Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận thức, cảm xúc, hành vi của trẻ em trong gia đình có bạo lực...

Tài liệu Nhận thức, cảm xúc, hành vi của trẻ em trong gia đình có bạo lực

.PDF
133
519
96

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NGUYỄN THỊ HẰNG NHẬN THỨC, CẢM XÖC, HÀNH VI CỦA TRẺ TRONG GIA ĐÌNH CÓ BẠO LỰC Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tâm lí học hanh Nga Hƣớng dẫnoa học: PGS.TS. Đặng Thanh Nga Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NGUYỄN THỊ HẰNG NHẬN THỨC, CẢM XÖC, HÀNH VI CỦA TRẺ TRONG GIA ĐÌNH CÓ BẠO LỰC Chuyên ngành: Tâm lý học60 31 04 01 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lí học Mã số: 60 31 04 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Văn Thị Kim Cúc hanh Ngan Hƣớng dẫnoa học: PGS.TS. Đặng Thanh Nga Hà Nội - 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Văn Thị Kim Cúc, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành cho bản thân tác giả trong những năm tháng qua Xin gửi tới Ban giám hiệu, thầy cô giáo và các bạn học sinh trường THPT Phước Vĩnh và Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu, tài liệu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp. Cảm ơn sự quan tâm, khuyến khích, động viên từ gia đình và bạn bè trong suốt quá trình tác giả thực hiện luận văn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Văn Thị Kim Cúc. Các trích dẫn và tài liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao trong hiểu biết của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hằng MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5 MỞ ĐẦU 8 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13 1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến luận văn 13 1.1.1 Các nghiên cứu về trẻ trong gia đình có bạo lực 13 1.1.2 Các nghiên cứu về nhận thức, cảm xúc, hành vi của trẻ trong giađình có bạo lực 18 1.2 Một số khái niệm và lý thuyết cơ bản 22 1.2.1 Khái niệm về nhận thức 22 1.2.2 Khái niệmvề cảm xúc 23 1.2.3 Khái niệmvề hành vi 25 1.2.4 Khái niệm trẻ em 25 1.2.5 Khái niệm gia đình, gia đình có bạo lực và vai trò, chức năng của gia đình đối với trẻ em. 1.2.6 Khái niệm nhận thức, cảm xúc, hành vi của trẻ trong gia đình 26 31 có bạo lực 1.2.7 Đặc điểm tâm lý của trẻ trong độ tuổi từ 15 – 17 tuổi 32 Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 2.1 Tổ chức nghiên cứu 38 2.1.1 Nghiên cứu lý luận 38 1 2.1.2 Nghiên cứu thực tiễn 38 2.1.3 Hoàn thiện luận văn 41 2.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu 41 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu 41 2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 42 2.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 45 2.2.4 Phương pháp thống kê toán học 45 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51 3.1 Thực trạng bạo lực gia đình trong các gia đình có trẻ độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi tại huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dƣơng 51 3.1.1 Bạo lực thể chất 53 3.1.2 Bạo lực tinh thần 55 3.2 Nhận thức, cảm xúc, hành vi của trẻ sống trong gia đình có bạo lực đối với gia đình và bản thân trẻ. 3.2.1 Nhận thức, cảm xúc, hành vi của trẻ sống trong gia đình có bạo lực đối với gia đình. 3.2.2 Nhận thức, cảm xúc, hành vi của trẻ sống trong gia đình có bạo lực đối với bản thân. 3.3 Sự khác biệt trong nhận thức, cảm xúc, hành vi của trẻ trong gia đình có bạo lực. 3.3.1 Sự khác biệt trong nhận thức, cảm xúc, hành vi đối với gia đình của trẻ trong gia đình có bạo lực. 3.3.2 Sự khác biệt trong nhận thức, cảm xúc, hành vi đối với bản 2 58 58 72 86 86 89 thân của trẻ trong gia đình có bạo lực. 3.4 Tƣơng quan giữa ba mặt nhận thức – cảm xúc – hành vi ở trẻ trong gia đình có bạo lực. 3.4.1 Tương quan giữa ba mặt nhận thức – cảm xúc – hành vi đối với gia đình ở trẻ trong gia đình có bạo lực. 3.4.2 Tương quan giữa ba mặt nhận thức – cảm xúc – hành vi đối với bản thân ở trẻ trong gia đình có bạo lực. 3.4.3 tương quan giữa nhận thức về gia đình với nhận thức về bản thân. 3.5 Ảnh hƣởng của cha mẹ đến nhận thức, cảm xúc, hành vi của trẻ đối với gia đình và đối với bản thân. 91 91 92 93 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC 108 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Bạo lực gia đình BLGĐ Gia đình có bạo lực GĐCBL Gia đình không có bạo lực GĐKBL Điểm trung bình ĐTB Độ lệch chuẩn ĐLC Trung học phổ thông THPT Trung tâm Giáo dục thường xuyên TTGDTX Nhận thức, cảm xúc, hành vi NT - CX - HV 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 Quy ước điểm số cho thang đo bạo lực gia đình 43 Bảng 2.2 Quy ước điểm số cho thang đo nhận thức – cảm xúc – hành vi 43 và ảnh hưởng của cha mẹ Bảng 2.3 Phân bố khách thể nghiên cứu chính 45 Bảng 2.4 Phân loại gia đình bạo lực 46 Bảng 2.5 Quy đổi điểm cho các item ngược chiều thuộc thang đo NT- 46 CX-HV Bảng 2.6 Phân loại nhận thức về gia đình 46 Bảng 2.7 Phân loại nhận thức về bản thân 47 Bảng 2.8 Phân loại cảm xúc đối với gia đình 47 Bảng 2.9 Phân loại cảm xúc đối với bản thân 48 Bảng 2.10 Phân loại hành vi đối với gia đình 48 Bảng 2.11 Phân loại hành vi đối với bản thân 49 Bảng 3.1 Thực trạng bạo lực gia đình 51 Bảng 3.2 Lần gần nhất chứng kiến bạo lực gia đình 57 Bảng 3.3 Chia mức nhận thức về gia đình của trẻ trong gia đình có bạo 59 lực Bảng 3.4 Chia mức cảm xúc đối với gia đình của trẻ trong gia đình có 5 65 bạo lực Bảng 3.5 Chia mức hành vi đối với gia đình của trẻ trong gia đình có bạo 68 lực Bảng 3.6 Chia mức nhận thức về bản thân của trẻ trong gia đình có bạo 73 lực Bảng 3.7 Chia mức cảm xúc đối với bản thân của trẻ trong gia đình có 78 bạo lực Bảng 3.8 Chia mức hành vi đối với bản thân của trẻ trong gia đình có bạo 81 lực Bảng 3.9: Mối tương quan giữa ba mặt nhận thức – cảm xúc – hành vi 90 đối với gia đình ở trẻ trong gia đình có bạo lực Bảng 3.10: Mối tương quan giữa ba mặt nhận thức – cảm xúc – hành vi 91 đối với bản thân ở trẻ trong gia đình có bạo lực Bảng 3.11: Mối tương quan giữa nhận thức về gia đình với nhận thức về 93 bản thân ở trẻ trong gia đình có bạo lực Bảng 3.12 Tác động của bạo lực gia đình và nhận thức về gia đình đến 93 nhận thức về bản thân Biểu đồ 3.1 Thực trạng bạo lực thể chất 53 Biểu đồ 3.2 Thực trạng bạo lực tinh thần 55 Biểu đồ 3.3 Nhận thức về tình yêu thương trong gia đình 60 Biểu đồ 3.4 Nhận thức về sự an toàn trong gia đình 62 Biểu đồ 3.5 Nhận thức về sự chia sẻ trong gia đình 63 Biểu đồ 3.6 Cảm xúc đối với gia đình 67 6 Biểu đồ 3.7 Hành vi đối với gia đình 69 Biểu đồ 3.8 Nhận thức về vị trí trong gia đình 74 Biểu đồ 3.9 Nhận thức về vị trí trong xã hội 76 Biểu đồ 3.10 Cảm xúc đối với bản thân 79 Biểu đồ 3.11 Hành vi đối với bản thân 82 Biểu đồ 3.12 Sự khác biệt trong nhận thức, cảm xúc, hành vi đối với gia 85 đình của trẻ trong gia đình có bạo lực xét theo tuổi Biểu đồ 3.13 Sự khác biệt trong nhận thức, cảm xúc, hành vi đối với gia 86 đình của trẻ trong gia đình có bạo lực xét theo giới tính Biểu đồ 3.14 Sự khác biệt trong nhận thức, cảm xúc, hành vi đối với gia 87 đình của trẻ xét theo mức độ bạo lực Biểu đồ 3.15 Sự khác biệt trong nhận thức, cảm xúc, hành vi đối với bản 88 thân của trẻ trong gia đình có bạo lực xét theo tuổi. Biểu đồ 3.16 Sự khác biệt trong nhận thức, cảm xúc, hành vi đối với bản 89 thân của trẻ trong gia đình có bạo lực xét theo giới tính. Biểu đồ 3.17 Sự khác biệt trong nhận thức, cảm xúc, hành vi đối với bản 89 thân của trẻ xét theo mức độ bạo lực. Biểu đồ 3.18 Ảnh hưởng của cha mẹ đến nhận thức, cảm xúc, hành vi của 95 trẻ đối với gia đình và đối với bản thân Sơ đồ 3.1 Tương quan giữa bạo lực gia đình với nhận thức, cảm xúc, 58 hành vi đối với gia đình của trẻ trong gia đình có bạo lực Sơ đồ 3.2 Tương quan giữa bạo lực gia đình với nhận thức, cảm xúc, hành vi đối với bản thân của trẻ trong gia đình có bạo lực 7 72 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là các vấn đề xã hội cũng diễn ra ngày càng nhiều và ngày càng phức tạp. Trong đó, bạo lực gia đình là một vấn đề nổi cộm luôn được xã hội quan tâm bởi những hậu quả về nhiều mặt của nó đối với gia đình nói riêng và đối với xã hội nói chung. Từ xưa đến nay, gia đình luôn được xem là tế bào của xã hội, là trường học đầu tiên của mỗi cá nhân, nơi rèn luyện và đào tạo cá nhân thành những người khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần để trở thành những thành viên tài, đức ưu tú cho xã hội. Nhưng tất cả những điều đó chỉ xảy ra khi gia đình là một tổ ấm, là nơi vun đắp và trao tặng tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên với nhau, trong tổ ấm gia đình mỗi cá nhân sẽ tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc và có điều kiện để phát triển toàn diện bản thân. Khi BLGĐ xuất hiện, tổ ấm bình yên biến thành nơi tồn tại của những con người mang đầy tâm trạng hoang mang lo sợ, mỗi thành viên đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ, trong đó phải kể đến đầu tiên là những đứa trẻ. BLGĐ cướp đi môi trường lành mạnh để các em phát triển, thay vào đó việc hàng ngày chứng kiến những mâu thuẫn, bất hòa, cãi vã thậm chí là đánh đập nhau của cha mẹ khiến cho đứa trẻ bị ảnh hưởng nặng nề. Kết quả nghiên cứu thăm dò dư luận trẻ em được tiến hành năm 1998 do tác giả Đặng Cảnh Khanh và Nguyễn Văn Buồm thực hiện đã phỏng vấn các em về hình thức xử phạt của cha mẹ với con cái, trong số những em được hỏi có 72.08% nói rằng đã rất đau buồn khi bị xử phạt và có 27.92% nói rằng các em rất tức giận bố mẹ [12]. Trong nghiên cứu của Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em cho hay có 50.4% cho rằng BLGĐ có ảnh hưởng xấu đến tâm lý con cái, 46,1% cho rằng BLGĐ sẽ dẫn đến việc con cái dễ sa vào tệ nạn xã hội, 58.7% cho rằng có ảnh hưởng đến việc học hành của con cái [27]. Ở Việt Nam, vấn đề BLGĐ đã được nhà nước và xã hội quan tâm một cách sát sao hơn khi ngày càng có nhiều vụ BLGĐ xảy ra và mang đến những hậu quả lớn, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em. Theo ông Trần Ban Hùng, giám đốc chương trình nghiên cứu về trẻ em của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển cho biết: vào năm 8 2005, một nghiên cứu của tổ chức này cho thấy hơn 60% trẻ em nói rằng mình bị trừng phạt thân thể ở gia đình. Báo cáo của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em thuộc Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho biết từ năm 2005 đến 2007 số vụ xâm hại, bạo lực đối với trẻ em trong gia đình tăng gấp ba lần so với trước đó [32]. BLGĐ là một trong những nguyên nhân chính gây ra rất nhiều hậu quả tai hại đối với trẻ em và xã hội. Theo số liệu thống kê của các cơ quan chuyên theo dõi tình hình trẻ em cho biết, từ năm 1986 đến 1991 có 1.640 trẻ em từ 14 đến 16 tuổi phạm tội bị khởi tố. Năm 1994 có 3.056 em, 1995 có 5.005 em. Năm 1997 trong số 43% thanh niên nghiện hút ma túy có 25% là dưới 18 tuổi. Số trẻ em nghiện hút mà các ngành chức năng của chính phủ phát hiện ra là 4.000 em. Báo cáo kiểm điểm 5 năm thi hành Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (1991-1996) của 61 tỉnh thành phố cho biết, có 6.826 trẻ em có nguy cơ làm trái pháp luật, 8.539 em làm trái pháp luật. Những thống kê gần đây về tình hình trẻ em lang thang cho thấy tỷ lệ trẻ em lang thang vẫn chưa giảm. Năm 1998 có 19.048 em, năm 1999 có 23.039 em, năm 2000 có 22.423 em. Trẻ nghiện ma túy năm 1998 có 2.755 em, năm 1999 có 1.727 em, năm 2000 có 2.008 em. Nghiên cứu về nhóm vị thành niên vi phạm pháp luật cho thấy, việc phải sống trong những gia đình không ổn định, bố mẹ, anh em mâu thuẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn các em vào con đường tội lỗi [5]. Bên cạnh sự chịu ảnh hưởng của những biến đối phát triển về mặt kinh tế, văn hóa xã hội thì việc cha mẹ mâu thuẫn, chửi mắng, đánh đập nhau, thiếu sự quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ con cái là những nguyên nhân khiến trẻ em không còn muốn gắn bó với gia đình, các em rời bỏ nơi lẽ ra là tổ ấm, để không phải chứng kiến thêm những điều thất vọng, đau khổ từ gia đình và trở thành những trẻ em lang thang dễ sa vào các tê nạn xã hội, mà những vấn nạn trên rất dễ tìm thấy trong các GĐCBL. Đã có rất nhiều nghiên cứu về BLGĐ, hậu quả của BLGĐ nói chung, cũng như các nghiên cứu về trẻ sống trong GĐCBL, tuy nhiên đa số các nghiên cứu chỉ xem xét ảnh hưởng của BLGĐ đối với trẻ em trên một hoặc một vài khía cạnh nào đó trong đời sống của trẻ mà chưa có một nghiên cứu về tổng thể tâm lý các trẻ em 9 trong GĐCBL. Để có một cái nhìn khái quát về tâm lý của những trẻ em sống trong GĐCBL, chúng tôi chọn đề tài: “Nhận thức, cảm xúc và hành vi của trẻ trong gia đình có bạo lực”. Với đề tài này chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu trong môi trường GĐCBL thì trẻ sẽ có nhận thức, cảm xúc và hành vi như thế nào. Qua đó đưa ra các kiến nghị đối với gia đình và đối với xã hội nhằm tạo cho trẻ một môi trường phát triển thuận lợi để có đời sống tâm lý lành mạnh, thể hiện cụ thể ở nhận thức đúng đắn, cảm xúc lành mạnh và hành vi phù hợp. Căn cứ vào cách chia giai đoạn vị thành niên theo Erikson là từ 12 – 20 tuổi [59.2] và khái niệm trẻ em theo Công ước Quốc tế [3], xét thấy giai đoạn 15 – 17 tuổi là giai đoạn các em độc lập về suy nghĩ và hành động nhất so với lứa tuổi vì vậy chúng tôi chọn khách thể là trẻ trong độ tuổi 15 – 17 sống trong những GĐCBL để nghiên cứu tìm hiểu nhận thức, cảm xúc và hành vi của các em khi sống trong môi trường tương đối đặc biệt này. 2. Mục đích nghiên cứu Chỉ ra mức độ nhận thức, cảm xúc và hành vi của trẻ trong GĐCBL; so sánh mức độ này với trẻ trong gia đình bình thường. Qua đó đưa ra các kiến nghị để tạo ra những thay đổi cần thiết trong nhận thức, cảm xúc và hành vi của trẻ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến vấn đề nhận thức, cảm xúc, hành vi của trẻ trong gia đình có bạo lực để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, cụ thể là xác định các khái niệm cơ bản, khung lý thuyết làm nền tảng cho vấn đề nghiên cứu. 3.2 Nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng BLGĐ trong các gia đình có trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi tại huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương. Điều tra khảo sát thực tiễn nhận thức, cảm xúc và hành vi của trẻ trong GĐCBL. So sánh nhận thức, cảm xúc và hành vi của trẻ trong GĐCBL với nhận thức, cảm xúc và hành vi của trẻ trong GĐKBL. 10 Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để tạo ra những thay đổi cần thiết trong NT - CX - HV của trẻ. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Nhận thức, cảm xúc và hành vi của trẻ trong GĐCBL. 4.2 Khách thể nghiên cứu 293 trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi thuộc 3 khối lớp 10, 11, 12 của Trường THPT Phước Vĩnh và TTGDTX huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương. 4.3 Giới hạn nghiên cứu Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Nhận thức, cảm xúc và hành vi là ba phạm trù rất rộng, tuy nhiên trong luận văn này chúng tôi chỉ nghiên cứu nhận thức, cảm xúc và hành vi đối với gia đình và đối với bản thân của trẻ trong GĐCBL. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Đề tài sẽ được tiến hành nghiên cứu tại TTGDTX và Trường THPT Phước Vĩnh huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương. 5. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng BLGĐ trong các gia đình có trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi học tại TTGDTX và Trường THPT Phước Vĩnh huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương như thế nào? Trẻ trong GĐCBL có nhận thức, cảm xúc và hành vi đối với gia đình và đối với bản thân như thế nào? Liệu có sự khác nhau ở các mặt trên giữa trẻ trong GĐCBL và trẻ trong gia đình bình thường? 6. Giả thuyết nghiên cứu Trẻ trong GĐCBL có nhận thức và hành vi đối với gia đình và bản thân ít tích cực hơn trẻ trong GĐKBL. So với trẻ trong GĐKBL thì trẻ trong GĐCBL có nhiều cảm xúc âm tính đối với gia đình và bản thân hơn. Tình trạng BLGĐ; tình thương yêu, sự quan tâm chăm sóc và sự chia sẻ của cha mẹ dành cho con cái là những yếu tố ảnh hưởng đến NT - CX - HV của trẻ trong GĐCBL đối với gia đình và đối với bản thân các em. 11 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1 Phƣơng pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu: phân tích các tài liệu văn bản trong nước và quốc tế liên quan đến BLGĐ và NT - CX - HV của trẻ trong GĐCBL. 7.2 Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: khảo sát thực trạng BLGĐ và tìm hiểu nhận thức, cảm xúc và hành vi của trẻ từ 15 đến 17 tuổi trong các GĐCBL. 7.3 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: mục đích của phỏng vấn sâu nhằm hiểu sâu, hiểu kỹ về BLGĐ cũng như NT - CX - HV của trẻ trong GĐCBL. 7.4 Phƣơng pháp thống kê toán học: sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý các dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. 8. Cấu trúc của Luận văn Phần I: Mở đầu Phần II: Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Tổ chức nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Kết luận và kiến nghị. 12 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến luận văn 1.1.1 Các nghiên cứu về trẻ trong gia đình có bạo lực 1.1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài Tại nước Mỹ vào năm 2000, các cơ quan công quyền nhận được hơn 3 triệu báo cáo về lạm dụng hoặc bỏ mặc trẻ em. Điều này có nghĩa là người ta ghi nhận cứ 25 trẻ thì có một vụ xảy ra. Một nghiên cứu đã đưa ra số liệu: ở Mỹ có 10 triệu trẻ em bị BLGĐ hàng năm [dẫn theo2]. Nghiên cứu của Parsons, Wallon, Bowbly và Lacnan cho rằng: gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà mỗi đứa trẻ - mỗi con người được tiếp xúc. Trong gia đình người mẹ là người đem lại cho trẻ cảm giác an toàn, còn người cha là người đưa ra những nguyên tắc, chuẩn mực, là hình ảnh của sự rắn rỏi, mạnh mẽ. Giáo dục của cha mẹ như là tác nhân có thể kìm hãm, điều chỉnh những rối nhiễu của trẻ, nhưng cũng có thể làm tăng thêm rối nhiễu nếu như không có cách giáo dục phù hợp [28]. Nghiên cứu của nhà Tâm lý học T.A.Gavrinlova (1984) cho rằng mâu thuẫn trong quan hệ giữa cha mẹ và các em thường nằm trong các vấn đề về quần áo, ăn mặc, bạn bè, những trò giải trí,… những khác biệt đó khá rõ nét. Chính sự mâu thuẫn này là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cha mẹ phải dùng những lời nói làm tổn thương con trẻ, những sự trừng phạt hay sự bao bọc quá mức đối với trẻ, mà theo các em, tất cả những điều đó đều gây nên ở các em cảm giác không được tôn trọng và bị kiểm soát [37]. Nghiên cứu mối quan hệ giữa việc bị ngược đãi trong gia đình ở tuổi ấu thơ và khả năng thích ứng ở tuổi trưởng thành của Higgins và cộng sự (2003) chỉ ra rằng, chất lượng của những mối quan hệ liên nhân cách ở tuổi trưởng thành bị ảnh hưởng bởi sự gắn bó, gần gũi giữa cha mẹ và trẻ em ở tuổi ấu thơ, sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình ở tuổi ấu thơ. Mục tiêu cuộc sống ở tuổi trưởng thành bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự ngược đãi tinh thần ở tuổi ấu thơ [45]. Higgins cũng nhận 13 thấy, khi trưởng thành nếu cá nhân có khả năng thích ứng tốt với cuộc sống gia đình sẽ nhìn nhận cuộc sống xã hội một cách tích cực hơn. Nghiên cứu của Mackenzie – Keating và McDonald (1997) cho thấy, việc áp dụng hình thức kỷ luật hà khắc, cứng nhắc đối với trẻ em chứng kiến BLGĐ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lý – nhân cách, đặc biệt, khi hình thức kỷ luật này được người mẹ thực thi. Kỷ luật hà khắc của cha mẹ tạo ra và duy trì khoảng cách, trẻ em không có nhiều cơ hội nói về những mong muốn, nhu cầu của bản thân hoặc thương lượng với cha mẹ; các em không nhận được sự cảm thông, chia sẻ, hỗ trợ từ cha mẹ, ngược lại cha mẹ không lắng nghe và thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của trẻ [52]. Một số tác giả nước ngoài: Fantuzzo và Mohr (1999), Mabanglo (2002), Dauvergne và Johnson (2002) nhận thấy, có mối tương quan thuận giữa việc trẻ em chứng kiến BLGĐ và trẻ em bị đối xử một cách ngược đãi [43],[50],[41]. Fantuzzo và Mohr (1999) dự báo có đến 45 – 70% trẻ em chứng kiến cảnh bạo lực giữa cha mẹ cũng là nạn nhân của hành vi xâm hại thể chất của cha mẹ. Wolfe và cộng sự (2003) nhấn mạnh thêm rằng, trong GĐCBL, trẻ em vừa chứng kiến cảnh bạo lực giữa cha mẹ vừa bị cha mẹ đối xử một cách tồi tệ, các em thường bị cha mẹ xâm hại cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Hậu quả là các em gặp vấn đề về cảm xúc và hành vi nghiêm trọng hơn so với các em khác [58]. Lessard và cộng sự (2003), MacAlister Groves (1999) đã tập trung đánh giá hiệu quả và ý nghĩa của can thiệp tâm lý cá nhân đối với những trẻ em bị tổn thương tâm lý nghiêm trọng sống trong GĐCBL [51]. Hình thức can thiệp nhóm đối với những trẻ bị rối nhiễu tâm lý trong GĐCBL được Wilson và cộng sự (1989) tập trung xem xét tiêu chí lựa chọn trẻ em tham gia vào nhóm can thiệp [57]. Crockford và cộng sự (1993), Evans và Shaw (1993) quan tâm đến hình thức tổ chức và thời gian của một đợt can thiệp nhóm. Campeau và Berteau (2007) xem xét nội dung của mỗi buổi can thiệp nhóm, các nhân tố tạo nên hiệu quả của can thiệp nhóm [40]. Can thiệp hướng vào gia đình và cộng đồng, Wolfe và cộng sự (2003) cho rằng, can thiệp tâm lý không chỉ tập trung vào trẻ em, cần tác động đến cha mẹ và cộng đồng mới có hiệu quả bền vững. Chiến 14 lược phòng ngừa và can thiệp BLGĐ cần được thực hiện từ cấp độ vĩ mô đến cấp độ vi mô. Các chương trình can thiệp hướng đến nâng cao năng lực nhận thức của người dân, các cặp vợ chồng về sự ảnh hưởng của BLGĐ đến trẻ em. Bên cạnh đó, các chương trình can thiệp hướng đến từng gia đình có hành vi bạo lực, giúp họ kiểm soát hành vi bạo lực và nhận ra những vấn đề tâm lý ở trẻ em do BLGĐ gây ra [58]. Nhìn chung các tác giả nước ngoài nghiên cứu về ảnh hưởng của BLGĐ đối với trẻ em đều khẳng định rằng BLGĐ có ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, đặc biệt một số trẻ em còn gặp các vấn đề tâm lý nghiêm trọng cần được can thiệp. Các tác giả nước ngoài cũng đưa ra các mô hình can thiệp đối với trẻ em sống trong GĐCBL. Câu hỏi đặt ra là liệu các kết quả nghiên cứu được nêu trên có đúng với trẻ em sống trong GĐCBL ở Việt Nam hay không? Tâm lý của trẻ, đặc biệt là các yếu tố NT – CX – HV của trẻ như thế nào khi sống trong GĐCBL? Đó là những câu hỏi nghiên cứu vẫn đang cần một câu trả lời xác đáng. 1.1.1.2 Nghiên cứu trong nước Cục thống kê và các đối tác (2010) đã công bố kết quả nghiên cứu về BLGĐ đối với phụ nữ ở Việt Nam cho thấy 32% phụ nữ kết hôn đã bị bạo lực thể xác trong cuộc đời. Kết quả nghiên cứu của hai cơ quan quản lý nhà nước đã đưa ra những bằng chứng cho thấy BLGĐ đối với phụ nữ và trẻ em diễn ra rất phổ biến trong gia đình hiện nay. Nghiên cứu của Tổng cục Thống kê (2010) chỉ ra rằng, hơn một nửa số phụ nữ từng bị bạo lực thể xác do chồng gây ra cho biết, con cái họ đã chứng kiến cảnh bạo lực thể xác giữa cha mẹ, 22.3% trong số này nói rằng, con cái họ đã chứng kiến cảnh bạo lực thể xác giữa cha và mẹ ít nhất một lần; 23% cho biết việc đó xảy ra từ hai đến năm lần và 8,8% cho biết điều đó xảy ra nhiều hơn năm lần [29]. Các hình thức bạo lực tình dục và kinh tế giữa cha mẹ trẻ em khó nhận biết hơn và không được chứng kiến nhiều. Các nghiên cứu cho thấy gần 1/4 trẻ dưới 15 tuổi phải hứng chịu hành vi bạo lực từ người cha trong đời, và 1/5 trẻ hứng chịu hành vi này trong vòng 12 tháng 15 tính từ thời điểm điều tra. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khu vực nông thôn tỷ lệ trẻ bị cha mẹ trừng phạt cao hơn so với thành thị trong suốt cuộc đời và trong 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm phỏng vấn [29]. BLGĐ đối với trẻ em phổ biến nhất là các hành vi bạo lực tinh thần: chửi, mắng, sỉ nhục, dọa đuổi khỏi nhà, bắt đứng xó nhà, bỏ đói, bỏ rơi; tiếp đến là các hành vi bạo lực thân thể như đánh bằng roi, đánh bằng gậy, cốc đầu, véo tai, tát, nhốt, đập đầu vào tường, trói vào cột nhà, nằm sấp trên nền nhà và bị đánh. Một số nghiên cứu trên quy mô nhỏ cũng đã cung cấp những bằng chứng cho thấy trẻ em phải chứng kiến hoặc chịu đựng BLGĐ rất phổ biến, xảy ra ở mọi địa phương, từ đồng bằng đến thành phố, dưới nhiều hình thức khác nhau. Cha mẹ trừng phạt trẻ em xảy ra cả trong gia đình hòa thuận lẫn gia đình có mâu thuẫn, xung đột. Bạo lực giữa cha mẹ tương quan thuận với sự ngược đãi của cha mẹ đối với trẻ em. Những gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực giữa cha mẹ, trẻ em cũng thường xuyên bị cha mẹ đánh, mắng, chửi. Trẻ em không bị ông bà, anh chị lớn hơn đánh đòn hay phạt, các em chủ yếu bị cha mẹ đánh, mắng hoặc bị trừng phạt bằng các hình thức khác nhau [8].Trừng phạt thân thể như đánh vào mông, tát, cốc vào đầu, đánh bằng roi hoặc một vật khác, túm lấy tóc lắc; trừng phạt tinh thần như mắng, chửi, bắt trẻ quỳ, áp mặt vào tường, không cho ăn, đuổi ra khỏi nhà,....là những hình thức trừng phạt được sử dụng phổ biến và thường xuyên. Trừng phạt thân thể đối với trẻ em gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhiều trẻ sau khi bị cha mẹ đánh đòn phải đi khám ở bệnh viện [31]. Có sự khác nhau nhất định trong hình thức trừng phạt của cha mẹ đối với trẻ em nam và trẻ nữ. Trẻ em nam thường bị cha mẹ sử dụng hình thức trừng phạt thân thể, trẻ em nữ bị cha mẹ trừng phạt tinh thần [39]. Hình thức trừng phạt trẻ em mỗi khi các em mắc lỗi của cha mẹ được xem như là một hình thức giáo dục chứ không được nhìn nhận như là hành vi bạo lực đối với trẻ em. Cha mẹ đánh con, trừng phạt con một cách bạo lực với mong muốn con ngoan hơn, biết nghe lời cha mẹ. Phương pháp giáo dục này của cha mẹ xuất phát từ quan niệm cho rằng “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan