Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong luật tố tụng hình sự việt ...

Tài liệu Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk)

.DOCX
132
1
139

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Thiên Lý MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng, biểu đồ MỞ ĐÀU............................................................................................................. 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM VỀ NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG TRONG XÉT xử ĐƯỢC BẢO ĐẢM..........7 •• 1.1. Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm........................................................................................ 7 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm..................................................................................7 1.1.2. Các điều kiện thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm................................................................................................ 20 1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.......................................22 1.2.1. Giai đoạn trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.....................22 1.2.2. Giai đoạn từ khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đến nay...........27 Tiễu kết chương 1............................................................................................. 45 Chương 2: THỤC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ ĐƯỢC BẢO ĐẢM TẠI TỈNH ĐẮK LẲK VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................... 46 2.1. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm tại tỉnh Đắk Lắk.................................................................46 2.1.1. Những kết quả đạt được........................................................................46 2.1.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân................................................58 2.2. Các kiến nghị nhằm thực thi nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.................................................................................75 2.2.1. Kiến nghị sửa đổi bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các quy định pháp luật khác có liên quan...................75 2.2.2. Một số kiến nghị khác........................................................................78 Tiểu kết chương 2............................................................................................. 86 KẾT LUẬN....................................................................................................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................88 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: CQĐT: HĐXX: BÔ luât hình sư ••• Cơ quan điều tra Hội đồng xét xử KSV: Hôi thẩm nhân dân • Kiểm sát viên TAND: Tòa án nhân dân TTHS: Tố tụng hình sự VKS: Viên kiểm sát • Viên kiểm sát nhân dân • HTND: VKSND: DANH MỤC CÁC BANG c< Á / • z\ SỔ hìêu • Bảng 2.1 Bảng 2.2 Tên bảng Trang Số liệu thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thấm của TAND hai cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020 Tỷ lệ giải quyết án hình sự sơ thẩm có luật sư chỉ định 47 tham gia trên tổng số vụ án có luật sư tham gia của TAND hai cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020 Cl 1 • SÔ hiêu 48 Ten biêu đô Trang • số liệu giải quyết án hình sự sơ thẩm của TAND hai cấp Biểu đồ 2.1 trên đia bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020 • MỞ ĐẦU 48 1. Tính câp thiêt ciỉa đê tài Những năm gần đây, tình hình vi phạm pháp luật hình sự ở nước ta xảy ra nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của đất nước. Cùng với sự nỗ lực của toàn xã hội, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều cố gắng trong công tác tư pháp nên đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, chất lượng công tác tư pháp nói chung và công tác xét xử nói riêng còn chưa ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, còn bộc lộ một số yếu kém, bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội và công dân. Trong hoạt động tố tụng nói chung và tố tụng hình sự nói riêng, Tòa án giữ vai trò là trung tâm. Có thể nói, hoạt động xét xử tại phiên tòa được xem là hoạt động quan trọng nhất. Thông qua phiên tòa, các chức năng cơ bản của tố tụng được bảo đảm thực hiện một cách rõ nét, công khai, dân chủ và bình đẳng. Hội đồng xét xử thực hiện chức năng của mình bằng việc đưa ra những phán quyết khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên toà. Xác định được tầm quan trọng của tranh tụng tại phiên tòa đối với việc đưa ra các phán quyết của Tòa án, Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng “Ve một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” nhấn mạnh: “Việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa ”, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng yêu càu: “Nâng cao chắt lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chat lượng tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử, coi đây là hoạt động đột phá của các cơ quan tư pháp... Những quan điêm trên xác định tranh tụng là một trong những nội dung quan trọng của cải cách tư pháp trong hoạt động xét xử, đây cũng được coi là định hướng và yêu cầu thúc đẩy việc nghiên cứu tranh tụng trong hoạt động của Tòa án. Mặc dù nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự đã được ghi nhận và từng bước được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và đưa vào thực hiện nhưng chất lượng tranh tụng tại một số phiên tòa còn hạn chế. Vị trí, vai trò và chức năng của các bên tranh tụng chưa được đánh giá một cách đúng đắn dẫn đến không được đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. Hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề áp dụng nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong khi đó việc nghiên cứu hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự đóng vai trò quan trọng nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả xét xử của Tòa án nói chung và hiệu quả phiên tòa xét xử vụ án hình sự nói riêng. Do đó tác giả chọn đề tài: "Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong Luật tố tụng hĩnh sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)" làm luận văn thạc sĩ của mình. • • z • 2 • 2. Tình hình nghiên cứu Đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu và sách chuyên khảo đề cập đến vấn đề tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự như: - Luận văn thạc sỹ luật học: “Tranh tụng giữa kiêm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam" của Đặng Thị Tuyết Hạnh, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2017. Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận tranh tụng và thực tiễn tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa, qua đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả tranh tụng của kiểm sát viên, người bào chữa. - Luận văn thạc sỹ luật học “Bảo đảm chat lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm — qua thực tiễn tỉnh Nghệ An” của Phan Thị Nguyệt Thu, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2017. Luận văn đề cập một sổ vấn đề lý luận về tranh tụng và thực tiễn tranh tụng của kiểm sát viên tại các phiên tòa hình sự sơ thẩm ở tỉnh Nghệ An, qua đó đề xuất giải pháp nhằm bảo đảm chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. - Luận văn thạc sỹ luật học "Thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thăm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận” của Phan Hùng, Học viện khoa học xã hội, 2019. Luận văn đã làm rõ thêm cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn việc thực hiện nguyên tắc tranh 3 tụng tại phiên tòa xét xử sơ thấm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận, từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa trong vụ án hình sự sơ thẩm ở Việt Nam. Ngoài ra còn có các bài viết và công trình nghiên cứu khác, ví dụ như: - Bài viết “Một vài trao đổi về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự” của Đinh Ngọc Thắng, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Quyền con người qua 5 năm thực hiện Hiến pháp 2013, trường Đại học Vinh, năm 2019; - Bài viết “Kỹ năng điều hành tranh tụng tại phiên tòa hình sự của Thẩm phán” của TS. Nguyễn Minh Tuyên, tạp chí Tòa án nhân dân điện tử đăng ngày 01 tháng 02 năm 2018. Các bài viết đề cập đến nguyên tắc tranh tụng, vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự nhưng những bài viết đó chỉ đề cập đến một số vấn đề nhất định liên quan đến tranh tụng như vai trò của kiểm sát viên, người bào chữa, trong khi đó Tòa án (Hội đồng xét xử) cũng có vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng. Do đó, luận văn mong muốn sẽ kế thừa những thành tựu mà những công trình đi trước đã đạt được và sẽ tiếp nối những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra mà các công trình nghiên cứu trước chưa có điều kiện giải quyết. 4 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu • /X. Nghiên cứu đề tài này, tác giả hướng tới mục đích làm rõ thêm cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở Việt Nam. Đe đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn thực hiện các nhiệm vụ • • • • • • • • nghiên cứu sau: - Phân tích khái niệm tranh tụng, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; làm rõ cơ sở lý luận, nội dung, vai trò, yêu cầu và ý nghĩa của nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. - Tìm hiểu quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; - Phân tích, đánh giá việc thực hiện nguyên tấc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong xét xử các vụ án hình sự tại TAND hai cấp tỉnh Đấk Lắk trong 05 năm gần đây (từ năm 2016 đến năm 2020), từ đó rút ra những thành quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế; đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự tại địa bàn Đắk Lắk nói riêng và trên cả nước nói chung. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu lý luận về hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, nguyên tắc tranh tụng và thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi nghiên cứu: Đe tài tập trung nghiên cứu về thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk. Phạm vi nghiên cứu về thực tiễn thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại các phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sừ và chủ nghĩa duy vật biện chứng và sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp lịch sử; phương pháp thống kê xã hội học về vấn đề tranh tụng tại phiên tòa hình sự. 6. Những điếm mói và đóng góp của luận văn - Những điểm mới của luận văn là: Đã xây dựng được khái niệm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đảm bảo tính chính xác khoa học, nêu đặc điểm cơ bản của tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Đề xuất các giải pháp 6 hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự và nâng cao hiệu quả tranh tụng tại các phiên tòa xét xử vụ án hình sự trong giai đoạn hiện nay. - Đóng góp của đề tài: Ket quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử ở địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Các đóng góp về mặt lý luận giúp cho việc đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Các giải pháp hoàn thiện việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự, đồng thời nâng cao hiệu quả việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa hình sự. Ket quả nghiên cứu của luận văn cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và phục vụ cho việc tuyên truyền cũng như giảng dạy. 7. Kêt câu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung của luận văn gồm hai chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Chương 2. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo 7 đảm tại tỉnh Đắk Lắk và kiến nghị. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỤ VIỆT NAM VÈ NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ ĐƯỢC BẢO ĐẢM 1.1. Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điêm Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm đầu tiên được quy định chính thức trong Hiến pháp năm 2013 (Khoản 5 Điều 103) tuy nhiên chưa có văn bản pháp luật nào quy định hay giải thích rõ khái niệm nội hàm của nguyên tắc này. Theo Từ điển Tiếng Việt, “nguyên tắc” là “điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm” [30, tr.672], điều đó có nghĩa là trong một hay một vài vấn đề nào đó nếu đã xác định điều cơ bản làm định hướng chung thì những việc làm hay hoạt động có liên quan đều phải tuân theo, làm 8 đúng theo hướng cơ bản đã xác định, đã đặt ra. Như vậy, nguyên tắc được hiểu với nghĩa là tư tưởng chỉ đạo, quy tắc cơ bản của một hoạt động nào đó và thể hiện hai khía cạnh cơ bản là: Thứ nhất, nguyên tắc phản ánh quy luật phát triển của sự vật, của hoạt động nào đó nên nó thể hiện tính khách quan; Thứ hai, tính khách quan của sự vật, hiện tượng được phản ánh thông qua nhận thức chủ quan của con người, hình thành nên tư tưởng chủ đạo trong hoạt động của con người” [5, tr.68]. Trong khoa học pháp lý, theo nghĩa chung nhất thì nguyên tắc của pháp luật là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo cơ bản có tính chất xuất phát điếm, thể hiện tính toàn diện linh hoạt và có ý nghĩa bao trùm, quyết định nội dung và hiệu lực của pháp luật. Vê “tranh tụng”: Khái niệm tranh tụng được biêt đên ngay từ những thời đại xa xưa của xã hội loài người. Loại tố tụng này đã được áp dụng từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại. Ớ thời đấy, nguyên cáo bị cáo đã được nhờ người thân của mình bào chữa trước Tòa án. Sau đó nó được đưa vào La Mã với tên gọi “thủ tục hỏi đáp liên tục”. Cùng với thời gian, tranh tụng tiếp tục được kế thừa, phát triển và từng bước được khẳng định và đến nay nó được áp dụng hầu hết ở các nước thuộc hệ thống luật lục địa cũng như hệ thống luật án lệ. Theo từ điển Tiếng Việt, tranh tụng có nghĩa là kiện cáo lẫn nhau [30, tr.54]. Theo nghĩa Hán Việt thì thuật ngữ 9 tranh tụng được ghép từ 2 từ “tranh luận” và “tố tụng”. Tranh tụng là tranh luận trong tố tụng. Trong tố tụng bao giờ cũng có sự tham gia của các bên có quyền và (hoặc) lợi ích trái ngược nhau yêu cầu Tòa án phân xử. Để có cơ sở cho Tòa án có thể phân xử, pháp luật quy định cho các bên tham gia tổ tụng quyền khởi kiện vụ việc ra trước Tòa án, chứng minh và tranh luận để bảo vệ yêu cầu của mình. Như vậy, tranh tụng bao giờ cũng gắn liền với hoạt động tài phán của Tòa án. Theo đó, tranh tụng là hoạt động của các bên tham gia xét xử đưa ra các quan điểm của mình và tranh luận lại để bác bỏ một phần hoặc toàn bộ quan điểm của phía bên kia; là cơ sở để Tòa án đánh giá toàn bộ nội dung vụ án và đưa ra phán quyết cuối cùng đảm bảo tính khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề tranh tụng vẫn còn có nhiều quan điểm, nhận thức khác nhau. Đen nay, chúng ta chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể vấn đề “tranh tụng”. “Tranh tụng” là nguyên tắc hay một thủ tục trong tố tụng cũng chưa được xác định rõ ràng. Thuật ngữ “tranh tụng” chỉ mới được đề cập trong các văn bản của Đảng và trong các tài liệu hội tháo nên hiện còn nhiều cách hiểu, nhận thức về “tranh tụng”, ngay cả Bộ luật TTHS cũng chỉ có quy định về tranh luận là một giai đoạn của xét xử mà chưa có quy định thế nào là “tranh tụng”. Bản chât và mục đích yêu câu của tranh tụng là quá trình xác định sụ thật 10 khách quan về vụ án, bảo đảm các phán quyết là đúng đắn và chính xác. Phiên tòa xét xử là cuộc điều tra công khai, thực hiện bằng lời nói gồm có phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, phần xét hởi, phần tranh luận, nghị án và tuyên án. Tranh luận là giai đoạn các bên trình bày luận điểm của mình về những vấn đề đã được thẩm tra làm rõ ở giai đoạn trước, trên cơ sở đối chiếu với những quy định của pháp luật đề xuất hướng xử lý phù hợp. Kiểm sát viên trình bày quan điểm luận tội, tranh luận đối đáp về những vấn đề mà bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác đưa ra; và ngược lại bị cáo hoặc người bào chữa trình bày lời bào chữa, ý kiến phản bác đối với luận tội, đối đáp các ý kiến cùa kiểm sát viên và chủ the khác có liên quan. Hội đồng xét xử là “trọng tài” điều hành việc tranh luận, đối đáp theo trình tự tố tụng nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Như vậy, quá trình tranh tụng được tiến hành thông qua hoạt động của các chủ thể thuộc bên buộc tội, bên bào chữa và Tòa án với ba chức năng tương ứng: buộc tội, bào chữa và xét xử. Cụm từ “tranh tụng” được xuất hiện đầu tiên tại văn kiện của Đảng, cụ thể là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2001 của Bộ Chính trị. Nghị quyết có xác định quan điểm chỉ đạo hoạt động đối với Tòa án nhân dân là: Khi xét xử các Tòa án phải bảo đảm cho mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan, Thẩm phán và Hội thẩm 11 nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có tính thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định. Thê chê hóa quan điêm chỉ đạo nêu trên của Đảng, Tô tụng Hình sự, Tô tụng Dân sụ, và Tố tụng hành chính đã sửa đổi bổ sung về các nội dung “tranh tụng” theo định hướng mà Nghị quyết số 08 của Bộ chính trị đã xác định. Như vậy, từ những diễn giải nêu trên, có thể hiểu “Tranh tụng” là hoạt động của các bên tham gia xét xử đưa ra các quan điểm của mình và tranh luận lại để bác bở một phần hoặc toàn bộ quan điểm của phía bên kia. Tranh tụng là cơ sở để Tòa án đánh giá toàn bộ nội dung vụ án và đưa ra phán quyết cuối cùng đảm bảo tính khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Neu xem xét tranh tụng dưới góc độ là một nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự thì có nhiều quan điểm về vấn đề này. Theo quan niệm chung, nguyên tắc của TTHS là những tư tưởng chỉ đạo đối với toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự hoặc đối với một loại hoạt động nhất định “tó những quan điếm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ các chế định 12 pháp luật, các quỵ phạm pháp luật cụ thể về tố tụng hình sự”; hoặc đó là “những phương châm, định hướng chi phoi toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự và được các vãn bản pháp luật tố tụng hình sự ghi nhận Theo TS. Hoàng Thị Quỳnh Chi cho rằng: Nguyên tắc tranh tụng đề cao vai trò của luật sư, của cá nhân và đặc biệt đề cao các quyền cơ bản của con người. Thẩm phán chỉ đóng vai trò trọng tài khách quan và công minh, ra phán quyết dựa trên cơ sở chứng cứ mà các bên chứng minh tại phiên tòa. Nguyên tắc tranh tụng đòi hởi việc chứng minh phải được thực hiện công khai ngay tại phiên tòa, dưới sự giám sát của Bồi thẩm đoàn và Thẩm phán luôn phải chịu sức ép từ bên đối tụng. Vì vậy, mục đích của các bên trong tranh tụng là phải tự chứng minh được lý lẽ thuộc về mình, nếu không họ sẽ là người thua cuộc [3]. Quan điểm này thể hiện vai trò của tranh tụng, đồng thời nêu lên được thê đôi trọng giữa ba bên tại phiên toà. Tuy nhiên, quan điêm này còn hạn chê ở chỗ chỉ xem xét nguyên tắc tranh tụng ở giai đoạn xét xử tại phiên toà mà không bao quát hết các giai đoạn tố tụng. Tác giả Nguyễn Đức Mai trong bài viết “Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự” nêu quan điểm: “Nguyên tắc tranh tụng được hiểu là những tư 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan