Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài nguyên đất tại xã chiềng khoi, huyện ...

Tài liệu Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài nguyên đất tại xã chiềng khoi, huyện yên châu, tỉnh sơn la

.PDF
81
116
63

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC KHOA NÔNG - LÂM ……….………. LÒ THỊ TRANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP “NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT TẠI XÃ CHIỀNG KHOI - HUYỆN YÊN CHÂU - TỈNH SƠN LA” Sơn La, năm 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC KHOA NÔNG - LÂM ……….………. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP “NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT TẠI XÃ CHIỀNG KHOI - HUYỆN YÊN CHÂU - TỈNH SƠN LA” Giảng viên hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện : ThS. Trần Quang Khải : Lò Thị Trang Sơn La, năm 2018 LỜI CẢM ƠN Để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên khi ra trƣờng, đồng thời giúp sinh viên dần làm quen với thực tiễn chuyên môn, đƣợc sự nhất trí của Trƣờng Đại học Tây Bắc, khoa Nông Lâm, Bộ môn Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng, cùng sự nhất trí của giảng viên thầy giáo Th.s Trần Quang Khải đã cho phép tôi thực tập chuyên môn cuối khóa với đề tài “Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài nguyên đất tại xã Chiềng Khoi, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La” Trong suốt quá trình thực hiện thực tập chuyên môn cuối khóa, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các cơ quan, các cán bộ và các hộ dân trên địa bàn xã Chiềng Khoi. Trƣớc tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các cô chú anh chị cán bộ công tác tại Uỷ ban nhân dân xã Chiềng Khoi đã cung cấp số liệu cho tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp trong thời gian qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô trong Khoa Nông lâm mà trực tiếp là sự hƣớng dẫn tận tình của giảng viên Th.S Trần Quang Khải, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và cho tôi nhiều ý kiến góp ý trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp và hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức thực hiện khóa luận, song do bƣớc đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học ngoài thực tiễn, do trình độ của bản thân và thời gian có hạn nên khóa luận không tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót nhất định. Vì vậy tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo và hội đồng để khóa luận hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sơn La, ngày 10 tháng 5 năm 2018 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNTB: Chủ nghĩa tƣ bản GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GPMB: Giải phóng mặt bằng HĐND: Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình LB: Liên bang NXB: Nhà xuất bản QSH: Quyền sở hữu QHSDĐ: Quy hoạch sử dụng đất SHNN: Sở hữu nhà nƣớc SHTN: Sở hữu tƣ nhân SHTD: Sở hữu toàn dân SDĐ: Sử dụng đất TLSX: Tƣ liệu sản xuất THCS: Trung học cơ sở UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1 PHẦN 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................3 1.1 . Trên thế giới ........................................................................................................3 1.1.2. Chế độ sở hữu đất đai của nhóm các nƣớc phát triển (nhóm G7) .........................3 1.1.3. Chế độ sở hữu đất đai của nhóm các quốc gia thuộc khối XHCN ........................4 1.1.4. Chế độ sở hữu đất đai của các nƣớc đang phát triển .............................................5 1.1.5. Chế độ sở hữu đất đai của một số nƣớc ASEAN ..................................................5 1.2. Ở Việt Nam...............................................................................................................6 1.2.1. Hiện trạng đất đai Việt Nam ..............................................................................6 1.2.2. Chủ trƣơng, đƣờng lối về ruộng đất của Đảng và Pháp luật của Nhà nƣớc qua các thời kỳ........................................................................................................................6 Phần 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................12 2.1. Mục tiêu ..................................................................................................................12 2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. .........................................................................12 2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu. .........................................................................................12 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................12 2.3. Nội dung nghiên cứu. .............................................................................................12 2.3.1. Thực trạng quản lý sử dụng tài nguyên đất trên địa bàn xã. ...............................12 2.3.2. Nghiên cứu quá trình thực hiện các chính sách trong công tác quản lý ..............12 đất đai trên địa bàn xã. ...................................................................................................12 2.3.3. Nghiên cứu công tác lập, quản lý hồ sơ địa giới hành chính và đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ......................................................................................12 2.3.4. Nghiên cứu quá trình giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trong quản lý và sử dụng ...................................................12 2.3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên đất trên địa bàn xã ..........................................................................................................12 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................12 2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu nghiên cứu ............................................................12 2.4.2. Công tác điều tra ngoại nghiệp ............................................................................13 2.4.3. Công tác xử lý nội nghiệp. ..................................................................................15 PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................................................17 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên. ..................................................................................17 3.1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................................17 3.1.2. Địa hình ...............................................................................................................17 3.1.3. Thổ nhƣỡng .........................................................................................................17 3.1.4. Khí hậu, thủy văn ................................................................................................18 3.1.5. Tài nguyên rừng, thảm thực vật và động vật .......................................................18 3.1.6. Tài nguyên nƣớc ..................................................................................................18 3.1.7. Vấn đề thiên tai ....................................................................................................19 3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội .........................................................................19 3.2.1. Nguồn nhân lực ...................................................................................................19 3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ...................................................................19 3.2.2.3. Đánh giá đời sống dân cƣ trên đại bàn xã ........................................................21 3.2.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hƣởng tới sử dụng đất .......23 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................26 4.1. Thực trạng quản lý sử dụng tài nguyên đất trên địa bàn xã. ..................................26 4.1.1. Thực trạng quản lý, sử dụng tài nguyên đất theo lãnh thổ hành chính ...............26 Biểu 4.1: Thực trạng quản lý tài nguyên đất theo cơ cấu, mục đích sử dụng trên địa bàn xã trong năm 2015 .....................................................................................26 Từ biểu đồ trên ta thấy rằng đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất, chiếm 96,32% so với tổng diện tích đất tự nhiên, tiếp đó là diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 3,68% diện tích dất tự nhiên. Diện tích đất chƣa sử dụng của xã đến năm 2015 là không còn. .......................................................................................................................................27 4.1.2. Thực trạng quản lý sử dụng tài nguyên đất theo đối tƣợng .................................40 4.2. Quá trình thực hiện các chính sách trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã. .......................................................................................................................................41 4.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó .......................................................................................................41 4.2.2. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất .......44 4.2.3. Thực trạng thực hiện áp dụng các chính sách của nhà nƣớc trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Chiềng Khoi ..........................................................................46 4.2.4. Một số hạn chế trong quá trình thực hiện các chính sách trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Chiềng Khoi ..............................................................................48 4.3. Công tác lập, quản lý hồ sơ địa giới hành chính và đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã. ................................................................................50 4.3.1. Công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn xã .........................................50 4.3.2. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ..............................................58 4.4. Quá trình giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trong quản lý và sử dụng. ..............................................................................59 4.4.1. Tranh chấp về đất đai ..........................................................................................59 4.4.2. Tranh chấp, khiếu nại về đất đai ..........................................................................60 4.4.3. Tố cáo về đất đai..................................................................................................61 4.4.4. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trong quản lý và sử dụng..................................................................................................62 4.4.5. Tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Chiềng Khoi ........................................................63 4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên đất trên địa bàn xã................................................................................................................65 4.5.1. Giải pháp về chủ trƣơng ......................................................................................65 4.5.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách trong quản lý đất đai..............................................65 4.5.3. Giải pháp về khoa học – công nghệ ........................................................................66 PHẦN 5. KẾT LUẬN- TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................68 5.1. Kết luận...................................................................................................................68 5.1.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của xã ...........................................................68 5.1.2. Quá trình thực hiện các chính sách trên địa bàn xã Chiềng Khoi .......................68 5.1.3. Công tác lập, quản lý hồ sơ địa giới hành chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.....................................................................................................................68 5.1.4. Quá trình giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trong quản lý và sử dụng ........................................................................68 5.2. Tồn tại .....................................................................................................................69 5.3. Kiến nghị ................................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................71 DANH MỤC CÁC BẢNG Biểu 3.1. Tổng diện tích, năng suất, sản lƣợng một số loại cây trồng chính năm 2016 20 Biểu 4.2. Phân tích thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp xã Chiềng Khoi năm 2015 với năm 2011 .......................................................................................................................... 29 Biểu 4.3. So sánh thực trạng quản lý, sử dụng đất phi nông nghiệp xã Chiềng Khoi năm 2015 với năm 2011 ................................................................................................................. 31 Biểu 4.4. Biến động về quản lý, sử dụng tài nguyên đất theo mục đích sử dụng năm 2015 so với năm 2010 và năm 2005 ........................................................................................... 32 Biểu 4.5. Biến động về quản lý, sử dụng nhóm đất nông nghiệp ....................................... 36 Biểu 4.6. Biến động về quản lý, sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp ................................ 38 Biểu 4.7. Biến động về quản lý, sử dụng nhóm đất chƣa sử dụng ............................... 40 Biểu 4.8. Thực trạng quản lý sử dụng tài nguyên đất theo đối tƣợng quản lý................. 40 Biểu 4.9. Thực trạng quản lý sử dụng tài nguyên đất theo đối tƣợng sử dụng................ 41 Biểu 4.10. Kết quả giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất năm 2015 ................................... 44 Biểu 4.11. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong kì quy hoạch............................ 45 Biểu 4.12. Công tác đƣa đất chƣa sử dụng vào sử dụng ....................................................... 46 Biểu 4.13. Tình hình quản lý tài nguyên đất theo mục đích sử dụng trên địa bàn xã Chiềng Khoi ...................................................................................................................................... 47 Biểu 4.14. Quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng tài nguyên đất xã Chiềng Khoi đến năm 2020 ............................................................................................................................................ 52 Biểu 4.15. Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020............................................... 54 Biểu 4.16. Nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 ....................................... 55 Biểu 4.17. Tình hình tranh chấp trên địa bàn xã Chiềng Khoi giai đoạn 2014 - 2017 .. 59 Biểu 4.18. Tình hình khiếu nại thể hiện qua nội dung khiếu nại về đất đai trên địa bàn xã Chiềng Khoi giai đoạn 2015 – 2017...................................................................................... 60 Biểu 4.19. Tình hình tố cáo thể hiện theo nội dung tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Chiềng Khoi giai đoạn 2014 – 2016 ........................................................................................... 61 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ thực trạng quản lý tài nguyên đất theo cơ cấu, mục đích sử dụng trên địa bàn xã trong năm 2015 ..............................................................................27 Hình 4.2. Biểu đồ thực trạng quản lý tài nguyên đất nông nghiệp trên địa bàn xã 28 năm 2015.................................................................................................................28 Hình 4.3. Biểu đồ thực trạng quản lý tài nguyên đất lâm nghiệp trên địa bàn xã năm 2015.................................................................................................................29 Hình 4.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Chiềng Khoi năm 2015 ...........30 Hình 4.5: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp xã Chiềng Khoi năm 2015 .....32 Hình 4.6. Biến động về quản lý, sử dụng tài nguyên đất theo mục đích sử dụng ở năm 2015 so với năm 2010 và năm 2005 ...............................................................34 Hình 4.7. Biến động về quản lý, sử dụng nhóm đất nông nghiệp ..........................37 Hình 4.8. Biến động về quản lý, sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp ...................39 Hình 4.9. Diện tích giao đất, cho thuê và thu hồi đất năm 2015 ............................45 Hình 4.10. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong kì quy hoạch ................46 Hình 4.11. tình hình quản lý tài nguyên đất trên địa bàn xã Chiềng Khoi .............47 Hình 4.12. Phân bổ sử dụng đất xã Chiềng Khoi đến năm 2020............................53 Hình 4.13. Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020.................................54 Hình 4.14. Nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 ..........................55 Hình 4.15. Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn xã Chiềng Khoi theo đối tƣợng tranh chấp giai đoạn 2015 – 2017 ................................................................59 Hình 4.16. Tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn xã Chiềng Khoi theo nội dung khiếu nại giai đoạn 2015 – 2017 ....................................................................61 Hình 4.17. Tình hình tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Chiềng Khoi theo nội dung tố cáo giai đoạn 2015 – 2017 ..................................................................................62 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con ngƣời. Đất là đối tƣợng và tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố dân cƣ, xây dựng các công trình kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đất không chỉ là nguồn sống và chỗ định cƣ cho con ngƣời, cung cấp lƣơng thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác mà còn có ý nghĩa quan trọng hơn thể hiện ở chỗ đất gắn liền với niềm tin, tình yêu quê hƣơng, yêu tổ quốc. Đất gắn với tuổi thơ và đặc biệt về ý nghĩa nhân văn, vì nó là sản phẩm đấu tranh của biết bao thế hệ cha ông chúng ta. Biết bao mồ hôi, xƣơng máu và nƣớc mắt của các thế hệ đã ngã xuống để giành giữ lấy từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc cho hôm nay. Đất là tài nguyên có hạn về số lƣợng, có vị trí cố định trong không gian nên không thể thay đổi và di chuyển đƣợc theo ý muốn chủ quan của con ngƣời. Vì vậy, việc quản lý tài nguyên đất là vô cùng quan trọng, quản lý tài nguyên đất một cách hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế mà còn đảm bảo cho mục tiêu chính trị và phát triển đất nƣớc. Ở nƣớc ta, quản lý tài nguyên đất là một công việc khá phức tạp. Một mặt, do các quan hệ xã hội, do trải qua nhiều giai đoạn lịch sử có chế độ quản lý khác nhau. Một mặt do hạn chế về năng lực, trình độ quản lý nên đã buông lỏng nhiều năm, chƣa lƣờng hết đƣợc diễn biến của quan hệ đất đai trong nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN. Trong quá trình thực hiện Luật đất đai cũng nhƣ các quy định khác vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu tổ chức thực hiện. Nhiều văn bản có tính chất pháp lý còn chồng chéo và mâu thuẫn, tình trạng chuyển dịch đất đai ngoài sự kiểm soát của pháp luật vẫn còn xảy ra. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình còn chậm, kết quả đạt đƣợc thấp đặc biệt đối với đất ở ... Việc tranh chấp đất đai diễn ra dƣới nhiều hình thức. Đứng trƣớc thực trạng đó, để đƣa vào việc quản lý đất đai ngày càng có hiệu quả, góp phần vào công cuộc cải tạo xây dựng xã hội chủ nghĩa, cần phải rút kinh nghiệm từ thực tế trong quá trình quản lý tài nguyên đất. Trên cơ sở đó, xây dựng các biện pháp nhằm quản lý việc sử dụng đất hiệu quả, bền vững hơn. Việt Nam với tổng diện tích đất tự nhiên 32.924.061 ha (chỉ tính đất liền), dân số năm 2017 hơn 94 triệu ngƣời, diện tích đất bình quân là gần 0,4ha/ngƣời, trong khi đó toàn thế giới khoảng 3ha/ngƣời, điều đó cho thấy Việt Nam có diện tích đất bình quân/ngƣời rất thấp, điều này đòi hỏi Việt Nam phải quản lý sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững. Chiềng Khoi là một xã thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên 31,9 km², dân số năm 2016 là 3.109 ngƣời, mật độ dân số đạt 85 1 ngƣời/km², có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và trao đổi hàng hoá với các vùng phụ cận. Mặc dù đã đƣợc chính quyền quan tâm đầu tƣ nhƣng việc quản lý đất đai còn nhiều hạn chế nhƣ: trình độ dân trí còn hạn chế, một số bộ phận ngƣời dân chƣa nắm đƣợc luật đất đai, đƣờng vào các bản chủ yếu là đƣờng đất nên trong quá trình nghiên cứu, phỏng vấn điều tra còn gặp nhiều khó khăn. Quá trình sử dụng đất, việc quản lý chƣa chặt chẽ, nhất là các cấp cơ sở đã dẫn đến việc sử dụng đất chƣa hợp lý, kém hiệu quả và sai mục đích. Nhận thức của ngƣời dân về chính sách đất đai không đồng đều, ý thức của ngƣời sử dụng đất chƣa cao, chƣa chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật đất đai. Để biết đƣợc thực trạng công tác quản lý tài nguyên đất trên địa bàn xã Chiềng Khoi, từ đó làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài nguyên đất trên địa bàn xã em tiến hành làm đề tài: “ Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài nguyên đất tại xã Chiềng Khoi- huyện Yên Châutỉnh Sơn La”. 2 PHẦN 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 . Trên thế giới Tài nguyên đất của thế giới theo thống kê nhƣ sau: Tổng diện tích 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cƣ trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ trọng đất đang canh tác trên đất có khả năng canh tác ở các nƣớc phát triển là 70%; ở các nƣớc đang phát triển là 36% [1]. Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá. 1.1.1. Sự ra đời của nghiệp vụ địa chính Trong quá trình sử dụng đất của con ngƣời, đã xuất hiện những vấn đề phân định ranh giới, phân chia, phân bố các khoảnh đất, điều chỉnh các quá trình sản xuất và bảo vệ đất đai. Tại những thời điểm ban đầu, việc sử dụng và phân định ranh giới mang tính ngẫu nhiên. Càng về sau xã hội càng đòi hỏi phải mô tả cụ thể hơn những tính chất riêng của khoảnh đất và đánh giá chất lƣợng của đất đai, trên cơ sở này bắt đầu hình thành các hợp phần của nghiệp vụ địa chính. Xuất phát điểm của việc hình thành nghiệp vụ địa chính là vấn đề thuế đất, xác định trên cơ sở ranh giới chiếm hữu đất. Để đảm bảo phân bổ thuế đất một cách công bằng, chính quyền cần phải biết các đặc trƣng về vị trí, kích thƣớc, đặc điểm tự nhiên và giá trị của mảnh đất, do đó phải thiết lập một bộ phận chuyên môn phụ trách việc miêu tả, thống kê và đánh giá đất đai, tức là thực hiện các công việc địa chính [2]. Theo thời gian, vai trò của địa chính ngày càng đƣợc tăng cƣờng và có những biến đổi cả về phƣơng diện, nội dung và kỹ thuật. Ngày nay địa chính đƣợc phát triển theo nhiều chức năng khác nhau tùy theo mức độ phát triển của nền kinh tế, truyền thống và chế độ chính trị của mỗi quốc gia. 1.1.2. Chế độ sở hữu đất đai của nhóm các nước phát triển (nhóm G7) Nhóm G7 bao gồm các nƣớc: Anh, Đức, Canađa, Ý, Mỹ, Nhật Bản và Cộng hoà Pháp. Xét về chế độ sở hữu nói chung, tại tất cả các quốc gia G7 đều thừa nhận quyền tƣ hữu là quyền cơ bản nhất. Xét về chế độ sở hữu đất đai, các nƣớc thuộc nhóm G7 đều thực hiện mô hình sở hữu đất đai đa sở hữu. Đó là vừa thừa nhận sở hữu đất đai của tƣ nhân và vừa thừa nhận đất đai sở hữu của nhà nƣớc. Tại Anh, quyền tƣ hữu về đất đai đƣợc pháp luật thừa nhận. Cùng với đó, luật pháp nƣớc Anh cũng thừa nhận đất đai thuộc sở hữu của nữ hoàng Anh (hình thức sở 3 hữu này chỉ mang tính tƣợng trƣng, nặng về ý nghĩa chính trị, không có ý nghĩa về mặt kinh tế và pháp luật). Bên cạnh đó nữ hoàng cũng có những diện tích đất thuộc QSH của hoàng gia mà không phải là sở hữu của Nhà nƣớc [19]. Tại Pháp, cũng nhƣ các nƣớc thuộc G7 khác, chế độ sở hữu đất đai gồm hai dạng: thứ nhất là đất đai thuộc SHNN và thứ hai là đất đai thuộc SHTN. Đối với đất đai thuộc SHTN thì Nhà nƣớc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể sở hữu và khi Nhà nƣớc lấy đất thì phải trả cho chủ đất tiền theo giá quy định. Bộ phận đất đai thuộc SHNN bao gồm nhà nƣớc trung ƣơng và chính quyền các địa phƣơng [19]. Tại Đức, quyền tƣ hữu đất đai đƣợc chính quyền cộng hoà LB bảo hộ. Đồng thời, khu vực đất công đƣợc coi thuộc sở hữu của Nhà nƣớc bao gồm nhà nƣớc LB và chính quyền các bang [19]. Đối với Nhật Bản cũng gần nhƣ mô hình các quốc gia G7 khác, chế độ sở hữu đất đai thừa nhận sở hữu và thừa kế của tƣ nhân. Các giao dịch về đất đƣợc tiến hành thông qua thị trƣờng. Việc giao dịch đó đặt dƣới sự kiểm soát của các cơ quan quản lý [19]. Trƣờng hợp Canađa, chế độ sở hữu đƣợc cấu trúc thành SHTN, sở hữu của chính quyền các vùng và sở hữu của Nhà nƣớc. Canada là một liên bang có 10 tỉnh, trong đó mỗi tỉnh có độc quyền về đất đai và tài nguyên, do đó chính phủ trung ƣơng không có vai trò trong việc lập quy hoạch sử dụng đất, mỗi tỉnh đều có hệ thống quy hoạch riêng, các hệ thống này có sự khác biệt nhƣng về nguyên tắc là giống nhau [19]. 1.1.3. Chế độ sở hữu đất đai của nhóm các quốc gia thuộc khối XHCN Hiện nay, chỉ còn có 5 quốc gia là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cuba, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Lào và Việt Nam tiếp tục lựa chọn thể chế nhà nƣớc XHCN, do các Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tuy nhiên, mô hình CNXH của các nƣớc này cũng khác nhau và khác với mô hình CNXH hiện thực của Liên Xô cũ, khác với mô hình CNXH theo quan điểm của C.Mác. Trong đó, Trung Quốc tự nhận là mô hình CNXH mang đặc sắc Trung Quốc (nhƣng thực chất là mô hình CNTB nhà nƣớc toàn trị một Đảng), các quốc gia còn lại không có chủ thuyết riêng, về tổ chức bộ máy và hình thái kinh tế xã hội cũng không rõ ràng theo mô hình nào. Đặc trƣng của mô hình CNXH hiện thực ở Liên Xô và các nƣớc XHCN trƣớc đây là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, dựa trên chế độ công hữu về các TLSX chủ yếu (trong đó đặc biệt là đất đai). Tuy nhiên, chế độ công hữu về đất đai của các nƣớc thuộc khối XHCN cũng không hoàn toàn giống nhau: Ở Trung Quốc trƣớc năm 1978 là SHTD, sau này Hiến pháp năm 1982 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Điều 10 quy định rõ ràng: Đất đai đô thị thuộc SHNN, đất đai nông thôn và khu ngoại ô đô thị, đất làm nhà ở và đất tự lƣu, đồi núi tự lƣu cũng thuộc về sở hữu tập thể; Còn ở Liên Xô, trong Hiến pháp 4 nƣớc Cộng hòa XHCN LB Xô Viết Nga thông qua ngày 10 tháng 6 năm 1918 nêu rõ: “Để thực hiện xã hội hóa đất đai, công bố bãi bỏ SHTN về đất đai và toàn bộ quỹ đất đƣợc công bố là tài sản chung của toàn dân và đƣợc chuyển giao miễn phí cho nhân dân lao động sử dụng, trên cơ sở phân phối bình quân [20]. Toàn bộ đất rừng, lòng đất, mặt nƣớc đều thuộc về Sở hữu toàn dân (SHTD). Chế độ SHTD về đất đai ở Liên xô trƣớc đây và SHNN về cơ bản đƣợc hiểu đồng nhất, nhƣng sau này, ở LB Nga, SHNN về đất đai đƣợc làm rõ hơn [20]. 1.1.4. Chế độ sở hữu đất đai của các nước đang phát triển Nhóm các nƣớc đang phát triển hiện nay chiếm đa số các quốc gia trên Thế giới, có trình độ phát triển kinh tế vẫn ở mức trung bình và thấp. Về chế độ chính trị, các nƣớc đang phát triển theo đuổi những mô hình chế độ chính trị hết sức đa dạng. Tuy nhiên, khái quát nhất có thể thấy nổi lên hai loại hình chế độ sở hữu đất đai, đó là chế độ SHTN và chế độ SHNH về đất đai. Trong số đó, Trung Quốc, Việt Nam và Lào đƣợc xem là các trƣờng hợp ngoại lệ [20]. Đối với Trung Quốc chế độ sở hữu đất đai là chế độ công hữu. Nƣớc cộng hòa nhân dân Trung Hoa thi hành chế độ công hữu XHCN về đất đai – đó là chế độ SHNH và chế độ sở hữu tập thể của quần chúng lao động [20]. Ở Ixraen, hầu hết đất đai thuộc SHNH, Nhà nƣớc thực hiện cho thuê đối với các nông dân hoặc những doanh nghiệp với hợp đồng thuê đất có thời hạn từ 49 đến 99 năm. Nhƣ vậy, đối với trƣờng hợp Ixraen chế độ sở hữu là chế độ SHNN về đất đai [20]. Tại Mông Cổ, đất đai thuộc sở hữu của Nhà nƣớc và tƣ nhân. Các loại đất có thể thuộc QSH của các cá nhân ngƣời Mông Cổ hoặc các công ty, tổ chức ngƣời nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, Mông Cổ thực hiện chế độ đa sở hữu, trong đó có thừa nhận cả SHTN của ngƣời nƣớc ngoài về đất đai [20]. Đối với khu vực Mỹ Latinh, hầu hết các quốc gia đang phát triển ở khu vực này thực hiện chế độ đa sở hữu về đất đai, trong đó sở hữu của Nhà nƣớc không phải là phần cơ bản. 1.1.5. Chế độ sở hữu đất đai của một số nước ASEAN STT Tên nƣớc Văn bản luật quy định Hình thức sở hữu 1 Brunây Luật thu hồi đất 1949, Luật đất đai 2000 Tƣ hữu, Quốc vƣơng 2 Campuchia Luật đất đai 2001 3 Đông Timo Quy định của Tổng thống về đất 5 Sở hữu Quốc vƣơng Sở hữu Tƣ nhân Sở hữu Chính phủ Sở hữu tập thể Sở hữu Nhà nƣớc đai 2006 4 Indônexia Quy định của Chính phủ về quản lý đất đai 2004 5 Lào Luật đất đai 1997 6 Malaixia Luật đất đai 1960 7 Mianma Hiến pháp (điều 18) 8 Singapore Luật đất đai 1978 9 Thái Lan Luật đất đai 2008 Việt Nam Hiến pháp 1980; 1992 Luật đất đai 1988;1993; 2003; 2013 10 Sở hữu Tƣ nhân Sở hữu Nhà nƣớc Sở hữu Tƣ nhân Đất nông nghiệp thuộc sở hữu Nhà nƣớc Sở hữu Toàn dân Sở hữu Nhà nƣớc Sở hữu Tƣ nhân Sở hữu Nhà nƣớc Sở hữu Nhà nƣớc Sở hữu Tƣ nhân Sở hữu Nhà nƣớc Sở hữu Tƣ nhân Sở hữu Toàn dân 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Hiện trạng đất đai Việt Nam Theo số liệu thống kê năm 2002, tổng quỹ đất tự nhiên của nƣớc ta là 33.104,22 ngàn ha, trong đó quỹ đất nông nghiệp năm 2000 có 32.924,1 ngàn ha chiếm 28,38%. Là nƣớc có diện tích tự nhiên không lớn, xếp thứ 60 trong số 160 nƣớc trên thế giới và xếp thứ 4 trong các nƣớc Đông Nam Á. Tuy nhiên, quỹ đất của nƣớc ta mới đƣa vào sử dụng 67,57% ( 22.226.821 ha) còn 32,43% đất chƣa sử dụng (10.667.557 ha), trong đó chủ yếu là đất đồi núi gồm 8,5 triệu ha, phân bố ở những vùng có điều kiện khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng yếu kém, ít dân thiếu lao động [4]. Đất bằng chƣa sử dụng còn trên 850.000 ha. Nƣớc ta có 13 triệu ha đất trống đồi núi trọc, trong đó có 1,2 triệu ha đã mất hẳn khả năng sản xuất trở thành đất hoang mạc hoá, nguyên nhân do phá rừng làm rẫy gây nên tình trạng rửa trôi và xói mòn. 1.2.2. Chủ trương, đường lối về ruộng đất của Đảng và Pháp luật của Nhà nước qua các thời kỳ Dƣới bất cứ một thời đại, một chế độ xã hội nào, đất đai luôn là vấn đề sống còn, là địa bàn, chỗ đứng của mỗi quốc gia; biểu hiện quyền lực thống trị của Nhà nƣớc của mỗi quốc gia. Vì vậy đất đai là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu của bộ máy Nhà nƣớc. 1.2.2.1. Từ khi thành lập Đảng đến Cách mạng tháng tám thành công Những năm thập niên 20, đất nƣớc ta bị kẻ thù thực dân Pháp xâm lƣợc và bè lũ bọn vua quan thối nát đã làm cho nhân dân ta sống trong cảnh màn trời chiếu đất, đầy rẫy những bất công và tội lỗi. Đảng ta ra đời đúng vào lúc đó, mặc dù hoạt động trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, song Đảng ta đã đề ra những đƣờng lối vô cùng sáng suốt trong đó có chủ trƣơng về đƣờng lối chính sách về ruộng đất hết sức kịp thời. 6 Ngay cƣơng lĩnh đầu tiên Đảng ta đã nhận định: “Có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá sản đƣợc giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa đƣợc thắng lợi, mà có đánh tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ đƣợc đế quốc chủ nghĩa”. Qua sự nhận định đó, Đảng ta đã nêu lên khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn sứ và các giáo hội, giao ruộng đất cho trung và bần nông” [2]. Nhân dân ta từ lâu sống trong cảnh nô lệ cho bọn địa chủ và thực dân Pháp, với khẩu hiệu trên Đảng ta đã chinh phục hàng triệu trái tim khối óc của nông dân. Khẩu hiệu trên có thay đổi ít nhiều cho phù hợp với tình hình thực tế trong những năm sau đó. Lần đầu tiên trong lịch sử nƣớc ta, cách mạng ruộng đất đƣợc đặt thành một trong những nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đảng ta đã ra đời xuất phát từ lòng dân nên hiểu đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, Đảng ta đã đặt ra và giải quyết đúng đắn vấn đề ruộng đất và nông dân nên Đảng đã dấy lên cao trào cách mạng và trở thành đội tiền phong lãnh đạo cả dân tộc đánh đổ ách thống trị của bọn thực dân phong kiến. 1.2.2.2. Thời kỳ từ tháng 8/1945 đến năm 1954 Đất đai là một trong hai mục tiêu quan trọng nhất của cuộc Cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân do Đảng ta lãnh đạo: “đánh đuổi thực dân để giải phóng đất nƣớc và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày”. Ngày 03/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh: “Toàn dân tăng gia sản xuất nông nghiệp” và “khẩn cấp chấn hƣng nông nghiệp” để chống đói, giải quyết tình hình trƣớc mắt cho nhân dân, hàng loạt Thông tƣ, Nghị định của Bộ Quốc dân Kinh tế và Sắc lệnh của Chủ tịch Nƣớc đã ban hành nhằm tăng cƣờng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Nhân dân ta đã sử dụng đất thuộc các đồn điền vắng chủ, khai khẩn đất hoang để tăng gia sản xuất cứu đói. Ngày 18/6/1949, thành lập nha Địa chính trong bộ Tài chính và tập trung làm thuế nông nghiệp phục vụ cho kháng chiến. Tháng 7/1949, Chính phủ ra sắc lệnh số 78/SL quy định giảm 25% địa tô và theo sắc lệnh số 40/SL ngày 13/7/1951, ngành địa chính chính thức hoạt động theo chuyên ngành. Ngày 5/3/1952, Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về việc sử dụng công điền, công thổ chia cho dân nghèo. Trong 9 năm kháng chiến, Chính phủ đã quyết định nhiều chính sách sử dụng đất hoang, đất vắng chủ thuộc sở hữu của thực dân Pháp và bọn Việt gian phản động. Từ năm 1950, ngƣời cày đƣợc giảm tô khi canh tác trên đất của địa chủ phong kiến. Ngày 14/12/1953 Quốc hội đã thông qua “Luật cải cách ruộng đất” thực hiện triệt để khẩu hiệu “ngƣời cày có ruộng”. Theo Hiến pháp 1946, quyền sở hữu đất đai đƣợc đảm bảo, ruộng đất chia đều cho dân cày, ngƣời cày đƣợc canh tác trên thửa đất của 7 mình. Nhà nƣớc thực hiện hình thức tịch thu, trƣng thu, trƣng mua ruộng đất theo từng đối tƣợng sở hữu đất đai khác nhau để chia cho nông dân (chia đƣợc 72% số khẩu nông thôn) [3]. 1.2.2.2. Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 2002 Trong giai đoạn 1955–1959, cơ quan quản lý đất đai ở Trung ƣơng đƣợc thành lập vào ngày 3 tháng 7 năm 1958, đó là Sở Địa chính thuộc Bộ Tài chính với chức năng chủ yếu là quản lý diện tích ruộng đất để thu thuế nông nghiệp. Ngày 05/5/1958 có Chỉ thị 334/TTg cho tái lập hệ thống địa chính trong Bộ Tài chính và UBND các cấp để làm nhiệm vụ đo đạc lập bản đồ giải thửa và hồ sơ địa chính. Từ năm 1959, Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng xây dựng hình thức kinh tế tập thể theo Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1959 đã xác định 3 hình thức sở hữu đất đai: Toàn dân, tập thể và tƣ nhân. Trong giai đoạn 1960- 1979, Chính phủ ra nghị định số 70/1960/NĐ-CP ngày 9/12/1960 quy định nhiệm vụ, tổ chức ngành địa chính và chuyển ngành địa chính từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông nghiệp và đổi tên là ngành quản lý ruộng đất. Thời kì này công tác quản lý đất đai bị buông lỏng là cho đất đai bị bỏ hoang, bị lấn chiếm, đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng cấp đất trái pháp luật. Ngày 9/11/1979, Chính phủ ban hành Nghị định số 404/CP về thành lập Hệ thống quản lý đất đai thuộc Hội đồng Bộ trƣởng và UBND các cấp. Mục đích của việc tách ngành địa chính riêng ra và thành lập hệ thống quản lý đất đai riêng biệt nhằm quản lý thống nhất toàn bộ đất đai nông nghiệp, phát triển sản xuất, bảo vệ đất, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả [3]. Giai đoạn 1980 – 1991 đƣợc mở đầu bằng Hiến pháp 1980, trong đó đảm bảo thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể. Hiến pháp đã quy định toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân đƣợc Nhà nƣớc thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch. Trong thời gian này, hệ thống tổ chức quản lý đất đai chƣa đủ mạnh trên phạm vi toàn quốc cho mọi loại đất, chƣa có quy hoạch sử dụng đất toàn quốc, Nhà nƣớc mới chỉ quan tâm tới quản lý và các chính sách đối với đất nông nghiệp nên đã dẫn đến việc giao và sử dụng tuỳ tiện các loại đất khác, chuyển đổi mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch. Từ năm 1980 đến năm 1991, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nƣớc thống nhất quản lý đƣợc xác lập. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã quyết định thành lập Tổng cục Quản lý Ruộng đất vào năm 1979 thuộc Chính phủ và các cơ quan quản lý ruộng đất ở địa phƣơng trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp. Thủ tƣớng Chính phủ đã 8 ra Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 về việc triển khai đo đạc giải thửa nhằm nắm lại quỹ đất toàn quốc, đáp ứng nhu cầu quản lý và sử dụng đất đai trong giai đoạn mới. Đầu năm 1981, Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và ngƣời lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. Tiếp theo, Đại hội Đảng khóaVI năm 1986 đã đƣa vấn đề lƣơng thực thực phẩm trở thành một trong ba chƣơng trình mục tiêu đổi mới kinh tế. Năm 1987 Luật Đất đai lần đầu tiên của nƣớc ta đƣợc chuẩn y, có hiệu lực từ năm 1988. Dấu mốc tiếp theo có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp là Nghị Quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 5/4/1989, một văn kiện quyết định nhằm đổi mới chế độ sử dụng đất nông nghiệp. Nghị Quyết đã khẳng định việc chuyển nền nông nghiệp tự cung tự cấp theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Đây là những bƣớc đi có tính then chốt nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn trên cơ sở Nhà nƣớc giao đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Để triển khai Luật Đất đai 1988, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ 2 khóa VII, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã phê chuẩn hai Pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành một Nghị định, Thủ tƣớng Chính phủ đã có một Chỉ thị. Tổng cục Quản lý Ruộng đất đã ban hành một số Quyết định và Thông tƣ hƣớng dẫn. Giai đoạn từ năm 1992 tới nay, bắt đầu bằng Hiến pháp 1992 xác định điểm khởi đầu công cuộc đổi mới hệ thống chính trị. Chế độ sở hữu và quản lý đất đai đƣợc ghi vào Hiến Pháp, trong đó quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân” (Điều 17) “Nhà nƣớc thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nƣớc giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, đƣợc chuyển quyền sử dụng đất đƣợc Nhà nƣớc giao theo quy định của pháp luật” (Điều 18). Nhƣ vậy, Hiến pháp 1992 đã quy định rõ ràng về chế độ sử dụng đất cũng nhƣ phƣơng thức quản lý sử dụng đất trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế nƣớc ta. Sự nghiệp đổi mới đất nƣớc đòi hỏi sửa đổi Luật Đất đai cho phù hợp với cơ chế thị trƣờng, đặc biệt để tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và lao động nông nghiệp theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Luật Đất đai mới đã đƣợc Quốc hội (khóa XI) thông qua tại kỳ họp lần thứ 4, Chủ tịch nƣớc đã ký Lệnh công bố ngày 31/7/1993. Nhà nƣớc khẳng định đất đai đƣợc sử dụng toàn dân do Nhà nƣớc thống nhất quản lý, đất đai đƣợc giao ổn định lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Ngƣời sử dụng đất đƣợc trao 5 quyền giúp chủ sử dụng đất yên tâm đầu tƣ nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 9 Ngay sau khi ban hành Luật Đất đai 1993, Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ và các Bộ đã ban hành hàng loạt các văn bản luật, Pháp lệnh, Nghị định, Chỉ thị, Thông tƣ để triển khai công tác quản lý Nhà nƣớc về Đất đai. Luật Đất đai năm 1993 có 07 nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Nhà nƣớc ta đã liên tục sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý và sử dụng đất đai trong toàn quốc. Luật Đất đai năm 1993 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2001 là những đạo luật quan trọng thể hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc ta. Kết quả đạt đƣợc góp phần tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị, nâng cao đời sống của ngƣời dân. 1.2.2.4. Thời kỳ từ 2002 đến nay Trong giai đoạn này, Bộ Tài nguyên và môi trƣờng là cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về đất đai. Công tác quản lý đất đai trong giai đoạn này đã đƣợc hoàn thiện trên nhiều lĩnh vực luật pháp, trình độ khoa học công nghệ, năng lực cán bộ… Thuật ngữ chế độ quản lý hành chính về đất đai đƣợc hiểu là toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế và xã hội phát sinh trong quá trình quản lý đất đai. Chính sách, pháp luật đất đai đã trở thành một trong những động lực chủ yếu để đƣa nƣớc ta vào nhóm những nƣớc hàng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản và thủy sản. Kinh tế nông nghiệp đã thoát khỏi tình trạng tự cấp tự túc và chuyển sang sản xuất hàng hóa; bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn đƣợc cải thiện. Diện tích đất có rừng che phủ từ chỗ bị suy giảm mạnh, gần đây đã đƣợc khôi phục và tăng nhanh. Công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai dựa trên nền tảng hệ thống pháp luật đất đai ngày càng hoàn thiện, đã đạt đƣợc những tiến bộ rõ rệt; hệ thống quản lý nhà nƣớc về đất đai đƣợc tăng cƣờng, từng bƣớc phân cấp và phát huy tự chủ của địa phƣơng. Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất đai đang có nhiều yếu kém. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chƣa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tính khả thi thấp; việc quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch chƣa trở thành ý thức trong các cơ quan và ngƣời quản lý, sự tuỳ tiện khá phổ biến. Hệ thống quản lý Nhà nƣớc về đất đai còn nhiều bất cập, cơ chế quản lý tài chính về đất đai thiếu hiệu quả. Thị trƣờng bất động sản hoạt động tự phát, nhiều giao dịch về đất đai không qua cơ quan nhà nƣớc. Cơ quan quản lý đất đai các cấp nhìn chung yếu kém, cán bộ địa chính ở cơ sở năng lực còn yếu, lại thƣờng xuyên thay đổi công tác. Hệ thống đăng ký đất đai còn mang tính thủ công, thiếu đồng bộ và chƣa phát huy đƣợc vai trò là công cụ để thống nhất quản lý nhà nƣớc về đất đai. 10 Để khắc phục những nhƣợc điểm, bất cập trong hệ thống pháp luật đất đai hiện hành, ngày 26-11-2003 Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật Đất đai 2003 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1-72004. Thông qua 13 nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai của Luật Đất đai 2003 đã xác định vai trò quản lý Nhà nƣớc về đất đai là rất quan trọng và luôn khẳng định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Ngày 29-11-2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật Đất đai 2013 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2014) thay thế cho Luật Đất đai 2003. Theo đó, Luật Đất đai 2013 có nhiều điểm mới quan trọng đã khắc phục những bất cập tại Luật đất đai năm 2003 và khẳng định công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai cần thiết phải phát triển cả chiều sâu và chiều rộng để đảm bảo quản lý chặt chẽ và khai thác tốt nhất quỹ đất cho các mục đích phát triển. Ở trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, việc quản lý đất đai còn nhiều bất cập nhƣ: chuyển nhƣợng trái phép, cho mƣợn sai quy định, đất đƣợc giao hoặc cho thuê nhƣng chƣa sử dụng… Các tập đoàn, tổng công ty quản lý và sử dụng số lƣợng lớn diện tích đất đai nhƣng chƣa đƣợc ký hợp đồng cho thuê hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm NSNN thất thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất… Theo báo cáo kết quả kiểm toán, một số địa phƣơng còn để đất đai bị lấn chiếm, tranh chấp, chuyển nhƣợng trái phép, cho mƣợn sai quy định; đất đƣợc giao hoặc cho thuê nhƣng chƣa triển khai sử dụng. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất còn chậm, quản lý quy hoạch sau khi đƣợc phê duyệt còn nhiều bất cập, sai sót. Ở hầu hết các địa phƣơng đƣợc kiểm toán, phần lớn các dự án giao đất, cho thuê đất đều chậm tiến độ. Chiềng Khoi là xã thuần nông, việc nhận thức của ngƣời dân về pháp luật cũng nhƣ các chính sách về đất đai còn nhiều hạn chế, cán bộ quản lý về đất đai còn chƣa vững về năng lực chuyên môn. Vì vậy việc nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã là quan trọng. Từ những lí do trên, em tiến hành làm đề tài: “ Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài nguyên đất tại xã Chiềng Khoi- huyện Yên Châu- tỉnh Sơn La”. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất