Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Nhằm tăng cường hợp tác quân sự, hai quốc gia pana và gite đã ký kết một điều ướ...

Tài liệu Nhằm tăng cường hợp tác quân sự, hai quốc gia pana và gite đã ký kết một điều ước quốc tế trong có điều khoản quy định các bên sẽ hỗ trợ nhau bằng tất

.DOCX
4
115
51

Mô tả:

Đề bài tình huống 1: Nhằm tăng cường hợp tác quân sự, hai quốc gia Pana và Gite đã ký kết một điều ước quốc tế trong có điều khoản quy định các bên sẽ hỗ trợ nhau bằng tất cả những biện pháp cần thiết, bao gồm cả biện pháp và lực lượng quân sự nếu một bên bị tấn công vũ trang hoặc bị các nguy cơ đe dọa đến hòa bình, an ninh quốc gia. Trong một lần đi tuần tra ở khu vực biển thuộc chủ quyền của mình, tàu hải quân của Pana đã bị tàu quân sự của Lesy tấn công làm chìm tàu và các thành viên trên tàu hầu hết đều bị chết hoặc bị thương. Đáp trả hành động của Lesy, Pana đã điều động các phương tiện quân sự, cùng với sự hỗ trợ của các máy bay và tàu chiến của Gite tấn công vào cảng biển thương mại của Lesy, phá hủy cơ sở hạ tầng ở đó, làm chết rất nhiều dân thường. Hãy cho biết: - Điều ước quốc tế có điều khoản như trên giữa Pana và Gite có phù hợp với luật quốc tế không? Vì sao? - Xác định tính hợp pháp của các hành vi do Pana, Gite, Lesy thực hiện, cụ thể hành vi Lesy tấn công tàu hải quân của Pana; hành vi Pana tấn công vào cảng biển thương mại của Lesy và hành vi hỗ trợ tấn công của Gite? Vì sao? 1 1. Xác định tính hợp pháp của Điều ước quốc tế được kí giữa Pana và Gite. Theo quy định của pháp luật quốc tế về điều ước thì để một điều ước quốc tế có hiệu lực pháp luật thì phải đáp ứng đầy đủ các ba điều kiện sau đây: Thứ nhất, điều ước quốc tế đó được kí kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng. Cơ sở pháp lý của quy định này được quy nhận ở các điều 49,50,51,52 Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế. Biểu hiện của sự vi phạm nguyên tắc này có thể hiện dưới các hành vi như lừa dối, cưỡng ép, mua chuộc... Xét trong tình huống trên do đề bài không đề cập tới các tình tiết đó cho nên có thể cho rằng Gine và Pana đã tuân thủ điều kiện này. Thứ hai, nội dung của điều ước quốc tế phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế hiện đại. Trong tình huống trên, mặc dù điều khoản kí kết giữa Gine và Pana có nội dung sẽ hỗ trợ nhau bằng cả hình thức vũ trang nếu một bên bị tấn công vũ trang hoặc bị đe dọa hòa bình, tuy nhiên đây không thể coi là hành vi vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực trong quan hệ quốc tế, bởi lẽ mục đích chính của điều khoản trên là nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền của chính quốc gia đó, không đi ngược lại với mục đích nghiêm cấm chiến tranh xâm lược của nguyên tắc này. Do vậy có thể thấy rằng điều ước kí kết giữa Gine và Pana kí kết thỏa mãn 7 nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế. Thứ ba, điều ước kí kết phải phù hợp với quy định của pháp luật về thẩm quyền các bên ký kết. Cơ sở pháp lý của điều kiện này được quy định tại điều 8 Công ước viên 1969,theo đó thì một hành động liên quan đến việc ký kết một điều ước của một người mà người đó không thể được coi là có thẩm quyền đại diện cho một quốc gia trong việc ký kết thì không có giá trị pháp lý. Do tình huống đề bài không đề cập tới các tình tiết đó cho nên có thể cho rằng điều kiện này thỏa mãn. Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng điều ước quốc tế được kí kết giữa Pana và Gite có điều khoản quy định theo tình huống đưa ra là phù hợp với luật quốc tế. 2. Xét tình hợp pháp của các hành vi các nước đã sử dụng. * Hành vi Lesy tấn công tàu hải quân của Pana. Hành vi Lesy tấn công hải quân của Pana trong khi tàu hải quân của Pana đang đi tuần trong phạm vi biển thuộc chủ quyền của mình thực chất là hành vi xâm 2 lược (theo định nghĩa được đưa trong tuyên bố của đại hội đồng bào an 1974), là hành vi bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc “Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”.  Hành vi Pana tấn công vào cảng biển thương mại của Lesy. Theo điều 51 Hiến chương liên hiệp quốc quy định quốc gia có quyền tự vệ cá nhân hoặc tập thể khi có hành vi tấn công vũ trang của một quốc gia khác cho tới khi khi Hội đồng Bảo an áp dụng những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, quốc gia thực hiện biện pháp tự vệ phải được báo ngay cho Hội đồng Bảo an và không được gây ảnh hưởng gì đến quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng Bảo an, hành vi tự vệ phải tương xứng với hành vi tấn công. Có thể thấy rằng Pana có căn cứ khi thực hiện hành vi tự vệ theo điều 51 hiến chương, tuy nhiên khi thực hiện hành vi tự vệ Pana đã thực hiện không tương xứng đối với hành vi tấn công của Lesy, một bên tấn công vào tàu quân sự còn bên kia tấn công vào cảng dân sự; hậu quả do Pana lớn hơn rất nhiều so với hậu quả do Lesy thực hiện. Vì vậy hành vi Pana tấn công vào cảng biển thương mại của Lesy là không hợp pháp.  Hành vi hỗ trợ tấn công của Gite. Như đã khẳng định ở trên, điều ước quốc tế kí kết giữa Gite và Pana hoàn toàn hợp pháp. Vì vậy, hành vi hỗ trợ máy bay, tàu chiến cho Pana là việc thực hiện điều ước quốc tế của Gite, phù hợp với nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (nguyên tắc Pacta sunt servanda). Do vậy hành vi hộ trợ tấn công của Gite là hợp pháp. Trên thực tế các nước vẫn thực hiện kí các điều ước hỗ trợ về quân sự khi một bên bị tấn công , như tại điều 4 hiệp ước Bắc đại tây dương quy định: theo ý kiến đề nghị của một nước thành viên, các nước thành viên sẽ tham vấn khi tính chất toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị và an ninh của một nước thành viên bị đe dọa. Việc tham vấn có thể thể hiện dưới nhiều hình thức như cung cấp phương tiện thám sát, triển khai lực lượng phòng không chống tên lửa, điều động tàu chiến áp sát... Ngoài ra điều 5 hiệp ước này quy định về việc phòng vệ tập thể, các quốc gia thành viên sẽ hộ trợ các quốc gia bị tấn công một cách độc lập hoặc hợp tác bằng các biện pháp cần thiết kể cả biện pháp quân sự. Các điều ước quốc tế này trên thực tế hoàn toàn hợp pháp. 3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Giáo trình Luật quốc tế - Trường đại học luật Hà Nội/ Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội 2004. 2. Giáo trình Luật quốc tế - Thạc sỹ: Nguyễn Thị Kim Ngân; Ths Chu Mạnh Hùng/ Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2010. 3. Hiến chương liên hợp quốc. 4. Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế. 5. Hiệp ước Bắc đại tây dương (Nato). 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan