đến việc mở rộng kiến thức cho HS. Phƣơng pháp diễn giảng kiến thức SGK trong bài học VHS nhƣ đóng khung dẫn tới không khí tiết học trầm lắng, tạo cảm giác mệt mỏi HS, thậm chí nhiều HS còn nằm ngủ, không có hứng thú học tập. Phƣơng thức thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe vẫn diễn ra trong các giờ VHS. HS không tự mình tìm hiểu, không tự mình nghiên cứu tài liệu có liên quan đến bài học. Thậm chí có giờ học GV còn đọc nhiều đoạn trong SGK cho các em chép, một số em không chép mà gạch chân SGK. Phƣơng pháp này cho thấy các GV chỉ chú trọng tới việc làm sao trình bày đƣợc hết khung kiến thức SGK mà quên không chú ý tới năng lực tiếp nhận và đặc điểm tâm lý của HS. Vì thế mà kiến thức VHS của HS sơ sài và nghèo nàn, các em có thái độ dửng dƣng, thờ ơ, coi thƣờng các bài học VHS. Trong khi kiến thức khái quát của VHS là kiến thức cơ bản, quan trọng làm cơ sở, nền tảng để nhìn nhận, đánh giá cả một giai đoạn văn học cụ thể. 10 Phƣơng pháp dạy thông báo, phát tin này đi ngƣợc với lý thuyết tiếp nhận và cảm thụ đó là "Coi HS vừa là mục tiêu vừa là phương tiện, phương thức truyền đạt đến mục tiêu trong sự thống nhất biện chứng" [3, tr.33], làm cho HS mất dần khả năng tự thân vận động để tìm hiểu, nghiên cứu bài giảng, không tự học, tự khám phá để mở rộng tầm hiểu biết. Từ thực tế khảo sát cho chúng ta thấy, hầu hết các giờ học VHS GV chƣa phát huy đƣợc chủ thể, chƣa phát triển đƣợc tiềm năng sáng tạo của HS, chƣa huy động đƣợc hiểu biết sẵn có của HS, chƣa rèn luyện cho HS kỹ năng tự học tập tích cực, nhƣ việc tạo dựng một hứng thú ham học để tự học, tự vƣơn lên, nắm vững các tri thức khoa học mới bằng con đƣờng tự nghiên cứu, tự học. Đó cũng là một trong những kỹ năng tự học những bài KQGĐ VHS. * Phương pháp đặt câu hỏi của giáo viên chưa logic, chưa hệ thống, nặng về câu hỏi tái hiện. Từ khảo sát cho thấy, GV có sử dụng phƣơng pháp này nhƣng chỉ dừng lại ở mặt hình thức. Câu hỏi mang tính tái hiện nhiều, câu hỏi dài ngắn không lôgic, không hệ thống nên chƣa đạt hiệu quả giảng dạy cao. Theo thống kê của chúng tôi, trung bình mỗi giờ học giáo viên sử dụng 8-9 câu hỏi. Phần lớn câu hỏi đƣa ra rất dài HS thƣờng đọc SGK thay trả lời. Có tới 2/3 số câu hỏi mang tính chất chiếu lệ, hình thức và mang tính tái hiện, rất hiếm câu hỏi có giá trị nêu vấn đề kích thích HS động não suy nghĩ. Các câu hỏi không có quan hệ liên kết, không lôgic, không xuyên suốt giữa các phần trong nội dung bài KHGĐ VH nhƣ dạng câu hỏi “VHVN 1945 – 1975 phát triển theo hướng nào?” hay “VH thời kì này có những cảm hứng nào?”.Qua các giờ khảo sát cho thấy các câu hỏi đặt ra trong các giờ học VHS không hệ thống. Giáo viên rất tuỳ hứng, không có chuẩn bị trƣớc, không thể hiện sự tìm tòi sáng tạo của GV và điều trọng là câu hỏi không mang tính nêu vấn đề. Mỗi câu hỏi gợi hứng thú tìm tòi cho HS là mỗi câu hỏi tạo một cái mốc trong quá trình khám phá bài học, câu sau bổ sung cho câu trƣớc làm thành một chuỗi những liên hệ nối tiếp nhau trong một hệ thống diễn biến nội 11 dung bài học, ẩn chứa những mâu thuẫn, còn câu hỏi mà các GV đƣa ra ở đây chủ yếu tái hiện lại nội dung SGK. Ví dụ trong bài Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng 8-1945 giáo viên giảng dạy Trần Thị Hậu trƣờng THPT Thái Phiên, một giờ dạy theo khảo sát của chúng tôi, GV đã đƣa ra trong bài khá nhiều câu hỏi cho HS, hệ thống câu hỏi nhƣ sau: Câu hỏi 1: Quan sát SGK, tr.82-87, nêu nội dung những đặc điểm cơ bản của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng 8-1945? Câu hỏi 2: Những bản chất của khái niệm HĐH là gì? Nội dung và tiến trình HĐH VHVN trong thời kì này diễn biến nhƣ thế nào? Câu hỏi 3: Vì sao VH thời kì này có đặc điểm công khai và không công khai, sự phân hoá thành nhiều xu hƣớng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển? Căn cứ vào đâu để phân chia nhƣ vậy? Câu hỏi 4: Hai truyền thống lớn của VHVN là gì? Trong thời kì này VHVN đóng góp thêm đƣợc truyền thống gì? Câu hỏi 5: Nêu các thành tựu về thể loại và ngôn ngữ của VH thời kì này? Câu hỏi 6: Em hãy nêu những thành tựu nghệ thuật thơ thời kì này? Câu 7: Em hãy rút ra kết luận chung gì sau khi học bài này? Bài học trong 90 phút mà GV đƣa ra 7 câu hỏi, cho thấy các câu hỏi rất bám sát SGK, nhằm tái hiện những luận điểm trong SGK, GV đọc tái hiện các câu hỏi trong SGK. Riêng câu hỏi thứ 7 cần kỹ năng khái quát thì HS lại không làm đƣợc, tốn đến 5 phút. Hay trong bài Khái quát VHVN từ CM tháng 8-1945 đến hết thế kỉ XX, GV Vũ Bích Thuỷ trƣờng THPT Thái Phiên. GV đƣa ra 10 câu hỏi nhƣ sau: Câu hỏi 1: Hãy tóm tắt những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá có ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển của VHVN giai đoạn 1945-1975? Câu hỏi 2: VHVN 1945-1975 phát triển qua mấy chặng? Câu hỏi 3: Những tác phẩm đáng chú ý trong năm độc lập đầu tiên? Cảm hứng chung? Sự kiện lịch sử nào đánh dấu sự chuyển biến lớn của VH ở cuối năm 1946? 12 Câu hỏi 4: Trong văn xuôi những thể loại nào đóng vai trò tiên phong của VH kháng chiến chống Pháp? Thử lí giải vì sao từ 1950 trở đi, văn xuôi tạo đƣợc bƣớc phát triển mới? Câu hỏi 5: Nêu một số nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội chặng 1955-1964? Câu hỏi 6: Nêu một số nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội chặng 1965-1975? Câu hỏi 7: Cho HS đọc SGK và tóm tắt những đóng góp của xu hƣớng VH tiến bộ, yêu nƣớc và CM MN. Nhìn một cách bao quát VHVN từ CM tháng 8/1945 đến hết thế kỉ XX mang những đặc điểm nào? Câu hỏi 8: Yêu cầu HS đọc thầm SGK và phát biểu về những phƣơng diện thể hiện của khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn? Lấy một số tác phẩm các em đã học để minh hoạ. Câu hỏi 9: Hãy tóm tắt những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá đã thúc đẩy đổi mới VHVN giai đoạn 1986 đến hết TK XX? Câu hỏi 10: Nêu những thành tựu nổi bật và một số biểu hiện hạn chế của VH VN 1945-1975? Với thực tế khảo sát 10 tiết học trên, chúng ta thấy sự cố gắng của GV trong quá trình tiếp cận với phƣơng pháp dạy học mới. Đã có rất nhiều GV thành công trong giờ dạy của mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể né tránh sự thật là chất lƣợng giờ học VHS còn rất kém. Chỉ nhìn vào hệ thống câu hỏi trong các bài học trên thì thấy bản thân GV cũng chƣa thực sự dụng công trong các giờ VHS. GV chƣa có sự định hƣớng cho HS chuẩn bị bài ở nhà và cũng chƣa định hƣớng kiến thức giảng dạy trên lớp. GV chỉ cố gắng truyền đạt cho hết kiến thức trong SGK, không còn thời gian rèn luyện các kỹ năng khác cho HS. Các câu hỏi GV đƣa ra HS chỉ vội liếc SGK xem ở đâu để trả lời chứ không có suy nghĩ, không có ý kiến cá nhân, không có cảm nhận, không có cảm xúc, không có sự sáng tạo. Các câu hỏi GV đƣa ra có tính chất tái hiện đó thực sự không làm cho HS nhập cuộc, chƣa làm HS làm việc với 13 SGK, chƣa làm HS có hứng thú với bài học. Với hệ thống câu hỏi trên GV có thể tạo cho HS những kỹ năng suy nghĩ lôgic, tự làm việc với SGK, tự tìm hiểu bài học qua những tƣ liệu có liên quan đến bài học. Vì vậy GV khó hình thành cho HS ý thức tự học, tự nghiên cứu tài liệu bằng khả năng của mình một cách khoa học và hệ thống. Cội nguồn của kết quả này là các GV chƣa khơi gợi đƣợc nhu cầu và nguyện vọng của HS, chƣa lôi cuốn HS vào cuộc. Theo GS Phan Trọng Luận giờ học nhất thiết phải có các câu hỏi nêu vấn đề vì “Câu hỏi nêu vấn đề là loại câu hỏi đặt ra cho chủ thể HS và được HS tiếp nhận nó một cách có ý thức không phải từ ngoài vào mà là do yêu cầu khám phá tìm hiểu của bản thân” [17, tr.230]. Có câu hỏi nêu vấn đề trong giờ học VHS mới phát huy đƣợc hết nội lực của HS trong việc rèn luyện tƣ duy sáng tạo và ý thức học tập. Nếu các GV vẫn giữ cách giảng dạy nhƣ trên thì HS tốt nghiệp vẫn không có kiến thức vững chắc, không có năng lực tự học hỏi để vƣơn lên, không có bản lĩnh tự tin vào chính mình. 1.1.2.2. Hoạt động nghe và chép của HS là chủ yếu Qua các giờ khảo sát, chúng ta thấy các giờ học VHS còn tồn đọng các khuyết điểm sau: Một là trong các giờ VHS hoạt động chủ yếu của HS là nghe và chép. Trung tâm giờ học vẫn là GV, là ngƣời truyền đạt kiến thức, là ngƣời thuyết trình, diễn giảng còn HS là khách thể, lắng nghe, chép bài một cách thụ động. Qua tìm hiểu tâm tƣ nguyện vọng của HS, chúng ta thấy các em chán học, coi thƣờng giờ học văn nói chung và VHS nói riêng. Trong suốt giờ học VHS HS chủ yếu nghe và ghi chép, một số HS làm việc riêng, thậm tệ một số em còn nằm ngủ, không khí giờ học VHS hết sức buồn tẻ, rời rạc. Hoạt động chủ yếu là GV đƣa ra câu hỏi và chỉ định, HS miễn cƣỡng đứng lên trả lời nên thƣờng là trả lời chống đối. Khi chúng tôi tiến hành kiểm tra vở soạn của HS lớp 11B3 trƣờng THPT Nguyễn Đức Cảnh và 12A8 trƣờng THPT Thái Phiên phát hiện một số em soạn bài bằng cách chép đề mục trong SGK rồi lại truyền tay cho 14 các HS khác chép lại. Còn kiểm tra vở ghi đến 2/3 HS trong lớp chép đầy đủ các đề mục thầy cô ghi trên bảng, không có sàng lọc kiến thức bài giảng của thầy cô. Hai là khả năng phát hiện luận điểm của HS rất chậm, diễn đạt lủng củng. Trả lời câu hỏi HS chỉ việc đọc nội dung tƣơng ứng trong SGK không biết diễn đạt bằng hành văn của mình. Có HS tự diễn đạt thì câu cú lủng củng, từ ngữ thiếu chính xác, ý nghĩa luận điểm bị thay đổi hoặc lan man, dài dòng, không cô đọng. Trong khi kiến thức của các bài khái quát VHS đƣợc vận dụng nhiều trong quá trình HS chiếm lĩnh các tác phẩm văn chƣơng. Trong nhà trƣờng, quan điểm dạy và học VHS thực sự đã có tác động mạnh mẽ đối với các cấp học nhất là THPT. Chất lƣợng dạy và học VHS thực sự đã có tiến bộ rõ rệt. Tuy vậy, sự vận dụng phƣơng pháp DH mới chỉ dừng lại trong các giờ dạy tác phẩm VH. Còn VHS là một phân môn nằm ngoài những biến động của cuộc đổi mới về phƣơng pháp DH. Hơn nữa, việc cải tiến phƣơng pháp giảng dạy văn hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc tổ chức cho HS chủ động phát huy năng lực tƣ duy để nắm vững bài học, rèn luyện năng lực tự học cho HS trong giờ học văn, đặc biệt là giờ học VHS còn rất mới mẻ. Muốn học tốt môn Ngữ văn phải học tốt phân môn VHS. Vì VHS chứa lƣợng kiến thức vừa mang tính tổng hợp, khái quát vừa mang tính lý luận. Kiến thức VHS là tiền đề để hiểu và khám phá kiến thức giảng văn, tập làm văn, lý luận … Tuy vậy, việc giảng dạy VHS ở nhà trƣờng THPT hiện nay còn nhiều vấn đề đáng quan tâm cả về phƣơng pháp giảng dạy của GV và chất lƣợng học tập của HS. Có thể nói, ngƣời GV có trách nhiệm nghề nghiệp là khi lên lớp phải có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng thiết kế giáo án. Qua kiểm tra một số gíáo án của GV, chúng ta thấy thiết kế giáo án của GV thực chất còn là một đề cƣơng nội dung bài VHS. Dựa vào SGK và sách hƣớng dẫn, GV tóm tắt những luận điểm chính cần truyền đạt cho HS. Đối tƣợng HS là chủ thể và các hoạt động của HS không có mặt trong giáo án. Với thiết kế giáo án nhƣ vậy, việc dạy và học 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất