Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Nghiên cứu tính toán xây dựng bản chào giá cho nhà máy thủy điện đồng nai 3 tron...

Tài liệu Nghiên cứu tính toán xây dựng bản chào giá cho nhà máy thủy điện đồng nai 3 trong thị trường điện cạnh tranh

.PDF
81
12
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN THỊ HƯƠNG TRANG NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH Chuyên ngành : Kỹ Thuật Điện Mã số : 60.52.02.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN TẤN VINH Đà Nẵng - Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn ký Nguyễn Thị Hương Trang TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH Học viên: Nguyễn Thị Hương Trang Chuyên ngành: Kỹ thuật điện Mã số: 60520202 Khóa:33 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN - Tóm tắt – Thị trường điện là con đường tất yếu là cách thức để phát triển ngành Điện một cách bền vững và hoàn toàn phù hợp với xu thế quốc tế hiện nay. Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3 là một trong những nhà máy tham gia thị trường điện thì vấn đề xây dựng được phương án chào giá tối ưu cho nhà máy là một yêu cầu tất yếu để chuẩn bị trong giai đoạn hiện nay. Đề tài nghiên cứu tính toán chào giá nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 trong thị trường điện cạnh tranh. Xây dựng chương trình tính toán lập kế hoạch vận hành tối ưu ngày cho nhà máy điện, dựa trên hàm mục tiêu là cực đại doanh thu trong thị trường điện vào cuối thời gian khảo sát ngắn hạn 24 giờ, phân tích tính toán xây dựng bản chào giá. Sử dụng phần mềm MATLAB xây dựng chương trình tính toán cho bài toán lập kế hoạch vận hành tối ưu ngày tới. Kết quả chương trình tính toán cho thấy phù hợp với hàm mục tiêu đặt ra và có ý nghĩa thực tiễn cao trong việc phân tích và xây dựng bản chào giá trong thị trường điện. Từ khóa – Nhà máy thủy điện; thị trường điện; doanh thu; ràng buộc; bản chào. RESEARCH FOR ESTABLISHING PRICE LIST FOR DONG NAI 3 HYDROELECTRIC PLANT IN THE COMPETITIVE ELECTRIC MARKET Abstract - The electricity market is an indispensable way to develop the electricity industry in a sustainable way and fully conform to the current international trend. Dong Nai 3 Hydropower Plant is one of the factories involved in the electricity market, the problem of building the optimal bid for the plant is an indispensable requirement for preparation in the current period. Research project to calculate the bid price of Dong Nai 3 hydropower plant in competitive electricity market. Develop a program to calculate the optimal day-to-day operating schedule for the power plant, based on the objective function of maximizing revenue in the power market at the end of the short-term 24-hour survey period, bid. Use MATLAB software to build calculations for the next best-of-breed planning problem. The results of the computation program are consistent with the objective function and are of high practical significance in analyzing and developing the bid in the electricity market. Key words - Hydropower plants; the electronic market; revenue; bind to; an offer. MỤC LỤC TRANG BÌA LỜI CAM ĐOAN TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................1 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................1 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................2 6. Đặt tên đề tài .......................................................................................................2 7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3................................................................................................................... 3 1.1. LỊCH SỬ THAM GIA VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN ................................... 3 1.1.1. Tổng quan ..................................................................................................... 3 1.1.2. Lộ trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam........................................... 4 1.2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC TTD TẠI NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3................................................................................................................... 5 1.2.1. Lưu đồ thực hiện ........................................................................................... 5 1.2.2. Trách nhiệm và thời gian thực hiện .............................................................. 6 1.2.2.1. Trách nhiệm .............................................................................................6 1.2.2.2. Thời gian thực hiện .................................................................................6 1.3. CÔNG TÁC CHÀO GIÁ ......................................................................................... 6 1.3.1. Thông tin cơ sở xây dựng Bản chào giá ....................................................... 6 1.3.2. Xây dựng và tính toán bản chào ................................................................... 7 1.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3................................................................................................................... 7 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ........... 9 2.1. VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN NGÀY TỚI .................................................... 9 2.1.1. Thông tin cho vận hành thị trường điện ngày tới ......................................... 9 2.1.2. Bản chào ngày tới ......................................................................................... 9 2.1.2.1. Quy định bản chào giá .............................................................................9 2.1.2.2. Sửa đổi bản chào giá .............................................................................10 2.1.3. Chào giá nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang ............................................. 10 2.1.4. Chào giá nhà máy điện khác ....................................................................... 11 2.1.5. Nộp bản chào .............................................................................................. 11 2.2. LẬP LỊCH HUY ĐỘNG CỦA SMO ..................................................................... 11 2.2.1. Lập lịch huy động ngày tới ......................................................................... 11 2.2.2. Lập lịch huy động giờ tới ............................................................................ 12 2.3. CƠ SỞ XÂY DỰNG BẢN CHÀO ........................................................................ 13 2.3.1. Trong Thị trường phát điện cạnh tranh ....................................................... 13 2.3.1.1. Dữ liệu đầu vào của bản chào giá ..........................................................13 2.3.1.2. Quy định bản chào .................................................................................13 2.3.1.3. Phân tích bản chào .................................................................................14 2.3.2. Trong thị trường bán buôn cạnh tranh ........................................................ 17 2.3.2.1. Quy định về bản chào giá ......................................................................17 2.3.2.2. Cấu trúc bản chào ..................................................................................17 2.3.2.3. Nộp bản chào giá ...................................................................................17 2.3.2.4. Sửa đổi bản chào ngày tới .....................................................................17 CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH TỐI ƯU NGÀY TỚI CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 .......................................................................................... 19 3.1. TÍNH TOÁN LẬP KẾ HOẠCH VẬN HÀNH TỐI ƯU NGÀY ........................... 19 3.1.1. Hàm mục tiêu .............................................................................................. 19 3.1.2. Các phương trình ràng buộc ....................................................................... 20 3.1.2.1. Đặc tính phát của nhà máy ....................................................................20 3.1.2.2. Phương trình cân bằng nước của hồ chứa .............................................23 3.1.2.3. Giới hạn dung tích hồ chứa ...................................................................23 3.1.2.4. Giới hạn lượng nước qua nhà máy ........................................................24 3.1.2.5. Giới hạn công suất phát của nhà máy....................................................24 3.1.3. Dữ liệu đầu vào ........................................................................................... 24 3.1.3.1. Đặc tính thể tích hồ chứa .......................................................................24 3.1.3.2. Thông số ban đầu của hồ chứa ..............................................................26 3.1.3.3. Lưu lượng nước về hồ từng giờ trong ngày: .........................................27 3.1.3.4. Thông số đường ống áp lực ...................................................................27 3.1.3.5. Thông số đặc tính phát ..........................................................................27 3.1.3.6. Giá thị trường dự báo ............................................................................27 3.2. GIẢI BÀI TOÁN BẰNG MATLAB ..................................................................... 29 3.3. LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN ...................................................................................... 30 3.4. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ........................................................................................ 31 3.4.1. Phân bố tối ưu công suất ............................................................................. 31 3.4.2. Diễn biến mực nước hồ và dung tích hồ ..................................................... 32 3.4.3. Doanh thu nhà máy trong từng chu kỳ giao dịch........................................ 34 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH XÂY DỰNG BẢN CHÀO CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 ...................................................................................................... 37 4.1. CHÀO GIÁ NGÀY TỚI TRONG THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH (VCGM)......................................................................................................................... 37 4.1.1. Phân tích tính toán bản chào từ kế hoạch vận hành tối ưu ngày ................ 37 4.1.1.1. Cở sở lập bản chào ................................................................................37 4.1.1.2. Ràng buộc của bản chào ........................................................................38 4.1.1.3. Phân tích block giá và block công suất .................................................38 4.1.2. Phân tích bản chào sau ngày vận hành ....................................................... 41 4.1.3. So sánh với bản chào khi chưa lập kế hoạch vận hành tối ưu .................... 44 4.2. THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN CẠNH TRANH (VWEM) ...................................... 49 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 51 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC PHẢN BIỆN. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT EVN NMTĐ TTĐ VCGM VWEM : Tập đoàn Điện lực Việt Nam : Nhà máy thủy điện : Thị trường điện : Thị trường phát điện cạnh tranh : Thị trường bán buôn cạnh tranh DANH MỤC CÁC BẢNG Số Tên bảng hiệu Trang 3.1 Quan hệ mức nước và dung tích hồ Đồng Nai 3 nội suy 25 3.2 Thông số ban đầu của hồ chứa 26 3.3 Thông số của đường ống áp lực 27 3.4 Thông số đặc tính phát nhà máy Đồng nai 3 27 3.5 Giá điện thị trường dự báo 28 3.6 Phân bố tối ưu công suất cho các tỗ máy (MW) 31 3.7 Diễn biến mức nước và dung tích hồ 33 3.8 Doanh thu của nhà máy 35 4.1 Thông tin bản chào 37 4.2 Bản chào giá ngày tới 40 4.3 Giá thị trường ngày 8/1/2018 41 4.4 Công suất huy động của tồ máy ngày 8/1/2018 42 4.5 Doanh thu sau vận hành ngày 8/1/2018 43 4.6 Bảng chào giá ngày 8/1/2018 45 4.7 Doanh thu ngày 8/1/2018 khi chưa chào theo kế hoạch lập kế hoạch vận hành tối ưu ngày 46 4.8 Bảng so sánh công suất huy động và doanh thu giữa hai phương án 47 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang 3.1 Đường cong hiệu suất của nhà máy 21 3.2 Tuyến tính hóa đường cong hiệu suất 21 3.3 Đặc tính vận hành turbine NMTĐ Đồng Nai 3 22 3.4 Quan hệ mực nước, diện tích và dung tích hồ chứa thủy điện Đồng Nai 3 (Nguồn ĐN3) 26 3.5 Lưu đồ thuật toán 30 3.6 Biểu đồ công suất phát hai tổ máy H1 H2 nhà máy Đồng Nai 3 32 3.7 Biểu đồ diễn biến mức nước hồ Đồng Nai 3 33 3.8 Biểu đồ dung tích hồ chứa Đồng Nai 3 34 3.9 Doanh thu nhà máy Đồng Nai 3 từng chu kỳ 36 4.1 Biểu đồ giá thị trường sau ngày vận hành 41 4.2 Biểu đồ huy động công suất sau ngày vận hành 42 4.3 Biểu đồ doanh thu sau ngày vận hành 44 4.4 Biểu đồ so sánh công suất huy động theo hai phương án 48 4.5 Biểu đồ so sánh doanh thu theo hai phương án 48 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thị trường điện là con đường tất yếu là cách thức để phát triển ngành Điện một cách bền vững và hoàn toàn phù hợp với xu thế quốc tế hiện nay. Ngoại trừ một số nước chậm phát triển, hầu hết ngành điện các nước trên thế giới đã vận hành theo cơ chế thị trường. Sau 5 năm đi vào hoạt động chính thức đến hết tháng 6/2017, đã có 76 nhà máy điện trực tiếp tham gia thị trường điện với tổng công suất đặt 20.728 MW, chiếm 49% tổng công suất đặt toàn hệ thống. Bước đầu đã tạo môi trường cạnh tranh công khai bình đẳng giữa các đơn vị tham gia; tạo cú huých cho các doanh nghiệp sản xuất điện và có hiệu ứng tích cực thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực điện năng. Thực hiện lộ trình đã được phê duyệt dự kiến sẽ hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh dự kiến từ năm 2016, Bộ công Thương đã ban hành Quyết định 6463/QĐ-BCT ngày 22/7/2014 phê duyệt thiết kế tổng thể thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam. Hiện tại đã triển khai thí điểm bước đầu với 5 Tổng công ty Điện lực và 1 số nhà máy trong các Tổng công ty Phát điện. Đến năm 2019 thì sẽ triển khai chính thức. Là 1 trong những nhà máy tham gia thị trường điện thì vấn đề xây dựng được phương án chào giá tối ưu cho nhà máy là một yêu cầu tất yếu để chuẩn bị trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu trong luận văn này là “Nghiên cứu tính toán chào giá nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 trong thị trường điện cạnh tranh”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tính toán xây dựng bản chào giá hợp lý cho nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 trong từng chu kỳ giao dịch để tránh các nguy cơ rủi ro và tận dụng được các cơ hội để có thể thu được lợi nhuận cao nhất trong thị trường. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 * Phạm vi nghiên cứu Tính toán xây dựng bản chào giá cho nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 trong từng chu kỳ giao dịch. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu các quy định của thị trường phát điện cạnh tranh; Xây dựng các hàm mục tiêu và các ràng buộc; Xây dựng chương trình để tính toán lập bản chào giá cho từng chu kỳ giao dịch. Đưa ra được các block giá chào và công suất tương ứng. Doanh thu điện dự kiến cho chu kỳ giao dịch. 2 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học: đưa ra được phương án xây dựng bản chào giá cho nhà máy điện nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho nhà máy. Ý nghĩa thực tiễn: phù hợp với các bước phát triển của thị trường điện và chuẩn bị cho nhà máy tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh. 6. ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI Căn cứ mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã đề ra, đề tài được đặt tên: Nghiên cứu tính toán xây dựng bản chào giá cho nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 trong thị trường điện cạnh tranh. 7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn này gồm có 4 chương: Chương 1. Tổng quan về hoạt động của nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3 trong Thị trường điện. Chương 2. Xây dựng bản chào giá ngày tới cho nhà máy Thủy điện. Chương 3. Kế hoạch vận hành tối ưu ngày tới của nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3. Chương 4. Phân tích xây dựng bản chào cho nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 1.1. LỊCH SỬ THAM GIA VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN 1.1.1. Tổng quan Ngày 21/12/2014, ngành Điện lực Việt Nam kỷ niệm tròn 60 năm ngày truyền thống của ngành. Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của ngành Điện lực Việt Nam những năm gần đây có một số mốc đáng chú ý sau: Ngày 1/1/1995, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức ra mắt, EVN điều hành toàn bộ công việc của ngành điện, bao gồm: Phát điện, truyền tải, phân phối, đầu tư xây dựng trên cơ sở các Tổng sơ đồ phát triển điện đã được phê duyệt. Sự ra đời của EVN đánh dấu bước ngoặt trong quá trình đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Ngày 3/12/2014, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Điện lực và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2005. Sự ra đời của Luật Điện Lực đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động điện lực, nâng cao tính minh bạch, công bằng cho các bên tham gia hoạt động điện lực, góp phần nâng cao năng lực cung ứng điện năng cho nền kinh tế đất nước. Ngày 19/10/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Cục Điều tiết Điện lực (ERAV) thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương). Cục Điều tiết Điện lực có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng điều tiết hoạt động điện lực và thị trường điện lực, nhằm góp phần cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và bảo đảm tính công bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Ngày 26/01/2006, Thủ tướng Chính Phủ ký Quyết định phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu từng bước phát triển thị trường điện lực cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện Lực Việt Nam. Ngày 17/12/2006, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chính thức ra mắt, đánh dấu một bước ngoặt đưa ngành Điện trở thành một tập đoàn kinh tế lớn, kinh doanh đa ngành nghề, đa sở hữu, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại, chuyên môn hóa cao và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Ngày 31/12/2007, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Điện Lực Việt Nam đã ban hành quyết định thành lập Công ty Mua bán điện (EPTC), với nhiệm vụ chính: Lập kế hoạch, đàm phán, thực hiện các hợp đồng mua bán điện; thỏa thuận, ký kết thiết kế kỹ thuật, quản lý hệ thống đo đếm điện năng phục vụ mua bán điện; tham gia vận hành thị trường điện nội bộ và cạnh tranh. Ngành điện Việt Nam chịu sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ. Bộ Công Thương 4 hỗ trợ Chính phủ trong việc lên kế hoạch phát triển ngành, quản lý thị trường, các vấn đề đầu tư xây dựng các nhà máy điện. Tổng cục Năng lượng (DGE) và Cục Điều tiết Điện lưc (ERAV) giúp Bộ lập kế hoạch và quản lý chính sách, giám sát hoạt động của thị trường điện, quy hoạch điện, giá bán và cấp các giấy phép. EVN là Tập đoàn nhà nước và báo cáo trực tiếp với Chính phủ. EVN giữ vai trò là nhà cung cấp chính trong sản xuất điện, là đơn vị độc quyền mua buôn, truyền tải và phân phối điện. 1.1.2. Lộ trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam Nhu cầu sử dụng điện năng ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Trong năm 2000, công suất lắp đặt khoẳng 6.450 MW và tổng sản lượng khoảng 26,5 tỷ kWh/năm. Đến năm 2014 tổng công suất lắp đặt khoảng 34.000 MW (gấp hơn 5 lần so với năm 2000), sản lượg đạt 160 tỷ kWh/năm (tăng gấp 6 lần). Ngành Điện Việt Nam phát triển theo Quy hoạch phát triển điện quốc gia (Tổng sơ đồ VII), nhu cầu điện của Việt Nam tiếp tục tăng từ 14-16%/năm trong thời kỳ 2011- 2015 và sau đó giảm dần xuống 11.15%/năm trong thời kỳ 2016-2020 và 7.4-8.4%/năm cho giai đoạn 2021-2030. Theo Luật Điện lực năm 2004 và được cụ thể hóa trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì thị trường điện Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo 3 cấp độ: - Thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005-2015) - Thị trường bán buôn cạnh tranh (giai đoạn 2015-2022) - Thị trường bán lẻ cạnh tranh (giai đoạn sau năm 2022) Thị trường phát điện cạnh tranh: Là cấp độ đầu tiên của thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam. Trong giai đoạn này, chỉ có cạnh tranh trong khâu phát điện, chưa có cạnh tranh trong khâu bán buôn và bán lẻ điện. Khách hàng sử dụng điện chưa có cơ hội lựa chọn đơn vị bán điện cho mình. Các đơn vị phát điện sẽ cạnh tranh bán điện cho một đơn vị mua buôn duy nhất (Công ty mua bán điện trực thuộc EVN) trên thị trường giao ngay và qua hợp đồng mua bán điện dài hạn. Cục Điều tiết Điện lực quy định hàng năm tỷ lệ sản lượng điện năng mua bán qua hợp đồng và điện năng giao dịch trên thị trường giao ngay. Thị trường bán buôn điện cạnh tranh: Hình thành các đơn vị mua bán buôn mới để tăng cường cạnh tranh trong khâu mua bán điện. Khách hàng lớn và các công ty phân phối được quyền mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát điện thông qua thị trường hoặc từ các đơn vị bán buôn. Các đơn vị bán buôn điện cạnh tranh mua điện từ các đơn vị phát điện và cạnh tranh bán điện cho các đơn vị phân phối và khách hàng lớn. Chưa có cạnh tranh trong khâu bán lẻ điện, khách hàng sử dụng nhỏ chưa có quyền lựa chọn đơn vị cung cấp điện. Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh: Sự cạnh tranh diễn ra ở cả 3 khâu: phát điện, bán buôn và bán lẻ điện. Khách hàng trên cả nước được lựa chọn đơn vị bán điện cho mình (đơn vị bán lẻ điện) hoặc mua điện trực tiếp từ thị trường. Các đơn vị bán lẻ điện 5 cũng cạnh tranh mua điện từ các đơn vị bán buôn, các đơn vị phát điện hoặc từ thị trường để bán lẻ cho khách hàng sử dụng điện. Hình 1.1. Các giai đoạn phát triển thị trường điện ở Việt Nam 1.2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC TTD TẠI NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 1.2.1. Lưu đồ thực hiện Thông số đầu vào và Tính toán lập Bản chào Duyệt Bản chào ngày tới 6 1.2.2. Trách nhiệm và thời gian thực hiện 1.2.2.1. Trách nhiệm Tổ Thị trường điện có trách nhiệm thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến Thị trường điện qua trang Web Thị trường điện. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, làm cơ sở xây dựng, phân tích đưa ra bản chào tối ưu đúng quy định Thị trường; Phó Giám đốc có trách nhiệm xem xét, duyệt Bản chào tối ưu từ Tổ TTĐ; Uỷ quyền cho Phó Phòng Kỹ Thuật xem xét, điều chỉnh và duyệt Bản chào. 1.2.2.2. Thời gian thực hiện Thời điểm 07g30: Tổ TTĐ thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ xây dựng các Bản chào giá; Trước 09g00: Tổ TTĐ gửi các phương án Bản chào đến Phó Giám đốc, Tổ TTĐ xem xét duyệt Bản chào; Trước 09g45: Tổ TTĐ nhận Bản chào tối ưu từ Phó Giám đốc hay người được phân cấp uỷ quyền duyệt Bản chào. - Tổ TTĐ thực hiện gửi Bản chào được duyệt qua phần mềm Bidding Client và xác nhận kết quả gửi bản chào qua trang Web Thị trường điện - Trong trường hợp sự cố về đường truyền. Tổ TTĐ thực hiện gửi Bản chào theo thứ tự ưu tiên như sau: 1. Bằng thư điện tử vào địa chỉ [email protected]; 2. Bằng fax do SMO quy định: + Bộ phận tính toán vận hành thị trường ngày tới: 04 392 63137 + Bộ phận tính toán vận hành thị trường giờ tới: 04 222 01293 1.3. CÔNG TÁC CHÀO GIÁ Việc thực hiện lập bản chào giá hàng ngày do Tổ thị trường điện thực hiện theo công suất khả dụng của các tổ máy, giá trị nước được A0 công bố. Giá trung bình của các giá trần bản chào của các tổ máy nhiệt điện tham gia thị trường điện và chiến lược chào cần thiết, trình lãnh đạo Công ty xem xét, trước khi gửi bản chào. 1.3.1. Thông tin cơ sở xây dựng Bản chào giá Truy cập trang Web thị trường điện: www.thitruongdien.evn.vn/kehoachthang/sanluongdienhopdong Sản lượng hợp đồng tháng được phép điều chỉnh trong trường hợp lịch bảo dưỡng sửa chữa của nhà máy tháng M bị thay đổi so với kế hoạch vận hành năm theo yêu cầu Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện để đảm bảo an ninh hệ thống điện, không phải do các nguyên nhân của nhà máy. Sản lượng hợp đồng giờ trong tháng cho các nhà máy điện được xác định từ mô hình mô phỏng thị trường theo phương pháp lập lịch có ràng buộc (kWh). 7 Thông tin thuỷ văn: www.thitruongdien.evn.vn/kehoachtuan/thongtinthuyvan  Mực nước đầu tuần  Mực nước cuối tuần  Mực nước giới hạn  Lưu lượng nước về trung bình tuần Kế hoạch huy động nguồn: www.thitruongdien.evn.vn/kehoachtuan/kehoachvanhanhnguon  Kế hoạch huy động các tổ máy do SMO lập lịch không ràng buộc khi tính toán Giá biên dự kiến: www.thitruongdien.evn.vn/ngaytoi/thitruongdienngaytoi Đơn vị vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện mô phỏng Thị trường điện theo phương pháp lập lịch huy động không ràng buộc: 1. Giá biên hệ thống dự kiến (SMP dự kiến) 2. Giá biên ba Miền: Miền Bắc. Trung. Nam 1.3.2. Xây dựng và tính toán bản chào - Tổ TTĐ thực hiện xây dựng và tính toán, đánh giá bản chào ngày tới thông qua các thông tin thu thập từ trang Web Thị trường điện. Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia, nhằm tối ưu lợi nhuận cho Công ty; - Tổ TTĐ sử dụng Chương trình Lập và Gửi bản chào (Bidding Client phiên bản 3.1.0.0) tính toán các phương án bản chào, sau khi cấu hình các thông tin tổ máy. kế hoạch vận hành Thị trường điện (năm, tháng, tuần) và dự báo giá hệ thống; - Kiểm tra ràng buộc các phương án bản chào, phương án tối ưu phù hợp với Quy định thị trường. Trình các phương án bản chào đến Phó Giám đốc và Phó Phòng Kỹ Thuật để xem xét, duyệt bản chào. 1.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 Công ty Thủy điện Đồng Nai chính thức tham gia Thị trường phát điện cạnh tranh từ ngày 01/11/2013 theo Quyết định số 42/QĐ-ĐTĐL ngày 08/10/2013 của Cục Điều tiết điện lực. Sau gần 5 năm tham gia TTĐ của nhà máy điện Đồng Nai 3 ngoài những kết quả đạt được còn gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc đặc biệt trong công tác chào giá. Việc lập và tính toán bản chào hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm chủ quan của nhà máy trong quá trình tham gia thị trường điện nhằm đảm bảo các mục tiêu về kế hoạch sản lượng của nhà máy, đảm bảo các ràng buộc về các quy trình vận hành liên hổ vận hành nhà máy, đảm bảo doanh thu bán điện trên thị trường không thấp hơn chi phí cố định của nhà máy mà chưa có 1 kế hoạch cụ thể và khoa học. Từ thực tế vận hành nhà máy xét thấy cần xây dựng một chương trình tính toán lập kế hoạch vận hành tối ưu ngày tới của nhà máy điện trên cơ sơ đó để tính toán bàn 8 chào giá một cách hợp lý nhất để tối ưu vận hành nhà máy điện và thu được doanh thu cao nhất từ thị trường mà vẫn đảm bảo các yêu cầu ràng buộc và các quy trình liên quan đến nhà điện. Kết luận : Chương này đã trình bày tổng quan về thị trường điện lực Việt Nam các giai đoạn hình thành và phát triển. Theo lộ trình phát triển thị trường điện lực đã hoàn thiện giai đoạn 1 thị trường phát điện cạnh tranh, đang từng bước thí điểm và bước vào giai đoan 2 là thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Qua 5 năm tham gia vào thị trường điện của nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3 nhận thấy việc xây dựng tính toán bản chào giá cho nhà máy điện là một vấn đề cấp thiết để đảm bảo tối ưu hóa doanh thu của nhà máy. 9 CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG BẢN CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN 2.1. VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN NGÀY TỚI 2.1.1. Thông tin cho vận hành thị trường điện ngày tới Trước 10h00 ngày D-1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm xác định, tính toán và công bố các thông tin sau: 1. Biểu đồ dự báo phụ tải ngày D của toàn hệ thống điện quốc gia và từng miền Bắc, Trung, Nam. 2. Sản lượng dự kiến trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, nhà máy điện BOT, các nhà máy điện không trực tiếp chào giá trên thị trường điện. 3. Tổng sản lượng khí dự kiến ngày tới của các nhà máy nhiệt điện khí sử dụng chung một nguồn khí. 4. Sản lượng điện năng xuất khẩu, nhập khẩu dự kiến trong từng chu kỳ giao dịch của ngày D. 5. Các kết quả đánh giá an ninh hệ thống ngắn hạn cho ngày D theo quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành. 6. Sản lượng dự kiến của các nhà máy thuỷ điện có hồ chứa điều tiết dưới 02 ngày trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới. 7. Sản lượng dự kiến của các nhà máy thuỷ điện vi phạm mức nước giới hạn tuần do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán lập lịch huy động trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới. 2.1.2. Bản chào ngày tới 2.1.2.1. Quy định bản chào giá Bản chào giá ngày tới phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Có tối đa 05 (năm) cặp giá chào (đồng/kWh) và công suất (MW) cho tổ máy cho từng chu kỳ giao dịch của ngày D; Công suất trong bản chào giá là công suất tại đầu cực máy phát điện; Công suất chào của dải chào sau không được thấp hơn công suất của dải chào liền trước. Bước chào tối thiểu là 03 (ba) MW; Có các thông tin về thông số kỹ thuật của tổ máy. bao gồm: +Công suất công bố của tổ máy cho ngày D; +Công suất phát ổn định thấp nhất của tổ máy; +Tốc độ tăng và giảm công suất tối đa của tổ máy; +Ràng buộc kỹ thuật khi vận hành đồng thời các tổ máy. Công suất công bố của tổ máy trong bản chào ngày D không thấp hơn mức công 10 suất công bố trong ngày D-2 theo Quy trình đánh giá an ninh hệ thống điện ngắn hạn được quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải trừ trường hợp sự cố kỹ thuật bất khả kháng. Nhà máy có trách nhiệm cập nhập công suất công bố khi có sự cố dẫn đến giảm công suất khả dụng. Trong điều kiện bình thường dải công suất chào đầu tiên trong bản chào giá của các tổ máy nhiệt điện phải bằng công suất phát ổn định thấp nhất của tổ máy. Dải công suất chào cuối cùng phải bằng công suất công bố. Đối với các nhà máy nhiệt điện trong quá trình khởi động và dừng máy được phép cập nhật bản chào giờ với công suất thấp hơn công suất phát ổn định thấp nhất; Các nhà máy thủy điện có thể chào các dải công suất đầu tiên trong từng giờ bằng 0 (không) MW. Đối với những nhà máy thủy điện có khả năng điều tiết trên 02 ngày thì dải công suất chào cuối cùng phải bằng công suất công bố; Đơn vị của giá chào là đồng/kWh, với số thập phân nhỏ nhất là 0,1; Giá chào trong khoảng từ giá sàn đến giá trần của tổ máy và không giảm theo chiều tăng của công suất chào. 2.1.2.2. Sửa đổi bản chào giá Đơn vị chào giá được phép sửa đổi và nộp lại bản chào giá ngày tới hoặc cho các chu kỳ giao dịch còn lại trong ngày D cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện ít nhất 45 phút trước chu kỳ giao dịch có thay đổi bản chào giá; Bản chào giá sửa đổi không được thay đổi giá chào so với bản chào ngày tới của đơn vị chào giá đó; Bản chào giá sửa đổi không được thay đổi công suất ở các mức công suất nhỏ hơn hoặc bằng công suất công bố cho giờ tới trừ trường hợp vi phạm yêu cầu kỹ thuật của bản chào; Bản chào giá sửa đổi tăng công suất chỉ được sử dụng làm bản chào lập lịch giờ tới trong trường hợp có cảnh báo thiếu công suất; Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của các bản chào giá sửa đổi và sử dụng làm bản chào giá lập lịch để lập lịch huy động giờ tới và tính giá thị trường điện. 2.1.3. Chào giá nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang Nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang có trách nhiệm chào giá theo một bản chào giá chung cả nhóm và tuân thủ giới hạn giá chào Đơn vị đại diện chào giá có trách nhiệm tuân thủ các quy định về chào giá đối với tất cả các nhà máy điện trong nhóm nhà máy thủy điện bậc thang. Giá trị nước của nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang là giá trị nước của hồ thuỷ điện lớn nhất trong bậc thang đó. 11 2.1.4. Chào giá nhà máy điện khác Các nhà máy thủy điện khác có hồ chứa điều tiết từ 02 ngày trở lên chào giá trên thị trường và tuân thủ giới hạn giá chào Các nhà máy thủy điện khác có hồ chứa điều tiết dưới 02 ngày có trách nhiệm nộp bản chào giá của ngày D cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Bản chào của các nhà máy này được quy định như sau: +Giá chào bằng 0 đ/kWh cho tất cả các dải chào; +Công suất chào bằng công suất dự kiến phát của tổ máy trong chu kỳ giao dịch 2.1.5. Nộp bản chào Trước 11h30 ngày D-1, đơn vị chào giá có trách nhiệm nộp bản chào giá ngày D. Các đơn vị chào giá nộp bản chào giá qua hệ thống thông tin thị trường. Trong trường hợp do sự cố không thể sử dụng hệ thống thông tin thị trường. đơn vị chào giá có trách nhiệm thống nhất với Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện về các phương thức khác cho việc nộp bản chào giá theo thứ tự ưu tiên sau: - Bằng thư điện tử vào địa chỉ hòm thư do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quy định; - Bằng fax theo số fax do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quy định; - Nộp bản chào trực tiếp tại trụ sở Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. 2.2. LẬP LỊCH HUY ĐỘNG CỦA SMO 2.2.1. Lập lịch huy động ngày tới Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập lịch huy động ngày tới. Lịch huy động ngày tới bao gồm: 1. Lịch huy động không ràng buộc, bao gồm: a) Giá điện năng thị trường dự kiến trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới; b) Thứ tự huy động các tổ máy phát điện trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới. 2. Lịch huy động ràng buộc, bao gồm: a) Biểu đồ dự kiến huy động từng tổ máy trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới, giá biên từng miền trong từng chu kỳ giao dịch ngày tới; b) Lịch ngừng, khởi động và trạng thái nối lưới dự kiến của từng tổ máy trong ngày tới; c) Phương thức vận hành, sơ đồ kết dây dự kiến của hệ thống điện trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới; d) Các thông tin cảnh báo (nếu có). 3. Lập lịch huy động ngày tới trong trường hợp thừa công suất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan