Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thời gian trồng xen đậu nho nhe với ngô tại thành phố sơn la...

Tài liệu Nghiên cứu thời gian trồng xen đậu nho nhe với ngô tại thành phố sơn la

.PDF
85
128
109

Mô tả:

Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ----------o0o---------- TÔNG A TỶ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU THỜI GIAN TRỒNG XEN ĐẬU NHO NHE VỚI NGÔ TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Hoàng Phƣơng Sơn La, tháng 5 năm 2018 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ----------o0o---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU THỜI GIAN TRỒNG XEN ĐẬU NHO NHE VỚI NGÔ TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Hoàng Phƣơng Sinh viên thực hiện : Tông A Tỷ Lớp : K55 ĐH Nông học Sơn La, tháng 5 năm 2018 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học Lời cảm ơn Để hoàn thành bản báo cáo này Tôi đã được sự giúp đỡ của Thầy giáo TS. Nguyễn Hoàng Phương người đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho Tôi những kiến thức bổ ích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Tôi có thể hoàn thành bản báo cáo này. Tôi xin gửi tới Thầy lời cảm ơn chân thành và sâu sắc! Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo trong khoa Nông Lâm đã giúp đỡ Tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp! Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên an ủi, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập cũng như thời gian thực tập tốt nghiệp! Tôi xin chân thành cảm ơn!!! Ngƣời thực hiện Tông A Tỷ Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học Danh mục các từ viết tắt NPK : Phân bón tổng hợp Đạm – Lân - Kali CT : Công thức NS : Năng suất NSTT : Năng suất thực thu NSLT : Năng suất lý thuyết A0 : Ẩm độ hạt khi thu hoạch S : Diện tích ô thí nghiệm SL : Sơn La GO : Tổng giá trị sản xuất thu được TC : Tổng chi VA : Giá trị gia tăng HS : Hiệu suất đồng vốn Pr : Lợi nhuận KLTB : Khối lượng trung bình H : Động thái tăng trưởng chiều cao cây ngô Vh : Tốc độ tăng trưởng chiều cao cay ngô L : Động thái ra lá Vl : Tốc độ ra lá P0.05 : Giá trị xác suất sai khác có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 0,05 Ttb : Nhiệt độ trung bình Tmax : Nhiệt độ cao nhất Tmin : Nhiệt độ thấp nhất R : Tổng lượng mưa Rmax : Lượng mưa cao nhất trong Utb : Độ ẩm trung bình Umin : Độ ẩm thấp nhất VNĐ : Việt Nam Đồng P : xác suất ở mức ý nghĩa 0.05 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp R Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học : là hệ số tương quan TS1 : Thí nghiệm 1 trồng xen đậu với ngô ngắn ngày TT1 : Thí nghiệm 2 trồng xen đậu với ngô trung ngày TD1 : Thí nghiệm 3 trồng xen đậu với ngô dài ngày TS1-1 : Trồng đậu khi trồng ngô ngắn ngày TS1-2 : Trồng đậu sau khi trồng ngô ngắn ngày 2 tuần TS1-3 : Trồng đậu sau khi trồng ngô ngắn ngày 4 tuần TS1-4 : Trồng đậu sau khi trồng ngô ngắn ngày 6 tuần TS1-5 : Trồng đậu sau khi trồng ngô ngắn ngày 8 tuần TT1-1 : Trồng đậu khi trồng ngô trung ngày TT1-2 : Trồng đậu sau khi trồng ngô trung ngày 2 tuần TT1-3 : Trồng đậu sau khi trồng ngô trung ngày 4 tuần TT1-4 :Trồng đậu sau khi trồng ngô trung ngày 6 tuần TT1-5 : Trồng đậu sau khi trồng ngô trung ngày 8 tuần TD1-1 : Trồng đậu khi trồng dài ngắn ngày TD1-1 : Trồng đậu sau khi trồng ngô dài ngày 2 tuần TD1-1 : Trồng đậu sau khi trồng ngô dài ngày 4 tuần TD1-1 : Trồng đậu sau khi trồng ngô dài ngày 6 tuần TD1-1 : Trồng đậu sau khi trồng ngô dài ngày 8 tuần T2-1 : Trồng cây trồng xen cùng với ngô T2-2 : Trồng cây trồng xen sau khi gieo ngô 2 tuần T2-3 : Trồng cây trồng xen sau khi gieo ngô 4 tuần T2-4 : Trồng cây trồng xen sau khi gieo ngô 6 tuần T2-5 : Trồng cây trồng xen sau khi gieo ngô 8 tuần Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1 1.2 Mục đích , yêu cầu ......................................................................................... 2 1.2.1 Mục đích ....................................................................................................... 2 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 2.1 Vai trò của cây ngô trong đời sống và sản xuất nông nghiệp ......................... 3 2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô .................................................................. 3 2.2.1 Tình hành sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới .......................................... 3 2.2.2 Tình hành sản xuất và tiêu thụ ngô tại Việt Nam ........................................ 5 2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô tại Sơn La ................................................ 7 2.3.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Sơn La .................................................................... 7 2.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô tại Sơn La ............................................. 8 2.4 Một số đặc điểm về cây ngô ............................................................................ 9 2.4.1 Nguồn gốc, phân loại và lược sử phát triển ................................................. 9 2.4.2 Đặc điểm thực vật học ................................................................................ 10 2.4.3 Quá trình sinh trưởng phát triển ................................................................. 16 2.5 Nhu cầu dinh dưỡng và sinh thái ................................................................. 17 2.5.1 Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô ............................................................... 17 2.5.2 Nhu cầu về sinh thái của cây ngô ............................................................... 18 2.6 Cơ sở khoa học và thực tiễn của biện pháp trồng xen .................................. 19 2.6.1 Cơ sở khoa học của biện pháp trồng xen ................................................... 19 2.6.2 Cơ sở thực tiễn của trồng xen .................................................................... 22 2.7 Một số đặc điểm cây trồng xen ..................................................................... 22 2.7.1 Phân bố ở nước ta ....................................................................................... 22 2.7.2 Đặc điểm chính........................................................................................... 22 2.7.3 Giá trị.......................................................................................................... 23 2.8 Một số kết quả nghiên cứu về trồng xen với ngô.......................................... 23 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học 2.9 Đặc điểm khí hậu vụ hè thu tại tỉnh Sơn La năm 2017 ................................. 28 2.9.1 Nhiệt độ ..................................................................................................... 29 2.9.2 Lượng mưa .................................................................................................. 30 2.9.3 Độ ẩm ......................................................................................................... 31 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 33 3.1 Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu ........................................................ 33 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 33 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 33 3.1.3 Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 33 3.2 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 33 3.2.1 Thí nghiệm xác định hệ số tương quan ...................................................... 33 3.2.2 Thí nghiệm xác định thời gian trồng xen đậu nho nhe với ngô ................. 33 3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 33 3.3.1 Thiết kế và công thức thí nghiệm ............................................................... 33 3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đối với thí nghiệm 4 ......................... 35 3.4.1 Đối với cây ngô (Các chỉ tiêu theo dõi dựa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống ngô. Ký hiệu: QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT) ........................................................................ 35 3.4.2 Đối với cây trồng xen (đậu nho nhe) ......................................................... 38 3.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................................ 38 3.6 Quy trình kỹ thuật canh tác ........................................................................... 39 3.6.1 Thời vụ gieo ............................................................................................... 39 3.6.2 Kỹ thuật bón phân ...................................................................................... 39 3.6.3 Kỹ thuật trồng ............................................................................................. 39 3.6.4 Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh ............................................................... 39 PHẦN 4: KẾT QUẢ, NỘI DUNG VÀ THẢO LUẬN ................................... 41 4.1 Quá trình sinh trưởng, phát triển của ngô (Giống ngô LVN 092) ................ 41 4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao (Giống ngô LVN 092) .............................. 43 4.3 Động thái tăng trưởng số lá (Giống ngô LVN 092) ...................................... 46 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học 4.4 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại (Giống ngô LVN 092) ..................................... 49 4.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất (Giống ngô LVN 092) ........... 50 4.6 Năng suất (Giống ngô LVN 092) .................................................................. 52 4.7 Một số chỉ tiêu về cây đậu nho nhe ............................................................... 54 4.7.1 Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây trồng xen ................................... 54 4.7.2 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ............................................. 55 4.7.3 Hiệu quả kinh tế ......................................................................................... 56 4.8. Xác định hệ số tương quan giữa Đậu Nho nhe và Ngô ............................... 57 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 68 5.1 Kết luận ......................................................................................................... 68 5.2 Kiến nghị ....................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 70 PHỤC LỤC Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới 2009- 2014.......... 4 Bảng 2.2: Sản suất ngô tại một số nước trên thế giới năm 2013 .......................... 5 Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô Việt Nam từ 2000 – 2016 ....... 6 Bảng 2.4: Tình hình sản xuất ngô ở Sơn La giai đoạn 2000 – 2016..................... 8 Bảng 2.5: Đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm không khí tại Sơn La........ 29 Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng và thời gian các giai đoạn sinh trưởng............ 41 Bảng 4.2: Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm) ......................... 44 Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng số lá và tốc độ ra lá ........................................ 47 Bảng 4.4: Tỷ lệ mức độ nhiễm sâu bệnh hại ....................................................... 49 Bảng 4.5: Các yếu tố cấu thành năng suất .......................................................... 51 Bảng 4.6: Năng suất thực thu và năng suất lý thuyết .......................................... 53 Bảng 4.7: Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây trồng xen ............................ 54 Bảng 4.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ..................................... 55 Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm 4 .............................. 56 Bảng 4.10: Giống đâu nho nhe trồng xen với giống ngô ngắn ngày (Giống ngô LVN 092) ............................................................................................................ 58 Bảng 4.11: Giống đâu nho nhe trồng xen với giống ngô trung ngày .................. 61 Bảng 4.12: Giống đâu nho nhe trồng xen với giống ngô dài ngày ..................... 64 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1: Diễn biến nhiệt độ trong vụ Hè Thu năm 2017 ................................ 29 Biểu đồ 2.1: Lượng mưa trong vụ Hè Thu năm 2017 ....................................... 30 Đồ thị 2.2: Diễn biến độ ẩm trong vụ Hè Thu năm 2017 ................................... 31 Đồ thị 4.4: Động thái tăng trưởng số lá............................................................... 47 Biểu đồ 4.1: Mức độ nhiễm sâu bệnh hại............................................................ 50 Biểu đồ 4.2: Năng suất ngô của từng công thức ................................................. 53 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Ngô là một loại ngũ cốc quan trọng, đứng thứ ba sau lúa mì và lúa gạo. Là cây lương thực, giàu dinh dưỡng hơn lúa mì và lúa gạo, góp phần nuôi sống gần 1/3 dân số trên toàn thế giới. Sản lượng sản xuất ngô ở thế giới trung bình hàng năm từ 696,2 đến 723,3 triệu tấn (năm 2005 - 2007). Trong đó nước Mỹ sản xuất 40,62 % tổng sản lượng ngô và 59,38 % do các nước khác sản xuất. Sản lượng ngô xuất khẩu trên thế giới trung bình hàng năm từ 82,6 đến 86,7 triệu tấn. Trong đó, Mỹ xuất khẩu 64,41 % tổng sản lượng và các nước khác chiếm 35,59 %. Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực đứng hàng thứ 2 sau lúa gạo. Diện tích gieo trồng đạt 730,2 nghìn ha với năng suất 27,5 tạ/ha (năm 2000), đến năm 2010 diện tích đã lên tới 1125,7 nghìn ha với năng suất 41,1 tạ/ha [27]. So với các nước khác thì năng suất ngô ở nước ta vẫn thuộc loại khá thấp. Đặc biệt tại một số địa phương miền núi vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Nam, Lâm Đồng… một số đồng bào dân tộc ít người sử dụng ngô là nguồn lương thực, thực phẩm chính, sử dụng các giống ngô địa phương và tập quán canh tác lạc hậu nên năng suất ngô ở đây chỉ đạt trên dưới 1 tấn/ha. Sản lượng ngô trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu mà hàng năm chúng ta còn phải nhập khẩu khá nhiều ngô hạt (trị giá trên 500 triệu USD) để sản xuất thức ăn gia súc. Hiện nay và trong những năm tới, ngô vẫn là cây ngũ cốc có vai trò quan trọng ở nước ta. Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2016 của Tổng cục thống kê cho thấy năng suất ngô trung bình ở Việt Nam đạt 45,3tạ/ha, diện tích đạt 1152,4 nghìn ha. Tại Sơn La, cây ngô đã được canh tác từ lâu đời và là cây trồng đóng vai trò quan trọng. Năm 2016 diện tích canh tác ngô toàn tỉnh đạt 152,4 nghìn ha, năng suất trung bình đạt 38,9 tạ/ha. Tuy nhiên, do canh tác ngô tại Sơn La chủ yếu trên đất dốc kết hợp với tập quán canh tác độc canh nên tài nguyên đất đang bị suy thoái nghiêm trọng. 1 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học Trồng ngô xen cây họ đậu giúp tăng thu nhập cho người dân, vì có thêm nguồn thu. Ngoài hiệu quả thu lợi từ sản phẩm, bề mặt đất có cây họ đậu che phủ còn có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi trong mùa mưa, hạn chế cỏ dại. Sử dụng làm phân xanh cung cấp một lượng đạm lớn cho cây trồng do có bộ rễ có nốt sần có khả năng cố định đạm sinh học cao. Sau khi thu hoạch cây họ đậu, chân đất đã được bổ sung một lượng mùn đáng kể. Trồng xen cây họ đậu để tăng độ phì cho đất và giúp cây ngô sinh trưởng tốt, tăng thu nhập. Trên thực tế ở Sơn La đã từ lâu người dân địa phương đã biết cách trồng cây đậu nho nhe trồng xen với ngô, nhưng vài năm trở lại đây tình trạng dùng thuốc trừ cỏ sử dụng trên nương ngô nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển cây đậu nho nhe và làm ô nhiễm nguồn đất canh tác, diện tích trồng đậu nho nhe qua mỗi năm giảm dần. Từ những vấn đề trên, với mong muốn cây ngô Sơn La phát triển một cách bền vững chúng tôi thực hiên đề tài: “Nghiên cứu thời gian trồng xen đậu Nho nhe với Ngô tại thành phố Sơn La”. 1.2 Mục đích , yêu cầu 1.2.1 Mục đích Xác định thời gian trồng xen phù hợp không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh hại, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây ngô. Xác định mối quan hệ giữa khả năng sinh trưởng của ngô và các yếu tố cấu thành năng suất của đậu nho nhe. 1.2.2 Yêu cầu Thiết kế thí nghiệm, thu thập số liệu. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại. Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế. Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây trồng xen. 2 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Vai trò của cây ngô trong đời sống và sản xuất nông nghiệp Ngô là một loại ngũ cốc quan trọng, đứng thứ ba sau lúa mì và lúa gạo. Là cây lương thực, giàu dinh dưỡng hơn lúa mì và lúa gạo, góp phần nuôi sống gần 1/3 dân số trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực đứng hàng thứ 2 sau lúa gạo. Đặc biệt tại một số địa phương miền núi vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Nam, Lâm Đồng… một số đồng bào dân tộc ít người sử dụng ngô là nguồn lương thực, thực phẩm chính, sử dụng các giống ngô địa phương và tập quán canh tác lạc hậu nên năng suất ngô ở đây chỉ đạt trên dưới 1 tấn/ha. Sản lượng ngô trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu mà hàng năm chúng ta còn phải nhập khẩu khá nhiều ngô hạt (trị giá trên 500 triệu USD) để sản xuất thức ăn gia súc. Hiện nay và trong những năm tới, ngô vẫn là cây ngũ cốc có vai trò quan trọng ở nước ta.[31] Ngô có nhiều công dụng. Tất cả các bộ phận của cây ngô từ hạt, đến thân, lá đều có thể sử dụng được để làm lương thực, thực phẩm cho người, thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu cho công nghiệp (rượu ngô, sản xuất ethanol để chế biến xăng sinh học, thậm chí còn còn chế biến tạo ra một số vật dụng đồ dùng như điện thoại, đồ trang sức của phụ nữ…), một số bộ phận của ngô có chưa một số chất có vai trò như một loại thuốc chữa bệnh, làm chất đốt …[31] 2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô 2.2.1 Tình hành sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới Ngành sản xuất Ngô trên thế giới tăng liên tục từ thế kỷ XX đến nay, nhất là trong những năm gần đây. Trong những năm vừa qua diện tích và thị trường ngô chưa có biến động lớn, chỉ có năng suất ngô là tăng tương đối nhanh ở nhiều quốc gia. Trong nhưng năm gần đây năng suất ngô đã được tăng lên đáng kể, cùng với những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai, sự kết hợp những phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học thì việc ứng dụng công nghệ cao trong 3 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học canh tác cây ngô đã góp phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước, góp phần giải quyết nhu cầu lương thực và protein động vật cho hơn 6 tỷ người trên hành tinh. Tình hình sản xuất ngô thế giới không ngừng tăng về diện tích và đặc biệt là năng suất đã đem lại sản lượng lớn. Số liệu thống kê được trình bày trong bảng 2.1. Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô trên thế giới 2009- 2014 Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lƣợng (triệu ha) (tấn/ ha) (triệu ha) 2009 158,74 5,17 820,69 2010 164,03 5,19 851,32 2011 172,26 5,15 887,14 2012 178,55 4,89 873,12 2013 184,19 5,52 1016,73 2014 177,0 5,60 967,0 Năm (Nguồn: http://faostat.fao.org)[29] Qua bảng 2.1 cho thấy diện tích, năng suất, sản lượng ngô từ năm 2009 đến năm 2013 tăng rõ rệt. Tổ chức FAO đưa ra sơ bộ sản lượng ngũ cốc thô thế giới năm 2014 chỉ đạt 1255 triệu tấn, mặc dù cao hơn mức trung bình trong vòng 5 năm qua nhưng vẫn ít hơn năm 2013 là 3.9 triệu tấn. Tổng sản lượng ngô thế giới năm 2014 sơ bộ khoảng 967 triệu tấn, giảm 4 % so với năm 2013. Ngô tập trung 2/3 diện tích ở các nước đang phát triển, 1/3 ở các nước phát triển. Mỹ đứng đầu thế giới về diện tích 35,48 triệu ha, tổng sản lượng 353,38 triệu tấn, năng suất đạt 5,17 tấn/ha, 100 % dùng giống ngô lai chủ yếu là lai đơn. Trung Quốc là nước dứng đầu Châu Á và đứng thứ 2 thế giới với diện tích 35.26 triệu ha, tổng sản lượng 217,55 triệu tấn, năng suất bình quân 6,17 tấn/ha, tỉ lệ sử dụng ngô lai lớn hơn 90 %. Nhu cầu tiêu thụ nội địa ngô trên thế giới rất lớn, trung bình hàng năm từ 702,5 đến 768,8 triệu tấn. Trong đó Mỹ tiêu thụ 33,52 % tổng sản lượng ngô tiêu thụ, còn các nước khác chiến 66,48 %. Sản lượng ngô 4 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học xuất khẩu trên thế giới trung bình hàng năm từ 82,6 đến 86,7 triệu tấn, trong đó Mỹ xuất khẩu 64,41 %, tổng sản lượng của các nước khác chiếm 35,59 %. Bảng 2.2: Sản suất ngô tại một số nƣớc trên thế giới năm 2013 Diện tích Năng suất Sản lƣợng (triệu ha) (tấn/ ha) (triệu tấn) Mỹ 35,48 9,96 353,38 Trung Quốc 35,26 6,17 217,55 Brazil 15,32 5,25 80,43 Pháp 1,85 8,13 15,04 Italia 0,80 8,09 6,47 Đức 0,49 8,82 4,32 Ân Độ 9,5 2,45 23,28 Mexico 7,10 3,19 22,64 Quốc gia ( Nguồn: http://faostat.fao.org )[29] Theo Đại học tổng hợp Iowa (2006), trong những năm gần đây khi thế giới cảnh báo nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt, thì ngô đã và đang được chế biến ethanol, thay thế một phần nhiên liệu xăng dầu chạy ô tô ở Mỹ, Braxin, Trung Quốc… Riêng ở Mỹ, năm 2002-2003 đã dùng 25,5 nghìn tấn ngô để chế biến ethanol, năm 2005-2006 dùng 40,6 nghìn tấn và dự kiến năm 2012 dùng 190,5 nghìn tấn ngô. 2.2.2 Tình hành sản xuất và tiêu thụ ngô tại Việt Nam Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực thứ hai sau lúa. Ngô là cây trồng quan trọng ở cả đồng bằng, trung du và miền núi về cả ba mặt: lương thực cho người, thức ăn gia súc và nguyên liệu cho sản phẩm chế biến. Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ giống như: khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, cung cấp giống, giới thiệu các giống mới có năng, chất lượng vào sản xuất, hỗ trợ giá cho người dân để khuyến khích sản xuất, nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật về sản xuất ngô đã được chuyển giao đến người dân thông qua các buổi tập huấn chuyển giao kỹ thuật, phát tờ rơi với hình ảnh minh hoạ sinh động, dễ hiểu. Tuy nhiên việc áp dụng các tiến bộ khoa 5 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học học kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan. Với địa hình phức tạp, trên 70% diện tích ngô được trồng trên đất có độ dốc quá cao, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nước trời, ít đầu tư thâm canh, chăm sóc nên năng suất ngô vẫn còn thấp so với tiềm năng của giống. Bên cạnh đó các giống ngô có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thời tiết bất thuận như hạn hán và mưa lũ vẫn còn thiếu. Vì vậy mà nhiều vùng người dân vẫn sử dụng các giống của địa phương do giống đó thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của vùng đó. Vì thế cần có nhiều nghiên cứu trong cải thiện giống chống chịu được với điều kiên khắc nghiệt như hạn hán… cho người dân.[16] Trong những năm gần đây diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam không ngừng tăng. Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô Việt Nam từ 2000 – 2016 Chỉ tiêu Diện tích (nghìn ha) 730,2 Năng suất (tạ/ ha) 27,5 Sản lƣợng (nghìn tấn) 2005,9 2010 1125,7 41,1 4625,7 2011 1121,3 43,1 4835,6 2012 1156,6 43,0 4973,6 2013 1170,4 44,4 5191,2 2014 1179,0 44,1 5202,3 2015 1179,3 44,8 5281,0 Sơ bộ 2016 1152.4 45,3 5220,4 Năm 2000 (Nguồn: số liệu năm 2016: Tổng cục thống kê Việt Nam)[27] Năm 2000 diện tích trồng ngô ở Việt Nam là 730,2 nghìn ha, năng suất đạt 27,5 tạ/ha và sản lượng đạt 2005,9 nghìn tấn. Đến năm 2010 diện tích trồng ngô của cả nước đã là 1125,7 nghìn ha, năng suất đạt 41,1 tạ/ha và sản lượng đạt 4625,7 nghìn tấn. Nhưng đến năm 2011 diện tích trồng ngô cả nước là 1121,3 nghìn ha giảm so với năm 2010 xong năng suất đạt 43,1 tạ/ha và sản lượng đạt 4835,6 nghìn tấn vẫn tăng so với năm 2010. Đến năm 2012 cả diện tích trồng là 1156,6 nghìn ha, năng suất đạt 43,0 tạ/ha và sản lượng là 4973,6 nghìn tấn tăng so với năm 2011. 6 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học Năm 2013 cả nước tăng cả về diện tích trồng ngô là 1170,3 nghìn ha, năng suất đạt 44,4 tạ/ha và sản lượng đạt 5191,2 nghìn tấn. Năm 2014 diện tích trồng là 1179,0 nghìn ha, năng suất đạt 44,1 tạ/ha và sản lượng đạt 5202,3 nghìn tấn vẫn tăng so với năm 2013. Năm 2015 tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng trong đó diện tích trồng là 1179,3 nghìn ha, năng suất đạt 44,8 tạ/ha và sản lượng đạt 5281,0 nghìn tấn. Sơ bộ năm 2016 thì diện tích giảm so với 2015, nhưng năng suất tăng với 45,3 tạ/ha và sản lượng tăng với sản lượng là 5220,4 nghìn tấn. 2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô tại Sơn La 2.3.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Sơn La Về khí hậu: Sơn La có khí hậu cận nhiệt đới ẩm vùng núi, mùa đông phi nhiệt đới lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm ( https://vi.wikipedia.org).[31] Theo thống kê nhiệt độ trung bình năm của Sơn La có xu hướng tăng trong 20 năm lại đây với mức tăng 0,5°C – 0,6°C, nhiệt độ trung bình năm của Thành phố Sơn La hiện ở mức 21,1°C, Yên Châu 23°C; lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm (thành phố hiện ở mức 1.402mm, Mộc Châu 1.563mm); độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm. Tình trạng khô hạn vào mùa đông, gió tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3-4) là yếu tố gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Sương muối, mưa đá, lũ quét là yếu tố bất lợi ( https://vi.wikipedia.org).[32] Về thổ nhưỡng: Phấn lớn đất đai của tỉnh phát triển trên đá vôi, một số ít phát triển trên đá sa thạch và phiến thạch. Đặc điểm chung của thổ nhưỡng đó là: Tầng đất khá dày, thấm nước tốt, tỉ lệ đạm và lân trong đất tương đối cao. Các loại đất chính của Sơn La là: Đất đỏ vàng phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau, đất mùn phát triển ở các vùng núi phía Nam, Ngoài ra còn có đất phù sa ven sông Mã, sông Đà. Nhìn chung đất Sơn La thuộc loại trung bình đến nặng, độ pH biến động: 5 – 6,5. Như vậy có thể thấy việc phát triển sản xuất ngô ở Sơn La là khá phù hợp.[28] 7 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học 2.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô tại Sơn La Khu vực Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng là vùng có diện tích trồng ngô cũng như sản lượng ngô đứng thứ 3 trong cả nước, chỉ sau Tây Nguyên. Với địa hình phần lớn là đồi núi dốc và dân cư thưa thớt, chủ yếu là các dân tộc thiểu số sinh sống. Cây ngô đã trở thành cây chủ lực giúp bà con dân tộc nơi đây xoá đói giảm nghèo, từng bước vươn lên no đủ. Kể từ khi có các giống ngô lai được đưa vào trồng, tỉnh Sơn La trở thành tỉnh có sản lượng ngô hàng hoá đứng thứ nhất trong cả nước. Dương Hồng Dật[5] cho rằng: năm 1990 diện tích trồng ngô của tỉnh vào khoảng 16 nghìn ha, và sản lượng đạt khoảng 23,6 nghìn tấn. Đến năm 2005 diện tích ngô trong toàn tỉnh đã vượt lên 80,9 nghìn ha với sản lượng trên 228 nghìn tấn. Như vậy diện tích trồng ngô đã tăng khoảng 5 lần nhưng sản lượng đã tăng gấp 10 lần, đánh dấu một bước tăng đáng kể do việc áp dụng công nghệ hạt lai, đem lại nguồn thu lớn cho ngành nông nghiệp tỉnh nhà. Bảng 2.4: Tình hình sản xuất ngô ở Sơn La giai đoạn 2000 – 2016 Chỉ tiêu Năm 2000 Diện tích (nghìn ha) 51,6 Năng suất (tạ/ ha) 26,3 Sản lƣợng (nghìn tấn) 120,2 2005 80,9 28,2 228,0 2006 82,4 32,6 269,0 2007 117,8 37,7 444,0 2008 132,3 38,1 503,5 2009 132,1 38,9 514,2 2010 132,7 31,5 417,4 2011 127,5 39,8 506,7 2012 168,7 39,6 667,3 2013 162,8 40,2 654,7 2014 162,5 40,5 657,7 2015 159,9 36,8 588,7 2016 152,4 38,9 592,8 (Nguồn: số liệu năm 2016: Tổng cục thống kê Việt Nam)[27] 8 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học Diện tích trồng Ngô của Sơn La đã tăng lên nhanh chóng từ 51,6 nghìn ha vào năm 2000 chỉ trong 15 năm sau diện tích đã tăng lên đến 159,9 nghìn ha. Vì vậy mà năng suất ngô năm 2000 chỉ đặt 26,3 tạ/ha thì đến năm 2015 đã tăng lên 36,8 tạ/ha. Do vậy sản lượng ngô đã tăng từ 120,2 nghìn tấn năm 2000 lên 588,7 nghìn tấn năm 2015. Năm 2016 thì diện tích có xu hướng giảm nhưng năng suất và sản lượng lại tăng so với năng trước. Như vậy ta thấy diện tích, năng suất và sản lượng Ngô ở Sơn La đã không ngừng tăng lên trong những năm qua ( tuy nhiên cái sử tăng lên này không ổn định qua các năm). Điều này cũng cho thấy Ngô đã trở thành một loại cây trồng chính, có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Với lợi thế về đất đai và khí hậu của mình, diện tích và sản lượng ngô của Sơn La không ngừng tăng lên và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong diện tích và sản lượng ngô của cả nước. Hiện nay tại Sơn La cây ngô đã góp phần xoá đói giảm nghèo, mang lại thu nhập khá ổn định cho người dân. 2.4 Một số đặc điểm về cây ngô 2.4.1 Nguồn gốc, phân loại và lược sử phát triển Ngô còn gọi là bắp, tên khoa học là Zea mays l. Trong tiến Anh “maize” xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha (maíz) là thuật ngữ trong tiếng taino để chỉ loài cây này, là từ thông dụng của Vương quốc anh để chỉ cây ngô. Tại Hoa kỳ, Canada và Australia, thuật ngữ hay được sử dụng là corn, là từ trước đây dùng để gọi cho một loại cây lương thực, hiện nay thuật ngữ này dùng để chỉ cây ngô, là dạng rút gọn của "Indian corn" là “cây lương thực của người Anh điêng”.[7] Việc gieo trồng ngô đã lan rộng từ Mêxico vào tây nam Hoa Kỳ sau đó vào đông bắc nước này cũng như đông nam Canada, làm biến đổi cảnh quan các vùng đất này do thổ dân châu Mỹ đã dọn sạch nhiều diện tích rừng và đồng cỏ để trồng ngô vào những năm đầu của thế kỉ XVI bằng đường thủy các tầu của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia đã đưa cây ngô ra hầu hết các lục địa của thế giới cũ. Năm 1517, ngô xuất hiện ở Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Đức, sau đó là nam châu Âu và Bắc Phi, năm 1521, ngô đến Đông Ấn Độ và quần đảo Indonesia. Vào khoảng năm 1575 ngô đến Trung Quốc. Theo sách “Vân đài loại 9 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Tông A Tỷ - K55 ĐH Nông Học ngữ” của Lê Quý Đôn thì cây ngô được đem vào Việt nam bởi Trần Thế Vinh (1634–1701) trong chuyến đi sứ nhà Thanh. Năm Ất Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 6 (Tây lịch năm 1685), Trần Thế Vinh được cử làm phó sứ đoàn sứ thần Đại Việt sang nước Thanh.[7] 2.4.2 Đặc điểm thực vật học 2.4.2.1 Rễ ngô Theo Đường Hồng Dật (2005) [3], Rễ ngô thuộc loại rẽ chùm. Rễ ngô có 3 loại: - Rễ mầm: Còn gọi là rễ tạm thời. Sau khi gieo có đầy đủ các điều kiện cần thiết hạt ngô sẽ nảy mầm. Cơ quan đầu tiên là rễ mầm sơ sinh ( rễ chính, rễ phôi). Ngô là loại hoà thảo có một rễ mầm sơ sinh duy nhất, tương tự như cao lương và kê. Những loại hoà thảo khác như lúa mì, đại mạch, tiểu mạch… có nhiều loại rễ mầm sơ sinh.[3] Rễ mầm giữ vai trò chính trong việc cung cấp nước và thức ăn cho cây ngô trong thời kì nảy mầm cho đến khi có 4 – 5 lá. Sau một thời gian ngắn kể từ khi xuất hiện rễ mầm sơ sinh có thể ra nhiều lông hút và nhánh. Thường thì rễ mầm sơ sinh thường ngừng phát triển, khô đi và tiêu huỷ sau một thời gian vào khoảng giai đoạn cây ngô có 3 lá. Nhưng cũng có một số giống ngô rễ mầm tồn tại lâu hơn và ăn sâu vào lòng đất để cung cấp thức ăn cho cây. Tình trạng này thường gặp ở những giống ngô chịu hạn.[3] Rễ mầm thứ sinh xuất hiện ở trụ gian lá mầm của phôi phía dưới mấu của bao lá mầm, sau khi rễ chính xuất hiện. Có người gọi đó là rễ mầm phụ hay rễ phụ. Rễ mầm thứ sinh có từ 3 – 7 cái. Cũng có trường hợp rễ mầm thứ sinh không xuất hiện và rễ mầm sơ sinh hợp thành bộ rễ tạm thời cung cấp nước và chất dinh dưỡng của cây ngô trong thời gian 2 – 3 tuần, sau đó vai trò này nhường lại cho rễ đốt.[3] - Rễ đốt: Còn gọi là rễ phụ cố định. Đó là những rễ mọc xung quanh các đốt thân ở dưới đất. Khi cây ngô được 3 – 4 lá, rễ đốt bắt đầu phát triển sau đó mọc nhanh 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất