Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thực trạng mối hại gỗ nhà sàn tại xã cẩm giàng – huyện bạch thông – t...

Tài liệu Nghiên cứu thực trạng mối hại gỗ nhà sàn tại xã cẩm giàng – huyện bạch thông – tỉnh bắc kạn

.PDF
111
233
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------- HOÀNG THỊ THUYỀN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỐI HẠI GỖ NHÀ SÀN TẠI XÃ CẨM GIÀNG - HUYỆN BẠCH THÔNG - TỈNH BẮC KẠN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2011-2015 Thái Nguyên, 2015 ii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------- HOÀNG THỊ THUYỀN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỐI HẠI GỖ NHÀ SÀN TẠI XÃ CẨM GIÀNG - HUYỆN BẠCH THÔNG - TỈNH BẮC KẠN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Lớp Khóa học : Chính quy : Nông lâm kết hợp : Lâm Nghiệp : K43 - NLKH : 2011-2015 Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Việt Hƣng Khoa Lâm nghiệp - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015 Xác nhận của GVHD Ngƣời viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả ( Ký, ghi rõ họ tên) trước hội đồng khoa học (Ký, ghi rõ họ tên) ThS. Nguyễn VIệt Hƣng Hoàng Thị Thuyền XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu ( Ký, họ và tên) i LỜI CẢM ƠN Bốn năm học tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã trôi qua và giờ đây sinh viên chúng tôi được tiến hành thực hiện khoá luận tốt nghiệp đại học, đây là việc giúp sinh viên củng cố lại kiến thức đã và đang học ở nhà trường và biết vận dụng lý thuyết vào thực tế. Từ đó mỗi sinh viên khi ra trường sẽ có nhiều kinh nghiệm phục vụ cho việc hoàn thiện hơn kiến thức lý luận và nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp làm việc, thái độ và năng lực công tác khi ra trường. Xuất phát từ phương châm đó, được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và nguyện vọng của bản thân. Tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng mối hại gỗ nhà sàn tại xã Cẩm Giàng – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn”. Trong suốt thời gian thực hiện khoá luận tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trong khoa, sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: - Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp. - Ban lãnh đạo xã và cùng toàn thể nhân dân trong xã Cẩm Giàng – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn. - Đặc biệt là sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo ThS. Nguyễn Việt Hƣng đã giúp tôi hoàn thành bài khoá luận này. Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực học tập, nghiên cứu nhưng bài khoá luận không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp, xây dựng của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để bài khoá luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Hoàng Thị Thuyền ii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 4.1. Một số loại gỗ được sử dụng trong công trình xây dựng 28 tại xã Cẩm Giàng – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn 2 Bảng 4.2. Lịch sử phòng mối cho các công trình nhà sàn tại xã 30 Cẩm Giàng – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn 3 Bảng 4.3. Thực trạng trạng mối xuất hiện trong các công trình nhà 31 sàn tại xã Cẩm Giàng – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn 4 Bảng 4.4. Thực trạng công tác kiểm tra phòng trừ mối cho các 43 công trình xây dựng tại xã Cẩm Giàng – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn 5 Bảng 4.5. Kế hoạch phòng trừ mối cho các công trình công cộng tại xã Cẩm Giàng – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn 46 iii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1 Hình 2.1. Cấu trúc tổ mối 5 2 Hình 2.2. Mối chúa và mối vua 7 3 Hình 2.3. Mối cánh 8 4 Hình 2.4. Mối lính 9 5 Hình 2.5. Mối thợ 10 6 Hình 4.1. Mối hại gỗ tại xã Cẩm Giàng – huyện Bạch Thông – 33 tỉnh Bắc Kạn 7 Hình 4.2. Mối ăn hại phần gỗ sớm 34 8 Hình 4.3. Mối ăn hại phần gỗ giác 34 9 Hình 4.4. Mối hại tại các công trình công cộng tại xã Cẩm Giàng 35 – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn 10 Hình 4.5. Mối hại gỗ gia đình ông Đàm Văn San, thôn Nà Ngăm 36 11 Hình 4.6. Mối hại gỗ gia đình ông Hoàng Văn Tự, thôn Nà Ngăm 37 12 Hình 4.7. .Mối hại gỗ gia đình ông Lục Văn Khảo, thôn Khuổi 38 Dấm 13 Hình 4.8. Mối hại gỗ gia đình ông Đàm Văn Đoài, thôn Khuổi 39 Dấm 14 Hình 4.9. Mối hại gỗ gia đình ông Hoàng Văn Hoà, thôn Bó Bả 40 15 Hình 4.10. Mối hại gỗ gia đình ông Đinh Quang Kỳ thôn Nà Pẻn 41 16 Hình 4.11. Diệt tổ mối 47 17 Hình 4.12. Phòng mối nền 48 18 Hình 4.13. Cột nhà kê trên đá tảng 48 19 Hình 4.14. Cột chôn trực tiếp xuống nền đất 49 20 Hình 4.15. Bẫy mối cánh 51 iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài ..............................................................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .........................................................................2 1.4. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu .........................................................3 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ...............................................................................3 Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................4 2.1. Đặc điểm sinh học của mối hại gỗ ....................................................................4 2.1.1. Tổ mối ........................................................................................................4 2.1.2. Thức ăn của mối .........................................................................................6 2.1.3. Hình thái và chức năng các dạng mối ........................................................7 2.1.4. Sự phân chia và hình thành tổ mối ...........................................................10 2.1.5. Cách thức xâm nhập của mối vào công trình ...........................................11 2.1.6. Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng tới mối ...................................................11 2.2. Tình hình mối hại gỗ trên thế giới và Việt Nam.............................................13 2.3. Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ trên thế giới và ở Việt Nam ..................16 2.3.1. Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ trên thế giới ....................................16 2.3.2. Tình hình nghiên cứu mối hại gỗ ở Việt Nam .........................................18 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ......................................................................20 2.4.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................20 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................21 Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......23 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................23 v 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................................23 3.3. Nội dung nghiên cứu ……………………………………………………….23 3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................23 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu ...................................................................23 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................23 3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...................................................24 3.4.4.Phương pháp đánh giá mức độ mối hại .....................................................25 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................28 4.1. Lịch sử phòng trừ mối hại công trình nhà sàn tại xã Cẩm Giàng – huyện Bạch Thông- tỉnh Bắc Kạn .............................................................................................28 4.1.1. Gỗ sử dụng trong các công trình nhà sàn .................................................28 4.1.2. Lịch sử phòng trừ mối hại công trình nhà sàn ..........................................29 4.2. Thực trạng trạng mối hại gỗ trong các công trình nhà sàn tại xã Cẩm Giàng – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc ...............................................................................31 4.3. Kinh nghiệm phòng trừ mối của địa phương ..................................................43 4.4. Giải pháp khắc phục và kế hoạch phòng trừ mối hại gỗ tại địa phương ........45 4.4.1. Giải pháp khắc phục tình trạng mối hại gỗ ..............................................45 4.4.2. Kế hoạch phòng trừ mối hại gỗ tại địa phương ........................................46 4.4.3. Các phương pháp phòng trừ mối có thể áp dụng tại địa phương .............47 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................52 5.1. Kết luận ...........................................................................................................52 5.2. Khuyến nghị ....................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................54 vi 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Mối (Isoptera) là một loại côn trùng xã hội đa hình thái. Do sự chuyển hóa về chức năng, mối phân hóa thành các dạng khác nhau về hình dạng và cấu tạo cơ thể: mối vua, mối chúa, mối cánh, mối lính, mối thợ trong cùng một đàn. Mối sinh sản là các dạng mối có khả năng sinh sản như mối cánh trưởng thành, mối chúa, mối vua. Mối vô sinh là các dạng không có khả năng sinh sản hoặc cơ quan sinh dục đã bị tiêu giảm như mối lính, mối thợ (Trần Công Loanh và cs, 1997)[5]. Là côn trùng bộ cánh đều, cơ thể mối gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng với ranh giới rõ rệt, dính nhau bằng các tấm màng đệm, vỏ cơ thể có cấu tạo cutin rắn chắc nhưng rất mềm dẻo ở phần giữa các đốt và các phần phụ chuyển động. Chúng phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, hàng năm gây thiệt hại rất lớn cho nhiều loại cây trồng và cho các công trình kiến trúc, kho tàng, đê điều...(Tại Ấn Độ, ước tính hàng năm trị giá số cây cối bị mối làm hại tới 280 triệu rupi).. Trong tự nhiên thuộc địa của loại côn trùng này có thể chứa hàng ngàn đến hàng triệu con mối, mối ngầm có liên quan chặt chẽ với môi tường sống (đất), chúng có thể xác định được vị trí nước và thức ăn (ví dụ: gỗ và các vật liệu chứa cellulose khác). Mối có thể công phá bất cứ loại gỗ gì trên đường đi của chúng và hậu quả chúng để lại là những thanh gỗ, miếng gỗ còn lại những lớp vỏ bên ngoài còn bên trong thì rỗng không. Mối di chuyển trên mặt đất hoặc bất cứ nơi nào chúng đi được bằng cách là chúng tạo một đường (ống đất) để chúng đi và cũng là nơi để chống lại những kẻ thù tự nhiên chẳng hạn như kiến, ngoài ra đường (ống đất) đó còn giúp chúng chống lại tác động làm khô do không khí, vì mối rất dễ bị khô và do đó mối rất phụ thuộc vào môi trường ẩm ướt (Lê Văn Nông, 1999)[6]. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển cũng như sinh sản của loài mối. Chúng phân bố hầu hết trong cả nước từ miền ngược đến miền xuôi. Cùng với khí hậu thuận lợi thì sự phát triển của các loài thực vật đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nguồn thức ăn cho mối bởi 2 thực vật là nguồn thức ăn chủ yếu có chứa cenllulo mà mối rất ưa thích. Chúng phá hoại hầu hết các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ: giường, bàn ghế, tủ, cột nhà, cửa gỗ….gây ra rất nhiều thiệt hại cho người dân. Bạch Thông là một huyện của tỉnh Bắc Kạn với tổng diện tích tự nhiên 545,62km, dân số hơn 32.000 người. Huyện có nhiều công trình xây dựng, nhà cửa làm từ gỗ đặc biệt là nhà sàn bởi dân cư sống ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc như: Tày, Nùng, Dao. Trong đó có xã Cẩm Giàng hiện vẫn còn có rất nhiều ngôi nhà sàn được xây chủ yếu từ gỗ. Qua thực tế tìm hiểu các công trình nhà cửa của người dân hiện tại đang bị mối tấn công như: cột nhà, cầu thang, các vật dụng làm từ gỗ khác.....tuy nhiên qua điều tra sơ bộ thì gần người dân tại địa phương vẫn chưa nhận thức được hết tác hại của mối gây ra cho các công trình của họ và cũng như các cách phòng trừ chúng sao cho hiệu quả. Hơn nữa hiện nay, các công trình nghiên cứu về mối, tài liệu nói về mối còn rất ít và chưa được mọi người quan tâm. Từ thực tế nghiên cứu để giúp nâng cao sự hiểu biết của người dân về mức độ phá hoại và đưa ra được những biện pháp phòng trừ mối là việc làm rất quan trọng và cần thiết hiện nay. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng mối hại gỗ nhà sàn tại xã Cẩm Giàng - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn” 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu khảo sát thực trạng mối hại gỗ nhà sàn tại xã Cẩm Giàng - huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và lập kế hoạch phòng trừ mối hại. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá được thực trạng tình hình mối hại gỗ nhà sàn tại xã Cẩm Giàng – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất được giải pháp và lập kế hoạch phòng trừ mối hiệu quả tại xã Cẩm Giàng – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn. 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu Rèn luyện được các kỹ năng trong học tập và nghiên cứu khoa học. Làm quen với một số phương pháp, kỹ năng khi nghiên cứu một đề tài cụ thể. Giúp cho sinh viên củng cố, hệ thống lại các kiến thức đã học, vận dụng bổ sung thêm các kiến thức thực tế. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Qua quá trình tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động của mối hại nhà sàn tại xã Cẩm Giàng – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn giúp: Đánh giá và khoanh vùng được mức độ gây hại của loài mối để từ đó đề xuất những biện pháp phòng trừ mối hiệu quả cho các sản phẩm làm từ gỗ trong các công trình xây dựng và cách khắc phục những hậu quả mà mối đã gây ra để giảm thiểu thiệt hại cho người dân tại xã Cẩm Giàng – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn nói riêng cũng như cả nước nói chung. 4 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm sinh học của mối hại gỗ Mối là tên chung dùng để chỉ một nhóm sâu hại sống có tính chất xã hội thuộc nhiều họ khác nhau trong bộ cánh bằng (Isoptera). Mối là loài côn trùng hoạt động ẩn náu theo đàn. Vào khoảng tháng 5 và tháng 6 hàng năm, mối trưởng thành cánh dài từ trong tổ bay ra, sau đó thì rụng cánh rồi bò. Trong thời gian đó, mối đực tìm mối cái giao phối ở khu vực phù hợp. Mối đực là mối chúa, chuyên gia phối. Mối cái là mối hậu, chuyên sinh sản. Chúng là nền tảng để hình thành và xây dựng tổ mối mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì mối bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, qua vài lần lột xác thành mối thợ và mối lính (khoảng hai tháng). Mối thường làm tổ trong thân cây hay trong đất. Mối thường sống thành những tập đoàn lớn. Một số xây tổ ở rất cao. Mối chúa và mối vua (nhỏ hơn mối chúa) sống ở trung tâm của tổ. Ở Việt Nam có khoảng 100 loài mối thuộc các chi Coptotermers, Neotermes, Clyptotermes, Odontotermes,…hằng năm, mối gây hại lớn cho các công trình kiến trúc, đê đập, kho tang và cây trồng. Vì vậy, việc phòng trừ mối cần được quan tâm nhằm giảm thiểu những thiệt hại do mối gây ra. 2.1.1. Tổ mối Tổ mối được mối thợ làm từ đất trộn với nước bọt và phân. Tổ mối được bao bọc bởi 1 lớp tường thành bên ngoài rất cứng. Giữa bức tường thành này và tổ mối được bố trí những đường dẫn cho phép không khí có thể lưu thông được. Phần trung tâm của tổ được chia thành vô số các phòng. Một phòng lớn được dành cho mối chúa liên tục đẻ trứng. Những phòng khác dành để nuôi ấu trùng và nhộng mối (Ngô Trường Sơn và cs, 2007)[12]. Ngoài ra còn có các nhà kho để đồ dự trữ và các phòng chứa chất thải. Hình thái của tổ mối cũng rất đa dạng: hình quả lê (Macrotermes annandalei), hình tròn 5 (Odontotermes hainanensis), hình vòm, hình tháp, hình phỏng theo dạng hòm, dạng nhà,...(Ngô Trường Sơn và cs, 2007)[9]. * Về cấu trúc tổ mối Phía trên cùng là một lớp đất rắn chắc dày từ 30-60 cm, trong lớp này có nhiều khoang thông khí đường giao thông . Đây là lớp đất mối dùng để che mưa che nắng cho tổ. Trung tâm của tổ là một khoang rộng hình quả lê. Phía trên khoang có những cột đất giống như thạch nhũ, dưới đó là những lớp đất mỏng xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều buồng ngăn để điều hoà tiểu khí hậu và mối thợ đi lại. Ở gần đáy tổ có một khối đất mịn to đùng bằng hai cái đĩa úp lại. Trong rỗng có vách dày đến 1cm đó là hoàng cung nơi mối vua và mối chúa ở. Hình 2.1. Cấu trúc tổ mối Về phương diện chống mối, chúng ta cần quan tâm đến vị trí tổ, có thể chia ra làm 2 dạng: * Tổ mối ở trong gỗ Ở nước ta, loài mối thường gặp là loài mối gỗ khô. Tổ chỉ là các hang rỗng, chúng đục dích dắc trong gỗ, chúng ở đâu thường đùn một phần phân ra ngoài, rơi xuống như đống cát nhỏ xíu. Căn cứ váo đặc điểm này có thể phát hiện ra chúng. Tuy chúng ở trong gỗ song cũng đục vào sách vở, quần áo để nơi kế cận tổ. Loài 6 này mỗi tổ khoảng ba bốn trăm con, chỉ cần phát hiện tổ và dùng sơ ranh tiêm thuốc diệt mối bơm trực tiếp vào tổ là diệt được (An Sinh)[18]. * Tổ mối có liên quan đến đất và nƣớc Tất cả các loài mối khác khi kiến trúc tổ đều có nhu cầu đất hoặc nước ở ngoài tổ, phần lớn các loài có cấu trúc một hệ thống tổ gồm một tổ chính và nhiều tổ phụ để dung nạp được số lượng cá thể lớn, tổ chính có mối vua và mối chúa, có nhiều loài tổ ở sâu trong lòng đất đến 1-2m. Hệ thống tổ của loài mối nhà vừa ở dưới đất nền và trong các cấu kiện phía trên, đôi khi nằm hoàn toàn phía trên, song vẫn có đường nối với nguồn nước. Đối với đê đập, độ rỗng của tổ mối có ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình nên cần thiết phải phát hiện tổ để xử lý, kinh nghiệm lâu đời của nhân dân ta là vào mùa xuân, phát hiện thấy nấm vũ hoá là đào được tổ, các đối tượng khác, độ rỗng của tổ ít ảnh hưởng. 2.1.2. Thức ăn của mối Mối là loại côn trùng đa thực, thức ăn của mối chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật, các loại nấm được cấy trong tổ, có khi chúng ăn cả da của đồng loại lột xác, thi thể của đồng loại trong một tổ mối, thậm chí khi hiếm thức ăn lên đến cực điểm chúng nuốt cả trứng mối và mối non, nhưng đó không phải là nguồn thức ăn chủ yếu của chúng. Trong quần thể mối, mối thợ đảm nhận nhiệm vụ rất quan trọng này. Quá trình dinh dưỡng của mối diễn ra như sau: đầu tiên thức ăn do mối thợ nuốt vào trong cơ thể, sau đó mối thợ đem thể dịch thức ăn đã được tiêu hoá hoặc tiêu hoá một phần trong cơ thể ựa ra đường miệng hoặc bài tiết ra đường hậu môn để bón cho mối vua, mối chúa, mối lính, mối non mà bản thân chúng không lấy được thức ăn, giữa những mối thợ cũng bón lẫn cho nhau bằng miệng. Khi thành phần dinh dưỡng trong thức ăn ở trong ruột bị hấp thụ hết thì bài tiết ra những viên phân dùng làm nguyên liệu xây tổ mối. Quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra như vậy là nhờ trong ruột mối có vi sinh vật cộng sinh (Protozoa hay Bacteria) có khả năng phân huỷ xenlulo thành monoxacarit là sản phẩm mà mối có thể hấp thụ được. 7 Hiện nay người ta phát hiện được hơn 300 loại vi sinh vật trong ruột mối (P.P. Grassi 1950). Các vi sinh vật này tiết ra men phân giải xenlulose để cung cấp chất dinh dưỡng cho mối và bản thân nó. 2.1.3. Hình thái và chức năng các dạng mối Cơ thể mối gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng với ranh giới rõ rệt, dính nhau bằng các tấm màng đệm, vỏ cơ thể có cấu tạo cutin rắn chắc nhưng rất mềm dẻo ở phần giữa các đốt và các phần phụ chuyển động (Thái Trần Bái )[1]. Do sự chuyển hóa về chức năng, mối phân hóa thành các dạng khác nhau về hình dạng và cấu tạo cơ thể: mối vua, mối chúa, mối cánh, mối lính, mối thợ trong cùng một đàn. Mối sinh sản là các dạng mối có khả năng sinh sản như mối cánh trưởng thành, mối chúa, mối vua, mối giống. Mối vô sinh là các dạng không có khả năng sinh sản hoặc cơ quan sinh dục đã bị tiêu giảm như mối lính, mối thợ. * Mối vua và mối chúa Hình 2.2 . Mối chúa và mối vua Mối chúa và mối vua (nhỏ hơn mối chúa) sống ở trung tâm của tổ. Mỗi đàn mối chỉ có một mối chúa, cá biệt có tới 2, 3 mối chúa. Mối chúa trưởng thành có một cơ thể khổng lồ giống như khúc lòng lợn chiều dài 10cm và là một cỗ máy đẻ thực sự. Đôi khi, nó còn đẻ tới hơn 30 trứng trong 1 phút. Nó không thể cử động được và được các mối thợ, dài khoảng 4mm chăm sóc và nuôi dưỡng (Lê Văn Nông và cs)[7]. 8 Mối chúa bắt đầu cuộc đời của mình như một con cái giống, với những chiếc cánh. Cùng với nhiều con cái khác và những con đực có cánh nó bay ra khỏi tổ, nơi nó đã sinh ra. Đó là sự chia đàn. Nó hạ cánh ở một nơi nào đó, hai cánh bị mất đi và kết đôi với một con đực. Như vậy, chúng đã tạo ra được một tập đoàn mới. Sau lần cặp đôi và đẻ trứng đầu tiên, mối chúa chỉ đẻ 5 – 25 trứng, tùy theo loài. Sức sinh sản này tăng dần theo tuổi. Mối chúa có thể đẻ hàng triệu trứng một ngày đêm, trứng mối có màu có màu trắng, chiều dài từ 0,4 – 2mm, tùy từng loại mối mà trứng có hình dạng khác nhau. Một số loài có khả năng duy trì tuổi thọ của đàn tới gần 100 năm (Lê Văn Nông và cs)[7]. Mối vua có chức năng cơ bản là thụ tinh cho mối chúa. Mối vua cũng được mối thợ chăm sóc chu đáo nhưng hình dạng và kích thước của nó vẫn giữ nguyên hình thái của mối cánh đực ban đầu sau khi rụng cánh, chỉ có mắt là rất to. Cũng như mối chúa trong tổ mối thường chỉ có một mối vua, nhưng cũng có tổ có tới 3, 4 mối vua, thậm chí có tới 5 mối vua. * Mối giống Hình 2.3. Mối cánh Mối giống có cả mối đực và mối cái. Có 2 loại mối giống là: mối giống có cánh và mối giống không cánh. Mối giống có cánh có 2 đôi cánh màng dài bằng nhau và dài hơn thân, khi không bay có xếp bằng dọc trên thân. Trên lưng có màu nâu đen, bụng màu trắng đục. Đây là thành phần chiếm số lượng đông trong quần thể, chuyên làm nhiệm vụ 9 xây dựng các tổ mới, các cá thể này có hệ sinh sản phát triển (Trần Công Loanh và cs, 1997)[5]. Mối giống không cánh về hình dạng chỉ khác mối giống có cánh là không có cánh hoặc cánh ngắn, số lượng ít. Loại này luôn luôn ở trong tổ và được gọi là mối bổ sung vì trong trường hợp mối vua và mối chúa cũ già yếu hoặc chết đi vì lý do nào đó thì lợp tức những con mối này được nuôi dưỡng đặc biệt để trở thành mối vua và mối chúa (Trần Công Loanh và cs, 1997)[5] * Mối lính Hình 2.4. Mối lính Mối lính chiếm khoảng 10% số cả thể trong đàn, có bộ phận đầu và hai hàm răng phát triển. Đầu có màu nâu hồng, có hạch độc, mỗi khi chiến đấu tiết ra chất sữa mầu trắng có tính axít. Chức năng của mối lính là canh phòng, báo động, trinh sát hộ vệ mối lao động đi kiếm ăn, khi gặp những tiếng động bất thường như có tiếng động mạnh, sự thay đổi cường độ ánh sáng, mùi lạ hoặc đường mui bị phá vỡ mối lính xông ra nơi có sự cố đồng thời báo động cho quần thể. Một con báo động, những con khác truyền tiếp, tạo ra những tiếng rào rào, tai ta có thể nghe được. Đặc điểm này được lợi dụng để phát hiện mối đang hoạt động. Các cá thể mối lính có hệ sinh sản tiêu và chức năng chủ yếu của chúng là bảo vệ tổ chống kẻ thù [18]. 10 * Mối thợ Hình 2.5. Mối thợ Mối thợ chiếm số lượng lớn nhất trong đàn và chúng thường nhỏ hơn các thành viên khác trong đàn. Chức năng chủ yếu của mối thợ là xây tổ, làm đường mui vận chuyển thức ăn, ấp trứng, chăm sóc nuôi dưỡng mối chúa, mối vua, mối non, mối lính, cây nấm, điều hoà khí hậu trong tổ, thông tin giữa các cá thể mối với nhau [18]. 2.1.4. Sự phân chia và hình thành tổ mối Chia đàn là hình thức phát triển của mối. Một tổ mối trưởng thành hàng năm có thể sinh ra từ vài trăm đến hàng vạn mối giống. Khi mối giống có cánh đã xuất hiện, gặp điều kiện thời tiết thuận lợi mối thợ đục một lỗ vũ hoá ở trên đỉnh tổ cho mối cánh bay ra chia đàn. Mối ở nước ta thường chia đàn từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 8, cá biệt có một số loài chia đàn đến tháng 12, có đàn chia vào lúc trời mưa dông, có loài chia đàn vào lúc xẩm tối hay ban đêm. Mối cánh bay ra khỏi tổ lúc đầu bay vút lên cao chừng 30m và bay xa tổ đến hàng kilomet. Chúng bay theo hướng gió sau đó mới tập trung hạ cánh xuống mặt đất. Mối cánh có tính xu quang mạnh nên cũng thường tập trung ở dưới ánh đèn. Khi con cái hạ cánh xuống đất liền phát ra tín hiệu hấp dẫn con đực. Nhận được tín hiệu mối cánh đực bay đến dung râu môi dưới cọ vào lưng mối cánh cái. Khi thấy mối đực mối cánh lập tức tự rụng cánh và ngay sau đó mối cánh đực cũng tự rụng cánh. Mối cái đi trước mối đực cắn đuôi theo sau chúng không rời nhau một bước. Chúng dẫn nhau đi tìm nơi thích hợp để xây tổ mới. 11 Khi xây tổ xong chúng bắt đầu giao phối và đẻ trứng. Số lượng trứng ban đầu rất ít và đa phần trứng nở ra thành mối thợ để xây tổ. Sau này tổ mối ngày một phát triển, bụng của mối cái to dần số lượng trứng đẻ ra ngày càng nhiều. Như vậy con cái trở thành mối chúa và con đực trở thành mối vua (Trần Công Loanh và cs, 1997)[5]. 2.1.5. Cách thức xâm nhập của mối vào công trình Mối thường xâm nhập vào công trình theo 3 cách thức cơ bản sau: 1. Xâm nhập từ dưới đất lên và từ các vùng lân cận vào công trình: Đây là cách xâm nhập phổ biến nhất và hay gặp nhất. Theo cách xâm nhập này, mối sẽ từ các tổ mối có sẵn dưới nền công trình hoặc từ các khu vực xung quanh xâm nhập vào công trình thông qua các hệ thống đường đất liên tục nối từ tổ mối đến nơi có nguồn thức ăn. 2. Xâm nhập bằng đường không: Tức là khi mối trưởng thành (khoảng 3 – 4 năm tuổi), chúng mọc cánh và bay ra ngoài tổ (còn gọi là hiện tượng vũ hóa – thường xuất hiện khi trời sắp mưa hoặc giông). Sau khi rụng cánh, một trongsố cặp mối đó sẽ kết thành đôi với nhau và chui vào những nơi kín đáo như khuôn, khe cửa, khu vực ẩm thấp… ở trên các tầng để thiết lập tổ mối mới. 3. Xâm nhập qua đường lây nhiễm: tức là mối xâm nhập vào các công trình qua việc vận chuyển các đồ dùng đã bị nhiễm mối như: bàn, ghế, giờng, tủ, khung cửa.. từ nơi này đến nơi khác của con người [17]. 2.1.6. Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng tới mối * Ảnh hƣởng của nhiệt độ Nhiệt độ thích hợp cho đa số các loài mối ở Việt Nam là khoảng từ 25-30°C và khi nhiệt độ tăng lên đến 50°C thì tất cả các loài mối đều chết. Mùa hè mối hoạt động mạnh hơn mùa đông. Khi nhiệt độ không khí thay đổi ngoài khả năng tự điều tiết tổ mối còn dựa vào cấu trúc của tổ và các phương pháp khác để điều tiết nhiệt độ của tổ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng