Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Nghiên cứu xác định góc đánh lửa tối ưu ứng với các chế độ vận hành của động cơ ...

Tài liệu Nghiên cứu xác định góc đánh lửa tối ưu ứng với các chế độ vận hành của động cơ sử dụng ehanol xăng ron 92

.PDF
85
15
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA --------------------------------------- TRẦN MINH TRUNG NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GÓC ĐÁNH LỬA SỚM TỐI ƯU ỨNG VỚI CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH CỦA ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU ETHANOL – XĂNG RON 92 Chuyên ngành : Mã số: Kỹ thuật Cơ khí động lực 60520116 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN VĂN NAM Đà Nẵng – Năm 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đo đạc nêu trong phần thực nghiệm của luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Minh Trung ii NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GÓC ĐÁNH LỬA SỚM TỐI ƢU ỨNG VỚI CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH CỦA ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU ETHANOL – XĂNG RON 92 Học viên: Trần Minh Trung Mã số: 60520116 Khóa: 30 Chuyên ngành: Kỹ thuật Cơ khí động lực Trƣờng Đại học Bách khoa – ĐHĐN Tóm tắt: - Luận văn sử dụng kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm để xem xét đánh giá ảnh hƣởng của tỷ lệ ethanol - xăng với các tỷ lệ 10%,15%, 20% và góc đánh lửa sớm khi sử dụng xăng – ethanol 20% đến tính năng kinh tế, kỹ thuật và ô nhiễm môi trƣờng của động cơ Daewoo A16-DMS. Trên cơ sở đó rút ra kết luận: 1. Động cơ Daewoo A16DMS sử dụng E10 và E15 cho thấy: về tính kỹ thuật là tƣơng đƣơng nhƣng phát thải CO và HC thấp hơn hơn so với xăng A92; Đối với nhiên liệu E20 thì bất lợi về mô men và công suất có ích; 2. Động cơ Daewoo A16DMS khi sử dụng E20 trong điều kiện góc đánh lửa ban đầu (0 deg), điều chỉnh muộn (+3 deg), làm sớm (-3 deg) và làm sớm (-5 deg). Kết quả sự thay đổi góc đánh lửa cho thấy: - Khi hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm thêm 1÷3 deg công suất có ích đƣợc cải thiện, suất tiêu hao nhiên liệu có ích giảm, phát thải CO và HC giảm và đặc biệt NOx giảm đáng kể. - Giá trị hiệu chỉnh sớm khoảng 1÷2 deg phù hợp với tiêu chí giảm ô nhiễm và sớm khoảng 2÷3 deg phù hợp với phát huy đƣợc công suất và giảm tiêu hao nhiên liệu. Summary: The dissertation uses a combination of theoretical and empirical research to assess the effect of ethanol-gasoline ratios at the rates of 10%, 15%, 20% and early ignition angles when using gasoline - 20% ethanol to the economic, technical and environmental performance of the Daewoo A16-DMS engine. On that basis draw the conclusion: 1. The Daewoo A16DMS engine using the E10 and E15 shows that: the engine is equivalent but the CO and HC emissions are lower than the A92 gasoline; For E20 fuel, torque and power disadvantage are of great benefit; 2. Daewoo A16DMS engine using E20 under initial ignition angle (0 deg), late adjustment (+3 deg), early (-3 deg) and early (-5 deg). The result of ignition angle change shows: - When the correction of the ignition angle is increased by 1 to 3 deg the useful power is improved, the fuel consumption is reduced, the CO and HC emissions decrease and the NOx in particular decreases. - Early correction value of 1 ÷ 2 deg is suitable for pollution reduction criteria and early 2 ÷ 3 deg, suitable for promoting the capacity and reducing fuel consumption. iii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ..................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... ix MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀICHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................................................... 3 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ NĂNG LƢỢNG ....................... 4 1.1.1. Vấn đề môi trƣờng và biến đổi khí hậu hiện nay ................................. 4 1.1.2. Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do nguồn năng lƣợng hóa thạch gây ra ... 5 1.1.3. Vấn đề an ninh năng lƣợng của thế giới .............................................. 6 1.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU SINH HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ................................................................................................... 7 1.2.1. Sử dụng nhiên liệu sinh học trên thế giới ............................................. 7 1.2.2. Tình hình sử dụng nhiên liệu sinh học ở Việt Nam .............................. 8 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ETHANOL LÀM NHIÊN LIỆU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM .............................................................................. 11 1.3.1. Tình hình nghiên cứu ethanol làm nhiên liệu trên thế giới ................. 11 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ethanol làm nhiên liệu ở Việt Nam ................. 11 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................. 13 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 14 2.1. TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA XĂNG PHA ETHANOL ............................... 14 2.1.1. Giới thiệu chung về ethanol ................................................................ 14 2.1.2. Thành phần hóa học và tính chất lý hóa ............................................. 15 2.1.3. Ảnh hƣởng của ethanol đến liệu nhiên hỗn hợp xăng-ethanol và tính năng kinh tế kỹ thuật và ô nhiễm của động cơ đánh lửa ....................................... 16 2.2. THÀNH PHẦN PHA CHẾ NHIÊN LIỆU THỰC NGHIỆM. ...................... 18 2.2.1. Cồn tuyệt đối sử dụng để pha chế. ...................................................... 18 2.2.2. Xăng A92 gốc dùng để pha chế .......................................................... 19 2.3 PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CHÁY VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG QUÁ TRÌNH CHÁY ĐỘNG CƠ ĐÁNH LỬA CƢỞNG BỨC.................................... 21 2.3.1. Diễn biễn quá trình cháy của động cơ châm cháy cƣỡng bức ............ 21 2.3.2. Các nhân tố chính ảnh hƣởng đến quá trình cháy động cơ đánh lửa cƣỡng bức .............................................................................................................. 22 2.4. QUAN HỆ GIỮA CÁC THÔNG SỐ VẬN HÀNH VỚI CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ, KỸ THUẬT CỦA ĐỘNG CƠ ....................................................................... 27 2.4.1. Đặc tính động cơ xăng [7] .................................................................. 27 2.4.2. Suất tiêu hao năng lƣợng .................................................................... 29 iv 2.5 ẢNH HƢỞNG CỦA GÓC ĐÁNH LỬA ĐẾN CÁC TÍNH NĂNG KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỘNG CƠ ĐÁNH LỬA CƢỠNG BỨC ........................................ 30 CHƢƠNG 3. KHẢO SÁT TRANG THIẾT BỊ THỰC NGHIỆM VÀ QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM ......................................................................................... 34 3.1. TRANG THIẾT BỊ THỰC NGHIỆM ............................................................. 34 3.1.1 Phòng thí nghiệm động cơ AVL .......................................................... 34 3.1.2. Đối tƣợng thí nghiệm .......................................................................... 37 3.1.3. Trang thiết bị thí nghiệm .................................................................... 38 3.2. QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM ....................................................................... 48 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...................................................... 54 4.1. ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ LỆ ETHANOL ĐẾN TÍNH KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ Ô NHIỄM CỦA ĐỘNG CƠ ....................................................................... 55 4.1.1. Ảnh hƣởng của tỷ lệ ethanol đến hệ số tƣơng đƣơng của hỗn hơp .... 55 4.1.2. Ảnh hƣởng của tỷ lệ ethanol đến tính kỹ thuật, kinh tế của động cơ . 56 4.1.3. Ảnh hƣởng của tỷ lệ ethanol đến phát thải ô nhiễm ........................... 59 4.2. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA GÓC ĐÁNH LỬA ĐẾN TÍNH KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ Ô NHIỄM CỦA ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU E20 .... 62 4.2.1. Ảnh hƣởng của góc đánh lửa đến tính kinh tế, kỹ thuật của động cơ Daewoo A16DMS sử dụng nhiên liệu E20 ........................................................... 63 4.2.2. Ảnh hƣởng của góc đánh lửa đến ô nhiễm của động cơ Daewoo A16DMS sử dụng nhiên liệu E20 ......................................................................... 67 4.2.3. Xác định góc đánh lửa hiệu chỉnh phù hợp với tính năng kỹ thuật, kinh tế và ô nhiễm của động cơ Daewoo A16DMS sử dụng nhiên liệu E20 ........ 69 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 73 HƢỚNG PHÁT TRIỂN ................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 74 v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 1. Các ký hiệu mẫu tự La tinh: Gnl [kg/h] Lƣợng tiêu hao nhiên liệu giờ qe [MJ/kWh] Suất tiêu hao năng lƣợng có ích ge [kg/kWh] Suất tiêu hao nhiên liệu có ích Me [N/m] Mô men ở đầu ra trục khuỷu Ne [kW] Công suất có ích động cơ n [v/ph] Số vòng quay động cơ 2. Các ký hiệu mẫu tự Hy Lạp : [-] Hệ số dƣ lƣợng không khí  [-] Hệ số tƣơng đƣơng  [-] Hệ số khí sót r [rad/s] Tốc độ góc của động cơ  [-] Hiệu suất chỉ thị i [-] Hệ số nạp v [-] Hiệu suất cơ giới m τ [-] Số kỳ động cơ µnl [kg/kmol] Phân tử lƣợng nhiên liệu vi 3. Các chữ viết tắt: APA Asynchron Pendelmaschinen anlage (Băng thử công suất) ATDC American Society for Testing and Materials (Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa Kỳ). After Top Dead Center (Trƣớc điểm chết trên) AVL Hãng sản xuất các trang thiết bị thí nghiệm động cơ của Áo CO Carbon Monoxide CO2 Carbon dioxide E10 Xăng RON 92 pha 10% thể tích ethanol E15 Xăng RON 92 pha 15% thể tích ethanol E20 Xăng RON 92 pha 20% thể tích ethanol Gasohol Hỗn hợp xăng pha cồn HC LHQ MTBE Hydrocacbon Liên hiệp quốc Methyl Tertiary-Butyl Ether NOx ppm PTN Nitơ oxide Parts Per Million (phần triệu) Phòng thí nghiệm RON rpm Research Octane Number (Chỉ số Octan nghiên cứu) Revolution Per Minute (vòng trên phút) RVP Reid Vapor Pressure (Áp suất hóa hơi) TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam WTO World Trade Organization (Tổ Chức Thương Mại Thế giới) ASTM DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1. Phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính ............................................................5 Hình 1. 2. Ô nhiễm do khí thải từ các loại phƣơng tiện giao thông đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.................................................................................................6 Hình 2. 1. Cấu trúc phân tử của ethanol ....................................................................16 Hình 2. 2. Quá trình cháy của động cơ xăng châm cháy cƣỡng bức ........................22 Hình 2.3: Ảnh hƣởng của thành phần hòa khí  tới tốc độ lan truyền màng lửa .....23 Hình 2. 4. Ảnh hƣởng của tốc độ động cơ tới tốc độ lan màng lửa ..........................25 Hình 2. 5. Ảnh hƣởng của tốc độ động cơ n tới góc đánh lửa sớm s ......................26 Hình 2. 6: Biến thiên của các thông số theo tốc độ trƣờng hợp động cơ xăng .........29 vii Hình 2. 7: Dạng đặc tính tốc độ ngoài động cơ xăng ................................................29 Hình 2. 8. Ảnh hƣởng của góc đánh lửa sớm đến sự thay đổi áp suất trong ............31 Hình 2. 9. Ảnh hƣởng của góc đánh lửa sớm tới quá trình cháy ..............................31 Hình 2. 10. Đặc tính điều chỉnh góc đánh lửa sớm ...................................................32 Hình 3. 1. Sơ đồ chung khu vực thí nghiệm .............................................................34 Hình 3.2. Sơ đồ phòng thí nghiệm ............................................................................35 Hình 3.3. Mặt cắt dọc động cơ Daewoo Nubira .......................................................37 Hình 3. 4. Băng thử công suất APA ..........................................................................38 Hình 3.5. Sơ đồ nguyên lý băng thử công suất APA ................................................39 Hình 3.6. Nguyên lý xuất hiện dòng Fuco ................................................................39 Hình 3. 7: Thiết bị cấp và đo tiêu hao nhiên liệu 733 ...............................................40 Hình 3. 8: Bộ cấp và đo nhiên liệu của AVL-733.....................................................41 Hình 3. 9: Sơ đồ bố trí Indiset 620, cảm biến QL61D và Encoder 364X .................42 Hình 3. 10: Sơ đồ lắp đặt AVL 553 ..........................................................................42 Hình 3. 11: Thiết bị điều hòa nhiệt độ nƣớc làm mát ...............................................43 Hình 3. 12. Kết cấu cảm biến lƣu lƣợng khí nạp kiểu dây nóng ..............................43 Hình 3. 13: Sơ đồ lắp đặt cảm biến thực tế ...............................................................44 Hình 3. 14: Cấu tạo cảm biến áp suất .......................................................................44 Hình 3. 15. Cảm biến đo nhiệt độ .............................................................................45 Hình 3. 16. Kết cấu cảm biến vị trí và số vòng quay trục khuỷu ..............................45 Hình 3. 17. Các xung của cảm biến G (vị trí piston) và NE (tốc độ động cơ) ..........46 Hình 3. 18. Thiết bị điều chỉnh góc đánh lửa cơ khí .................................................47 Hình 3. 19. Vị trí lắp đặt cảm biến trên thiết bị thay đổi góc đánh lửa. ....................47 Hình 3. 20. Bảng điều khiển Emcon 300 ..................................................................50 Hình 3. 21. Các núm phim trên Emcon .....................................................................50 Hình 3. 22. Các num xoay trên Pano ........................................................................51 Hình 3. 23. Giao diện Stationary Step: Demand Values ...........................................52 Hình 3.24. Giao diện Stationary Step: Measurement................................................53 Hình 4.1: Hệ số tƣơng đƣơng của hỗn hợp ở 30%BG .............................................56 Hình 4.2: Hệ số tƣơng đƣơng của hỗn hợp ở 50%BG ..............................................56 Hình 4.3: Hệ số tƣơng đƣơng của hỗn hợp ở 70%BG ..............................................56 Hình 4.4: Mô men và công suất có ích của động cơ .................................................57 Hình 4.5: Suất tiêu hao nhiên liệu và suất tiêu hao năng lƣợng có ích .....................58 Hình 4.6: Phát thải CO và CO2 .................................................................................60 Hình 4.7: Phát thải HC và NOx ................................................................................61 Hình 4.8. Diễn biến áp suất môi chất theo góc đánh lửa ..........................................64 Hình 4.9. Mô men và công suất có ích của động cơ theo góc đánh lửa....................66 viii Hình 4. 10. Suất tiêu hao nhiên liệu và năng lƣợng có ích của động cơ theo góc đánh lửa .....................................................................................................................66 Hình 4. 11. Phát thải CO và CO2 của động cơ theo góc đánh lửa ............................68 Hình 4.12. Phát thải HC và NOx của động cơ theo góc đánh lửa ............................69 Hình 4. 13. Đặc tính điều chỉnh góc đánh lửa theo công suất và tiêu hao nhiên liệu ...................................................................................................................................70 Hình 4. 14. Đặc tính điều chỉnh góc đánh lửa theo phát thải ô nhiễm……………..72 Error! Bookmark not defined. ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Một số nhà máy sản xuất ethanol ở Việt Nam hiện nay. Bảng 2.1: Yêu cầu kỹ thuật đối với ethanol nhiên liệu biến tính [12……………...14 Bảng 2. 2: Tính chất lý hóa của xăng và ethanol…………………………………..15 Bảng 2.2: Chất lƣợng ethanol tuyệt đối……………………………………………18 Bảng 2.3: Chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng của xăng không chì RON92 và RON95……………………………………………………………………………..20 Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật động cơ Daewoo A16DMS…………………………38 Bảng 4.1: Kết quả thử nghiệm mẫu nhiên liệu…………………………………….54 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiết kiệm năng lƣợng và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng luôn là mục tiêu nghiên cứu của ngành động cơ và ô tô. Cùng với việc hoàn thiện các hệ thống của động cơ đốt trong để nâng cao hiệu suất nhiệt, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng thì các dự án, các chƣơng trình nghiên cứu tìm kiếm nguồn năng lƣợng thay thế và sử dụng hiệu quả nguồn năng lƣợng này đã và đang đƣợc các nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Trong các nguồn nhiên liệu thay thế thì nhiên liệu sinh học đƣợc quan tâm hàng đầu đặc biệt là Ethanol và Buthanol vì sản lƣợng lớn, sản xuất với giá thành tƣơng đối thấp và phân bố rộng khắp các quốc gia. Thời gian gần đây, rất nhiều đề tài nghiên cứu về loại nhiên liệu này, tuy nhiên chỉ sử dụng xăng gốc RON 95 để phối trộn với Ethanol hay Butanol mà chƣa đề cập đến việc sử dụng xăng RON 92. Trong khi đó xăng RON 92 lại đƣợc dùng khá phổ biến trên các động cơ xăng đời mới đƣợc trang bị trên hầu hết các loại ô tô hiện nay. Do đó, nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tính năng kinh tế, kỹ thuật và ô nhiễm môi trƣờng khi sử dụng loại nhiên liệu sinh học này có tính thời sự và cần thiết. Mặt khác Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam cũng đã có Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007 về việc phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”. Trong đó có nêu rõ mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, nhằm phát triển nhiên liệu sinh học, một dạng năng lƣợng mới, tái tạo đƣợc để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp phần bảo đảm an ninh năng lƣợng và bảo vệ môi trƣờng. Khi sử dụng nhiên liệu sinh học cho động cơ đốt trong thì có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình cháy của hỗn hợp và sẽ trực tiếp ảnh hƣởng đến tính năng kinh tế, kỹ thuật và ô nhiễm môi trƣờng do khí thải gây ra nhƣ chất lƣợng hòa khí, góc đánh lửa sớm, phụ tải, tỷ số nén, số vòng quay,... trong đó góc đánh lửa sớm là một trong những thông số quan trọng nhất, cần quan tâm nghiên cứu. Với những lý do nhƣ trên, “Nghiên cứu xác định góc đánh lửa sớm tối ƣu ứng với các chế độ vận hành của động cơ sử dụng Ethanol-xăng RON 92” là đề tài có tính khoa học, thời sự và cần thiết hiện nay. Giải quyết đƣợc vấn đề này sẽ góp phần làm đa dạng hóa nguồn nhiên liệu sạch dùng cho động cơ đốt trong khi dầu mỏ đang dần cạn kiệt, đồng thời góp phần giải quyết đƣợc vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do khí thải của ô tô gây ra. Đề tài cũng góp phần nghiên cứu pha chế nhiên liệu sinh học từ ethanol với tỉ lệ 10%, 15%, 20% với xăng RON 92 trên thị trƣờng để sử dụng hiệu quả trên động cơ xăng. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng thể là xem xét ảnh hƣởng của ethanol đến tính năng kinh tế, kỹ thuật và ô nhiễm của động cơ đánh lửa cƣỡng bức sử dụng xăng sinh học. 2 Mục tiêu cụ thể là xem xét phạm vi điều chỉnh góc đánh lửa bằng cách xoay cảm biến vị trí trục khuỷu để thay đổi cƣỡng bức góc đánh lửa của động cơ Daewoo A16-DMS nhằm góp phần cải thiện công suất, tiêu hao nhiên liệu và phát thải của động cơ khi sử dụng xăng sinh học có tỷ lệ pha trộn ethanol cao. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là động cơ Daewoo A16-DMS lắp trên ô tô du lịch Daewoo Nubira. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu xem xét ảnh hƣởng của xăng sinh học có tỷ lệ pha ethanol với ba mức 10% (E10), 15% (E15) và 20% (E20); xem xét ảnh hƣởng của góc đánh lửa sớm đến tính năng kinh tế, kỹ thuật và ô nhiễm của động cơ Daewoo A16-DMS khi sử dụng nhiên liệu E20 trên cơ sở so sánh với xăng RON 92. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm. Phƣơng pháp lý thuyết sử dụng phƣơng thức tổng hợp, phân tích cơ sở lý thuyết liên quan đến tính chất lý hóa của nhiên liệu, môi chất và quá trình cháy của động cơ đánh lửa cƣỡng bức nhằm định hƣớng cho xây dựng mô hình, chế độ thực nghiệm và quy trình thực nghiệm. Phƣơng pháp thực nghiệm nhằm xây dựng đặc tính tốc độ, đặc tính hiệu chỉnh góc đánh lửa làm cơ sở để đánh giá tính năng kinh tế, kỹ thuật và ô nhiễm đối với đối tƣợng cụ thể là động cơ Daewoo A16-DMS. 4.2. Cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu Đề tài đƣợc thực nghiệm với các trang thiết bị hiện đại và có tính đồng bộ cao, bằng việc sử dụng hệ thống băng thử công suất APA 204/E/0943 tại PTN Động cơ đốt trong của Khoa Cơ khí Giao thông-Trƣờng Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Việc pha trộn thêm nhiên liệu sinh học ethanol vào nhiên liệu xăng A92 sẽ làm thay đối tính chất lý hóa đối với nhiên liệu dùng cho động cơ xăng, do đó sẽ làm cho quá trình gia nhiệt chuẩn bị cho quá trình cháy của nhiên liệu mới trong buồng cháy bị thay đổi. Vì vậy kết quả nghiên cứu của luận văn cho phép xác định tỷ lệ ethanol có lợi và bất lợi cho động cơ, cơ chế và phạm vi điều chỉnh góc đánh lửa nhằm hạn chế bất lợi của xăng sinh học có tỷ lệ ethanol cao. Vì vậy ý nghĩa thực tiễn của luận văn là góp phần nâng cao tỷ lệ ethanol trong xăng sinh học. 6. Cấu trúc luận văn 3 Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài luận văn đƣợc trình bày trong 04 chƣơng với cấu trúc nhƣ sau: Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1.1. Những vấn đề về môi trƣờng và năng lƣợng 1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng nhiên liệu sinh học trên thế giới và ở Việt Nam Chƣơng 2. NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT 2.1. Tính chất lý hóa của xăng pha ethanol 2.2. Thành phần pha chế nhiên liệu thực nghiệm 2.3. Phân tích quá trình cháy và các yếu tố ảnh hƣởng quá trình cháy động cơ đánh lửa cƣởng bức 2.4. Cơ sở xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và ô nhiễm của động cơ 2.5 Ảnh hƣởng của góc đánh lửa đến các tính năng kinh tế kỹ thuật của động cơ đánh lửa cƣỡng bức. Chƣơng 3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 3.1. Thực nghiệm phối trộn nhiên liệu xăng RON 92 và ethanol 3.2. Thực nghiệm động cơ Daewoo A16-DMS trên băng thử APA 204/08 Chƣơng 4. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 4.1 Phân tích đánh giá ảnh hƣởng của tỷ lệ ethanol trong xăng sinh học đến tính năng kinh tế, kỹ thuật và ô nhiễm của động cơ. 4.2 Phân tích đánh giá ảnh hƣởng của góc đánh lửa đến tính năng kinh tế kỹ thuật và ô nhiễm của động cơ. KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ NĂNG LƢỢNG 1.1.1. Vấn đề môi trƣờng và biến đổi khí hậu hiện nay a) Thực trạng về biến đổi khí hậu Trong hàng thập kỷ qua, nhân loại đã và đang trải qua các biến động khôn lƣờng của khí hậu toàn cầu. Bề mặt Trái đất, khí quyển và thủy quyển không ngừng nóng lên làm xáo trộn môi trƣờng sinh thái, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy đến đời sống loài ngƣời. Biến đổi khí hậu là vấn đề đang đƣợc toàn nhân loại quan tâm. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội và môi trƣờng toàn cầu. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm nhƣ bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con ngƣời và vật chất. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa các thiên tai nói trên với biến đổi khí hậu. Trong một thế giới ấm lên rõ rệt nhƣ hiện nay và việc xuất hiện ngày càng nhiều các thiên tai đặc biệt nguy hiểm với tần suất, quy mô và cƣờng độ ngày càng khó lƣờng, thì những nghiên cứu về biến đổi khí hậu càng cần đƣợc đẩy mạnh. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nguyên nhân của biến đổi khí hậu chính là các hoạt động của con ngƣời tác động lên hệ thống khí hậu làm cho khí hậu biến đổi. Vì vậy con ngƣời cần phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những biến đổi đó bằng chính những hoạt động phù hợp của con ngƣời. Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc bị ảnh hƣởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng dễ bị tổn thƣơng nhất do nƣớc biển dâng. Nhận thức rõ tác động của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và triển khai thực hiên Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Các Bộ, ngành và địa phƣơng đã và đang xây dựng kế hoạch hành động để ứng phó với những tác động cấp bách trƣớc mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài của biến đổi khí hậu [3]. b) Nguyên nhân của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu có thể do những quá trình tự nhiên và do ảnh hƣởng của con ngƣời. Phần lớn các nhà khoa học đều khẳng định rằng hoạt động của con ngƣời đã và đang làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi đó là sự tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính làm gia tăng nhiệt độ bầu khí quyển [3]. 5 Hình 1.1. Phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính Các báo cáo của IPCC và nhiều trung tâm nghiên cứu có uy tín hàng đầu trên thế giới công bố trong thời gian gần đây cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin và dự báo quan trọng. Theo đó, nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu ấm lên gần 1°C trong vòng 80 năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh trong khoảng 25 năm nay (từ 1980 đến 2005). Báo cáo cho rằng nếu không thực hiện đƣợc chƣơng trình hành động giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo Nghị định thƣ Kyoto, đến năm 2035 nhiệt độ bề mặt địa cầu sẽ tăng thêm 2°C. Về dài hạn, có hơn 50% khả năng nhiệt độ tăng thêm 5°C [3]. Hiện tại, Trái đất đang từng ngày từng giờ nóng lên, với tốc độ nhƣ vậy thì chiều hƣớng có thể còn nhanh hơn nữa trong tƣơng lai. Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu 2015, COP 21 hoặc CMP 11 đƣợc tổ chức ở Paris, Pháp, từ ngày 30 tháng 11 đến 12 tháng 12 năm 2015 [9]. Đây là phiên họp hàng năm lần thứ 21 của Hội nghị các Bên tham gia Công ƣớc khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu năm 1992 (UNFCCC) và kỳ họp thứ 11 của Hội nghị các Bên tham gia Nghị định thƣ Kyoto năm 1997. Hội nghị đạt đƣợc mục tiêu của mình, lần đầu tiên đạt đƣợc một thỏa thuận toàn cầu về giảm biến đổi khí hậu trong các thỏa thuận chung Paris, đã đƣợc thông qua với sự tán thành bởi gần nhƣ tất cả các quốc gia. Mục đích để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ với 2 độ tuy nhiên đƣợc bổ sung trong phiên bản đã thông qua Thỏa thuận chung, với tuyên bố rằng các bên "theo đuổi để" hạn chế sự gia tăng nhiệt độ đến 1,5 độ C. Một mục tiêu 1,5 °C sẽ đòi hỏi một mức zero trong khí thải khoảng giữa năm 2030 và 2050 theo một số nhà khoa học. Tuy nhiên, không có kế hoạch thời gian hay mục tiêu cụ thể của mỗi quốc gia đƣợc nêu trong phiên bản cuối cùng của Thỏa thuận chung - trái với Nghị định thƣ Kyoto trƣớc đây. 1.1.2. Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do nguồn năng lƣợng hóa thạch gây ra Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không của một quốc gia nào. Môi trƣờng khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt 6 và có ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời và các sinh vật. Việc khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt đồng thời cũng thải vào môi trƣờng một khối lƣợng lớn các chất thải khác nhau nhƣ: rác thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lƣợng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Nó còn tạo ra các cơn mƣa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con ngƣời thải vào không khí các loại khí độc nhƣ: CO2 đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO 2 nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, Nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nƣớc ở tầng bình lƣu là 3%... Có nhiều khả năng lƣợng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nguồn: Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lƣợng Hoa Kỳ Hình 1. 2. Ô nhiễm do khí thải từ các loại phương tiện giao thông đến môi trường và sức khỏe con người 1.1.3. Vấn đề an ninh năng lƣợng của thế giới Sự gia tăng số lƣợng phƣơng tiện giao thông trên thế giới. Số liệu thống kê của hãng phân tích dữ liệu ô tô Jato Dynamics cho thấy, lƣợng ô tô tiêu thụ trên thế giới trong năm 2016 đạt 84.240.000 xe, tăng 5,6% so với năm 2015. Trung Quốc, tiếp tục trở thành mảnh đất màu mỡ với các nhà sản xuất ô tô khi dẫn đầu lƣợng tiêu thụ ô tô trên thị trƣờng với 25.530.000 xe hơi và xe thƣơng mại, tăng 14% so với năm 2015[17]. Ở Việt Nam, Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã công bố, trong tháng 9/2016, doanh số bán hàng của toàn thị trƣờng đạt 26.551 xe, tăng 13% so với tháng 8/2016 [22]. Với tốc độ gia tăng số lƣợng phƣơng tiện giao thông nhƣ hiện nay, theo tính toán của Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thƣơng hiện Việt Nam tiêu thụ xấp xỉ 5 triệu tấn xăng/1 năm [18]. 7 Nhƣ vậy, năng lƣợng nói chung và nhiên liệu dùng cho giao thông vận tải nói riêng có vai trò quan trọng đối với sự phát triến kinh tế - xã hội của một quốc gia. An ninh quốc gia, an ninh kinh tế luôn gắn liền với an ninh năng lƣợng. Vì vậy, chính sách năng lƣợng luôn đƣợc đặt lên hàng đầu của mỗi quốc gia trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Ngày 22 tháng 11 năm 2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã có quyết định Số: 53/2012/QĐ-TTg “Về việc ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống”. Theo đó từ ngày 01 tháng 12 năm 2015 xăng đƣợc sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phƣơng tiện cơ giới đƣờng bộ tiêu thụ trên toàn quốc là xăng E5 và từ ngày 01 tháng 12 năm 2017 là xăng E10. Trƣớc đó theo “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” thì đến năm 2025 sản lƣợng nhiên liệu sinh học (ethanol và biodiesel) đạt khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nƣớc, nghĩa là cần phải sử dụng “xăng E30” làm nhiên liệu cho các phƣơng tiện cơ giới [21]. 1.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU SINH HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.2.1. Sử dụng nhiên liệu sinh học trên thế giới Trên thế giới, nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất nhiên liệu sinh học là sản phẩm nông nghiệp, các loại hạt có dầu, rong tảo, xenlulô và một phần nhỏ từ các loại mỡ cá, mỡ động vật nói chung. Ở Nam Phi và ở Mỹ, nhiên liệu sinh học đƣợc sản xuất từ ngô. Ở các nƣớc Tây Âu và ở Mỹ, sản lƣợng diesel sản xuất từ đậu tƣơng tăng cao vào thời điểm giá trị dinh dƣỡng của các sản phẩm đậu tƣơng chƣa lên men, bị đặt dấu hỏi cùng với nhiều loại cây đậu tƣơng biến đổi gien có thể cho sản lƣợng cao nhƣng chƣa cho phép dùng làm thức ăn cho ngƣời và cho gia súc. Ở Thái Lan, Philippine… nhiên liệu sinh học lại sản xuất từ sắn, hạt cọ, cơm dừa, còn ở Brazil sản xuất từ mía và ở Canada thì từ gỗ phế thải, mùn cƣa và sản phẩm phụ từ gỗ. Cây nho Kudzu phát triển nhanh đƣợc nhập khẩu từ Nhật, cách đây một vài thập niên đã mọc tràn lan trên đất Mỹ. Nhiều khu vực đầm lầy ở Canada và Mỹ đã trở thành quê hƣơng mới của một loại cây sinh sản nhanh của châu Âu có tên gọi là Purple Loosestrife. Những loại cây này có chi phí trồng trọt gần nhƣ bằng không, nhƣng sản lƣợng rất lớn. Cùng với các nguồn sinh khối từ rong tảo, dầu của hạt cây cọc rào (bã đậu, Jatropha) cùng các loại hạt khác không phải là lƣơng thực thực phẩm, việc trồng trọt không phải cạnh tranh với đất đai sản xuất lƣơng thực, cũng nhƣ các loại rác thải từ các trang trại chăn nuôi, rác thải nông nghiệp và công nghiệp sợi, rác thải từ rau quả… đều là nguồn nguyên liệu rất phong phú, đầy triển vọng cho nhiên liệu sinh học [4]. 8 Khu vực Đông Nam Á, Thái Lan cũng đã sử dụng xăng pha cồn sản xuất từ phế phẩm của sắn, hạt ngô, cây ngô, đƣờng, bã mía. Từ năm 2004, nƣớc này đã sản xuất trên 280.000 m3 cồn, đầu tƣ thêm 20 nhà máy để năm 2015 có trên 2,5 triệu m3 cồn dùng làm nhiên liệu [13]. Khu vực Châu Á, Trung Quốc là quốc gia sản xuất và sử dụng cồn nhiên liệu lớn nhất. Năm 2004, họ đã đƣa vào hoạt động nhà máy sản xuất cồn lớn nhất thế giới công suất 600.000 tấn/năm tại Cát Lâm tăng sản lƣợng cồn Ethanol cả nƣớc trên 3,5 triệu m3. Từ tháng 6 năm 2002, nƣớc này đã quyết định sử dụng xăng pha 10% cồn khan (E10) [11]. Tuy nhiên, nhiên liệu sinh học không thể cạnh tranh với các sản phẩm tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch nếu đƣợc đƣa ra thị trƣờng. Hiện nay, giá ethanol sản xuất từ bắp đƣợc bán với giá trung bình 3- 4 USD/gallon. Nhƣ vậy, so với xăng, giá ethanol ở Mỹ cao gấp hai lần, song đã có thể cạnh tranh đƣợc ở Châu Âu. Một trong những nguyên nhân khiến giá Ethanol cao là vấn đề chuyên chở. Ethanol rất dễ trộn với nƣớc, vì vậy phải đƣợc chứa trong những thùng đặc biệt chống nƣớc; trong khi đó, xăng dầu có thể chuyển đi xa bằng những ống dẫn dầu tiện lợi và rẻ tiền hơn. 1.2.2. Tình hình sử dụng nhiên liệu sinh học ở Việt Nam Nƣớc ta là nƣớc nông nghiệp, các loại phế phẩm thực vật khá dồi dào nhất là những nơi sản xuất sắn khoai, ngô, mía đƣờng… Với hơn 50 nhà máy đƣờng trong nƣớc tổng công suất gần 100.000 tấn mía/ngày, khả năng mỗi năm có thể sản xuất 100 triệu lít cồn [2]. Từ năm 2003, tổng công suất của các nhà máy cồn của ngành mía đƣờng là 48 triệu lít (sản lượng cồn sản xuất từ các nguồn nguyên liệu khác không nhiều). Trong đó, Công ty đƣờng Lam Sơn - Thanh Hóa có nhà máy sản xuất cồn công suất 25 triệu lít/năm, sản phẩm cồn của nhà máy chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Ngoài ra, còn có các nhà máy sản xuất cồn khác nhƣ nhà máy rƣợu Bình Định có công suất 5 triệu lít/năm; nhà máy cồn Bình Dƣơng (thuộc công ty rượu Bình Tây) có công suất 4,5 triệu lít/năm; nhà máy sản xuất cồn - rƣợu Quảng Ngãi có công suất 12 triệu lít/năm, sản phẩm cồn rƣợu của nhà máy còn xuất khẩu qua một số nƣớc nhƣ Đài Loan, Lào, Camphuchia... Công ty đã có dự án xây dựng thêm một nhà máy sản xuất cồn với công suất 12 triệu lít/năm ở An Khê, nhà máy cồn Xuân Lộc - Đồng Nai có công suất 20.000 lít/ngày... Hiện nay nƣớc ta đã có nhiều nhà máy sản xuất ethanol lớn, hiện đại công suất từ 50 đến 100 triệu lít/ năm. 9 Bảng 1.1. Một số nhà máy sản xuất ethanol ở Việt Nam hiện nay. Tên nhà máy Công suất – nhiên liệu đầu vào Nhà máy ethanol Bình 100 triệu lít/năm – sắn Phƣớc Chủ đầu tƣ Liên doanh ITOCHU Nhật Bản và PV OIL Nhà máy ethanol Dung Quất 100 triệu lít/năm – sắn Nhà máy ethanol Tam Nông - Phú Thọ 100 triệu lít/năm – Sắn, Mía Nhà máy ethanol Cƣ Dút – Đắc Nông 50 triệu lít/năm – Rỉ đƣờng Công ty Đại Việt Nhà máy ethanol 100 triệu lít/năm Đại Lộc – Quảng Nam – Rỉ đƣờng Nhà máy liên doanh Bình Sơn thuộc Petrovietnam Công ty PVB thuộc PV OIL Công ty Đồng Xanh Nếu thử so sánh với các nƣớc trên thế giới có nền công nghiệp sản xuất cồn phát triển nhƣ Brazil, Mỹ, Trung Quốc... Nhìn lại, sản lƣợng cồn của Việt Nam hiện nay rất nhỏ, công suất sản xuất của mỗi nhà máy cũng nhỏ, các đơn vị sản xuất cồn đang gặp nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu quá cao và công nghệ sản xuất lạc hậu, tốn nhiều chi phí sản xuất nên sản phẩm không có sức cạnh tranh cao. b. Tình hình cung cấp và nhu cầu cồn tại Việt Nam Nhu cầu "xăng pha ethanol" trên thế giới không ngừng tăng lên, nƣớc ta cũng không đứng ngoài xu hƣớng đó, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã ban hành yêu cầu kỹ thuật đối với ethanol nhiên liệu biến tính (TCVN 7716: 2007) dùng để pha chế xăng sinh học; Chính phủ cũng đã ký phê duyệt "Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025" [21]. Việc sản xuất và sử dụng xăng sinh học tại Việt Nam đã có chủ trƣơng từ cấp Nhà nƣớc vấn đề chỉ chờ đến thời điểm áp dụng mà thôi. Nắm bắt nhu cầu thị trƣờng. Ngoài ra, tại Quảng Nam, công ty Đồng Xanh liên doanh với công ty An Huy (Trung Quốc). Gần đây nhất là Ngân hàng BIDV đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất cồn Đại- Tân có công suất 100.000 tấn/năm tại Đại Lộc, Quảng Nam... 10 Nguồn cung cấp cồn trong tƣơng lai phụ thuộc vào sản lƣợng cồn của các công ty hiện có sau khi nâng cấp, mở rộng đầu tƣ thêm các nhà máy sản xuất ethanol và đặc biệt là các dự án xây dựng nhà máy sản xuất ethanol bằng công nghệ hiện đại của các công ty, tập đoàn nƣớc ngoài trên khắp đất nƣớc. Việc đầu tƣ xây dựng những nhà máy sản suất ethanol nhiên liệu có quy mô lớn cùng với những tiến bộ trong công nghệ sản xuất sẽ góp phần làm giảm giá cồn nhiên liệu. Vai trò của nhiên liệu sinh học trong phát triển bền vững, trong đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 do Thủ tƣớng phê duyệt nhằm phát triển nhiên liệu sinh học (NLSH) đã nêu rõ: NLSH là một dạng năng lƣợng mới, tái tạo cần đƣợc phát triển để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, cũng nhƣ góp phần đảm bảo an ninh năng lƣợng và bảo vệ môi trƣờng, phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới. Theo đề án, có 3 giai đoạn phát triển nhƣ sau: * Giai đoạn 2007-2010: - Xây dựng đƣợc hành lang pháp lý để khuyến khích sản xuất (qui mô công nghiệp) và sử dụng nhiên liệu sinh học làm nhiên liệu thay thế. - Xây dựng lộ trình sử dụng nhiên liệu sinh học làm nhiên liệu thay thế trong giao thông vận tải và các ngành công nghiệp khác - Tiếp cận và làm chủ đƣợc công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học - Đào tạo đƣợc một đội ngũ cán bộ chuyên sâu về những lĩnh vực chủ yếu liên quan đến quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học - Tiếp cận và làm chủ đƣợc công nghệ sản xuất giống cây trồng cho năng suất cao để sản xuất nhiên liệu sinh học. * Giai đoạn 2011-2015: - Làm chủ và sản xuất đƣợc các vật liệu, chất phụ gia phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học. - Phát triển mạnh mẽ sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học thay thế một phần nhiên liệu; truyền thống. Mở rộng qui mô của các cơ sở sản xuất nhiên liệu sinh học, mạng lƣới phân phối (cho mục đích giao thông và sản xuất công nghiệp khác). - Đƣa vào sản xuất đại trà các giống cây nguyên liệu cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu. - Ứng dụng thành công công nghệ lên men hiện đại để đa dạng hóa các nguồn nguyên liệu. - Xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học trên phạm vi cả nƣớc. Đến năm 2015, sản lƣợng ethanol và dầu thực vật đạt 250 nghìn tấn, đảm bảo đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu của cả nƣớc bằng xăng E5 và dầu B5. * Và tầm nhìn đến năm 2025:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan