Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu quy trình ra ngôi sau in vitro cho cây lan kim tuyến anoectochilus st...

Tài liệu Nghiên cứu quy trình ra ngôi sau in vitro cho cây lan kim tuyến anoectochilus staceus blume

.PDF
61
1129
52

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MAI THỊ NGỌC CHÂM Đề tài: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH RA NGÔI SAU IN VITRO CHO CÂY LAN KIM TUYẾN (Anoectochilus setaceus Blume) Ở GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hê ̣đào ta ̣o Chuyên ngành Khoa Khóa học : Chính quy : Nông lâm kế t hơ ̣p : Lâm nghiêp̣ : 2011-2015 Thái Nguyên - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MAI THỊ NGỌC CHÂM Đề Tài: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH RA NGÔI SAU IN VITRO CHO CÂY LAN KIM TUYẾN (Anoectochilus setaceus Blume) Ở GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hê ̣đào ta ̣o Chuyên ngành Lớp Khoa Khóa học Giảng viên hƣớng dẫn : Chính quy : Nông lâm kế t hơ ̣p : 43 - NLKH : Lâm nghiêp̣ : 2011-2015 : PGS.TS. Trần Thị Thu Hà Thái Nguyên - 2015 CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Viện nghiên cứu và phát triển Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên xác nhận: Sinh viên : Mai Thị Ngọc Châm Lớp : 43NLKH Khoa : Lâm Nghiệp Trường : Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đã thực tập tốt nghiệp tại Viện nghiên cứu và phát triển Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên để thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu quy trình ra ngôi sau in vitro cho cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus staceus Blume)”. Trong thời gian thực tập từ ngày / /2015 đến ngày / /2015. Chúng tôi nhận thấy: Sinh viên Mai Thị Ngọc Châm có ý thức kỉ luật tốt, chấp hành tốt mọi nội quy của cơ quan, tích cực trong việc tiến hành nghiên cứu, thu thập số liệu phục vụ cho đề tài, chịu khó tìm tòi, học hỏi các cô, các chú, các anh chị trong cơ quan về nội dung nghiên cứu. Chúng tôi xác nhận sinh viên Mai Thị Ngọc Châm đã hết thời gian thực tập. Đề nghị Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo tạo điều kiện giúp đỡ sinh viên Mai Thị Ngọc Châm hoàn thành tốt đề tài của mình. Thái Nguyên, ngày Tháng Năm 2015 Xác nhận của cơ quan nơi thực tập LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2015 XÁC NHẬN CỦA GVHD Ngƣời viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước Hội đồng khoa học PGS. TS. Trần Thị Thu Hà Mai Thị Ngọc Châm XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chứa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu quy trình ra ngôi sau in vitro cho cây lan Kim Tuyến (Anoectochilus staceus Blume) ở giai đoạn vƣờn ƣơm”. Qua thời gian làm việc tại phòng nuôi cấy mô và nhà lưới của Viện nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp đến nay em đã hoàn thành đề tài. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp cùng các thầy cô giáo trong bộ môn đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên PGS.TS. Trần Thị Thu Hà và các anh chị trong cơ quan đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian thực hiện đề tài. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, thầy cô, bạn bè đã hết lòng động viên và giúp đỡ tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng đề tài của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 26 tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện Châm Mai Thị Ngọc Châm ii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ADN : Ạid deoxyribonucleic CT : Công thức Đ/C : Đối chứng IAA : Indol acetic acid MS : Murashige and Skoog’s NAA : α - Naphlene axetic acid cs : Cộng sự iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Ảnh hưởng của thời gian cảm ứng ngoài ánh sáng tự nhiên của cây lan Kim Tuyến con trước khi ra ngôi thời gian sau 30 ngày ........... 30 Bảng 4.2: Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và sinh trưởng phát triển của cây con giai đoạn sau in vitro sau 20 ngày ...................................... 33 Bảng 4.3: Tác dụng của một số thuốc nấm đến cây con giai đoạn sau in vitro sau 20 ngày ...................................................................................... 35 Bảng 4.4: Ảnh hưởng của dinh dưỡng tới tỷ lệ sống (%) và sự phát triển của cây con giai đoạn sau in vitro sau 20 ngày ...................................... 38 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của chu kì bón phân đến sự sinh trưởng, phát triển của cây con giai đoạn sau in vitro sau 30 ngày ...................................... 40 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian cảm ứng ngoài ánh sáng tự nhiên của cây con trước khi ra ngôi .......................................................... 31 Hình 4.2. Biểu đồ ảnh hưởng của giá thể tới tỷ lệ sống (%) và sinh trưởng phát triển của cây sau 20 ngày ........................................................ 33 Hình 4.3: Biểu đồ tác dụng của một số thuốc nấm đến cây con giai đoạn in vitro sau 20 ngày ............................................................................. 36 Hình 4.4. Biểu đồ ảnh hưởng của dinh dưỡng tới tỷ lệ sống (%) và sự phát triển của cây con giai đoạn sau in vitro sau 20 ngày ...................... 38 Hình 4.5: Biểu đồ ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến sự sinh trưởng và phát triển của cây con giai đoạn sau in vitro sau 30 ngày ...................... 40 v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .......................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................... 2 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.3. Giới thiệu chung về hoa lan ....................................................................... 8 2.3.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 8 2.3.2. Hình thái .................................................................................................. 8 2.4. Tổng quan về cây lan Kim Tuyến ............................................................ 12 2.4.1. Phân loại ................................................................................................ 12 2.4.2. Đặc điểm thực vật học của cây lan Kim Tuyến .................................... 13 2.4.3. Đặc điểm phân bố.................................................................................. 14 2.4.4. Số lượng quần thể ................................................................................. 15 2.4.5. Giá trị của lan Kim Tuyến..................................................................... 15 2.4.6. Tình hình nghiên cứu về cây lan Kim Tuyến trên thế giới, trong nước ...... 16 2.5. Giá thể cho cây con giai đoạn sau in vitro ............................................... 18 2.5.1. Đặc điểm của cây con ........................................................................... 18 2.5.2. Giá thể trồng cây ................................................................................... 19 2.6. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 22 vi Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 25 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 25 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 25 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 25 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26 3.4.1. Điều kiện thí nghiệm ............................................................................. 26 3.4.2. Tiến hành thí nghiệm ............................................................................ 26 3.4.3. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập ........................................... 29 3.5. Phương Pháp xử lý số liệu ....................................................................... 29 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 30 4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian cảm ứng ngoài ánh sáng tự nhiên của cây con trước khi ra ngôi .......................................................................... 30 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sự phát triển của cây con giai đoạn sau in vitro ....................................................................................................... 32 4.3. Nghiên cứu tác dụng của một số thuốc nấm đến cây con giai đoạn sau in vitro sau 20 ngày ............................................................................................. 35 4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng tới sự phát triển của cây con giai đoạn sau in vitro sau 20 ngày .......................................................................... 37 4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ bón phân đến sự sinh trưởng, phát triển của cây con giai đoạn sau in vitro sau 30 ngày ...................................... 39 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 42 5.1. Kết luận .................................................................................................... 42 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Họ lan (Orchidaceae) là họ thực vật đa dạng nhất Việt Nam, với tổng số 865 loài thuộc 154 chi, được phân bố rộng ở khắp các tỉnh của Việt Nam. Chi lan Kim Tuyến Anoectochilus ở Việt Nam hiện thống kê được 12 loài. Thông thường lan được sử dụng làm cảnh nhưng trong y học, lan Kim Tuyến được sử dụng làm thuốc trị lao phổi, ho do phế nhiệt, phong thấp, đau nhức khớp xương, chấn thương, viêm dạ dày mãn tính, viêm khí quản, viêm gan mãn tính, suy nhược thần kinh, giúp tăng cường sức khoẻ, làm khí huyết lưu thông, có tính kháng khuẩn, có khả năng chữa trị các bệnh về tim mạch, bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh, có khả năng tiêu diệt được các khối u… Lan kim tuyến thuộc một trong mười loại dược liệu quý nhất Trung Quốc và có giá trị kinh tế rất cao. Vì vậy lan Kim Tuyến đang bị thu hái nhiều đến mức cạn kiệt ngoài tự nhiên nhưng không chú ý tới bảo vệ và tái sinh cộng với việc khai thác rừng bừa bãi nên hiện nay lan Kim Tuyến được cấp báo thuộc nhóm IA của Nghị định 32/2006/CP, nghiêm cấm khai thác vì mục đích thương mại và thuộc nhóm thực vật rừng đang nguy cấp EN A1a,c,d, trong sách đỏ Việt Nam (Bộ Học và Công Nghệ, 2007) [2]. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật việc ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật trong nhân giống đã trở nên phổ biến. Nuôi cấy mô tế bào sẽ tạo ra hàng loạt cây giống sạch bệnh, chất lượng tốt, độ đồng đều cao, hệ số nhân lớn và giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ. Góp phần bảo tồn các cây quý hiếm cũng như cung cấp đủ nguồn giống cây cho thị trường. Đây cũng chính là giải pháp để bảo tồn cũng như phát triển giống Lan kim tuyến quý hiếm này. Hiện tại, Viện Nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã nghiên cứu thành công quy trình nhân giống Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume ) ở giai đoạn in vitro. Để 2 hoàn thiện được quy trình nhân giống cây lan Kim Tuyến thì vấn đề ra ngôi cây con giai đoạn sau nuôi cấy in vitro là rất quan trọng. Trên cơ sở đó tôi được tiến hành đề tài: ―Nghiên cứu quy trình ra ngôi sau in vitro cho cây Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume ) ở giai đoạn vƣờn ƣơm”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ra ngôi giai đoạn sau in vitro tạo cây lan Kim Tuyến hoàn chỉnh. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu + Xác định được thời gian cảm ứng ánh sáng tự nhiên sau giai đoạn in vitro để khi ra ngôi cho tỷ lệ cây sống cao và sinh trưởng tốt. + Xác định giá thể thích hợp cho cây con sau giai đoạn in vitro cho tỉ lệ cây sống cao và sinh trưởng tốt. + Xác định chế độ dinh dưỡng khoáng thích hợp cho cây con sau in vitro. + Xác định loại thuốc trừ nấm thích hợp cho cây Lan kim tuyến giai đoạn sau in vitro. + Xác định chu kỳ bón phân thích hợp cho cây ở giai đoạn sau in vitro. 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài đưa ra sẽ giúp hoàn thiện được quy trình nhân giống Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo. - Giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức đã học , có điều kiện ứng dụng các kiến thức đã học vào làm quen với thực tiễn sản xuất . Từ đó giúp sinh viên trau dồ i, tích lũy đươ ̣c kiế n thức thông qua thực tiễn. - Biết được phương pháp nghiên cứu một vấn đề khoa học, xử lý, phân tích số liệu, trình bày một bài báo cáo khoa học. 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề suất được quy trình ra ngôi cây lan Kim Tuyến sau in vitro, để cung cấp, bảo tồn và phát triển loài lan kim Tuyến quý hiếm. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học về quy trình ra ngôi cây Lan Kim Tuyến giai đoạn sau in-vitro * Kỹ thuật cảm ứng và xử lý cây con in vitro Bình lan Kim Tuyến ra rễ đủ điều kiện để đưa xuống nhà lưới và cảm ứng ánh sáng từ 1 đến 2 tuần. Sau một tuần cảm ứng tiến hành mở hé nắp bình để cây lan Kim Tuyến thích nghi với độ ẩm không khí. Sau 2 – 3 ngày tiến hành mở hẳn nắp bình và cấy cây con ra bầu đất. * Thời điểm ra ngôi Tiến hành ra ngôi vào những ngày râm mát thời tiết đẹp. Những ngày nắng gây gắt, nhưng ngày ưa ẩm ướt kéo dài, nhiều gió và lạnh không được ra ngôi. * Xử lý cây in vitro trƣớc khi ra ngôi Cây con sau khi lấy ra khỏi bình được rửa sạch môi trường, xếp gọn gàng trên rổ có lót báo ẩm để tránh cho cây bị gãy hỏng và mất nước. * Giá thể. Gía thể sử dụng ra ngôi lan lan Kim Tuyến là thảm sơ dừa hoặc thảm rêu rừng, mùn cưa. Yêu cầu giá thể thông thoáng cung cấp đầy đủ nước cho cây, khả năng thoát nước tốt sạch nấm bệnh và vi khuẩn. Kỹ thuật ra ngôi * Cấy cây: Trồng cây sao cho bộ rễ của cây được phủ kín trong giá thể nhưng vừa đủ ngập cổ rễ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Nên trồng cây vào buổi 5 chiều để cây có thời gian phục hồi tốt sau 1 đêm, sau khi trồng tưới phun sương đẫm nước cho cây, làm vòm và phủ kín nilon thảm luống để tránh tình trạng cây con bị mất nước. * Chế độ chăm sóc. - Chăm sóc sau khi ra ngôi: + Cây lan Kim Tuyến mới ra ngôi cần được che phủ nilon và giữ độ ẩm đều ở 70% + Chế độ tưới nước là 1 ngày tưới 2 lần vào sáng và chiều, nếu thời tiết nắng nóng cần che phủ lưới đen để cản ánh sáng. + Phủ nilon liên tục trong hai tuần đầu sau khi ra ngôi. - Chăm sóc cây sau 2 tuần tuổi và cảm ứng cây con - Chế độ tưới nước: Tưới phun sương ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều muộn giữ ẩm độ đều 70%. - Bắt đầu từ tuần thứ 3 mở phủ nilon từ 20 – 40% để cây quen với nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài, mở phủ nilon vào thời điểm thời tiết mát không nắng gắt và ban đêm phủ nilon vào. - Khi cây đạt 4 tuần tuổi phun thêm phân bón lá với nồng độ nhẹ 20ml/1 bình161. Mở phủ nilon từ 50- 70%,và tăng thêm thời gian mở nilon từ 4 – 5 giờ/ngày và ban đêm phủ nilon.Tưới nước bằng hệ thống phun sương lần/ngày đả bảo độ ẩm cho cây. - Khi cây đạt 5 tuần tuổi tiến hành mở phủ nilon từ 70 – 100%, tưới bằng hệ thống phun sương lần/ngày đảm bảo độ ẩm cho cây. - Tuần 6: Khi cây đã cảm ứng và thích nghi với điều kiện thời tiết bên ngoài tiến hành bỏ phủ nilon hoàn toàn và tưới bằng hệ thống phun mưa hoặc tưới bằng ozoa. Tiến hành phun phân bón lá với nồng độ 40ml/bình 161. - Khi cây đạt 4- 5 cặp lá và đã bén rễ,cứng cây thì tùy thuộc vào điều kiện thực tế và có chế độ chăm sóc bổ sung. 6 * Một số loại bệnh và sâu thƣờng gặp sau khi ra ngôi lan Kim Tuyến - Về sâu bệnh. + Sâu xám hại cây: phun thuốc phòng trừ sâu xám hại cây dùng thuốc đơn TP – pentin 18EC, basudin 50EC, sheepain 36EC,… các loại thuốc này hòa với nước để phun. + Dế mèn ăn cây con: Giữ gìn vườn ươm sạch sẽ gọn gàng, thường xuyên vệ sinh. Nếu có quá nhiều dế thì ta phun thuốc sâu xung quanh luống cây con. + Sâu róm ăn lá hoặc ngọn non: Giữ gìn vườn sạch sẽ, nhặt hết các loại cỏ cho sạch sẽ. Nếu phát hiện sớm có thể bắt bằng tay hoặc phun thuốc sâu. - Về bệnh hại: + Bệnh thối cây: sử dụng Ridominl liều lượng 200g/100l nước hoặc daconil với liều lượng 250g/100l nước, định kỳ 7 ngày phun 1 lần. 2.2. Thành tựu nuôi cấy mô trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Trên thế giới Nuôi cấy mô trên thế giới đã có từ rất lâu đời và đến nay đã có các thành tựu rất đáng kể như: Melchers (1978) lai tạo thành công cây lai giữa Khoai tây và Cà chua bằng dung hợp tế bào chất. Vasil và cộng sự (1990), tái sinh cây lúa mì hoàn chỉnh từ nuôi cấy tế bào trần. Vasil và cộng sự (1991), báo cáo về tạo cây lúa mì chuyển gen bằng súng bắn gen vào các phôi non; hay như năm 1994, cây cà chua Favr-savr chuyển gen được chấp nhận cho buôn bán ở Hoa Kỳ. Lazarus Agus Sukamto và cs (2011) [19], đã so sánh sự khác nhau gữa Anoectochilus formosanus và Anoectochilusformosanus khi sử dụngThidiazuron (TDZ) trong nuôi cấy in-vitro, họ đã tìm ra môi trường nuôi cấy A. setaceus tốt 7 nhất với TDZ là 0,1 mg/l, A. formosanus với TDZ là 0,5 mg/l. Số lá cao nhất của A.setacesu với TDZ 0,001 mg/l, còn A. formosanus với hàm lượng TDZ là 0,005 mg/l. Số chồi được tạo ra trên TDZ đối với loài A. setacesu là 0,001mg/l còn với A. formosanus là 0,05 mg/l. Số rễ cao nhất của A. setaceus trên TDZ là 0,001 mg/l trong khi của A. formosanus là 0,005 mg/l. Kiet Van Nguyen (2004) [18], cũng đã đưa ra quy trình nhân giống invitrothành công cho loài lan kim tuyến – Anoectochilus formosanus với vật liệu ban đầu là từ chồi đỉnh tại Đại Học chungbuk, Hàn Quốc. Môi trường tạo vật liệu ban đầu là H3 (Hyponex: 6,5N-4,5P-19K1g/l + 20N-20P-20K1g/l + peptone 2g/l). Môi trường nhân nhanh là: H3 + BAP 1mg/l (hoặc 1-2mg/l TDZ) + than hoạt tính 1%. 2.2.2. Ở Việt Nam Nuôi cấy mô và tế bào thực vật được phát triển ở Việt Nam ngay sau khi chiến tranh kết thúc (1975). Phòng nuôi cấy mô và tế bào thực vật đầu tiên được xây dựng tại viện sinh học, Viện khoa học Việt Nam do tiến sĩ Lê Thị Muội đứng đầu. Bước đầu chỉ nghiên cứu sự phát triển của túi phấn, mô sẹo và protoplast, nhưng sự thành công thì chỉ có ở cây là lúa và khoai tây. Tiến đến những năm 80 trở lại đây thì nuôi cấy mô phát triển khá mạnh mẽ và kết quả khích lệ đã đạt được ở các giống: chuối, dứa, mía, hồng, cúc, phong lan,…(Nguyễn Đức Thành, 2000) [11]. Như kỹ thuật tạo cây lan Cymbidium giống sạch bệnh bằng xử lý nhiệt và nuôi cấy đỉnh sinh trưởng của Nguyễn Văn Uyển và cs (1984) [14]. Bước đầu ứng dụng hệt hống nuôi cấy ngập chìm tạm thời trong nhân giống lan Hồ điệp của Cung Hoàng Phi Phượng và ctv, trích trong Hội nghị khoa học – Công nghệ sinh học thực vật trong công tác và chọn tạo giống hoa của Dương Tấn Nhựt (2007) [9]. 8 Tiến xa hơn là tạo ra giống lan mới bằng kỹ thuật gây đột biến nhân tạo hoa lan cắt cành Dendrobium bằng tia gamma của Lê văn Hòa và ctv, trích trong Hội nghị khoa học – Công nghệ sinh học thực vật trong công tác và chọn tạo giống hoa của Dương Tấn Nhựt (2007) [9]. Chuyển gen phát sáng GFP (Green Flourescent Protein) vào cây Lilium oriental hybrid ―siberia‖ nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens của Nguyễn Thị Lý Anh và ctv, trích trong Hội nghị khoa học – Công nghệ sinh học thực vật trong công tác và chọn tạo giống hoa của Dương Tấn Nhựt (2007) [9]. 2.3. Giới thiệu chung về hoa lan 2.3.1. Nguồn gốc Lan (Orchidologia) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại. Theo Phrastus (370-285 trước công nguyên) là người đầu tiên dùng danh từ orchis trong tác phẩm ―Nghiên cứu về thực vật‖ để chỉ một loài lan. Lobelius (1539-1616) trong nghiên cứu về thực vật của mình đã nêu ra những nhận xét về cây cỏ và xếp thành các họ đơn giản, trong đó có họ lan. Đến năm 1753, Linnaeus đã dung danh từ orchis trong cuốn thảo mộc Specles Platarum để chỉ các loài la. Năm 1836, John Lindely dàng danh từ orchid dịch danh chung cho các loài lan. Còn chữ orchis dùng để chỉ một loài địa lan ở Châu Âu. Ngày nay, các loài lan đã được xếp thành một họ trong hệ thống phân loại chung gọi là Orchidaceae, lan rừng đã xác định được khoảng 750 giống và hơn 25.000 loại và có hơn 30.000 loại lan lai (Phan Thúc Huân, 2005), [5]. 2.3.2. Hình thái Họ lan (Orchidaceae) thuộc lớp một lá mầm, thân thác sống trên mặt đất (địa lan), trên kẽ đá (thạch lan) hoặc sống trên những cây gỗ lớn với bộ rễ kí sinh (phong lan). 9 Cây lan có thể xếp thành hai nhóm: - Nhóm đa thân (Sympodial) bao gồm các giống như Dendrobium, Cymbidium, Cattleya… Cơ thể là một hệ thống nhiều nhánh, sống lâu năm, bộ phận nằm ngang của chúng tạo nên thân, rễ. Các loài nằm trong nhóm này thường không tăng trưởng liên tục và có thời gian nghỉ sau mùa tăng trưởng. Căn cứ vào cách ra hoa, nhóm này chia thành hai nhóm phụ: + Nhóm phụ ra hoa bên nách lá như các giống: Dendrobium, Oncidium, Phajus. + Nhóm phụ ra hoa ở đỉnh như Cattleya, Laelia. - Nhóm đơn thân (Monopolial), một số loài sinh trưởng chậm, cây nhóm này tăng trưởng mạnh theo chiều cao và chia thành hai nhóm phụ: + Nhóm phụ lá mọc đối, ví dụ như giống Phalaenopsis. + Nhóm phụ lá dẹp phẳng hay tròn như một số loài thuộc giống Vanda Luisia. Thân của lan biến động từ 0,1-0,2m đến 3-4m. Thân lan có ở các loài đơn thân và một số loài vừa có thân vừa có giả hành (thân giả) vừa có thân thường không có bộ phận dự trữ nước và các chất dinh dưỡng. Thân mang rễ và lá, như các loài lan thuộc nhóm đơn thân, rễ và lá mọc theo hai chiều thẳng góc, phát hoa mọc trên thân ở các nách lá và song song với lá, thẳng góc với rễ. * Thân giả Thân giả của lan có ở các loài lan thuộc nhóm đơn thân, thân giả của các loại lan khác giống cũng như cùng một giống, hình dạng rất khác nhau. Thân giả rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Thân giả có chứa diệp lục, dự trữ nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trong quá trình sinh trưởng, phát triển và cả khi cây lan ra hoa vào kỳ 10 nghỉ. Thân giả còn có khả năng giữ nước duy trì sự sống của cây lan trong điều kiện khô hạn. Thân giả có thể hình thoi, hình trụ, hình thép hoặc hình dẹp. Có những loài lan thân giả bị thu hẹp lại, rất khó nhận biết. Cũng có loài vừa có thân thật vừa có thân giả. Thân giả của cây lan có kích thước rất khác nhau, có loại thân giả chỉ bằng đinh ghim nhưng cũng có những loài dài tới 7,8m. * Lá Lá của lan là lá đơn nguyên, độ dày mỏng của lá rất khác nhau và cứng hoặc mềm, ít khi có cuống và thường có bẹ. Lá thường có dạng bầu dục hay hình giáo thuôn dài. Một số loài có dạng lá hình trụ đầu nhọn hay phiến lá dày có rãnh. Có những loài biến đổi thành vảy hay hoa biến hoàn toàn. Màu lá thường xanh bóng, đậm và nhẵn. Tuy nhiên cũng có những loài lá có điểm vàng, xanh nhạt hoặc có nhiều đường màu sặc sỡ. Gốc lá nhiều loài lan phình to tạo thành củ giả, xếp đều hay xếp chồng lên nhau tạo nên sự mọc cách của lá. * Cấu tạo hoa Tập trung thành cụm, cụm hoa của lan xuất hiện sau hoặc trước đồng thời với sự hình thành củ giả và lá. Các loại lan đa thân, cụm hoa thường sinh ra từ vách lá. Cụm hoa chùm biến đổi thành nhiều dạng. * Cấu tạo hoa - Đài hoa: có 3 cánh đài thường có màu xanh và tùy từng loài lan, đài lan có màu sắc khác nhau, cánh đài có nhiều hình dạng, dạng tròn (Vanda), dạng nhọn (Cattleya), có những loài cánh đài lớn như cánh tràng bên hay cánh đài dưới dính lại sau cánh môi.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng