Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển ngành trồng cây cao su ở h...

Tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển ngành trồng cây cao su ở huyện chưprông, tỉnh gia lai

.PDF
67
1
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA ĐỊA LÝ TRIỆU VĂN NAM NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG CÂY CAO SU Ở HUYỆN CHƯPRÔNG, TỈNH GIA LAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sư phạm Địa Lý Khóa: 2018-2022 Người hướng dẫn: Th.S ĐOÀN THỊ THÔNG Đà Nẵng, năm 2022 LỜI CẢM ƠN Tôi - tác giả đề tài khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển ngành trồng cây cao su ở huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai”, xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Ban chủ nhiệm khoa Địa lý và các thầy cô trong khoa đã giảng dạy nhiệt tình, cung cấp nhiều kiến thức bổ ích và luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài. Đặc biệt, qua đây tôi xin gửi đến cô giáo ThS. Đoàn Thị Thông, người đã đồng hành, sát cánh cùng tôi, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành tốt nhất đề tài của mình lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Ngoài ra, để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ Cục thống kê tỉnh Gia Lai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Chi cục thống kê huyện Chưprông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chưprông, Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Chưprông, UBND các thị trấn/xã trong huyện Chưprông. Do vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bác, các cô, các chú, các anh chị thuộc các cơ quan trên đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập, tổng hợp thông tin và số liệu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, tháng 4 năm 2022 Sinh viên Triệu Văn Nam MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. 0 DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... 0 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... 0 DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ .......................................................................................... 0 A. MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 1 3. Giới hạn và đối tượng nghiên cứu............................................................................ 1 3.1. Giới hạn nghiên cứu........................................................................................... 2 3.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2 4. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................... 2 5. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................................. 2 6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 3 7. Cấu trúc đề tài .......................................................................................................... 4 B. NỘI DUNG ................................................................................................................. 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ................................................. 5 PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU ......................................................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 5 1.1.1. Nguồn gốc cây cao su ..................................................................................... 5 1.1.2. Các giống cao su ở Việt Nam ......................................................................... 6 1.1.3. Đặc điểm của cây cao su ................................................................................. 7 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cao su ............................... 8 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 16 1.2.1. Tình hình sản xuất cao su ở Việt Nam ......................................................... 16 1.2.2. Tình hình sản xuất cao su ở tỉnh Gia Lai ...................................................... 19 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở .................................. 22 HUYỆN CHƯPRÔNG, TỈNH GIA LAI....................................................................... 22 2.1. Tiềm năng phát triển cây cao su ở huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai ..................... 22 2.1.1. Tiềm năng tự nhiên ....................................................................................... 22 2.1.2. Tiềm năng kinh tế - xã hội ............................................................................ 28 2.2. Thực trạng phát triển cây cao su ở huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai ..................... 33 2.2.1. Diện tích gieo trồng và thu hoạch cao su...................................................... 33 2.2.2. Sản lượng cao su ........................................................................................... 38 2.2.3. Năng suất cao su ........................................................................................... 40 2.2.4. Tình hình tiêu thụ.......................................................................................... 41 2.2.5. Những thành tựu đạt được và hạn chế trong phát triển cây cao su............... 42 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở ........................................ 45 HUYỆN CHƯPRÔNG, TỈNH GIA LAI....................................................................... 45 3.1. Định hướng phát triển cây cao su ở huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai đến năm 2025 ............................................................................................................................ 45 3.1.1. Quan điểm phát triển .................................................................................... 45 3.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển ................................................................... 45 3.2. Một số giải pháp phát triển cây cao su ở huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai ........... 46 3.2.1. Về đất đai ...................................................................................................... 46 3.2.2. Về vốn ........................................................................................................... 47 3.2.3. Về lao động ................................................................................................... 48 3.2.5. Về kỹ thuật công nghệ .................................................................................. 49 3.2.5. Về cơ sở hạ tầng ........................................................................................... 49 3.2.6. Về thị trường tiêu thụ.................................................................................... 50 C. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 53 1. Kết luận .................................................................................................................. 53 2. Kiến nghị ................................................................................................................ 53 2.1. Đối với nhà nước ............................................................................................. 53 2.2. Đối với chính quyền địa phương ..................................................................... 54 2.3. Đối với nông hộ ............................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 56 DANH MỤC BẢNG STT Bảng Tên bảng 1 Bảng 1.1 Tình hình sản xuất cao su ở tỉnh Chưprông giai đoạn 2016 2020 2 Bảng 1.2 Tình hình sản xuất cao su tỉnh Chưprông phân theo các huyện năm 2020 3 Bảng 2.1 Diện tích gieo trồng cao su phân theo thị trấn/xã ở huyện Chưprông giai đoạn 2018 - 2020 4 Bảng 2.2 Diện tích thu hoạch cao su phân theo thị trấn/xã ở huyện Chưprông giai đoạn 2018 - 2020 5 Bảng 2.3 Sản lượng cao su phân theo thị trấn/xã ở huyện Chưprông giai đoạn 2018 - 2020 Trang 17 18 29 31 33 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Tên biểu đồ 1 Biểu đồ 1.1 Diễn biến diện tích thu hoạch cao su Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 2 Biểu đồ 1.2 Diễn biến sản lượng cao su Việt Nam giai đoạn 2012 2016 3 Biểu đồ 1.3 Diễn biến năng suất cao su Việt Nam giai đoạn 2011 2018 4 Biểu đồ 2.1 Diện tích gieo trồng cao su huyện Chưprông giai đoạn 2017 - 2020 5 Biểu đồ 2.2 Diện tích thu hoạch cao su huyện Chưprông giai đoạn 2017 - 2020 6 Biểu đồ 2.3 Sản lượng cao su huyện Chưprông giai đoạn 2017 2020 7 Biểu đồ 2.4 Năng suất cao su huyện Chưprông giai đoạn 2017 2020 Trang 14 15 16 29 31 33 35 DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ STT 1 Tên bản đồ Bản đồ hành chính huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai Trang 20 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cây cao su được trồng nhiều ở nước ta từ thế kỉ XIX và nó đã dần dần khẳng định được chỗ đứng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đã gia nhập WTO. Diện tích, sản lượng, năng suất và kim ngạch xuất khẩu cao su ngày càng tăng không chỉ đem lại nguồn thu lớn cho đất nước mà còn góp phần tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế dần dần ổn định thu nhập và từng bước cải thiện đời sống cho người dân. Gia Lai là một tỉnh miền núi biên giới, nằm ở phía bắc Tây Nguyên có vị trí kinh tế - xã hội chiến lược đồng thời có nhiều loại đất đa dạng kết hợp với điều kiện sinh thái khá thuận lợi cho phát triển phong phú các loại cây trồng. Trong đó, cao su là cây trồng chiếm diện tích khá lớn và phân bố rộng khắp huyện Chưprông, đang trên đà phát triển nhanh trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, mà hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao su vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng mà mình có. Do đó một yêu cầu được đặt ra trong việc phát triển kinh tế của huyện đó là tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao su. Hơn nữa, là một công dân của huyện Chưprông tôi rất mong muốn góp một phần nhỏ bé trong việc giải quyết vấn đề trên, vì thế tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển ngành trồng cây cao su ở huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng phát triển cây cao su huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây cao su. Tìm hiểu thực trạng phát triển cây cao su huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai thông qua các số liệu thu thập từ năm 2016 đến năm 2021. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây cao su ở huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới. 3. Giới hạn và đối tượng nghiên cứu 1 3.1. Giới hạn nghiên cứu Thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn năm 2016 - 2021. Không gian: Tiến hành nghiên cứu trong phạm vi huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai bao gồm 1 thị trấn và 19 xã. Nội dung: Thực trạng phát triển cây cao su ở huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai và một số giải pháp phát triển. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Cây cao su ở huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016 - 2021. 4. Lịch sử nghiên cứu Trong số nghiên cứu về cây cao su đáng quan tâm cho đề tài, có nhiều nghiên cứu tập trung vào các biện pháp nâng cao trình độ kỹ thuật và áp dụng quy trình tiên tiến như: Cục trồng trọt (2016), Hội nghị “Đánh giá hiện trạng và bàn giải pháp ổn định phát triển cây cao su tỉnh Gia Lai”, tháng 8/2015. Hay “Hỏi đáp về kinh nghiệm trồng cao su đạt năng suất cao”, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Các bài học từ kinh nghiệm thực tế luôn đáng quan tâm: Nguyễn Phi Long (1987), “Kinh nghiệm trồng cao su ở nước ta và một số nơi”, Thông Tấn Xã Việt Nam. “Tài liệu Hội nghị thường niên Hiệp hội cao su Việt Nam năm 2016”, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 17/11/2016. Chú trọng tới phòng chống bệnh cho cây cao su đặc biệt quan trọng như Cục bảo vệ thực vật (2007), “Báo cáo tình hình sản xuất cao su và ảnh hưởng của các loại dịch hại quan trọng tới sản xuất tại Việt Nam”. “Tình hình sinh vật gây hại cây trồng”, 3/2021. “Hội thảo sâu bệnh hại cao su và phương pháp phòng trừ tại Gia Lai” tháng 4/2022. Tuy nhiên, những nghiên cứu về cây cao su ở huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai chưa có. Bước đầu chỉ có các hội thảo, hội nghị giữa các hộ nông dân và các nhà quản lí nhằm nâng cao chất lượng của cây cao su. Do vậy, đề tài đã sử dụng các số liệu thu thập từ năm 2016 - 2021 để tìm hiểu thực trạng phát triển cây cao su và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nông sản và cải thiện đời sống nông dân trên địa bàn. 5. Quan điểm nghiên cứu 5.1. Quan điểm hệ thống Theo quan điểm này thì Địa lý của một huyện bao gồm cả về tự nhiên, kinh tế, xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh. Trong hệ thống này tồn tại những địa hệ cấp thấp hơn 2 và giữa chúng đều có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Khi nghiên cứu tình hình phát triển cây cao su ở huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai cần phải nghiên cứu tổng hợp các điều kiện ảnh hưởng đến việc phát triển cây cao su trong một hệ thống nhất, với sự tương tác qua lại giữa các nhân tố với nhau. 5.2. Quan điểm tổng hợp Các sự vật hiện tương đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tất cả chúng đều có quá trình hình thành, phát triển trong mối liên hệ nhiều chiều giữa bản thân các hiện tượng đó với nhau và giữa chúng với các sự vật hiện tượng khác. Vì vậy khi nghiên cứu một vấn đề cần đặt nó trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần nghiên cứu. Do đó quan điểm này được vận dụng nhằm phân tích các thành phần để đi đến phác họa một tổng thể tự nhiên của vùng cùng với các mối quan hệ tương tác giữa chúng. 5.3. Quan điểm phát triển bền vững Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu Địa lý và ứng dụng ngày càng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, đặc biệt là giữa con người với việc sử dụng, khai thác, tái tạo hệ địa lý tự nhiên. Việc nghiên cứu tình hình phát triển cây cao su ở huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai không chỉ làm rõ tầm quan trọng của cây cao su mà còn đưa ra các giải pháp và định hướng nhằm giúp cho việc nâng cao hiệu quả trong việc phát triển cây cao su hiện tại và tương lai. 5.4. Quan điểm sinh thái Đây là quan điểm nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật, có thể là một nhóm hay nhiều nhóm sinh vật với môi trường xung quanh. Việc phân tích các điều kiện tự nhiên trên địa bàn nhằm đề xuất phương hướng sử dụng tự nhiên hợp lý và lâu dài cho nông nghiệp, cần tính đến tác dụng của nó đến toàn bộ hệ sinh thái của địa bàn. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu Bao gồm việc thu thập tài liệu, số liệu có liên quan từ cơ sở, cơ quan và các ban ngành để tiến hành phân tích và xử lí số liệu. Các nguồn tài liệu thu thập được rất đa dạng, phong phú vì vậy phải sử dụng linh hoạt và xử lí đúng số liệu thì mới làm sáng tỏ được vấn đề cần chứng minh. 3 6.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Từ các bảng số liệu đã thu thập được từ cơ sở, đề tài đã phân tích, xử lí số liệu, lựa chọn các phương thức thể hiện, so sánh đối chiếu, phân tích các biểu đồ, bảng số liệu để xác định sự phân bố và tình hình phát triển cây cao su theo không gian và thời gian. 6.3. Phương pháp thực địa Tiến hành khảo sát thực tiễn khu vực sản xuất cây cao su. Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập nhiều nhất tư liệu, đảm bảo tính xác thực, chính xác và khoa học của tài liệu thu thập được. Đây là phương pháp không thể thiếu được của ngành Địa lí giúp ta nắm chắc được những đặc trưng cần thiết và thông tin chính xác hơn. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây cao su. Chương 2: Thực trạng phát triển cây cao su ở huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai. Chương 3: Giải pháp phát triển cây cao su ở huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai. 4 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Nguồn gốc cây cao su Cây cao su hay có tên khoa học là Hevea brasiliensis, là một loài cây thân gỗ thuộc họ đại kích và là thành viên có tầm kinh tế quan trọng nhất trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (mủ) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên. Cây cao su có nguồn gốc ở Châu Mỹ Latinh, mọc hoang trong các rừng nhiệt đới. Cây cao su được phát hiện năm 1743, trong chuyến du khảo đến những kinh vĩ tuyến ở Guyanes. Từ thế kỷ XIX, Việt Nam là một trong những thuộc địa của Pháp. Vì vậy nhiều người dân việt nam đã phải tham gia làm việc vất vả trong các trang trại cao su của Pháp. Từ cuối thế kỷ XIX, cây cao su bắt đầu được phổ biến sang trồng ở Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Brazil, Trung Quốc, Việt Nam là các nước có diện tích và sản lượng cao su đáng kể. Hiện nay, cao su được trồng nhiều ở các nước nằm trong vùng xích đạo từ 200 vĩ Bắc đến 200 vĩ Nam. Ở nước ta, cao su được trồng phổ biến ở phía Nam, chiếm 55,7% tổng diện tích cao su cả nước (Bình Phước, Bình Dương, Gia Lai). Cây cao su là loại cây thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, với tổng lượng mưa hàng năm 2000 - 4000 mm, phân bố đều quanh năm. Độ ẩm không khí tương đối 65 - 95 % rất thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Cây cao su đòi hỏi điều kiện nhiệt đới khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ tốt nhất là 25 - 27 0C, nếu nhiệt độ trên 40 0C hoặc dưới 10 0C thì ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Cao su ưa đất tốt, lớp đất màu nâu, dày, đủ ẩm và thoát nước tốt. Trên các loại đất cát pha thịt, đất nham thạch, đất thịt nặng, đất đỏ nâu đều có thể trồng cây cao su. Cây cao su là loại cây có giá trị kinh tế cao, là một trong những gia vị quan trọng phục vụ mục đích ăn uống của con người. Cây cao su được phát triển còn góp phần thực hiện phân công lao động xã hội trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày càng hợp lý hơn. Cây cao su vì vậy không chỉ có vai trò lớn với sự 5 phát triển kinh tế mà cả với sự phát triển xã hội. Nó đã đóng góp vào việc tạo ra tích lũy vốn, nâng cao kỹ thuật, tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động. Ngoài ra, còn là nguyên liệu dùng trong nhiều ngành công nghiệp như lốp xe, đồ gia dụng… Hiện nay, cao su là một trong những mặt hàng xuất khẩu và đem lại nguồn thu ngoại tệ của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. 1.1.2. Các giống cao su ở Việt Nam Các giống cao su hiện trồng ở nước ta được chia làm 8 loại: Giống cây PB 235. Giống cây PB 255. Giống cây PB 260. Giống cây RRIM 600. Giống cây RRIM 2 (LH82/156). Giống cây RRIM 3 (LH82/158). Giống cây RRIM 4 (LH82/182). Giống cây VM 515. loại trên dựa vào một số đặc điểm chính như sau: * Giống cây PB 235: - Dạng cây có cành phụ tự rụng, tạo thân chính thẳng cao, do vậy cho trữ lượng gỗ lớn. - Sinh trưởng khoẻ mạnh trong thời gian kiến thiết cơ bản, tăng trưởng khá trong lúc mở cạo. * Giống cây PB 255: - Dạng cây thân hơi cong khi còn nhỏ, tán thấp phân cành rộng, cành ghép ít mắt và tỉ lệ sống thấp. Vỏ nguyên sinh dày hơn, trơn, hơi cứng, tái sinh bình thường. - Sinh trưởng bình thường trong thời gian kiến thiết cơ bản, tăng trưởng khá trong lúc mở cạo. * Giống cây PB 260: - Dạng cây thân thẳng, tròn, chân voi rõ, tán cân đối, cành thấp tự rụng. Vỏ nguyên sinh dày trung bình, trơn dễ cạo, tái sinh tốt. - Sinh trưởng trong thời gian kiến thiết cơ bản ở Đông Nam Bộ đạt mức trung bình, khá ở Tây Nguyên. Tăng trưởng trong khi cạo khá. * Giống cây RRIM 600: 6 - Dạng cây thân ngắn, phân cành lớn tập trung, tán rộng. Vỏ dày trung bình, dễ cạo. Cạo phạm, vỏ tái sinh dễ bị u lồi. - Sinh trưởng trong thời gian kiến thiết cơ bản đạt mức trung bình. Tăng trưởng khá khi mở cạo. * Giống cây RRIV2 (LH82/156): - Dạng cây thân thẳng, tròn. Phân cành trung bình. Cành về sau tự rụng. Tán thấp rậm khi cây còn tơ, tán cao và thoáng khi trưởng thành. Vỏ cạo dày trung bình. Trơn láng dễ cạo. - Sinh trưởng rất khoẻ trong thời gian kiến thiết cơ bản, tăng trưởng trong khi cạo tốt. * Giống cây RRIV3 (LH82/158): - Dạng cây thân thẳng, tròn, phân cành tập trung, thấp, nhiều cành nhỏ ở giai đoạn non. Cành thấp về sau tự dụng, tán tròn, rậm. Vỏ cạo dày trên trung bình, dễ cạo. - Sinh trưởng ban đầu chậm, sau tăng trưởng nhanh vượt bậc hơn PB 235, tăng trưởng khi cạo tốt. * Giống cây RRIV4 (LH82/182): - Dạng cây thân thẳng, tròn, vỏ mỏng, dễ cạo. - Sinh trưởng phát triển nhanh ở những năm đầu, cành gỗ ghép phát triển nhanh, nhiều mắt, ghép dễ sống. Tăng trưởng trong thời gian cạo kém. * Giống cây VM 515: - Dạng cây thân hơi vặn, dáng thẳng, phân cành cao, vỏ nguyên sinh hơi dày, nhẵn, dễ cạo, tái sinh vỏ tốt. 1.1.3. Đặc điểm của cây cao su Cây cao su thuờng được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian cây thay lá. Thời gian thay lá đặc biệt quan trọng với cây cao su, khai thác vào thời điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến sinh lý cây cao su. Thường chu kỳ cạo bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 1 năm sau. - Thông thường cây cao su có chiều cao khoảng 20m, rễ cọc ăn rất sâu để giữ vững thân cây, hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ nhẵn màu nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái. Quả cao su là quả năng có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi năng một hạt hình bầu 7 dục hay hình cầu, đường kính 2cm, có hàm lượng dầu đáng kể được dùng trong kỹ nghệ pha sơn. - Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22°C đến 30°C (tốt nhất là từ 26°C đến 28°C), cần mưa nhiều. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn tốt, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. - Cây cao su sinh trưởng tự nhiên bằng hạt. Do yêu cầu chuyên canh về cây cao su, hiện nay cao su thường được nhân bản vô tính bằng phương pháp ghép mắt trên gốc cây sinh trưởng tự nhiên. - Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng đến thời gian và lượng mủ mà cây có thể cung cấp. Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi cây khoảng 50cm. Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với mạch mủ cao su. Độ dóc của vết cạo từ 20 đến 350, vết cạo không sâu quá 1,5cm và không được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh. Khi cạo lần sau phải bóc thật sạch mủ đông lại ở vét cạo trước. Thời gian thích hợp cạo mủ là trước 7h sáng. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cao su 1.1.4.1. Các nhân tố tự nhiên a. Đất Cây cao su có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất phát triển trên đá bazan, đất phát triển trên đá sa phiến thạch, diệp thạch, đất phù sa, đất dốc tụ, đất pha cát, đất cát xám… Đất trồng cao su đòi hỏi các đặc tính như sau: - Đất trồng cao su phải là đất tơi xốp, thoát nước nhanh, pH KCl từ 4,5 - 5, giàu mùn >2,5%, độ bão hoà bazơ >40%, kali trao đổi >0,2ly đương lượng/100gam đất và chất dinh dưỡng khoáng. - Cây cao su sinh trưởng tối ưu trên đất có thành phần cơ giới nặng và trung bình, tầng đất hữu ích dày hơn 1,5m, thoát nước tốt, không ngập, tỉ lệ đá sỏi ít hơn 10% thể tích. - Không trồng cây cao su khi đất có những hạn chế sau: Đất dóc bình quân >30 độ, chiều sâu mạch nước ngầm <100cm, tỉ lệ laterit cứng, đá sỏi >70% thể tích. Có đá tảng từ mặt đất đến độ sâu 1,5m, có tầng đất sét nén chặt, thành phần cơ giới của đất là cát. b. Khí hậu - Nhiệt độ: 8 Cao su có nguồn gốc Châu Mỹ Latinh, là một loài cây đặc trưng của miền nhiệt đới. Về mặt nhiệt độ, các tài liệu cho thấy cây cao su có thể trồng được ở khu vực vĩ tuyến 200 Bắc và Nam, nơi có nhiệt độ từ 10 - 35 0C. Nhiệt độ thích hợp cho cây cao su từ 18 - 27 0C. Khi nhiệt độ không khí cao hơn 40 0C và thấp hơn 10 0C đều ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây. - Ánh sáng: Nguồn gốc tổ tiên của cây cao su mọc dưới tán rừng rậm, do vậy nó là loại cây ưa nắng ở mức độ nhất định. Ánh sáng tán xạ phù hợp với yêu cầu sinh lý về sinh trưởng và phát dục, ra hoa đậu quả của cây cao su và kéo dài tuổi thọ của vườn. Trong giai đoạn cây con, cần che bóng rợp cho cao su. Giai đoạn trưởng thành, cây cao phát triển xum xuê có thể tự che bóng cho nhau. - Lượng mưa và độ ẩm: Cây cao su ưa thích điều kiện khí hậu nóng ẩm. Lượng mưa trong năm cần từ 1500 - 2500 mm phân bố tương đối điều hòa. Nhưng nếu mùa khô hạn kéo dài và không được tưới nước kịp thời thì cây cao su cũng không thể sinh trưởng và phát triển tốt được. Cây cao su cần độ ẩm không khí lớn từ 75%. Đây là nhiệt độ thích hợp nhất để khai thác mủ cao su. - Gió: Cây cao su không chịu gió. Gió lớn cây thường gãy đổ. Mức độ gió thích hợp là từ 2-3m/s. 1.1.4.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội a. Kỹ thuật trồng cây cao su * Kỹ thuật chọn và nhân giống - Giống: Hiện nay, một số loại dòng cao su vô tính đang trồng: GT1, PB235, RRIM 600, VM515, PB255, PB260, RRIC 110, RRIC 121, TR3 702, … Chất lượng cây giống rất quan trọng và là một trong các yếu tố quyết định chất lượng vườn cây và chu kỳ sống của cây. Cây giống tốt khi trồng sẽ cho tỉ lệ sống cao, tược ghép phát triển mạnh khỏe, tầng lá to, lá xanh đậm… Tiêu chuẩn cây giống: Tiêu chuẩn tum trần 10 tháng tuổi đường kính của tum đo cách mặt đất 10cm từ 16mm trở lên. Mắt ghép tốt, sống ổn định. Tum không bị tróc vỏ, không bị dập. Rễ cọc tum phải thẳng, sau khi xử lý dài ít nhất 40cm tính từ cổ rễ. 9 Tiêu chuẩn bầu cắt ngọn: Đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10cm đạt tối thiểu 14mm. Mắt ghép tốt, sống ổn định, bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc. Tiêu thuẩn bầu có tầng lá: Đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10cm đạt tối thiểu 12mm. Chồi ghép có ít nhất một tầng lá ổn định, khoẻ. Bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc Cao su chuẩn tum bầu có tầng lá: Chồi ghép có ít nhất hai tầng lá ổn định, khoẻ. Bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc. * Kỹ thuật trồng - Thời vụ trồng cao su: Thời vụ trồng cao su từ tháng 6 7 dương lịch thuộc vào khí hậu, thời tiết từng vùng, bắt đầu vào đầu mùa mưa, khi đã mưa đều. Trồng tum: Trước khi trồng cần dọn sạch cỏ, rễ cây xung quanh hố, dùng cuốc móc đất trong hố lên tới độ sâu bằng chiều dài của rễ cây tum, đặt tum thẳng đứng, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt ghép ngang với mặt đất. Lấp hố lại bằng phần đất vừa lấy lên, lấp từng lớp đất một và dặm kỹ để đất bám chặt vào tum. Sau cùng, dùng đất tơi xốp phủ kín cổ rễ, ngang mí dưới mắt ghép. Trồng bầu: Trước khi trồng cần dọn sạch cỏ, rễ cây xung quanh hố, dùng cuốc đào 1 hố có kích thước bằng bầu đất ngay giữa hố, cắt đáy bầu loại bỏ phần rễ cọc mọc ra khỏi bầu. Rọc một đường dọc trên thành bao nhựa, đặt bầu đất vào hố trồng sao cho mắt ghép còn cách mặt đất 2-3cm, ém đất xung quanh bầu. Trồng dặm trong năm thứ nhất: Hai mươi ngày sau khi trồng, kiểm tra để trồng dặm những cây chết và cây có mắt ghép chết. Dùng bầu cắt ngọn, bầu 1-2 tầng lá ổn định hoặc tum bầu trên 2 tầng lá ổn định để trồng dặm. Số lượng cây giống cần được chuẩn bị để trồng dặm so với số lượng cây trồng mới trong năm thứ nhất là 15% đối với phương pháp trồng bầu và 25% đối với phương pháp trồng tum. Trồng dặm trong năm thứ hai: Dặm bằng bầu hoặc tum bầu có 2-3 tầng lá. Số lượng cây chuẩn bị để dặm dự kiến là 5%. Chống xói mòn và chống úng: Vùng có độ dốc trên 8o phải có hệ thống bờ chắn để chống xói mòn. Khoảng cách bờ: Kích thước bờ có đáy rộng 2m, mặt rộng 0,5m, cao 0,8m. · Độ dốc 8-10o: hai bờ cách nhau khoảng 15 hàng cao su; · Độ dốc 11-20o: hai bờ cách nhau khoảng 7 hàng cao su; 10 · Độc dốc 21-30o: hai bờ cách nhau khoảng 6 hàng cao su. Vùng đất dốc đã thiết kế hàng theo đường đồng mức có thể tạo mặt bằng cho từng hố trồng với kích thước 1m x 1m. Các năm sau trong quá trình làm cỏ hàng tạo dần đường đi nối các điểm trồng trên cùng hàng. Thiết lập sớm thảm phủ họ đậu giữa hàng. Nếu không phải giữ thảm thực vật tự nhiên có chiều cao 15-20cm để chống xói mòn và bảo vệ đất. b. Kỹ thuật chăm sóc cây cao su * Chăm sóc: Chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản: Tỉa chồi: Sau khi trồng phải cắt chồi thực sinh và chồi ngang kịp thời để cho chồi ghép phát triển tốt. Tỉa cành, tạo tán: Trong các năm đầu kiến thiết cơ bản cần thường xuyên kiểm tra cắt bỏ những cành mọc lệch tán, cành mọc tập trung. Ở vùng thuận lợi tạo tán ở độ cao 3m trở lên. Ở vùng có gió mạnh nên giữ độ cao phân cành từ 2,2m trở lên. Ở vùng ít thuận lợi, vào mùa thay lá của các năm đầu phải tỉa cành có kiểm soát: khi cắt tỉa chồi bên, duy trì 3 – 4 chồi ngang gần ngọn để hỗ trợ ngọn chính. Lưu lại cành từ độ cao 2,2m để định hình tán. Mỗi vị trí phân cành trên thân chính chỉ giữ lại một cành. Làm cỏ cao su: Sau khi trồng làm cỏ theo bồn, Từ năm thứ 2 trở đi làm cỏ theo băng kết hợp hoàn thiện đường đồng mức, làm cỏ 3 lần/năm. Có thể diệt cỏ bằng hóa chất, cơ giới hoặc thủ công. Tủ gốc: Tủ gốc với vật liệu thực vật vào cuối mùa mưa 2 năm đầu. Trước khi tủ gốc phải phá váng lớp đất mặt quanh gốc. Tủ cách gốc 10cm, bán kính tủ 1m, dày tối thiểu 10cm, có thể tủ bằng màn phủ nông nghiệp (PE). * Bón phân Thời vụ bón: Phân vô cơ được chia 2-3 lần/năm: Năm trồng mới bón sau trồng 1 tháng, bón lần 2 cách lần 1 từ 1-2 tháng. Năm thứ 2 trở đi bón 2 lần vào đầu mùa mưa và trước khi dứt mưa 1 tháng Cách bón: Khi cây còn nhỏ (1-3 tuổi) tán lá rộng đến đâu thì bón phân đến đó, bón theo hình vành nón, mỗi lần ½ vòng tròn. Xới nhẹ đất sau đó rải phân và lấp đất vùi phân. Cây kinh doanh và kiến thiết cơ bản đã giáp tán trên hàng bón phân theo băng rộng 1-1,5m ở giữa hàng cao su. 11 Bón phân hữu cơ: Từ năm thứ 2 trở đi, phân hữu cơ được bón vào hố dọc theo 2 bên hàng cây theo hình chiếu của tán lá, sau đó vùi đất lấp phân. Lượng phân hữu cơ từ 1-2kg/cây/năm. Bón 1 lần vào đầu mùa mưa. c. Phòng trừ sâu bệnh cho cây cao su - Câu cấu ăn lá (Hypomeces squamosus) + Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Sâu thuộc bộ cánh cứng, cánh có màu ánh kim thường sống từng cụm 3 - 4 con, núp phía dưới mặt lá, giả chết khi rơi xuống đất, bay không xa, ăn gặm lá già chừa gân lá lại. Ấu trùng ăn rễ cao su. + Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vườn sạch, hợp lý. Thường xuyên thăm vườn, phát hiện, bắt và tiêu diệt ngay nhằm làm giảm mật độ gây hại của câu cấu. Hiện nay, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc đăng ký để phòng trừ câu cấu trên cây cao su. Vì vậy bà con nông dân có thể tham khảo một số loại thuốc phòng trừ cào cào trên cây lúa: Fenitrothion (Visumit 5BR). Tuy nhiên trước khi sử dụng đại trà, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. - Sâu róm và sâu đo ăn lá (thuộc họ Noctuidae và Tortricidae) + Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Sâu ăn lá và chồi non cây cao su. + Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vườn sạch, hợp lý. Thường xuyên thăm vườn, phát hiện, bắt và tiêu diệt ngay nhằm làm giảm mật độ gây hại của sâu róm và sâu đo ăn lá. - Nhện đỏ và nhện vàng: + Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Xuất hiện trong mùa ra lá mới cùng lúc với bệnh rụng lá phấn trắng. Nhện thường gặp trên cây cao su ở vườn cây con và vườn cây KTCB. Nhện nằm ở mặt dưới lá, lá bị nhện vàng gây hại thì có gợn sóng, hai mép lá không đối xứng nên dễ lầm với triệu chứng thiếu kẽm (Zn), lá bị nhện đỏ hại thì hai bên mép lá co lại. + Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh vườn nhằm hạn chế nơi cư ngụ của chúng và làm giảm mật độ gây hại. Khi xuất hiện mật độ lớn thì có thể dùng nước phun mạnh bằng máy áp lực để làm giảm mật độ. Hiện nay, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc đăng ký để phòng trừ nhện trên cây cao su. Vì vậy bà con nông dân có thể 12 tham khảo một số loại thuốc phòng trừ nhện trên cây có múi. Tuy nhiên trước khi sử dụng đại trà, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. - Sâu ăn vỏ: + Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Gây hại cho vỏ nguyên sinh và tái sinh làm ảnh hưởng đến quá trình khai thác mủ cao su. Một số loài thường gặp là Euproctis subnotata, Hemithe brachteigutta và Acanthopsyche snelleni. + Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên thăm vườn, phát hiện và bắt tiêu diệt ngay nhằm làm giảm mật độ gây hại của sâu ăn vỏ. - Mối gây hại: + Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Do côn rùng có tên là Globitermes sulphureus Haviland và Coptotermes curvignathus Holmgren thuộc họ Termitidae, bộ Isoptera. Mối thường làm thành những đường bùn ướt nổi lên trên mặt đất. Mối ăn rễ làm chết cây. + Biện pháp phòng trừ: Không lấp rác, cỏ tươi xuống hố trồng. Tủ rác giữ ẩm phải xa gốc cao su, làm cỏ không gây vết thương cổ rễ. Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Chlorpyrifos Ethyl ( Lorsban 40EC; Virofos 20EC). - Sùng hại rễ cây (họ Melolonthidae) + Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Sùng là tên gọi chung cho ấu trùng của các loài bọ rầy cánh cứng. Ấu trùng màu trắng kem, thân cong chữ C. Sùng ăn rễ cây tươi, gây chết cây và gãy đổ. + Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh tàn dư thực vật xung quanh vườn, thường xuyên thăm vườn, bắt tiêu diệt khi thấy sùng xuất hiện. Không chăn thả trâu bò trong vườn cao su, tuyệt đối không dùng phân hữu cơ chưa hoai mục để bón cho vườn cao su. Bẫy bả: Đặt bẫy trưởng thành các loại sùng bằng cách chặt cây tươi, phân chuồng tươi để dẫn dụ trưởng thành đến đẻ trứng sau đó thu bẫy đốt hoặc ngâm nước để diệt trứng và sâu non. Thời gian thích hợp nhất từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5 và cuối tháng 8 đến giữa đầu tháng 10. Hiện nay, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc đăng ký để phòng trừ sùng trên cây cao su. Vì vậy bà con nông dân có thể tham khảo một số loại thuốc phòng sùng trên cây cà phê, mía. Tuy nhiên trước khi sử dụng đại trà, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất