Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội theo quy đị...

Tài liệu Nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội theo quy định của pháp luật người khuyết tật

.DOC
13
104
107

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Truyền thống đạo lý của dân tộc luôn lấy chữ “Nhân” làm gốc. Tư tưởng nhân ái “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách” là truyền thống tốt đẹp, phẩm chất ngời sáng của con người Việt Nam. Chia sẻ những bất hạnh của cuộc sống với NKT là một trong những chính sách thể hiện rõ tính nhân đạo và vai trò quan trọng của Nhà nước thông qua chế độ bảo trợ xã hội cho NKT. Trong quá trình thực thi, nguyên tắc tham vấn NKT, đối tác xã hội, tổ chức xã hội cũng dựa trên những quy tắc nhất định được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật, là công cụ pháp lý hữu hiệu để đẩy nhanh quá trình đưa NKT hòa nhập cộng đồng. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Một số khái niệm cơ bản 1. Tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tham vấn là quá trình tăng cường khả năng, trong đó nhà tham vấn hợp tác với đối tượng để giúp họ xác định và làm sáng tỏ vấn đề, xác định những nguyên nhân gốc rễ và các cách để cải thiện vấn đề của họ. Nhà tư vấn khai thác những suy nghĩ và cảm xúc của đối tượng với mục đích khuyến khích sự phát triển và sự lành mạnh về tâm lí”. Do đó có thể hiểu tham vấn NKT, đối tác xã hội, tổ chức xã hội là việc tham khảo ý kiến của NKT, đối tác xã hội, tổ chức xã hội về những vấn đề liên quan đến NKT, trong đó có pháp luật về NKT, việc làm đối với NKT, chính sách bảo trợ xã hội… 2. Người khuyết tật Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định: “1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”. 3. Nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội Là những tư tưởng, định hướng mang tính chủ đạo trong quá trình đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NKT. Đây không chỉ là tinh thần chung của 1 pháp luật quốc tế mà còn là quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đảm bảo công bằng đối với NKT II. Nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội theo quy định của pháp luật người khuyết tật 1. Cơ sở của nguyên tắc Cơ sở của nguyên tắc này là cam kết của cộng đồng quốc tế trong Công ước về quyền của NKT: “Trong việc xây dựng và thực thi pháp luật và chính sách để thực hiện Công ước này và trong quá trình ra quyết định về những vấn đề có liên quan tới người khuyết tật, các quốc gia thành viên cần có sự tham vấn chặt chẽ và tham gia tích cực của người khuyết tật, bao gồm cả trẻ em khuyết tật thông qua các tổ chức đại diện của họ” (khoản 3 Điều 4 Các nghĩa vụ chung). Điều 9 Luật NKT Việt Nam năm 2010 quy định như sau: “1. Tổ chức của người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên là người khuyết tật, tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật. 2. Tổ chức vì người khuyết tật là tổ chức xã họi được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động trợ giúp người khuyết tật”. 2. Nội dung của nguyên tắc Nội dung của nguyên tắc này được hiểu là khi ban hành hoặc phê chuẩn văn bản pháp luật, chính sách về NKT, các nhà lập pháp, xây dựng chính sách cần tham vấn rộng rãi mọi cá nhân hoặc tổ chức, đặc biệt là NKT và các tổ chức đại diện của họ, các tổ chức xã hội liên quan (Ví dụ công đoàn và tổ chức đại diện của người sử dụng lao động), các tổ chức cung cấp dịch vụ cho NKT, các chuyên gia tư vấn độc lập…Mỗi tổ chức, cá nhân này dưới góc nhìn và kinh nghiệm của họ đưa ra những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề cần giải quyết. Tổng hợp những ý kiến này lại sẽ cho người làm luật, hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quát để giải quyết vấn đề trên cơ sở hài hòa giữa quyền của NKT với lợi ích chung của cộng đồng, xã hội phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, 2 xã hội cụ thể. Tuy nhiên phương pháp, cách thức tổ chức tham vấn, vị trí cũng như giá trị tham vấn của tổ chức, cá nhân là khác nhau tùy thuộc vào mô hình tổ chức của mỗi quốc gia. Ở Viêt Nam, việc ban hành văn bản pháp luật được áp dụng trên cơ sở của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. 3. Ý nghĩa của nguyên tắc Tham vấn NKT, đối tác xã hội, tổ chức xã hội là cách thức dân chủ, tạo điều kiện để người dân thể hiện quan điểm, chính kiến về những quy định về người khuyết tật nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể của pháp luật về NKT. Thế mạnh của hình thức này thậm chí so với trưng cầu ý dân, khi mà mỗi người chỉ có thể nói “đồng ý” hoặc “không đồng ý” là ở chỗ có thể tạo điều kiện để NKT cũng như đối tác xã hội, tổ chức xã hội thảo luận, tạo diễn đàn tranh luận; qua đó về tâm lý NKT thấy được vai trò của mình, sự gắn bó của mình đối với các vấn đề liên quan đến chính bản thân mình. Tham vấn NKT, tổ chức xã hội, đối tác xã hội cũng góp phần nâng cao năng lực và kiến thức của NKT cũng như toàn xã hội về pháp luật về NKT, chuẩn bị cho họ (đặc biệt là NKT) tham gia vào các sự kiện chung, thực hiện và bảo vệ các quyền của mình, tôn trọng các quy định của pháp luật về NKT, tăng cường tính hợp pháp của pháp luật NKT bằng cách đảm bảo rõ nó đã phản ánh sự quan tâm thích đáng của nhân dân. Tham vấn NKT, đối tác xã hội, tổ chức xã hội một cách thực chất đã góp phần đảm bảo tính đại diện rộng rãi, thu hút tất cả các bên liên quan vào quá trình thảo luận, góp ý kiến với các quy định của pháp luật về NKT, tạo điều kiện cho các ý kiến của họ được lắng nghe. Bởi vậy việc thực hiện tham vấn góp phần hướng đến sự đồng thuận trong xã hội, vừa ưu tiên bảo đảm quyền và lợi ích cho NKT, vừa đảm bảo được lợi ích chung của toàn xã hội, dung hòa được giữa cái chung và cái riêng. 3 III. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội 1. Ưu điểm 1.1. Tham vấn xây dựng dự án Luật Người khuyết tật năm 2010 Trong hai ngày từ ngày 28 – 29/08/2009 tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy ban các ván đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức hội thảo khu vực phía Nam với chủ đề: “Tham vấn về dự án Luật Người khuyết tật và việc thực hiện pháp luật về lao động đối với lao động nữ”. Tham dự Hội thảo có bà Trương Thị Mai – Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Trương Ngọc Tùng – Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, ông Nguyễn Trọng Đàm – Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội, đại diện các Sở Lao động – Thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố cùng với các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của NKT, doanh nghiệp thu hút nhiều lao động là NKT và lao động nữ khu vực phía Nam. Phát biểu tại Hội thảo, bà Trương Thị Mai nhấn mạnh: Chính sách đối với NKT là một hợp phần quan trọng trong tổng thể các chính sách xã hội nhằm giúp đỡ và tạo cơ hội để họ vượt qua những rào cản và hòa nhập với cuộc sống. Tại Việt Nam chính sách này đã được triển khai rộng rãi từ năm 1998 với sự ra đời của Pháp lệnh về người tàn tật. Pháp lệnh đã đem lại những thay đổi tích cực, cải thiện một phần đời sống của người tàn tật. Tuy nhiên cơ hội hòa nhập cho NKT với cộng đồng vẫn đang là một thách thức lớn, nhiều vấn đề chưa được giải quyết có hiệu quả như công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, việc làm cho NKT, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Tại Hội thảo Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội Nguyễn Trọng Đàm đã trình bày báo cáo tổng kết tình hình thi hành Pháp lệnh về người tàn tật cùng các văn bản pháp luật liên quan và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về NKT, thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách, pháp luật lao động đối với lao động nữ nhìn từ góc độ bình đẳng giới. Theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, sau hơn 10 năm kể từ khi Pháp lệnh về người tàn tật được thông qua, đến 4 nay Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 02 Nghị quyết và 19 luật chuyên ngành có chương, điều quy định về những vấn đề liên quan đến quyền lợi của NKT, trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội đối với NKT 1 . Qua đánh giá, hệ thống văn bản pháp luật về trợ giúp NKT do cơ quan từ trung ương đến địa phương ban hành tương đối nhiều. Hệ thống văn bản đã thể chế hóa và điều chỉnh tương đối toàn diện các quan hệ chính trị, tư pháp, kinh tế, văn hóa xã hội có liên quan đến NKT và quy định chi tiết về pháp lý để NKT hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên do ban hành nhiều văn bản nên việc tổ chức thực hiện đã gặp khó khăn ở trung ương và địa phương. Đồng thời do Pháp lệnh về người tàn tật chưa quy định đầy đủ khung, nguyên tắc và chế độ chính sách, giải pháp trợ giúp nên dẫn đến các văn bản ban hành sau chưa bảo đảm được tính thống nhất. Các luật chuyên ngành cũng mới chỉ quy định lại về nguyên tắc, chưa có quy định chi tiết về các chế độ, nguồn lực, tổ chức thực hiện đã dẫn đến sự không đồng bộ giữa các quy định sau nhiều năm chưa được thực hiện đầy đủ. So sánh hệ thống văn bản quy định trong nước với Công ước quốc tế về quyền của NKT và kinh nghiệm của một số nước cho thấy, hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam tương đối tương đồng. Tuy nhiên có sự khác nhau là ở chỗ các nước đều được đưa vào Luật nhưng Việt Nam thì chủ yếu quy định bằng các văn bản dưới luật hoặc đang triển khai ở dạng chính sách, chương trình, dự án, đề án mặc dù các chế độ chính sách đó đã được thực hiện tương đối ổn định và lâu dài. Để phù hợp với các quy định theo Công ước quốc tế, cần thiết nghiên cứu những quy định dưới luật đã thực hiện ổn định và phù hợp để xây dựng và hệ thống hóa lên thành Luật NKT. Hội thảo đã được nghe 07 bài tham luận và đóng góp ý kiến của các địa phương như: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Liên đoàn lao động các tỉnh thành nói trên cùng với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là NKT nêu lên nhiều vấn đề bức xúc và kiến nghị với các Bộ, ngành và Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội về các vấn đề liên quan đến NKT tại các địa phương như: TP. Hồ Chí Minh kiến nghị 1 http://www.aepd-vn.org/modules.php?name=News&op=viewst&sid=118 5 chính sách cho NKT gồm: trợ cấp xã hội, chỉnh hình phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe, học văn hóa, học nghề và tạo công ăn việc làm, các dịch vụ tiếp cận các công trình công cộng (xây dựng, giao thông), lĩnh vực văn hóa, thể thao và các hoạt động trợ giúp khác cho NKT. Bình Dương, Đồng Nai và Cần Thơ cũng có chung kiến nghị về quy định rõ các nguồn lực để thể hiện các chính sách, giải pháp trợ giúp đối với NKT, mở rộng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các đối tượng để họ dễ dàng được nhận sự hỗ trợ để hòa nhập cộng đồng, làm giảm những khó khăn cho bản thân và gia đình họ. Đồng thời cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tạo việc làm cho NKT đã được đào tạo nghề, khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia xã hội hóa những hoạt động hỗ trợ NKT. Mặt khác cần có những quy định bắt buộc đối với việc xây dựng các công trình công cộng, cơ sở vật chất của cơ quan Nhà nước, phải có thiết kế tạo điều kiện cho NKT tiếp cận được. Ngoài ra cần có sự thống nhất giữa các tổ chức xã hội có liên quan đến NKT như: Hội Người mù, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi và ở một số địa phương đã thành lập Hội NKT. Sau khi nghe báo cáo và đóng góp ý kiến cũng như giải đáp của các cơ quan, ban, ngành về dự án Luật NKT và các chính sách liên quan đến lao động nữ, các đại biểu đã thảo luận và nhất trí cao về Dự thảo Luật NKT. Hội thảo cũng đã nghe nhiều ý kiến đóng góp và các kiến nghị về việc thực hiện pháp luật lao động nữ tại các doanh nghiệp, cụ thể như: Sửa đổi một số chính sách, chế độ áp dụng đối với lao động nữ, thực hiện ưu tiên đào tạo nghề cho lao động nữ. Sau khi nghe các ý kiến, kiến nghị và đề xuất của các địa phương, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đã ghi nhận những ý kiến tham vấn và cho rằng đây chính là cơ sở để Ủy ban trình Quốc hội lưu ý khi sửa đổi Bộ luật Lao động về những quy định đối với lao động nữ phù hợp trên cơ sở hài hòa giữa lợi ích của các bên, đảm bảo sự bình đẳng về mọi mặt của lao động nữ, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và các bên liên quan. 1.2. Tham vấn đồng cảnh Tham vấn đồng cảnh là một hoạt động rất cần thiết đối với NKT khi muốn sống độc lập. Tham vấn đồng cảnh giúp NKT có quyền tự do chọn lựa, tự 6 do quyết định và tự do chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình từ việc chăm sóc bản thân đến việc hòa nhập cộng đồng thông qua sự trợ giúp của những người xung quanh, bao gồm sự chia sẻ các trải nghiệm của những người cùng cảnh… Đó là một trong những phần nội dung của chương trình tập huấn “Kỹ năng tham vấn đồng cảnh lần thứ IV” được tổ chức vào 2 ngày 24 – 25/09/2011 vừa qua nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Dự án Sống độc lập thuộc Trung tâm Khuyết tật và phát triển – DRD đặt dưới sự tài trợ của Nippon Founndatinon và Hiệp hội chăm sóc con người Nhật Bản (Human Care Associatinon). Bằng chuyên môn sẵn có những thành viên của Dự án Sống độc lập tiếp tục chia sẻ kiến thức và kỹ năng tham vấn đồng cảnh cho 13 tham dự viên là sinh viên và anh chị khuyết tật đang sinh sống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với mong muốn cùng nhau trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm của chính người tham dự về học tập, cách sử dụng nguồn lực xã hội, cách nhìn ra điểm mạnh, điểm hạn chế của mình…tất cả đúc kết thành các chủ đề phong phú và thiết thực cho những phiên tham vấn được tiến hành trong phần thực tập. Bên cạnh đó buổi tập huấn trở nên kịch tính và sinh động trong phần “Đóng kịch bằng tham vấn đồng cảnh” nhằm tái hiện lại tình huống đã gặp trong thực tế. Qua việc nhìn nhận những câu chuyện rất đời thường của chính những NKT người tham dự cũng xuất hiện cảm giác liên đới như một người cùng hoàn cảnh, có cơ hội để trải nghiệm, suy nghĩ từ nhiều góc nhìn khác nhau cho một vấn đề để tìm ra giải pháp tốt nhất. NTL – Sinh viên năm 2 trường Đại học Văn hóa xúc động phát biểu: “Từ đây em biết mình có thêm sự tự tin và biết dung hòa cảm xúc của bản thân. Quả đúng sự khuyết tật trên cơ thể là điều không thể thay đổi nhưng sức mạnh của tham vấn đồng cảnh sẽ làm thay đổi từ trong tư tưởng cho đến hành động, giúp em láy lại cân bằng tâm lý và suy nghĩ thấu đáo hơn, tự tin xây dựng lại những mối quan hệ mà do mặc cảm em đã chối bỏ”. Chị D.T – một nghệ nhân đến từ Nghệ An chia sẻ: “Lần đầu tiên tôi được trang bị kỹ năng tham vấn và tôi rất thích mô hình này vì qua đó tôi có thể nhận ra giá trị của bản thân bằng sự chia sẻ, lắng nghe và từ trải nghiệm thực tế tôi sẽ thổi bùng lên ngọn lửa niềm tin cho nhiều bạn khuyết tật khác. Điều đó hết sức qua trọng khi tôi 7 biết mình đang muốn gì” 2. Qua 2 ngày các tham dự viên đều nắm rõ những mục tiêu và quy tắc cũng như khi ở vị trí của tham vấn viên và khách hàng giữ vai trò nào trong tham vân đồng cảnh. Điều đó thể hiện đạm nét trên những gương mặt rạng rỡ và nụ cười tươi tắn của họ so với ngày đầu nói chuyện còn run và ngại ngùng trước đám đông. Điều đó đã một lần nữa tái khẳng định tham vấn đồng cảnh thực sự là một hoạt động hữu ích cho NKT vì suy cho rằng cốt lõi vẫn là sức mạnh từ nội lực, từ bản thân người khuyết tật có muốn hòa nhập với xã hội hay không! Nằm trong chương trình phát triển của Liên Hợp quốc tại Việt Nam, tháng 01/2013 tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo tham vấn đồng cảnh cho NKT nhằm giúp họ chia sẻ quan điểm và lấy ý kiến về thế giới mà họ mong muốn sau năm 2015. Trường hợp thứ nhất là của Nguyễn Thị Thanh Vinh. Chị sinh ra trong một ngôi làng nhỏ ở ngoại ô TP. Hồ Chí Minh. Không giống như những đứa trẻ khác khi lên 6 tuổi, Vinh không được đi học vì không có trường nào nơi em ở nhận học sinh mù. 05 năm sau, em rời nhà vào TP. Hồ Chí Minh để tham gia vào Trung tâm Thiện An – ngôi nhà dành cho trẻ em khiếm thị. Ở đó em bắt đầu học đọc và viết bằng chữ nổi ở tuổi 11. Giờ đây Vinh đã là học sinh lớp 07 của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Tân Phú. Ở đó em theo chương trình họ của các bạn không bị khuyết tật. Vinh chia sẻ: “Em rất tự hào được đi học. Em thực sự rất thích học. Bây giờ em biết em không còn đơn độc trên thế giới này. Em đã học được nhiều điều hữu ích để sống độc lập. Em cũng đã kết bạn với nhiều bạn tốt và ở trường chúng em rất vui. Em ước gì mọi trẻ khuyết tật đều được đi học” – cô bé 15 tuổi tâm sự. “Chúng em muốn được học lên cao hơn. Cho đến nay người khiếm thính không được học trung học hoặc các bậc học cao hơn vì ở trường không có ai giúp về ngôn ngữ ra dấu”. Đây là tâm sự của Tâm và các bạn đến từ trường Hy Vọng dành cho người khiếm thính với mong muốn được học nhiều nghề hơn để tìm được việc làm tốt. 2 http://www.baomoi.com/Nguoi-khuyet-tat-lam-quen-voi-tham-van-dong-canh/76/4750994.epi 8 Vinh và Tâm là hai trong số 90 NKT đến từ 15 tỉnh thành trên toàn quốc tham gia vào Hội thảo. Trần Văn Trung, một người đàn ông 51 tuổi đi xe lăn chia sẻ ông gặp khó khăn khi đi lại vì NKT không sử dụng được đường xá và phương tiện công cộng: “Đi lại bằng phương tiện công cộng rất quan trọng đối với chúng tôi. Nếu chúng tôi không ra khỏi nhà thì chúng tôi không có nhiều cơ hội học hỏi giao tiếp với người khác, tham gia vào các hoạt động xã hội và do đó sẽ không thể làm việc để kiếm sống”. Còn đối với một phụ nữ khiếm thính như Đinh Phương Hạnh, khả năng tiếp cận không chỉ đơn thuần là tiếp cận với giao thông. Chị cũng thiếu thông tin và cơ hội được tham gia. Chị muốn tất cả các tòa nhà cũng như phương tiện công cộng có thông tin bằng kí hiệu hoặc chữ để những người không nghe được hiểu điều gì đang diễn ra. Chị còn muốn người khuyết tật có thể tham gia vào các vấn đề và chính sách liên quan đến họ: “Chúng tôi muốn tham gia từ giai đoạn tham vấn tới giai đoạn thực hiện các chính sách liên quan đến chúng tôi”. Chị Mai Thanh Nhan – một nữ doanh nghiệp đến từ tỉnh Tiền Giang ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng có quan điểm giống chị Hạnh là các cơ quan hữu quan cần hiểu biết rõ hơn về Luật dành cho NKT và cần tăng cường thực hiện luật một cách nhất quán hơn. Khi giải quyết các vấn đề hành chính, chị Nhàn đặc biệt muốn các thủ tục giản đơn hơn: “Khi tôi thành lập doanh nghiệp, tôi mong muốn các thủ tục đơn giản hơn để tôi không phải đi nhiều nơi nộp nhiều loại giấy tờ. Đi lại đối với tôi không phải là điều đơn giản”. Tại Hội thảo đã có rất nhiều NKT, các tổ chức xã hội, đối tác xã hội cùng tham gia. Nhiều phương pháp truyền thông được sử dụng bao gồm ngôn ngữ kí hiệu và chữ nổi đảm bảo cho NKT có thể tham gia đầy đủ vào quá trình tham vấn. Các đại biểu tham dự hội thảo đã thảo luận nhiều vấn đề bao gồm sự hỗ trợ của xã hội, y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm, sự tham gia, nâng cao vị thế cho phụ nữ và tiếp cận với giao thông, thông tin và tuyền thông. Có thể nhận thấy mong muốn chung của tất cả các đại biểu tham dự hội thảo là có một môi trường thân thiện và thuận tiện cho NKTđể họ có thể hội nhập, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội như bất kỳ ai khác: “Chúng tôi 9 muốn có cơ hội bình đẳng học tập và làm việc để có thể sống bình đẳng như những người khác” – Vũ Xuân Trường, một người khiếm thịnh đến từ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ. Hội thảo tham vấn này là một trong rất nhiều các cuộc tham vấn mà Liên Hợp quốc tại Viện Nam hỏi người dân về thế giới mà họ mong muốn và quan điểm của họ về khung phát triển mới cho năm 2015 cũng như các năm tiếp theo khi đến thời hạn hoàn thành các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đang thực hiện. “Hội thảo tham vấn này là dịp quan trọng để người khuyết tật – một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất ở Việt Nam chia sẻ quan điểm và nhu cầu về tương lai mà họ mong muốn” – Bà Lê Hồng Lan, Trưởng phòng bảo vệ trẻ em thuộc Tổ chức UNICEF Việt Nam, một trong các tổ chức của Liên Hợp quốc tham gia tổ chức này nhận xét. 1.3. Tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội, tổ chức xã hội với dạy nghề và việc làm cho người khuyết tật Ngày 13/07/2012 tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội (285 phố Trung Kính, Yên Hòa, Hà Nội) đã diễn ra buổi tọa đàm về vấn đề hội nhập việc làm cho NKT. Đến tham dự buổi tọa đàm này có bà Phạm Thị Cẩm Lý – Đại diện của Tổ chức Lao động quốc tế ILO tại Hà Nội, bà Dương Thị Vân – Phó Chủ tịch Văn phòng Hòa nhập – Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội; ông Vũ Trung Chính – Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội và sự có mặt của 20 doanh nghiệp, trường đào tạo nghề hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Tại buổi tọa đàm nhiều doanh nghiệp đã bày tỏ nhu cầu tiếp nhận lao động là NKT. Với nội dung chủ đạo là vấn đề hội nhập việc làm cho NKT, các doanh nghiệp tham gia buổi tọa đàm đã đóng góp rất nhiều ý kiến về vấn đề này. Theo ý kiến chia sẻ của các đại biểu, hiện nay có rất nhiều các đơn vị có nhu cầu sử dụng và sẵn sàng tiếp nhận lao động là NKT như Công ty Heartlink, Công ty cổ phần đào tạo thương mại D&D Việt Nam, Công ty BigC…Đồng thời các doanh nghiệp chia sẻ: không còn quan điểm cho rằng nhận lao động là NKT vào làm việc là mang tính nhân đạo, đã có sự đánh giá ngang bằng và tạo cơ hội cho NKT phát huy khả năng tại các vị trí làm việc. Ngoài ra tại Trung tâm giới thiệu 10 việc làm Hà Nội vào các ngày 10, 20, 28 hàng tháng có các phiên giới thiệu việc làm. Đây là một cơ hội rất tốt cho người lao động đi tìm việc. NKT cũng đã thảo luận đưa ra ý kiến, nguyện vọng của mình là tập trung vào các nhu cầu ưu tiên là việc làm và tiếp cận giao thông, thông tin và các dịch vụ y tế; đồng thời bày tỏ sự mong muốn các cấp, ngành và toàn xã hội quan tâm hơn nữa đến NKT nhằm nâng cao chất lượng đời sống kinh tế xã hội của người khuyết tật. Tuy nhiên nhu cầu lớn nhất của NKT vẫn là việc làm và đào tạo nghề tại địa phương giúp NKT dễ dàng tiếp cận các chương trình học nghề tạo việc làm, 100% NKT có thẻ bảo hiểm y tế và được khám chữa bệnh miễn phí, đẩy mạnh hơn nữa chương trình giáo dục cho trẻ em khuyết tật. 2. Hạn chế - Thứ nhất: Đời sống vật chất, tinh thần của NKT còn nhiều khó khăn. Theo kết quả khảo sát người khuyết tật do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tiến hành năm 2005 thì phần lớn các hộ có NKT đều có mức sống thấp. Theo đánh giá của các hộ gia đình thì có 32,5% số hộ thuộc loại nghèo (chung của cả nước là 22%), 58% số hộ có mức sống trung bình, chỉ có 9% số hộ thuộc loại khá và 0,5% số hộ thuộc loại giàu; 34,4% từ 6 tuổi chưa biết chữ và 21,24% chưa tốt nghiệp tiểu học; 79,13% trong độ tuổi lao động không có khả năng tham gia lao động 3. Những khó khăn này cản trở NKT tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng. Mặt khác trình độ học thức và nghề nghiệp vẫn ở mức độ thấp khiến NKT cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong quá trình tham vấn xây dựng pháp luật về NKT. Theo thống kê của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, tỷ lệ NKT được đi học chiếm rất thấp, khoảng 35,83% NKT biết chữ, và chỉ có khoảng 12,58% NKT biết đọc, biết viết. Bởi vậy, NKT gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu và tham gia đóng góp ý kiến về pháp luật về NKT - Thứ hai: Mặc dù đã có khá nhiều doanh nghiệp bày tỏ nhu cầu tuyển dụng NKT vào làm việc nhưng số lượng tuyển dụng còn quá ít, NKT lại chưa được 3 Theo kết quả khảo sát người khuyết tật năm 2008 của Bộ LĐTBXH 11 hướng nghiệp và đào tạo các nghề phù hợp dẫn tới việc kết nối cung cầu chưa thực sự hiệu quả. Để có thể hòa nhập lao động NKT rất cần thiết có sự hòa nhập của các đơn vị, tổ chức xã hội trong việc hướng nghiệp, đào tạo nghề, trang bị kĩ năng sống và kĩ năng làm việc cho NKT. - Thứ ba: NKT không tiếp cận hay được cung cấp đầy đủ với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt. Các trung tâm y tế không cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng, và không có khả năng đáp ứng nhu cầu của NKT. Cuối cùng, NKT không có tiền để điều trị bệnh tật, trong khi đó, phúc lợi xã hội về chăm sóc y tế không đủ chi trả cho tất cả các chi phí điều trị. Điều này dẫn tới các cuộc tham vấn đồng cảnh suy cho cùng vẫn là những lo lắng và mong chờ của NKT về một vấn đề không phải mới nhưng vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo. IV. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội 1. Hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật quy định về chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật. Để Luật NKT thực sự đi vào thực tiễn và phát huy được thế mạnh của nó khi là công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khuyết tật, pháp luật cần quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện và đảm bảo quyền cho NKT. Chỉ khi nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo trợ xã hội đối với NKT bằng những chế tài mang tính răn đe thì công tác bảo trợ xã hội cho đối tượng này mới thực sự được thực thi có hiệu quả chứ không chỉ dừng lại ở tính hình thức. 2. Phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội Kinh tế là động lực của sự phát triển. Phát triển kinh tế sẽ kéo theo sự phát triển của những lĩnh vực khác, tất yếu an sinh xã hội được đảm bảo và đời sống của người dân trong đó có NKT được nâng cao. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước thay đổi và phát triển trên mọi lĩnh vực. Để NKT được hưởng một chế độ bảo trợ xã hội xứng đáng, bên cạnh chú trọng phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước cần đặc biệt chú trọng tới công tác nâng cao chất lượng cuộc sống, luôn quan tâm và chăm lo tới cuộc sống của 12 NKT, không ngừng cố gắng và nỗ lực để nâng mức trợ cấp xã hội cho đối tượng này. Không chỉ dừng lại ở mục đích quan tâm tới những nhu cầu sinh sống thiết yếu mà các nội dung bảo trợ xã hội còn phải thích ứng với hoàn cảnh sống, phát huy được giá trị và khả năng của NKT 3. Nâng cao cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình tham vấn với người khuyết tật, tổ chức xã hội, đối tác xã hội Tham vấn đối với NKT, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội là một trong những nội dung của pháp luật về NKT, được thiết lập trên cơ sở đảm bảo quyền con người. Cần phải nhận thức được rằng tham vấn đối với NKT, đối tác xã hội, tổ chức xã hội không phải là sự ban ơn, chiếu cố đối với những thân phận thấp hèn, cùng cực vì những hạn chế, rủi ro về sức khỏe mà là quyền của mỗi thành viên xã hội và là trách nhiệm, nghĩa vụ của cả cộng đồng. Do đó không thể và không được lợi dụng hoạt động này để trục lợi, xâm phạm lợi ích hợp pháp của NKT. Để thực hiện được tinh thần này cần phải có sự tham gia tích cực của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội trong quá trình phát hiện và xử lý nghiêm minh những hành vi cố tình làm sai lệch các khoản trợ cấp xã hội cho NKT, nâng cao cơ chế phối hợp đồng bộ và thống nhất giữa cơ quan nhà nước trung ương và cơ quan địa phương để họ thực sự có chất lượng sống ổn định, có cơ sở để tham gia vào quá trình tham vấn một cách tích cực và chủ động hơn. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đang hướng tới đảm bảo công bằng trong các chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo cho NKT được bảo vệ về cuộc sống. Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của NKT trên cơ sở mở rộng sự tham gia của các họ vào các hoạt động trợ giúp. Các hoạt động tham vấn ngày càng bảo đảm đến đúng đối tượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của NKT. Cả cộng đồng đang cùng chung tay vì một ngày mai tốt đẹp và hạnh phúc hơn cho NKT. Dù vẫn biết con đường đến với hạnh phúc còn dài và lắm chông gai nhưng 5,3 triệu người vẫn tin rằng phía cuối con đường ấy là cả một tương lai tươi sáng! 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan