Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Nguyên tắc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước pktq và sự vận dụng nguyên tắc đ...

Tài liệu Nguyên tắc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước pktq và sự vận dụng nguyên tắc đó vào việc cải cách bộ máy nhà nước dưới triều minh

.DOC
7
139
126

Mô tả:

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước PKTQ và sự vận dụng nguyên tắc đó vào việc cải cách bộ máy nhà nước dưới triều Minh ______________________________________________________________________________ I.Nguyên tắc và hoạt động trong bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc sử dụng nguyên tắc “tôn quân quyền”” 1.Khái niệm nguyên tắc “tôn quân quyền”. Xuất phát từ quan điểm Nho giáo về quyền lực của vua, nguyên tắc “tôn quân quyền” thể hiện ở sự tập trung quyền lực một cách tuyệt đối vào tay vua, đề cao vị thế và quyền lực của nhà vua, xây dựng một bộ máy quan lại hoạt động hiệu quả, củng cố quyền lực Nhà nước quân chủ chuyên chế, củng cố quyền lực tối cao của vua phong kiến. 2. Biểu hiện “tôn quân quyền” Trải qua các triều đại phong kiến Trung Quốc từ thời kì hình thành, phát triển và suy vong nguyên tắc “tôn quân quyền” luôn được coi là sợi chỉ đổ xuyên suốt quá trình lịch sử. - Việc thể hiện nguyên tắc “tôn quân quyền” trong bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc:  Vua : Ngôi vua (Hoàng đế, đế vương) được hình theo hai cách là chính thống ( là hình thức cha truyền con nối) hoặc khác dòng họ ( lật đổ ngôi vua trước)  Quyền lực vua có vị trí tối cao: chủ sở hữu tối cao về ruộng đất, nắm cả ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tất cả quyền lực tập trung trong tay duy nhất một người là vua, quyền lực đó không thể phân chia.  Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước được xây dựng ở trung ương và địa phương theo mô hình quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền và ngày càng phát triển tới mức cực quyền. -Quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc trải qua ba triều đại : Tần - Đường - Minh. ----------------------------------*****************----------------------------- 1 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước PKTQ và sự vận dụng nguyên tắc đó vào việc cải cách bộ máy nhà nước dưới triều Minh ______________________________________________________________________________ Dưới đây là cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước qua từng thời kì, ta sẽ thấy nguyên tắc “tôn quân quyền” được áp dụng triệt để và ngày càng hoàn thiện như thế nào. 2.1 : Triều Tần (221 TCN -206 TCN) Trung ương Hoàng đế Tam Công Cửu Khanh Qua sơ đồ bộ máy nhà nước ta có thể thấy rằng quyền lực tập trung tuyệt đối vào tay vua. Nhà vua xây dựng một bộ máy quan lại từ trung ương đến địa phương một cách quy củ, chặt chẽ. Đây là cuộc cải cách tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến lần đầu tiên ở Trung Quốc Quận thú Địa phương Huyện lệnh Xã trưởng 2.2 : Nhà Đường (618-907) Nhà Đường là triều đại cường thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Nhà Đường tiến hành cuộc cải cách về tổ chức bộ máy nhà nước nhằm củng cố và tăng cường chính thể quân chủ chuyên chế (sơ đồ). Tuy nhiên việc cải cách được phát triển và hoàn thiện chỉ nhằm mục đích củng cố nhà nước tập quyền và biến bộ máy nhà nước càng quan liêu hơn. ----------------------------------*****************----------------------------- 2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước PKTQ và sự vận dụng nguyên tắc đó vào việc cải cách bộ máy nhà nước dưới triều Minh ______________________________________________________________________________ 2.3 Nhà Minh (1368-1644) Năm 1376, nhà Minh tiến hành một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy nhà nước, làm cho cơ chế thực hiện quyền lực quân chủ phát triển tới mức chuyên chế cực đoan. (sẽ tìm hiểu kĩ ở phần sau) Như vậy từ bộ máy nhà nước đã cho thấy nguyên tắc “tôn quân quyền” được xây dựng triệt để và ngày càng hoàn thiện qua các triều đại. Nhà Minh là triều đại mà nguyên tắc này được áp dụng cao nhất. 3. Cơ sở cho thấy nguyên tắc đó được áp dụng triệt để : -Nhà nước phong kiến Trung Quốc là chính thể quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền điển hình. Ở bất cứ triều đại nào đều xây dựng mô hình quân chủ chuyên chế ngày càng phát triển mang tích cực đoan. Hoàng đế là người nắm mọi quyền lực vương quyền, thần quyền và lập quyền. - Quan lại, dân chúng đều là tôi tớ là thần dân của vua. Họ thực hiện quyền của mình theo cách tuyệt đối phục tùng nhà vua. - Cơ cấu nhà nước theo hệ thống “nhất nguyên” ngoài quyền lực hoàng đế không có cơ cấu lập pháp, tư pháp và hành pháp. Tất cả mọi quan chức từ cấp lớn đến cấp nhỏ và mọi cơ quan nhà nước chỉ có quyền tư vấn và thực thi mọi mệnh lệnh mà nhà vua ban hành. Sự vận dụng nguyên tắc “tôn quân quyền” vào triều Minh Năm 1368, Chu Nguyên Chương lãnh đạo phong trào nông dân giành chiến thắng, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Hồng Vũ, lập ra nhà Minh. Sau khi lên ngôi được 8 năm, Chu Nguyên Chương đã thực hiện một loạt các cải cách lớn về tổ chức bộ máy nhà nước, làm cho quyền lực tập trung cao độ vào tay vua, cơ chế thực hiện quyền lực quân chủ phát triển tới mức chuyên chế cực đoan, nguyên tắc “tôn quân quyền” được thể hiện rõ nét trong thời kì này. ----------------------------------*****************----------------------------- 3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước PKTQ và sự vận dụng nguyên tắc đó vào việc cải cách bộ máy nhà nước dưới triều Minh ______________________________________________________________________________ Ở trung ương, năm Hồng Vũ thứ 13 (1380), Hoàng đế bãi bỏ chức thừa tướng, phân quyền cho sáu bộ: bộ lại, bộ lễ, bộ binh, bộ hình, bộ công và bộ hộ. Các bộ này phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước nhà vua, trong đó chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ vẫn được duy trì như trước (thời Đường, Tống, Nguyên) :  Bộ lại : quản lí về quan lại.  Bộ lễ : phụ trách việc lễ nghi, triều tiết.  Bộ binh : phụ trách về quân sự.  Bộ hình : quản lí việc xét xử.  Bộ công : quản lí thủ công nghiệp, buôn bán.  Bộ hộ : quản lí việc hộ, hôn, điền sản. Từ thời Đường, ở trung ương còn có Ngự sử đài ( kiểm sát tối cao ) và Đại lí tự ( xét xử tối cao ) nhưng đến thời Minh, Ngự sử đài đổi tên thành Đô sát viện, cùng thực hiện hai chức năng của hai cơ quan trên : kiểm soát quan lại và xét xử án kiện. Ngoài ra, Hoàng đế còn lập them Hàn lâm viện để soạn thảo các văn kiện ; Đông Các viện để sửa chữa các văn kiện ; Quốc tử giám trông coi việc giáo dục ; Tư thiên giám trông coi việc thiên văn và định lịch pháp,… Ở địa phương, nhà Minh đổi đạo, quận (châu) thành tỉnh, phủ. Vào thời Đường quyền hành ở các đạo tập trung vào một quan chức là Tiết độ sứ, tuy nhiên từ năm 1376, nhà Minh đã lập ra tam ti để thực hiện quyền hành ở các tỉnh : Thừa tuyên bố chính sứ ti : nắm quyền quản lí hành chính Đề hình án sát sứ ti : nắm quyền tư pháp. Đô chỉ huy sứ ti : nắm quyền chỉ huy quân sự. Tam ti do triều đình trực tiếp chỉ huy và thường xuyên chịu sự giám sát của Đô sát việ, các giám sát ngự sử. Ngoài ra người đứng đầu phủ là tri phủ và các cấp hành chính ở dưới vẫn được giữ như các triều đại trước: tri huyện đứng đầu huyện, xã trưởng là người đứng đầu xã. ----------------------------------*****************----------------------------- 4 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước PKTQ và sự vận dụng nguyên tắc đó vào việc cải cách bộ máy nhà nước dưới triều Minh ______________________________________________________________________________ Về quân đội: nhà Minh đặt ra ngũ quân đô đốc phủ: trung, tả, hữu, tiền, hậu. Các đô độc phủ nắm sổ binh nhưng không trực tiếp chỉ huy quân đội. Nếu như đất nước có chiến tranh thì Hoàng đế sẽ cử tướng soái chỉ huy quân đội còn khi chiến tranh kết thúc thì họ sẽ phải trả ấn, binh và lại về nhiệm sở. Như vậy, Hoàng đế là người trực tiếp nắm chắc được quân đội và có thể xây dựng được một hàng ngũ võ quan có tài. Sơ đồ bộ máy tổ chức bộ máy nhà nước thời Minh: HOÀNG ĐẾ LỤC BỘ ĐÔ SÁT VIỆN Tam ti (tỉnh) Tri phủ (phủ) Tri huyện (huyện) Xã trưởng (xã) Như vậy qua cải cách tổ chức bộ máy nhà nước thời Minh chúng ta có thể thấy việc vận dung nguyên tắc tôn quân quyền, tổ chức quan lại nhà Minh được thiết lập theo hai nguyên tắc ----------------------------------*****************----------------------------- 5 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước PKTQ và sự vận dụng nguyên tắc đó vào việc cải cách bộ máy nhà nước dưới triều Minh ______________________________________________________________________________  Thứ nhất: bỏ bớt khâu trung gian, Hoàng đế tập trung quyền lực cao độ vào tay mình và đồng thời trực tiếp chỉ huy các quan chức quan trọng.  Thứ hai: quyền hành không tập trung vào tay bất kì một quan chức nào mà nó được chia ra cho nhiều cơ quan khác nhau như lục bộ, tam ti,… ----------------------------------*****************----------------------------- 6 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước PKTQ và sự vận dụng nguyên tắc đó vào việc cải cách bộ máy nhà nước dưới triều Minh ______________________________________________________________________________  I.Nguyên tắc và hoạt động trong bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc ....................................................................................................................................1 1.Khái niệm nguyên tắc “tôn quân quyền”..........................................................1 2. Biểu hiện “tôn quân quyền”...............................................................................1 2.1 : Triều Tần (221 TCN -206 TCN).......................................................................2 2.2 : Nhà Đường (618-907)......................................................................................2 2.3 Nhà Minh (1368-1644)........................................................................................3 3. Cơ sở cho thấy nguyên tắc đó được áp dụng triệt để :................................3  ----------------------------------*****************----------------------------- 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan