Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng trên lưới điện phân ...

Tài liệu Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối điện lực đơn dương, tỉnh lâm đồng

.PDF
90
8
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA VÕ HUY TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện Mã số: 60.52.02.02 LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU HIẾU Đà Nẵng - Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác khác. Tác giả luận văn VÕ HUY TÂM TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT – TIẾNG ANH GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG Học viên: VÕ HUY TÂM Chuyên ngành: Kỹ thuật điện Mã số: 60520202 Khóa: K33.KTĐ.LĐ Trường Đại học Bách khoa ĐHĐN Tóm tắt - Trong những năm gần đây, nhu cầu về sử dụng điện ngày càng gia tăng đáng kể do sự phát triển trên nhiều lĩnh vực của đất nước. Để đảm bảo nhu cầu ngày càng lớn đó thì ngành điện cần có những biện pháp cần thiết để có thể nâng cao chất lượng điện và giảm thiểu tổn thất. Chính vì vậy, nhu cầu cần thiết phải có một công cụ quản lý lưới điện, cung cấp giải pháp hợp lý cho vấn đề giảm tổn thất điện năng đã được đặt ra. PSS/ADEPT là 1 công cụ như vậy, đề tài luận văn này được nghiên cứu để áp dụng những tính năng ưu việt của phần mềm PSS/ADEPT để tìm ra những giải pháp nhằm đảm bảo tổn thất điện năng là nhỏ nhất đồng thời cũng thực hiện tốt cam kết cung cấp điện ổn định và chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Tìm hiểu và sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để hỗ trợ tính toán tổn thất công suất, tổn thất điện áp, tối ưu hóa vị trí đặt tụ bù (CAPO) và tìm điểm mở tối ưu (TOPO) để lựa chọn phương thức vận hành tối ưu nhất theo đó đề ra những phương án hợp lý trong nâng cấp và quản lý lưới điện của Điện lực Đơn Dương. Từ khoá: lưới điện, tổn thất điện năng, điểm mở tối ưu, tụ bù, công suất phản kháng SOLUTION TO REDUCE ELECTRICITY POWER LOSSES OF DON DUONG ELECTRIC POWER, LAM DONG PROVINCE Abstract - In recent years, the demand for electricity has been increasing significantly due to the development in many areas of the country. To meet this growing demand, the power sector needs to take the necessary measures to improve power quality and minimize losses. Therefore, the need for a power grid management tool, providing a reasonable solution to the problem of reducing power losses has been set. PSS / ADEPT is such a tool, this thesis is being studied to apply the superior features of PSS / ADEPT software to find solutions to ensure minimum power loss at the same time. We also make good commitments to provide stable and best quality power to customers. Understand and use PSS / ADEPT software to assist in calculating power loss, voltage loss, CAPO optimization and optimal open point (TOPO) selection. The optimal implementation of the proposed reasonable options for upgrading and managing the electricity grid Don Duong. Key words: grid, power los, optimal open poin, capacitor, reactive power MỤC LỤC TRANG BÌA LỜI CAM ĐOAN TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - TIẾNG ANH MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................1 4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2 5. Đặt tên cho đề tài .....................................................................................................2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI, TÌNH HÌNH CUNG CẤP ĐIỆN TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN ĐƠN DƯƠNG – TỈNH LÂM ĐỒNG .................................................................................................................... 3 1.1. Khái quát về đặc điếm tự nhiên, kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng ......3 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................................. 3 1.1.3.Phương hướng phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ............ 4 1.2. Đặc điểm chung của lưới điện phân phối .............................................................6 1.2.1. Về lưới điện ................................................................................................. 6 1.2.2. Về phụ tải điện ........................................................................................... 8 1.2.2.1. Phân loại phụ tải điện ............................................................................8 1.2.2.2. Các đặc trưng của phụ tải điện ..............................................................9 1.2.2.3. Yêu cầu của phụ tải đối với hệ thống điện ..........................................10 1.3. Quá trình hình thành, quản lý cung cấp điện và tình hình thực hiện chỉ tiêu tổn thất trong những năm qua trên địa bàn Điện lực Đơn Dương ..................................11 1.3.1. Quá trình hình thành ................................................................................... 11 1.3.2. Tình hình quản lý cung cấp điện ................................................................. 12 1.3.2.1. Về nguồn điện .....................................................................................13 1.3.2.2. Về lưới điện .........................................................................................13 1.3.2.3. Về bù công suất phản kháng ...............................................................14 1.3.3. Tình hình thực hiện chỉ tiêu tổn thất trong những năm qua ....................... 14 1.4. Kết luận Chương 1 .............................................................................................19 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIỚI THIỆU PHẦN MỀM PSS/ADEPT LÀM CÔNG CỤ HỖ TRỢ DÙNG ĐỂ TÍNH TOÁN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ...... 20 2.1. Tổn thất điện áp ..................................................................................................21 2.1.1. Đường dây 1 phụ tải: .................................................................................. 21 2.1.2. Đường dây có n phụ tải ............................................................................... 22 2.1.3. Đường dây phân nhánh ............................................................................... 23 2.2. Tổn thất công suất ..............................................................................................24 2.2.1. Tổn thất công suất trên đường dây ............................................................. 24 2.2.1.1. Đường dây một phụ tải ........................................................................24 2.2.1.2. Đường dây có n phụ tải: ......................................................................24 2.2.3. Tổn thất công suất trong máy biến áp ......................................................... 25 2.2.3.1. MBA 2 cuộn dây .................................................................................25 2.2.3.2. MBA 3 cuộn dây .................................................................................26 2.3. Tổn thất điện năng ..............................................................................................27 2.3.1. Tổn thất điện năng trên đường dây ............................................................. 28 2.3.2. Tổn thất điện năng trong máy biến áp ........................................................ 29 2.4. Một số giải pháp giảm tổn thất trên lưới phân phối đang áp dụng tại các Điện lực hiện nay ...............................................................................................................29 2.5. Bù công suất phản kháng trong lưới điện phân phối .........................................30 2.5.1. Công suất phản kháng ................................................................................. 30 2.5.2. Các phương pháp bù ................................................................................... 31 2.5.2.1. Bù song song (Bù ngang) ....................................................................31 2.5.2.2. Bù nối tiếp (Bù dọc) ............................................................................31 2.5.3. Phương thức bù công suất phản kháng ....................................................... 31 2.5.4. Phân tích ảnh hưởng của tụ bù đến tổn thất công suất tác dụng và tổn thất điện năng của lưới phân phối trong các trường hợp đơn giản nhất ...................... 32 2.5.4.1. Lưới phân phối có một phụ tải ............................................................32 2.5.4.2. Lưới điện phân phối có phụ tải phân bố đều trên trục chính ..............34 2.6. Giới thiệu phần mềm PSS/ADEPT ....................................................................36 2.6.1. Các chức năng ứng dụng: ........................................................................... 36 2.6.2. Các phân hệ của PSS/ADEPT .................................................................... 37 2.6.3. Các bước thực hiện ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT ............................. 37 2.6.4. Tính toán về phân bố công suất .................................................................. 38 2.6.5. Phương pháp tính tối ưu hóa việc lắp đặt tụ bù của phần mềm PSS/ADEPT 38 2.6.6. Tối ưu hóa điểm mở tối ưu (TOPO) của phần mềm PSS/ADEPT 5.0 ....... 44 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC ĐƠN DƯƠNG .......................................................... 46 3.1. Xây dựng đồ thị phụ tải cho các xuất tuyến trung áp ........................................46 3.2. Sử dụng chương trình PSS/Adept để tính toán lắp đặt bù tối ưu .......................50 3.2.1 Mô phỏng lưới điện thực tế trên chương trình PSS/Adept .......................... 50 3.2.2 Thiết lập các thông số phục vụ bài toàn bù kinh tế cho các xuất tuyến lưới điện phân phối Điện lực Đơn Dương .................................................................... 50 3.2.3 Tính toán tối ưu tụ bù trên lưới điện phân phối ........................................... 55 3.2.3.1. Tính toán tối ưu bù công suất phản kháng trên lưới điện trung áp .... 55 3.2.3.2. Tính toán hiệu quả kinh tế NPV ..........................................................62 3.3. Tính toán phương thức vận hành tối ưu cho lưới điện Điện lực Đơn Dương bằng công cụ TOPO của chương trình PSS/Adept ...................................................64 3.3.1. Ý nghĩa và mục đích tính toán điểm dừng tối ưu ....................................... 64 3.3.2. Áp dụng tính toán điểm mở tối ưu lưới điện phân phối Đơn Dương ......... 65 3.4. Kết luận chương 3 ..............................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 68 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO). BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC PHẢN BIỆN (BẢN SAO) DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu 1.1 Tên bảng Tổng hợp số liệu tổn thất điện năng của Điện lực từ 2012-2016 Trang 14 1.2 Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2012 14 1.3 Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2013 15 1.4 Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2014 15 1.5 Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2015 16 1.6 Tổn thất điện năng toàn Điện lực năm 2016 16 3.1 Phụ tải xuất tuyến trung áp theo ba nhóm giờ 48 3.2 Thông số hiện trạng của các xuất tuyến khu vực Điện lực Đơn Dương 50 3.3 Định nghĩa các chỉ số kinh tế trong PSS/ADEPT 51 3.4 Suất đầu tư tụ bù trung áp cố định 53 3.5 Suất đầu tư tụ bù trung áp điều chỉnh 53 3.6 Hiện trạng bù trung áp trên lưới điện Điện lực Đơn Dương 55 3.7 Kết quả vị trí tối ưu lắp đặt tụ bù 57 3.8 Thông số sau khi tối ưu vị trí đặt tụ bù 58 3.9 Hiệu quả giảm tổn thất sau khi tối ưu hóa vị trí đặt tụ bù 58 3.10 Kết quả lắp đặt thêm tụ bù theo từng xuất tuyến 61 3.11 Thông số sau khi lắp đặt thêm tụ bù theo từng xuất tuyến 61 3.12 Hiệu quả giảm tổn thất sau khi lắp đặt thêm bù 62 3.13 Bảng tổng hợp kết quả 63 3.14 Hiện trạng các vị trí liên lạc giữa các xuất tuyến 65 3.15 Vị trí liên lạc sau khi tối ưu hóa điểm mở 66 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang 1.1 Mô hình lưới điện phân phối trung thế/hạ thế 7 1.2 Miền chất lượng điện áp 10 1.3 Sơ đồ đơn tuyến lưới điện Điện lực Đơn Dương 12 2.1 Véctơ tổn thất U và thành phần thực U 21 2.2 Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế đường dây 1 phụ tải 21 2.3 . Sơ đồ nguyên lý và thay thế đường dây liên thông cấp điện cho 3 phụ tải 22 2.4 Đường dây phân nhánh 23 2.5 Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế đường dây cấp điện cho 2 phụ tải 24 2.6 Sơ đồ thay thế MBA hai cuộn dây 26 2.7 Sơ đồ thay thế MBA ba cuộn dây 26 2.8 Minh họa DA với DP là hàm thời gian 27 2.9 Vị trí đặt tụ bù công suất phản kháng 30 2.10 Sơ đồ bù tập trung và phân tán 32 2.11 Sơ đồ lưới phân phối có 1 phụ tải 33 2.12 Sơ đồ lưới điện có một phụ tải phân bố đều trên trục chính 35 2.13 Cài đặt các chỉ tiêu kinh tế trong Economics 39 2.14 Cài đặt các tùy chọn cho bài toán tính toán tối ưu vị trí bù tại thẻ CAPO 40 3.1 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 471 46 3.2 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 473 47 3.3 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 475 47 3.4 Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 477 48 3.5 Đồ thị phụ tải trung bình theo nhóm giờ 49 3.6 Đồ thị phụ tải tương đối 49 3.7 Hộp thoại cài đặt các chỉ số kinh tế của PSS/ADEPT 51 3.8 Cài đặt các thông số tụ bù 54 3.9 Cài đặt thông số Economics bỏ qua mua sắm tụ bù 55 3.10 Thông số cài đặt Economics 59 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, tốc độ công nghiệp hoá tăng nhanh, nhu cầu về điện năng ngày càng lớn đòi hỏi ngành Điện phải đi trước một bước để tạo cơ sở cho sự phát triển của nền kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu cung cấp điện cho việc đẩy mạnh quy hoạch, chỉnh trang trên địa bàn huyện Đơn Dương (là huyện nông thôn mới đầu tiên trong cả nước) trong những năm qua đã làm cho phụ tải tăng nhanh, lưới điện ngày càng được mở rộng, hiện đại hóa và phức tạp hơn. Ngành Điện tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là Điện lực Đơn Dương phải thực hiện những kế hoạch phát triển nguồn và lưới phù hợp với nhu cầu của phụ tải và cải tạo nâng cấp những khu vực hiện có, đề ra những biện pháp vận hành hiệu quả để nâng cao chất lượng điện, tăng công suất truyền dẫn để có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn những đòi hỏi ngày càng cao về sản lượng cũng như chất lượng điện đồng thời tiết kiệm chi phí, giảm tổn thất và nâng cao hiệu quả kinh tế cung cấp và sử dụng điện. Đối với ngành điện, việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng phải được vận hành một cách tối ưu nhất, đảm bảo chất lượng, an toàn trong cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng đến mức thấp nhất có thể. Thực hiện đạt chỉ tiêu tổn thất điện năng mà cấp trên giao là một áp lực không nhỏ đối với các đơn vị Điện lực hiện nay. Với đặc thù riêng của lưới điện Điện lực Đơn Dương quản lý, cung cấp điện trên địa bàn khá đa dạng, từ thị trấn, thị tứ, nông thôn đến vùng núi cao, dân cư sinh sống thưa thớt nên tổn thất lớn trên lưới điện là điều khó tránh khỏi. Điện lực Đơn Dương những năm trước 2010, tổn thất điện năng thực hiện hàng năm luôn ở mức trên 10% (tổn thất phi kỹ thuật và tổn thất kỹ thuật). Với sự nỗ lực của tập thể đơn vị đến nay, con số này đã ở mức dưới 7% sau khi áp dụng nhiều biện pháp từ tranh thủ nguồn vốn cải tạo lưới điện, thay đổi cấu trúc lưới và các biện pháp phòng chống thất thoát điện năng trong khâu kinh doanh… nhưng cho đến nay đó là những giải pháp ngắn hạn nhằm đạt chỉ tiêu về tổn thất mà cấp trên giao. Dựa trên cơ sở nghiên cứu lưới điện phân phối hiện tại của Điện lực Đơn Dương, từ đó đề xuất các giải pháp vận hành tối ưu là biện pháp góp phần tiết kiệm điện, tiết kiệm tài chính cho ngành Điện, ổn định lưới điện, đối với quốc gia góp phần để bù đắp tình trạng thiếu điện hiện nay. Trên đây là các lý do chọn nghiên cứu đề tài này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thực hiện tính toán và phân tích để lựa chọn phương thức vận hành tối ưu nhằm đảm bảo tổn thất công suất P trong mạng là bé nhất đồng thời đảm bảo điện áp tại các nút nằm trong giới hạn cho phép. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống lưới điện phân phối trên địa bàn huyện Đơn Dương. Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Thực hiện tính toán và phân tích phương thức vận hành hiện tại của lưới điện huyện Đơn Dương. Từ đó, chọn ra phương thức 2 vận hành tối ưu, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện để đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý vận hành trong giai đoạn hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu sách báo, giáo trình, tạp chí, các trang web chuyên ngành điện đề cập tính tổn thất công suất, bù công suất phản kháng, tổn thất điện áp. - Phương pháp thực tiễn: + Tập hợp số liệu do Điện lực Đơn Dương cung cấp (công suất phụ tải, dữ liệu MBA, sơ đồ và thông số đường dây, thiết bị đóng cắt, số lượng và dung lượng các tụ bù, thông số cấu trúc lưới điện huyện Đơn Dương) để tạo sơ đồ và nhập các thông số vào phần mềm PSS/ADEPT. + Xây dựng các chỉ số kinh tế lưới điện cài đặt vào chương trình PSS/ADEPT để đánh giá bù tối ưu CSPK. + Khảo sát thực tế tại lưới điện phân phối do Điện lực Đơn Dương quản lý. + Công cụ tính toán: Tìm hiểu và sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để hỗ trợ thực hiện tính toán tổn thất công suất, tổn thất điện áp, tối ưu hóa vị trị đặt tụ bù (CAPO) và tìm điểm mở tối ưu (TOPO) để lựa chọn phương thức vận hành tối ưu nhất nhằm giảm tổn thất. 5. Đặt tên cho đề tài Căn cứ vào mục đích, đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu, đề tài được đặt tên: “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng lưới điện phân phối Điện lực Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng”. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI, TÌNH HÌNH CUNG CẤP ĐIỆN TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN ĐƠN DƯƠNG – TỈNH LÂM ĐỒNG 1.1. Khái quát về đặc điếm tự nhiên, kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên Huyện Đơn Dương nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng, phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Tây Bắc giáp thành phố Đà Lạt, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Trọng, đều thuộc tỉnh Lâm Đồng. Riêng ranh giới phía Đông, huyện giáp với các huyện của tỉnh Ninh Thuận là: Ninh Sơn (ở phía Đông Nam và chính Đông), Bác Ái (ở phía Đông Bắc). Đơn Dương ở độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển với tổng diện tích đất tự nhiên 61.032 ha (chủ yếu là đồi núi và thung lũng hẹp): Đất nông nghiệp: 16.817 ha (Đất trồng cây hằng năm: 14.559,39 ha; Đất trồng cây lâu năm: 2.243,982 ha), Đất lâm nghiệp: 37.716 ha (Rừng tự nhiên: 18.436,4 ha; Rừng trồng: 20.006,34 ha), Đất phi nông nghiệp: 2.310ha (Đất ở: 473 ha; Đất chuyên dùng: 1.042 ha), Đất chưa sử dụng: 2.856 ha. Khí hậu huyện Đơn Dương chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa miền Tây Nguyên, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3năm sau. Nhiệt độ ôn hòa, nhiệt độ trung bình là (21-22) oC, các hiện tượng thời tiết bất thường ít xảy ra. Huyện Đơn Dương gồm: 02 thị trấn (Thạnh Mỹ và D’ran), 08 xã (Quảng Lập, Tu tra, Ka Đơn, Pró, Ka Đô, Đạ Ròn, Lạc Lâm, Lạc Xuân). Dân số đến cuối năm 2016 là:101.549 người, bao gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Tày, Nùng và các dân tộc bản địa như K’ho, Churu, Mạ, Cill… Số hộ đồng bào dân tộc chiếm trên 26%. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Đứng trên góc độ phát triển kinh tế thì Đơn dương hội tụ khá nhiều yếu tố thuận lợi – có Quốc lộ 27 đi qua, cận kề; Cửa ngõ các tỉnh miền Trung vào Lâm Đồng, thành phố Đà lạt, tiếp giáp với trung tâm kinh tế Đức Trọng, đất đai thổ nhưỡng phù hợp với với nhiều lọai cây trồng, đặc biệt các lọai rau. Mặt khác xét về khả năng du lịch có thể là điểm dừng chân du khách trước và sau khi đến và đi Đà Lạt để thưởng thức không khí, thắng cảnh rừng núi như đèo Ngoạn Mục, hồ Đa nhim… Cơ cấu kinh tế gồm các thành phần như: Sản xuất nông nghiệp (chiếm tỷ trọng lớn), công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ (chiếm tỷ trọng nhỏ). Diện tích, sản lượng một số cây trồng chủ lực: Lúa cả năm gieo sạ được 3.123 ha/3.428 ha, đạt 91,1%, năng suất đạt 54,7 tạ/ha, sản lượng 17.082 tấn. Diện tích lúa, bắp chuyển sang trồng rau là 375 ha. Rau thương phẩm gieo trồng 23.800 ha/23.500 ha đạt 101,3% kế hoạch năm, năng suất 330 tạ/ha, sản lượng 785.400 tấn. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2017: 4 STT 1 1.1 1.2 1.3 2 2.1 2.2 2.3 3 4 5 6 7 8 9 10 Chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), trong đó: Ngành Nông lâm nghiệp Ngành công nghiệp – Xây dựng Ngành dịch vụ Cơ cấu kinh tế Ngành Nông lâm nghiệp Ngành công nghiệp – Xây dựng Ngành dịch vụ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội Thu nhập bình quân đầu người Thu ngân sách nhà nước Tổng chi ngân sách địa phương Giải quyết việc làm mới Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên Tỷ lệ hộ nghèo Tỷ lệ người dân tham gia BHYT Đơn vị tính Kết quả thực hiện % % % % % % % tỷ đồng Triệu đồng/ người/năm tỷ đồng tỷ đồng lao động %o % % 14,5 8,6 20,3 20 55 14 31 1.505 48 113,510 423,537 700 1,27 1,5 73 (KH 70%) 1.1.3.Phương hướng phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Theo quyết định Số: 1614/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đơn Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Mục tiêu tổng quát Phát huy tiềm năng lợi thế, tăng cường sự đoàn kết và đồng thuận xã hội để xây dựng huyện Đơn Dương có kinh tế - xã hội phát triển đạt mức khá trong vùng; đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng kết hợp chiều rộng với chiều sâu; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tập trung khai thác mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị và nông thôn mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. - Mục tiêu cụ thể a) Về phát triển kinh tế - Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đến năm 2020 đạt 13.399 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 9,7%/năm (trong đó, nông, lâm, thủy sản 5 tăng 8,4%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,6%; thương mại - dịch vụ tăng 14,2%), đến năm 2030, giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) đạt 29.256 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021- 2030 đạt 8,2%/năm (trong đó, nông, lâm, thủy sản tăng 4,0%, công nghiệp - xây dựng tăng 11,7%), thương mại - dịch vụ tăng 16,3%). - GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 85 triệu đồng (gấp 1,8 lần so với năm 2015 và cao hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh); đến năm 2030 đạt khoảng 165 triệu đồng. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản. Đến năm 2020, cơ cấu ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 50,8%, thương mại dịch vụ chiếm 35,2%, công nghiệp xây dựng chiếm 14,0%; đến năm 2030, cơ cấu ngành thương mại dịch vụ chiếm 45,0%, nông lâm thủy sản chiếm 40,4%, công nghiệp xây dựng chiếm 14,6% - Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân hàng năm từ 11-12%; trong đó, thu thuế, phí bình quân tăng từ 12-13%. Giai đoạn 2021-2030, tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân hàng năm từ 12-13%; trong đó, thu thuế, phí bình quân tăng từ 13-13,5%. - Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân giai đoạn 2016-2020 chiếm khoảng 3536% GRDP của huyện (tổng vốn bình quân hàng năm khoảng 2.381 tỷ đồng); giai đoạn 2021-2030 chiếm khoảng 39% GRDP của huyện (bình quân hàng năm là 4.535 tỷ đồng). b) Về phát triển xã hội - Giảm tỷ suất sinh hàng năm là 0,35‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 ở mức 1,20%; quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 109.000 người. Đến năm 2030, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1%; quy mô dân số khoảng 134.200 người. - Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp tăng dần lao động phi nông nghiệp. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 68,5%, lao động phi nông nghiệp là 31,5%; đến năm 2030, lao động nông nghiệp chiếm 55%, phi nông nghiệp là 45%. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 68-70% (trong đó, đào tạo nghề 55%) và năm 2030 đạt 80% trở lên, (trong đó, đào tạo nghề 65%). Hàng năm giải quyết việc làm mới cho khoảng 800 đến 1.350 lao động. - Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020) đến năm 2020 còn 0,5%; riêng tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn dưới 1,3%; đến năm 2030, trên địa bàn huyện cơ bản không còn hộ nghèo. - Đến năm 2020, có 100% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; có 7,1 bác sỹ/vạn dân và 1,2 dược sỹ/vạn dân, tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 80% trở lên. Đến năm 2030, duy trì 100% số xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; có 8 bác sỹ/vạn dân và 1,6 dược sỹ/vạn dân, tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 100%. - Đến năm 2020, có 76% trường mầm non và tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I (10 trường mầm non và 20 trường tiểu học), 10% trường mầm non và tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II, 50% trường trung học cơ sở (06 trường) và 40% trường 6 trung học phổ thông (02 trường) đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2030, có 100% trường mầm non và trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I (trong đó, có 40% đạt chuẩn quốc gia mức độ II), 100% trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. - Đến năm 2020, có trên 90% gia đình văn hóa; 90% thôn (tổ dân phố) văn hóa (văn minh đô thị); 100% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 100% thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 98% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 90% xã, thị trấn có Trung tâm văn hóa thể thao; 100% thôn, tổ dân phố có Nhà văn hóa đạt chuẩn. Đến năm 2030, có trên 95% gia đình văn hóa; trên 98% thôn (tổ dân phố) văn hóa (văn minh đô thị); 100% xã đạt chuẩn văn hóa Nông thôn mới; 100% thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 100% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 100% xã, thị trấn có Trung tâm văn hóa thể thao; 100% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa đạt chuẩn. c) Về bảo vệ môi trường - Cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 95% dân cư vào năm 2020 và đến năm 2030, 99% dân cư sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. - Đến năm 2020, thu gom và xử lý trên 90% chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp, trên 80% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Đến năm 2030, thu gom và xử lý 100% chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp, 100% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. - Đến năm 2020, có trên 50% nghĩa trang trên địa bàn được xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới; đến năm 2030, có trên 90% nghĩa trang trên địa bàn được xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới. - Đến năm 2020, 100% cơ sở sản xuất đảm bảo vệ sinh môi trường, 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới có công nghệ sạch; duy trì tỷ lệ trên sau năm 2020. - Duy trì độ che phủ rừng đạt trên 58% vào năm 2020 và 60% vào năm 2030. Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức và năng lực quản lý, bảo vệ môi trường, tăng cường khả năng và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. d) Đến năm 2020, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, giữ vững và nâng cao chất lượng huyện nông thôn mới sau năm 2020. 1.2. Đặc điểm chung của lưới điện phân phối 1.2.1. Về lưới điện Lưới điện phân phối là khâu cuối cùng của hệ thống điện làm nhiệm vụ phân phối điện năng từ các trạm trung gian (hoặc trạm biến áp khu vực, hoặc thanh cái nhà máy điện) cho các phụ tải. Lưới điện phân phối bao gồm 2 phần: Lưới điện trung áp và lưới điện hạ áp. Lưới điện phân phối trung áp thường có cấp điện áp 22kV cung cấp điện cho các trạm phân phối trung/hạ áp và các phụ tải trung áp. Lưới điện hạ áp cấp điện cho các phụ tải hạ áp 0,4kV. Lưới điện thường có kết dây hình tia hoặc liên kết mạch vòng trong cùng một TBA nguồn hoặc với nhiều TBA nguồn với nhau. Lưới phân phối: Từ các trạm trung gian địa phương đến các trạm phụ tải (trạm phân phối). Lưới phân phối trung áp (22kV) do Điện lực các tỉnh, thành phố quản lý và 7 phân phối hạ áp (0,4kV) được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ điện, mua buôn điện từ Đơn vị phân phối điện để bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện. Hình 1.1 Mô hình lưới điện phân phối trung thế/hạ thế Lưới điện phân phối thường có các đặc điểm sau: - Đường dây phân bố trên diện rộng, nhiều nút, nhiều nhánh rẽ, bán kính cấp điện lớn. - Thường có cấu trúc kín nhưng vận hành hở, hình tia hoặc dạng xương cá. - Một trạm trung gian thường có nhiều đường dây trục chính, mỗi trục cấp điện cho nhiều trạm phân phối. - Chế độ làm việc của phụ tải không đồng nhất. - Do tình hình phát triển phụ tải, cấu trúc lưới điện phân phối thường xuyên thay đổi. Với đặc điểm trên, việc nghiên cứu lưới điện phân phối rất phức tạp, đòi hỏi nhiều thông tin để giải quyết bài toán tính tổn thất công suất, tổn thất điện năng trong công tác quản lý vận hành tối ưu lưới điện phân phối. Lưới điện phân phối có 2 dạng: - Lưới điện phân phối trung áp trên không: Sử dụng ở nông thôn là nơi có phụ tải phân tán với mật độ phụ tải không cao, việc đi dây trên không không bị hạn chế vì điều kiện an toàn hay mỹ quan. Ở lưới phân phối trên không có thể dễ dàng nối các dây dẫn với nhau, các đường dây khá dài và việc tìm kiếm điểm sự cố không khó khăn như lưới phân phối cáp. Lưới phân phối nông thôn không đòi hỏi độ tin cậy cao như lưới phân phối thành phố. Vì thế lưới phân phối trên không có sơ đồ hình tia, từ trạm nguồn có nhiều trục chính đi ra cấp điện cho từng nhóm trạm phân phối. Các trục chính được phân đoạn để tăng độ tin cậy, thiết bị phân đoạn có thể là máy cắt, máy cắt có tự động đóng lại có thể tự cắt ra khi sự cố và điều khiển từ xa. Giữa các trục chính của 1 trạm nguồn hoặc của các trạm nguồn khác nhau có thể được nối liên thông để dự phòng khi 8 sự cố và tạm ngừng cung cấp điện hoặc TBA nguồn. Máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc được mở trong khi làm việc để vận hành hở. - Lưới điện phân phối cáp ngầm trung áp: được dùng ở thành phố có mật độ phụ tải cao, do đó lưới ngắn. Điều kiện thành phố không cho phép đi dây trên không mà chôn xuống dưới đất tạo thành lưới phân phối cáp. Lưới phân phối thành phố đòi hỏi độ tin cậy cung cấp điện cao, hơn nữa việc tìm kiếm điểm sự cố khó khăn và sửa chữa sự cố lâu nên lưới phân phối cáp ngầm có các sơ đồ phức tạp và đắt tiền. Các chỗ nối cáp được hạn chế đến mức tối đa vì xác suất các chỗ nối rất cao. 1.2.2. Về phụ tải điện 1.2.2.1. Phân loại phụ tải điện a. Phụ tải điện nông thôn, miền núi Hệ thống cung cấp điện cho khu vực nông thôn, miền núi có đặc điểm khác biệt, mà có thể liệt kê một số nét cơ bản sau: - Mật độ phụ tải thấp và phân bố không đều trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn. Điều đó gây khó khăn cho việc đầu tư có hiệu quả hệ thống cung cấp điện. - Phụ tải rất đa dạng, bao gồm các hộ dùng điện trong trong sinh hoạt, trong sản xuất như: trồng trọt, thủy lợi, chăn nuôi, công nghiệp nhỏ, lò gạch, chế biến thực phẩm v.v. - Bán kính hoạt động lớn, dòng điện chạy trên đường dây không cao, thời gian sử dụng công suất cực đại TM rất thấp, do đó làm giảm các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của mạng điện. - Sự làm việc của rất nhiều thiết bị được thực hiện ở chế độ ngắn hạn với khoảng thời gian nghỉ khá dài, do đó thời gian sử dụng trong ngày rất thấp, ví dụ như quá trình chế biến thức ăn gia súc, quá trình vắt sữa v.v. - Phần lớn phụ tải điện nông nghiệp tác động theo mùa vụ, ví dụ các trạm bơm, các trạm xử lý hạt giống, các máy thu hoạch (tuốt lúa, làm sạch sản phẩm v.v.). - Sự chênh lệch giữa giá trị phụ tải cực đại và cực tiểu trong ngày rất lớn. Điều đó dẫn đến những khó khăn lớn cho việc ổn định điện áp. - Sự phát triển liên tục của các phụ tải, sự phát triển và mở rộng các công nghệ hiện đại, sự phát triển cơ giới hóa và tự động hóa các quá trình sản xuất đòi hỏi phải không ngừng cải tạo và phát triển mạng điện theo những yêu cầu mới v.v. b. Phụ tải sinh hoạt và dịch vụ công cộng Phụ tải sinh hoạt của các hộ gia đình bao gồm các thành phần: Thắp sáng chiếm trung bình khoảng 50 70% tổng lượng điện năng tiêu thụ, quạt mát (20 30)%, đun nấu (10 20)%, bơm nước (5 10)% và các thành phần khác. Cùng với sự phát triển kinh tế, cơ cấu các thành phần phụ tải điện trong các hộ gia đình cũng thay đổi. Các thiết bị điện sử dụng cho mục đích giải trí ngày càng tăng, trong khi đó phụ tải chiếu sáng có xu hướng giảm dần. 9 Phụ tải dịch vụ công cộng bao gồm các thành phần sử dụng cho các nhu cầu hoạt động của cộng đồng như: Ủy ban, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, nhà văn hóa, cửa hàng bách hóa v.v c. Phụ tải sản xuất Phụ tải sản xuất bao gồm các thành phần phụ tải sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Phụ tải công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Chủ yếu là máy hàn, máy gia công sắt,máy xay xát, máy nghiền thức ăn gia súc, máy xẻ gỗ, máy nghiền đá, máy kem đá, máy bơm ...Nhu cầu phụ tải điện công nghiệp địa phương, tiểu thủ công và lâm nghiệp được xác định trên cơ sở nhu cầu hiện tại và định hướng phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn. Phụ tải thủy lợi:Chủ yếu là các trạm bơm tưới và tiêu úng. Các loại động cơ dùng ở các trạm bơm thường là loại không đồng bộ công suất đặt từ (10 75)kW. d.Phụ tải điện chung cư và khách sạn Phụ tải của các khu chung cư và khách sạn bao gồm hai thành phần cơ bản là: Phụ tải sinh hoạt (bao gồm cả chiếu sáng) và phụ tải động lực. Phụ tải sinh hoạt thường chiếm tỷ trọng lớn hơn so với phụ tải động lực. Phụ tải sinh hoạt : Phụ thuộc vào mức độ trang bị các thiết bị gia dụng, phụ tải của các căn hộ được phân thành các loại: Loại có trang bị cao, loại trung bình và loại trang bị thấp. Tuy nhiên, do thành phần phụ tải điện dùng trong nấu bếp thường chiếm tỷ trong lớn trong cơ cấu phụ tải hộ gia đình, nên để tiện cho việc tính toán phụ tải, người ta phân biệt các căn hộ chủ yếu theo sự trang bị ở nhà bếp. Dưới góc độ này có thể phân loại căn hộ: Dùng bếp nấu bằng điện, dùng bếp nấu bằng gas và dùng bếp hỗn hợp (vừa dùng gas vừa dùng điện). Phụ tải động lực trong các khu chung cư bao gồm: Phụ tải của các thiết bị dịch vụ và vệ sinh kỹ thuật như thang máy, máy bơm nước, máy quạt, thông thoáng v.v. 1.2.2.2. Các đặc trưng của phụ tải điện Phụ tải biến đổi không ngừng theo thời gian, theo quy luật sinh hoạt và sản xuất. Quy luật này được đặc trưng bởi đồ thị ngày đêm và đồ thị kéo dài. Đồ thị phụ tải ngày đêm diễn tả công suất trong từng giờ của ngày đêm theo đúng trình tự thời gian, đồ thị phụ tải ngày đêm gồm có đồ thị công suất tác dụng và công suất phản kháng yêu cầu. Đồ thị phụ tải ngày đêm có nhiều loại dùng cho các mục đích khác nhau: + Đồ thị phụ tải trung bình là trung bình cộng của các đồ thị phụ tải trong năm, mùa (1/2 năm) hoặc tháng, tuần dùng để tính nhu cầu điện năng và lập kế hoạch cung cấp điện năng. + Đồ thị phụ tải các ngày điển hình: Ngày làm việc, chủ nhật, ngày trước và sau chủ nhật … của từng mùa, tháng … để lập kế hoạch sản xuất, tính toán điều áp… Đồ thị phụ tải kéo dài: Muốn xét sự diễn biến của phụ tải trong khoảng thời gian dài như: Tuần lễ, tháng, quý hay năm thì đồ thị phụ tải ngày đêm không thích hợp nữa. 10 Lúc này người ta dùng đồ thị phụ tải kéo dài. Đó là các đồ thị phụ tải ngày đêm trong khoảng thời gian xét được sắp xếp lại, công suất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ gốc tọa độ cho đến Pmin, mỗi giá trị công suất có thời gian dài bằng tổng thời gian kéo dài của chúng trong thực tế. Các đại lượng đặc trưng đơn giản: Trong thực tế tính toán không phải lúc nào cũng cần đến đồ thị phụ tải, mà chỉ cần đến một số đặc trưng là đủ. Trong phần nhiều các bài toán chỉ cần biết 4 đặc trưng Pmax , Qmax (hoặc cos ), Tmax, Kđk. Người ta tính sẵn Tmax và Kđk đặc trưng cho hình dáng của đồ thị phụ tải.Trong đó Pmax và Qmax thì tính trực tiếp từ phụ tải cần được cung cấp điện, còn Tmax và Kđk tra cứu cẩm nang. 1.2.2.3. Yêu cầu của phụ tải đối với hệ thống điện - Đáp ứng tối đa nhu cầu của phụ tải cực đại: mọi HTĐ được thiết kế và xây dựng nhằm mục đích thõa mãn nhu cầu lớn nhất của các phụ tải ở thời điểm bất kỳ. Sự thiếu hụt công suất có thể dẫn đến những thiệt hại lớn về kinh tế. HTĐ phải đáp ứng được nhu cầu phụ tải ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. - Đảm bảo cung cấp điện liên tục và tin cậy: Thực tế sản xuất có những phụ tải không được phép mất điện vì nếu mất điện có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng con người, làm rối loạn quy trình công nghệ sản xuất, phá vỡ sự hoạt động bình thường của các lĩnh vực quan trọng. Để đảm bảo độ tin cậy, bản thân các phần tử của mạng điện phải có độ bền, chắc chắn và có thể chịu đựng được những thay đổi bất thường của thời tiết. Các thiết bị phải được lựa chọn đúng yêu cầu kỹ thuật, có xét đến các yếu tố ảnh hưởng có thể gây nguy cơ xảy ra sự cố. - Đảm bảo chất lượng điện năng tốt nhất: Điện áp và tần số phải ổn định ở mức cho phép. Lưới điện phân phối hạ áp cấp điện cho đại bộ phận thiết bị dùng điện. Trong lưới phân phối hạ áp chỗ nào cũng có thể đấu thiết bị dùng điện. Do đó trong toàn lưới phân phối hạ áp và trong mọi thời gian điện áp phải thõa mãn điều kiện: U- U U+ Thể hiện trên đồ thị ta thấy điện áp phải luôn nằm trong vùng gạch chéo trên hình (1.2) gọi là miền chất lượng điện áp. B UH A UA UB U Mieàn CLÐA U Hình 1.2 Miền chất lượng điện áp 11 Bề rộng vùng cho phép phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt phụ thuộc vào yêu cầu của phụ tải. Vùng cho phép càng hẹp thì mức chi phí càng lớn vì yêu cầu tự động điều khiển càng cao. Các chỉ tiêu về chất lượng điện như độ đối xứng, độ hình sin …phải luôn nằm trong giới hạn xác định, đảm bảo để các hộ dùng điện có thể hoạt động hiệu quả nhất [Trần Quang Khánh, giáo trình ccđ]. 1.3. Quá trình hình thành, quản lý cung cấp điện và tình hình thực hiện chỉ tiêu tổn thất trong những năm qua trên địa bàn Điện lực Đơn Dương 1.3.1. Quá trình hình thành Năm 1989 Chi nhánh điện Đơn Dương được tách ra từ Chi nhánh điện huyện Đức Trọng và thành lập vào ngày 10/01/1989 theo Quyết định số 22/NL-ĐL2.3 của Công ty Điện lực 2. Đến năm 2010 được đổi tên thành Điện lực Đơn Dương (ĐLĐD). Cơ sở vật chất thuộc quyền quản lý và vận hành của Điện lực Đơn Dương bao gồm: Đường dây trung áp 22kV, với tổng chiều dài là 250,001 km; Đường dây hạ áp 0,4kV có chiều dài 376,491 km; 520 trạm biến áp phân phối, với tổng dung lượng 61.017,5 kVA; và tổng số khách hàng là 30.935 khách hàng. Chức năng chính của Điện lực bao gồm: Quản lý, vận hành, khai thác hệ thống lưới điện trung, hạ áp trên địa bàn theo phân cấp; Quản lý kinh doanh điện năng và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh bán điện trên địa bàn quản lý được phân công. Điện lực Đơn Dương có nhiệm vụ sau: - Đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, kịp thời và chất lượng cho khách hàng sử dụng điện; - Quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực được Công ty Điện lực Lâm Đồng giao, như: nhân lực, tài sản…để hoàn thành nhiệm vụ được giao; - Tranh thủ sự hỗ trợ của địa phương trong công tác bảo vệ an toàn về người và tài sản của Nhà nước giao quản lý cũng như việc mở rộng và phát triển lưới điện tại địa phương; - Thực hiện các hoạt động quân sự, tự vệ theo yêu cầu của cấp trên. Thực hiện công tác bảo vệ và phối hợp với địa phương tổ chức thực hiện các yêu cầu về bảo vệ tài sản, an ninh trong đơn vị; - Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Công ty Điện lực Lâm Đồng. 12 1.3.2. Tình hình quản lý cung cấp điện Hình 1.3 Sơ đồ đơn tuyến lưới điện Điện lực Đơn Dương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan