Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia...

Tài liệu Nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

.DOCX
7
330
87

Mô tả:

MỞ ĐẦU..................................................................................................1 I. Nội dung nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia......1 II. Đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc.........................................1 1. Tham gia vào các tổ chức quốc tế....................................................1 2. Quyền phủ quyết của các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an..............................................................................................................2 3. Vấn đề hạn chế chủ quyền (hạn chế quyền và nghĩa vụ quốc tế)..3 KẾT LUẬN..............................................................................................4 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU Trong quan hệ quốc tế, mỗi quốc gia có quyền tự quyết định chính sách đối ngoại của mình mà không có sự áp đặt từ chủ thể khác trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Các quốc gia không phân biệt vị trí địa lý, thể chế chính trị, tiềm lực kinh tế, quốc phòng…luôn bình đẳng về chủ quyền. Ngày nay bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia được nhìn nhận ở cả phương diện pháp lý và thực tiễn. Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc này, em xin lựa chọn đề: ”Đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia.” I. Nội dung nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia Tất cả mọi quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Bình đẳng về chủ quyền bao gồm những nội dung sau: - Tất cả các quốc gia bình đẳng về mặt pháp. - Mỗi quốc gia được hưởng các quyền xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn. - Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng tư cách của các quốc gia khác. - Sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia là bất khả xâm phạm. - Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của mình. - Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ một cách đầy đủ và có thiện chí các nghĩa vụ quốc tế của mình và chung sống trong hòa bình với các quốc gia khác. II. Đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc Bình đẳng về chủ quyền được xem xét trong mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau và mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ quốc tế mà quốc gia thực hiện. 1. Tham gia vào các tổ chức quốc tế Khi tham gia vào các tổ chức quốc tế, các quốc gia thành viên tự nguyện trao cho tổ chức quốc tế một số thẩm quyền thuộc chủ quyền của mình. Sự trao quyền 1 này không đồng nghĩa với việc hạn chế chủ quyền. Khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với tổ chức quốc tế là quốc gia đang thực hiện chủ quyền của mình và tham gia vào các tổ chức quốc tế. Các quốc gia có quyền kiểm tra giám sát hoạt động của chính tổ chức quốc đó đó. 2. Quyền phủ quyết của các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Hội đồng Bảo an là cơ quan có quyền lực cao nhất của Liên hợp quốc, chịu trách nhiệm duy trì và gìn giữ nền hòa bình và an ninh quốc tế, có quyền cho phép tiến hành các hành động quân sự cũng áp đặt các lệnh trừng phạt. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm 15 thành viên trong đó có 5 quốc gia là ủy viên thường trực (Trung Quốc, Pháp, Liên bang Nga, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len và Hoa Kỳ). Các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an có quyền phủ quyết để không thông qua 1 quyết định hoặc nghị quyết nào đó. Vấn đề đặt ra là quyền phủ quyết này có mâu thuẫn với nguyên tắc binhg đẳng về chủ quyền hay không? Về phương diện lịch sử: Trong chiến tranh lạnh, các Ủy viên thường trực là những cường quốc đại diện cho 2 hệ thống: hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, với quyền phủ quyết đã thực hiện việc kìm chế lẫn nhau khi xuất hiện những nguy cơ đối đầu lên đến cực độ. Rõ ràng, quyền phủ quyết của các Ủy viên thường trực đã thể hiện rất rõ vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Sau chiến tranh lạnh, trật tự quốc tế chuyển thành đa cực, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác nhưng hàng loạt các vấn đề quốc tế đặt ra mà để giải quyết được vẫn luôn cần đến sự có mặt của các cường quốc với tư cách là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ: các nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an có quyền nhiểu hơn tất cả các thành viên của Liên hợp quốc. Nhưng đồng thời nghĩa vụ mà các quốc gia này thực hiện với Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế cũng là lớn nhất như nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ cung cấp lực 2 lượng quân đội cho Liên hợp quốc hoặc trách nhiệm giải quyết các vấn đề quốc tế, … trong lĩnh vực tài chính cần thiết cho những hoạt động của mình. Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất đóng góp ở mức trần 22%, Pháp (6.5%) Anh (5.57%),…Trên phương diện pháp lý, sự bình đẳng cần phải được nhìn nhận thông qua mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ. Do đó, việc các ủy viên thường trực được hưởng nhiều hơn các quyền cũng tương xứng với các nghĩa vụ mà họ gánh vác. Mặt khác, việc gia nhập gia nhập Liên hợp quốc hoàn toàn là sự tự nguyện của các quốc gia xuất phát từ chính những nhu cầu và lợi ích, nguyện vọng của họ. Họ cũng tự nguyện tuân thủ những quy định, Hiến chương Liên hợp quốc trong đó có việc thừa nhận quyền phủ quyết của các ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an. Điều này đã phản ánh nội dung của bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, không ít trường hợp quyền này đã bị một số quốc gia lạm dụng. Chính sự lạm dụng đó đôi khi đã đẩy Liên hợp quốc vào tình trạng giải quyết các vấn đề liên quan tới hòa bình và an ninh quốc tế theo ý chí của một số quốc gia. Hô ̣i đồng Bảo an đã chịu nhiều chi trích mạnh từ khối các nước Arab – vốn thường xuyên cáo buô ̣c HĐBA đã cho phép Israel vi phạm nghị quyết của Hô ̣i đồng trong khi lại có quan điểm quá cứng rắn đối với Iraq. Hoa Kỳ thường xuyên dùng quyền phủ quyết để cân nhắc các vấn đề mà họ coi là quan ngại về an ninh của Israel. Bất kì cuộc thảo luận này về việc bãi bỏ quyền phủ quyết hoặc về việc trao quyền đó cho các ủy viên thường trực mới đều vấp phải sự phản đối của 5 nước ủy viên thường trực hiện nay. Điều này đã làm mờ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia. Vì vậy, Liên hợp quốc cần có sự cải tổ đối với tổ chức và hoạt động, đặc biệt là Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. 3. Vấn đề hạn chế chủ quyền (hạn chế quyền và nghĩa vụ quốc tế) Bị hạn chế chủ quyền: các quốc gia có hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế phải gánh chịu hậu quả với hành vi đó thông qua các biện pháp chế tài hoặc sự trừng phạt của cộng đồng quốc tế. VD: Vào năm 2006, Hội đồng Bảo 3 an Liên Hợp Quốc đã áp dụng các biện pháp trừng phạt Iran vì nước này không chấm dứt hoạt động làm giàu uranium. Lệnh cấm vận bao gồm việc cấm các nước cung cấp những công nghệ và nguyên vật liệu liên quan đến hạt nhân cho nước này, phong tỏa tài sản của các công ty, cá nhân của Iran có liên quan đến chương trình hạt nhân, yêu cầu Tehran chấm dứt việc tinh chế uranium, hoạt động có thể dẫn tới sản xuất bom nguyên tử. Cũng với vấn đề này, Liên hợp quốc đã thi hành sự trừng phạt về kinh tế và thương mại đối với Triều Tiên vào các năm 2006 và 2009. Nghị quyết 1874 đã ngăn cản các dịch vụ tài chính có thể phục vụ cho chương trình hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo, cấm tất cả việc xuất khẩu vũ khí từ quốc gia này và phần lớn sự nhập khẩu vào quốc gia này, ngoại trừ vũ khí bộ binh, vũ khí hạng nhẹ và các thiết bị liên quan. Việc bị hạn chế chủ quyền là một biện pháp trừng phạt từ phía cộng đồng quốc tế đối với quốc gia vi phạm luật pháp quốc tế, đảm bảo cho hòa bình và an ninh của các quốc gia khác. Tự hạn chế chủ quyền: Đây là trường hợp các quốc gia tự lựa chọn vì lợi ích của chính mình hoặc họ tự hạn chế chủ quyền của mình bằng các trao quyền cho 1 thể chế khác (tổ chức quốc tế, quốc gia khác,…) được thay mặt mình trong các hoạt động luên quan đến lợi ích của quốc gia. Ví dụ như Các quốc gia trung lập lựa chọn đứng ngoài các cuộc tranh chấp quốc tế, không tham gia các tổ chức chính trị quốc tế, không tham gia hoạt động quân sự quốc tế... Thụy Sĩ cam kết theo đuổi quy chế trung lập vĩnh viễn (1815), Thụy Sĩ đã đứng ngoài cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Công quốc Monacocho phép Pháp thay mặt họ trong mọi mối quan hệ đối ngoại dù đó là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Trường hợp này không vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. 4 KẾT LUẬN Bình đẳng về chủ quyền là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại. Việc tôn trọng nghiêm chinh nguyên tắc này là cơ sở quan trọng để đưa trật tự thế giới phát triển theo xu hướng ngày càng ổn định, hội nhập và tiến bộ hơn. 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân-ThS Chu Mạnh Hùng – Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb GDVN, 2010. 2. Giáo trình luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2012. 3. Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 1997. 4. Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản điều chinh quan hệ hợp tác giữa các quốc gia.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan