Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Nhận xét về nhóm tội thập ác...

Tài liệu Nhận xét về nhóm tội thập ác

.DOCX
5
21
96

Mô tả:

I) LỜI MỞ ĐẦU. So với luật Hình sự Việt Nam hiện nay thì xã hội phong kiến trước đây chưa có định nghĩa một cách chung nhất về tội phạm , quan niệm về tội phạm được hiểu rất rộng. Trong Bộ Quốc Triều Hình Luật thời Lê đã có những quan niệm về tội phạm là việc xâm hại đến sự an toàn, bất khả xâm phạm của chế độ quân chủ triều Lê, mà trước hết là sự an toàn của nhà vua và hoàng cung (nhóm tội Thập ác), xâm phạm trật tự kỷ cương, đạo đức xã hội theo quan điểm Nho giáo, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, tài sản của con người. Đến thời nhà Nguyễn, trong bộ Hoàng Việt Luật Lệ cũng không có những định nghĩa chung về tôi phạm mà chỉ đi thẳng vào các qui định cụ thể đối với từng loại tội. Khái niệm tội phạm được áp dụng không những trong lĩnh vực hình sự mà trong cả các lĩnh vực dân sự, hành chính, thuế khóa, ruộng đất và kể cả trong quan hệ đạo đức. Các nhà làm luật phong kiến đã đưa ra rất nhiều quan điểm phân loại tội phạm và có nhiều quan điểm phân loại tội phạm đó còn được lưu giữ và áp dụng đến ngày nay. Một trong những loại tội phạm đó là “ Thập tội ác” ( 10 tội nguy hiểm nhất). II) NỘI DUNG. 1) Định nghĩa pháp lí về nhóm tội thập ác Ở cả Quốc Triều Hình Luật và Hoàng Việt Luật Lệ và các bộ luật khác đều quy định về nhóm tội thập ác một cách cơ bản giống nhau. Một là mưu phản là mưu làm sụp đổ xã tắc. Hai là mưu đại nghịch là mưu mô phá hủy tông miếu, lăng tẩm và cung điện của vua. Ba là mưu phiến( mưu bạn) mưu phản bội Tổ quốc đi theo nước khác. 1 Bài tập học kì môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam- Lê Thị Thu Mai- 370649 Bốn là ác nghịch ( tội ác ngược quy luật) đó là tội đánh giết ông bà nội, cha mẹ, ông bà ngoại, chú, bác, cô, anh chị của ông nội, đánh hay giết chồng. Năm là bất đạo ( không còn đạo lí): chỉ tội giết chết ba mạng người trong một gia đình, hoặc cắt tay chân người sống, chế tạo thuốc độc bùa mê, hung ác tàn nhẫn, phá tan chính đạo. Sáu là đại bất kính: ăn cắp đồ vua dùng để cúng tế, ăn cắp những đồ vật trong xe vua đi, ngụy tạo con dấu của vua, chế thuốc vua dùng không theo toa chính, lầm lẫn đề nghị phong chức, vật thực cấm vẫn dùng nấu cho vua ăn, thuyền vua đi mà lơ là không sửa cho chắc. Bảy là bất hiếu: tố cáo, chửi mắng ông bà cha mẹ, ông bà nội bên chồng, chia của, nuôi dưỡng cha mẹ thiếu sót, đang để tang cha mẹ mà tự cưới hỏi, hưởng nhạc vui chơi, mặc đồ khác tang phục, nghe tin ông bà cha mẹ mất mà dấu tang, không tổ chức lễ tang, nói dối ông bà cha mẹ mất. Tám là bất mục: mưu giết, bán người thân thuộc rong cửu tộc từ hàng ty ma trở lên, đánh, tố cáo chồng, tôn trưởng hoặc đại công trở lên. Chín là bất nghĩa: là dân giết quan Tri phủ, Tri châu, Tri huyện ở địa phương mình, lính giết quan chỉ huy; lại, tốt mà giết ngũ phẩm Trưởng quan; học trò giết thầy; vợ nghe thấy tang chồng mà giấu không tổ chức tang lễ, tự vui chơi, hoặc mặc khác tang phục, cải giá. Mười là nội loạn: gian dâm với thiếp của ông, cha; gian dâm trong họ nội, ngoại từ hàng tiểu công trở lên. 2) Nhận xét về nhóm tội Thập ác. 2.1) Một số đặc điểm, tính chất của nhóm tội thập ác. 2 Bài tập học kì môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam- Lê Thị Thu Mai- 370649 Thứ nhất là những hành vi có tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm những quan hệ xã hội có tầm đặc biệt trong chế độ phong kiến Việt Nam, đó là sự an toàn của triều đại ( chế độ xã hội), các đặc quyền của vua, một số quyền nhân thân của con người và một loạt các truyền thống đạo đức đã được thừa nhận rộng rãi trong xã hội phong kiến phương Đông nói chung và xã hội phong kiến Việt Nam nói riêng như quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, con cháu, quan dân,… Thứ hai, hành vi thuộc nhóm tội thập ác bị coi là tội phạm và những người có hành vi này sẽ bị trừng trị bằng những hình phạt nghiêm khắc nhất( tử hình) không chỉ khi tội phạm đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà ngay từ khi biểu lộ ý định phạm tội như: tôi mưu phản, tội mưu phản đại nghịch, tội mưu giết người,.. Thứ ba, không chỉ những hành vi xâm phạm đến sự tồn vong của quốc gia, của triều đại cầm quyền mà cả những hành vi xâm phạm đến một số quyền nhân thân của con người, xâm phạm nghiêm trọng đến các truyền thống đạo đức theo quan điểm Nho giáo lúc bấy giờ như bất hiếu, bất nghĩa,.. cũng được xếp vào nhóm tội Thập ác. Thứ tư, người phạm một trong mười tội ác ngoài việc phải chịu hình phạt nghiêm khắc nhất còn phải chịu một loạt các hạn chế bất lợi khác như không được hưởng chế độ bát nghị, không được chuộc tội, không được miễn chịu hình phạt khi có ân xá hoặc khi người phạm tội tự thú... 2.2) Nhận xét về mục đích của nhóm tội thập ác. Mục đích quan trọng của nhóm tội thập ác là sự đảm bảo an toàn tuyệt đối cho vị trí thống trị của nhà vua, những quyền lợi của nhà vua như: tài sản, cung điện, sơn lăng,…Cụ thể là bốn tội mưu phản, mưu đại nghịch, mưu phiến, đại bất kính. Ngoài ra, để đảm bảo sự trật tự trong gia đình phong kiến đương thời, có những quan hệ xã hội dù không gắn liền với an nguy của nhà vua nhưng hành vi xâm hại 3 Bài tập học kì môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam- Lê Thị Thu Mai- 370649 loại quan hệ này vẫn được coi là những tội đặc biệt nguy hiểm như tội bất hiếu, bất nghĩa, bất mục, nội loạn, ác nghịch, bất đạo. Theo lời vua Gia Long: “ Gặp lúc phong hóa suy đồi, kẻ gian ngày một sinh sôi nảy nở, pháp luật không đủ chế ngự điều ác cho nên luật lệ, pháp lịnh, quy thức cần phải gia tăng nhanh chóng”. Nhóm tội thập ác khiến tính hình sự ở các bộ luật được khai thác ở mức tối đa giúp duy trì và củng cố trật tự vua tôi, trật tự gia đình, gia trưởng của xã hội phong kiến. 2.3) Nhận xét về tư tưởng chính trị của các nhà làm luật đối với nhóm tội thập ác Do tính chất nguy hiểm đặc biệt của tội thập ác nên cả Quốc Triều Hình Luật và Hoàng Việt Luật Lệ đều thể hiện thái độ trừng trị nghiêm khắc của nhà nước đối với loại tội này. Một trong những biểu hiện đó là các bộ luật có các quy định loại trừ không cho người phạm tội thập ác được hưởng các chế độ được miễn giảm trách nhiệm hình sự như tội thường. Ví dụ theo điều 4, Quốc triều hình luật quy định việc miễn giảm cho người phạm tội thuộc diện bát nghị đã khẳng định “… nếu phạm tội thập ác thì không theo luật này”. Còn theo Hoàng Việt Luật Lệ thì phải tâu vua lên để vua quyết định. Ngoài ra những quy định miễn giảm cho những trường hợp cụ thể cũng loại trừ trường hợp phạm tội thập ác. Điều 11 Quốc Triều Hình Luật quy định “ những kẻ phạm tội ác nghịch dẫu có dịp ân xá cũng không được ân xá”. Cùng với các quy định chung như vậy, các quy định về các tội cụ thể của tội thập ác cũng thể hiện thái độ trừng trị nghiêm khắc của nhà nước phong kiến đối với tội thập ác. 2.4) Thập ác tội thể hiện quan điểm đức trị và pháp trị của Nho giáo. 2.4.1)Thập ác tội thể hiện quan điểm đức trị của Nho giáo Người Việt Nam luôn đề cao và bảo vệ giá trị đạo đức tốt đẹp của con người như lòng nhân ái, sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, tình nghĩa vợ chồng,.. Những tiêu chuẩn đạo đức đó đều được ghi nhận và đề cao trong Quốc Triều Hình Luật và 4 Bài tập học kì môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam- Lê Thị Thu Mai- 370649 Hoàng Việt Luật Lệ một phần qua nhóm tôi thập ác. Hai bộ luật cũng chủ trương để hướng các quan hệ gia đình theo luân lí Nho giáo, nhằm tạo ra một quyền lực gia đình mang đậm tính Nho giáo. Trong thập ác tội thì có đến bốn tội về phạm vi chống lại luân lí gia đình: bất hiếu,ác nghịch, bất kính, bất mục.Đặc biệt tội bất đạo xâm hại nghiêm trọng đến những tiêu chí đạo đức hàng đầu của đạo Nho. Thông qua công cụ là luân lí gia đình đã đưa vào trong đầu người dân những nhận thức, những ý niệm vừa là luân lí đạo đức , vừa là tư tưởng pháp lí gắn liền với thể chế chính trị mà họ đang sống để định hướng các hành vi ứng xử và lối sống. 2.4.2) Thập ác tội thể hiện quan điểm pháp trị Thứ nhất là về “ pháp”: Tội thập ác đều được quy định trong các điều luật cụ thể ở Quốc Triều Hình Luật và Hoàng Việt Luật Lệ. Hành vi thuộc nhóm tội thập ác sẽ bị trừng trị bằng những hình phạt nghiêm khắc nhất và không được hưởng chế độ bát nghị, không được chuộc tội, không được miễn chịu hình phạt khi có ân xá. Thứ hai là về “thế”: thập ác tội đề cập đến để bảo vệ chủ quyền quốc gia, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho vị trí thống trị của nhà vua, những quyền lợi của nhà vua như: tài sản, cung điện, sơn lăng, là xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chế độ vương quyền của Nho giáo tạo cho vua cái “thế” hay nói cách khác là tạo cho vua địa vị, thế lực, quyền uy. Thứ ba là về thuật, bằng việc tạo ra các điều luật quy định nhóm tội thập ác đã cho thấy sự thông minh, khôn khéo trong thuật cai trị của nhà vua. III) KẾT LUẬN Thập ác tội là chế định thể hiện rõ nhất bản chất của pháp luật phong kiến, trật tự xã hội gia đình phong kiến. Qua việc nghiên cứu về thập ác tội, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về xã hội và pháp luật thời phong kiến. Rút ra những điểm tiến bộ, hạn chế của pháp luật, xã hội phong kiến để ứng dụng nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta hiện nay, giúp xã hội ngày một phát triển. 5 Bài tập học kì môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam- Lê Thị Thu Mai- 370649
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan