Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh

.PDF
120
106
91

Mô tả:

MỤC LỤC Lời cam đoan............................................................................................................ i Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii Mục lục .................................................................................................................. iii Danh mục các chữ viết tắt........................................................................................ v Danh mục bảng ...................................................................................................... vi Danh mục biểu đồ.................................................................................................. vii PHẦN I. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG ................................................................................ 4 2.1 Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững ...................................... 4 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 4 2.1.2 Mục tiêu của phát triển nông nghiệp bền vững ........................................... 5 2.1.3 Vai trò của phát triển nông nghiệp bền vững .............................................. 6 2.1.4 Nội dung phát triển nông nghiệp bền vững ................................................. 8 2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng phát triển nông nghiệp bền vững .......................... 15 2.2 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 17 2.2.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở một số nước trên thế giới... 17 2.2.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam ...................... 21 PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 29 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................... 29 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên huyện Hương Sơn ....................................................... 29 3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ........................................................ 33 3.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 39 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ......................................................... 40 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................... 41 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 42 3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin, số liệu ................................................ 42 3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 43 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 47 4.1 Thực trạng phát triển SXNN bền vững huyện Hương Sơn ........................ 47 4.1.1 Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Hương Sơn ............................... 47 4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn..................................................................................... 71 4.2 Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn .. 94 4.2.1 Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn.............. 94 4.2.2 Mục tiêu cụ thể về phát triển nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn.... 95 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 102 5.1 Kết luận .................................................................................................. 102 5.2 Kiến nghị................................................................................................ 103 5.2.1 Đối với Nhà nước ................................................................................... 103 5.2.2 Đối với chính quyền huyện HươngSơn ................................................... 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 104 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations) BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật GDP Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Products) GO Gross Output (Giá trị sản xuất) GTSX Giá trị sản xuất GTSPHH Giá trị sản phẩm hàng hóa HĐND Hội đồng nhân dân HQKT Hiệu quả kinh tế IC Chi phí trung gian (Intermediate Costs) IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (Insitution of Micro-Finance) IPM Quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management) KHKT Khoa học kỹ thuật KT-XH Kinh tế - Xã hội MI Thu nhập hỗn hợp (Mixed Income) NGO Tổ chức phi chính phủ (Non-governtal Organization) PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal) PTNN Phát triển nông nghiệp SP Sản phẩm SPHH Sản phẩm hàng hóa SX Sản xuất SXNN Sản xuất nông nghiệp TBKT Tiến bộ kỹ thuật UBND Ủy bản nhân dân VA Giá trị gia tăng (Value-added) WB Ngân hàng thế giới (World Bank) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai huyện Hương Sơn 2012-2014 ................... 34 Bảng 3.2 Dân số và lao động huyện Hương Sơn 2012-2014 ............................... 35 Bảng 3.3 Tình hình phát triển kinh tế huyện Hương Sơn 2012-2014 ................ 37 Bảng 4.1 Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chính của huyện Hương Sơn 2012 – 2014 .................................................................... 49 Bảng 4.2 Kết quả sản xuất một số vật nuôi chủ yếu ngành chăn nuôi huyện Hương Sơn 2012 - 2014 .................................................................... 53 Bảng 4.3 Hiệu quả sản xuất một số cây trồng chính của huyện Hương Sơn 2012 – 2014....................................................................................... 57 Bảng 4.4 Hiệu quả một số vật nuôi chủ yếu ngành chăn nuôi huyện Hương Sơn 2012 - 2014 ................................................................................ 60 Bảng 4.5 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Hương Sơn…………………56 Bảng 4.6 Lao động có việc làm huyện Hương Sơn 2012-2014 ......................... 64 Bảng 4.7 Tình hình thu nhập của huyện Hương Sơn 2012 - 2014 ....................... 66 Bảng 4.8 Tình hình hộ nghèo của huyện Hương Sơn 2012 - 2014 ....................... 67 Bảng 4.9 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của huyện Hương Sơn ........ 69 Bảng 4.10 Tình hình ô nhiễm môi trường không khí của huyện Hương Sơn .......... 70 Bảng 4.11 Mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sản xuất lúa ............... 71 Bảng 4.12 Quy hoạch đất đai giai đoạn 2010-2020 huyện Hương Sơn ............... 74 Bảng 4.13 Đầu tư cơ sở hạ tầng huyện Hương Sơn giai đoạn 2004-2014............ 76 Bảng 4.14 Tình hình tiêu thụ sản phẩm thịt lợn .................................................. 85 Bảng 4.15 Mức độ tham gia liên kết của các tác nhân trong SXNN huyện Hương Sơn 2014 ............................................................................... 86 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ nông hộ quan tâm đến áp dụng tiến bộ KHKT vào trong SXNN ..... 79 Biều đồ 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của các nông hộ.................................................. 83 Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ nông hộ nhận thức về sản xuất nông nghiệp ........................... 89 Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ nông hộ quan tâm đến vấn đề môi trường.................................. 90 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm của xã hội. Vì thế, sự ổn định xã hội và mức an ninh về lương thực và thực phẩm của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp. Lịch sử cho thấy, không có nền kinh tế nào đạt được tốc độ tăng trưởng bền vững và tăng dần thu nhập của người dân mà không ưu tiên phát triển nông nghiệp. Mặc dù trong những năm gần đây, sự biến động chính trị trên thế giới đã làm thay đổi hình ảnh và vai trò của nông nghiệp và những người làm nghề nông, nhưng lĩnh vực này vẫn đóng vai trò chiến lược trong sự phát triển toàn cầu. Hiện nay, nông nghiệp ở các nước đang phát triển phải đối mặt với một loạt các thách thức, trong đó có sự gia tăng về dân số, biến đổi khí hậu, cuộc chạy đua sử dụng nhiên liệu sạch, quá trình đô thị hóa, sự khan hiếm đất nông nghiệp và lực lượng lao động thu hẹp… tất cả đều có những ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, với những nước này, nông nghiệp vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng, là ngành chính tạo ra thu nhập cho người dân. Hiện theo thống kê ước tính có khoảng 60% số người các nước đang phát triển sống ở khu vực nông thôn và phụ thuộc phần lớn vào nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006). Đối với những nước đang phát triển này, phát triển nông nghiệp bền vững sẽ góp phẩn giảm nghèo đói, thúc đẩy cải thiện thu nhập cho hộ gia đình và cộng đồng. Với Việt Nam, khoảng 20 năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã tăng trưởng nhanh và ổn định. Nông nghiệp cung cấp nông sản thực phẩm cho 85 triệu dân và có thể tới 100 triệu dân trong vòng 10 năm tới. Nông nghiệp tạo việc làm và sinh kế cho 76,5% dân số, 13,7 triệu hộ nông dân, tạo ra 4,5 – 5,5 tỷ đô la Mỹ từ xuất khẩu (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007). Giá trị sản xuất Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 nông nghiệp tăng trung bình 5,5% mỗi năm. Từ một nền nông nghiệp tự túc tự cấp, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu nông – lâm – sản. Một số sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang đứng vào hàng cao nhất thế giới như hồ tiêu, cà phê vối, gạo và điều. Mức thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn trong vòng 10 năm trở lại đây đã tăng gấp đôi. Mặc dù nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, những chưa thể nói quá trình phát triển nông nghiệp của Việt Nam là bền vững. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi diễn ra với tốc độ nhanh, thay đổi cơ cấu mạnh đã làm thay đổi cả phương thức sử dụng tài nguyên tự nhiên đất, nước, sinh học trên quy mô lớn, bên cạnh đó công tác điều tra khảo sát quy hoạch, thiết kế, kiểm tra, giám sát còn nhiều bất cập làm xuất hiện nguy cơ phá vỡ cân bằng sinh thái, đe dọa khả năng cạnh tranh vững bền của ngành hàng. Thực tế những năm qua cho thấy, nông nghiệp Việt Nam vẫn luôn là khu vực yếu thế và dễ bị tổn thương nhất trước những tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, trước thiên tai và biến động thất thường của thị trường thế giới. Đứng trước những khó khăn và thách thức đang đặt ra cho ngành nông nghiệp, đòi hỏi ngành nông nghiệp phải tự tìm lối ra cho chính mình để phát huy hết những thế mạnh và tiềm năng của ngành, hạn chế những thách thức và tận dụng những cơ hội cho sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong tương lai. Hương Sơn vốn được coi là mảnh đất khô cằn, sỏi đá, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Diện tích đất nông nghiệp vào khoảng 13.000 ha, chiếm trên 40% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Tỷ lệ dân số sống bằng nông nghiệp chiếm tới 95,15%, nguồn thu nhập chính của các nông hộ là từ các hoạt động nông – lâm – ngư nghiệp. Vậy phát triển nông nghiệp huyện Hương Sơn cần hướng đi nào cho thật hiệu quả, bền vững và ổn định. Xuất phát từ thực tế cấp thiết của nông nghiệp địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững của huyện Hương Sơn, trên cơ sở đó đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp bền vững cho huyện trong thời gian tới. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững. - Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững của huyện Hương Sơn thời gian qua. - Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp bền vững của huyện Hương Sơn - Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn trong thời gian tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện Hương Sơn. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Phạm vi về nội dung Luận văn đi sâu nghiên cứu tình hình phát triển nông nghiệp bền vững về lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Còn ngành thủy sản chúng tôi không nghiên cứu do thời gian hạn hẹp. Trong ngành trồng trọt, nghiên cứu đi sâu phân tích thực trạng phát triển một số cây trồng chính của huyện như lúa, lạc, cam. Đối với ngành chăn nuôi, luận văn chủ yếu phân tích thực trạng phát triển một số vật nuôi chính của huyện như trâu, bò, lợn, hươu. 1.3.2.2 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. 1.3.2.3 Phạm vi về thời gian Đề tài thu thập số liệu thứ cấp tại các phòng, ban có liên quan và số liệu khảo sát thực tế địa bàn trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 2.1 Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản - Nông nghiệp: là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2006). Nông nghiệp của các nước trên thế giới từ trước tới nay đều trải qua giai đoạn phát triển từ thấp đến cao, gắn liền với sự tiến hóa của loài người và sự gia tăng về dân số. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, nền nông nghiệp chủ yếu là săn bắn hái lượm. Khi loài người tích lũy được kinh nghiệm, công cụ sản xuất ra đời, nền nông nghiệp được phát triển sang trồng trọt và chăn nuôi theo hướng du canh hay du mục. Canh tác du canh, du cư gắn liền với nền canh tác đốt rẫy. Sau đó, do sức ép về dân số và đất đai, nông nghiệp du canh chuyển sang nông nghiệp định canh ở thời kỳ phong kiến. Tuy vậy, nền nông nghiệp du canh và du cư vẫn tồn tại đến ngày nay ở một số vùng do một số cộng đồng đồng bào dân tộc ít người thực hiện. Từ nền nông nghiệp định canh theo hướng quảng canh chuyển sang nông nghiệp thâm canh, từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp tự cung tự cấp sang nông nghiệp hàng hóa là những xu hướng cơ bản của sự phát triển nông nghiệp trong một thế kỷ qua ở các nước đang phát triển. - Phát triển nông nghiệp: là quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất. Nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 nghiệp (Phạm Vân Đình, 1997; Nguyễn Đình Nam và cộng sự, 1995). - Phát triển bền vững: là quá trình phát triển cần sự kết hợp hợp lý, hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với việc thực hiện tốt các vấn đề xã hội và môi trường. Sự phát triển đó đòi hỏi phải đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai (WCED, 1987; United Nations, 2010). Qua ba khái niệm nêu trên, chúng ta có thể hiểu rằng: “Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau”. Sự phát triển của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội (FAO, 1992). Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình đảm bảo hài hòa ba nhó mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, thỏa mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai. 2.1.2 Mục tiêu của phát triển nông nghiệp bền vững Trong những năm qua, các chính sách phát triển nông nghiệp đã có những thành công đáng kể và khẳng định được sự đầu tư từ bên ngoài là một phương thức để tăng năng suất và sản lượng lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên những chính sách đó cũng đem lại những thách thức lớn cho nông nghiệp như ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất đai... Vì vậy phát triển nông nghiệp bền vững phải tuân thủ các mục tiêu sau: - Phải khai thác nhiều hơn các quá trình tự nhiên như chu trình chất dinh dưỡng, cố định đạm và các mối quan hệ sâu - thiên địch vào trong các quá trình sản xuất nông nghiệp (Phạm Vân Đình và cộng sự, 1997). - Phải giảm thiểu những đầu tư từ bên ngoài và không tái tạo với tiềm ẩn lớn phá hoại môi trường hoặc gây hại đến sức khỏe của những người sản xuất, người tiêu thụ; sử dụng hiệu quả hơn những nguồn đâu tư hiện có với phương châm giảm giá thành (Đỗ Kim Chung, 2009). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 - Tiếp cận một cách hợp lý hơn những cơ hội, các nguồn tài nguyên mang tính năng sản xuất và đối với sự tiến bộ của các hình thái nông nghiệp có tính xã hội hóa hơn (Đỗ Kim Chung, 2009). - Sử dụng có hiệu quả cao hơn tiềm năng sinh học và di truyền của các loài động vật và thực vật. - Sử dụng có hiệu quả hơn những tri thức và kỹ năng bản địa bao gồm cả những cách tiếp cận sáng tạo mà có thể các nhà khoa học chưa hiểu đầy đủ và người dân cũng chưa chấp nhận rộng rãi. - Tăng cường tính tự chủ, tự tin trong nông dân và nhân dân địa phương. - Cải thiện những bất lợi giữa mẫu hình cây trồng, tiềm năng sản xuất và các trở ngại môi trường của khí hậu, địa hình để đảm bảo tính bền vững lâu dài của các mức sản xuất hiện tại. - Sản xuất hiệu quả và có lãi với việc nhấn mạnh quản lý tổng hợp trang trại, bảo vệ đất, nước, năng lượng và các nguồn tài nguyên sinh học (Đỗ Kim Chung, 2009) Một khi các hợp phần này liên kết với nhau, hệ thống cây trồng sẽ trở nên thích hợp với việc sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên. Do đó, nông nghiệp bền vững cố gắng đạt đến việc sử dụng tổng hợp hàng loạt công nghệ quản lý đất, nước, dinh dưỡng và sâu bệnh. 2.1.3 Vai trò của phát triển nông nghiệp bền vững 2.1.3.1 Cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu xã hội Sản xuất nông nghiệp xuất hiện từ khi có con người, và nhờ có sản phẩm của nông nghiệp mà con người tồn tại và phát triển qua 5 phương thức sản xuất của lịch sử. Ngày nay, ở bất cứ một nước nào trên thế giới, dù là nước giàu, nước đang phát triển hay nước nghèo, nông nghiệp đều có vị trí rất quan trọng: là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế, cung cấp các sản phẩm thiết yếu: lương thực, thực phẩm cho con người để sinh sống, tồn tại, lao động phát triển. Những sản phẩm này cho dù trình độ khoa học, công nghệ phát triển như hiện nay vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế được (Vũ Đình Thắng, 2006). 2.1.3.2 Cung cấp nguyên liệu, các nhân tố đầu vào cho ngành công nghiệp Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nhiều nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp. Nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu to lớn và quý Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 cho công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến (Phạm Vân Đình, 1997). Phần lớn nguyên liệu của các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ khác là do nông nghiệp cung cấp. Vì vậy phát triển nông nghiệp bền vững giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển công nghiệp, phát triển thị trường nội địa, tạo ra nền kinh tế hàng hóa đa đạng (Đinh Thu Nga, 2013). 2.1.3.3 Tạo ra thu nhập cho nông hộ và đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế quốc dân Sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao, sản phẩm làm ra nhiều không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn xuất khẩu ra thị trường tạo nguồn thu nhập cho nông hộ. Ở những nước đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, kể cả ở nước ta hiện nay, nông nghiệp còn là nguồn xuất khẩu tạo ra thu nhập về ngoại tệ khá lớn. Nông nghiệp không những là nguồn cung cấp các sản phẩm hàng hóa cho thị trường trong và ngoài nước mà còn cung cấp vốn cho các ngành kinh tế khác. Quá trình công nghiệp hóa đều cần sự đầu tư lớn về vốn, với những nước đang phát triển, một phần đáng kể về vốn đó phải do nông nghiệp cung cấp. Sự cung cấp vốn từ nông nghiệp cho các ngành kinh tế khác thông qua nhiều con đường như thuế nông sản xuất khẩu, giá trị nguyên liệu trực tiếp, giá trị nông nghiệp xuất khẩu đầu tư trở lại… Nông nghiệp là thị trường tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ của công nghiệp và ngành kinh tế khác. Vì thế nông nghiệp là một trong những nhân tố đảm bảo và thúc đẩy các ngành công nghiệp khác: cơ khí, điện, hóa... phát triển. Từ đó tạo ra một nền kinh tế phát triển đa đạng (Vũ Đình Thắng, 2006). Ở Việt Nam, sản xuất nông nghiệp càng chiếm vị trí quan trọng, bởi nước ta là một nước vào loại dân số đông và “Hiện nay còn tới trên 73% dân số, cuộc sống có thu nhập từ nông nghiệp”, vừa là nền tảng vừa là nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Mặc dù xu hướng chung, tỷ trọng GDP của nông nghiệp sẽ giảm dần trong quá trình phát triển kinh tế, song sự tăng trưởng riêng của ngành nông nghiệp vẫn tăng bình quân giai đoạn 2006 – 2008 là 3,5%/năm. Tuy nhiên tỷ lệ GDP của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay còn lớn so với các nước trong khu vực và cho thấy rằng: Việt Nam vẫn Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7 đang là một nước nông nghiệp, công nghiệp – dịch vụ có phát triển hơn những năm cuối thế kỷ 20 nhưng mới chỉ là giai đoạn đầu. 2.1.3.4 Tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động Phát triển nông nghiệp bền vững giúp tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Đặc biệt đối với các nước mà nông nghiệp là ngành sản xuất chính, phát triển SXNN bền vững không những tạo việc làm ổn định cho lao động nông nghiệp và góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn giải quyết việc làm hàng loạt cho lao động trong vùng (Nguyễn Đình Long và cộng sự, 1999). 2.1.3.5 Giữ gìn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường Nông nghiệp còn có tác dụng giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Ở bất cứ nước nào, sản xuất nông nghiệp cũng gắn liền việc sử dụng với quản lý các tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, rừng, thực vật và động vật. Một nền nông nghiệp phát triển, ngoài việc đảm bảo các vai trò nói trên, còn phải góp phần giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường, chống giảm cấp về nguồn lực và sự đa dạng sinh học của tự nhiên, đó là yếu tố cơ bản của sự phát triển một nền nông nghiệp bền vững. 2.1.4 Yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững 2.1.4.1 Phát triển nông nghiệp bền vững đáp ứng được yêu cầu của xã hội đang ngày càng tăng cao. Nông nghiệp bền vững trước hết phải đảm bảo sự bền vững cho toàn bộ các hoạt động sản xuất, cho sự bền vững của toàn bộ nền kinh tế. Sự bền vững của nông nghiệp không thể tách rời khỏi sự bền vững của đất nước. Vì vậy, nông nghiệp bền vững không thể chỉ hướng vào mục tiêu bền vững của riêng nền sản xuất nông nghiệp, mà còn có yêu cầu phải bảo đảm bền vững cho toàn bộ các hoạt động sản xuất và cuộc sống của đất nước (Đinh Phi Hổ, 2009). Để đảm bảo cho sự bền vững của sản xuất trong quá trình phát triển bền vững, nông nghiệp bền vững cần tạo được năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi cao để đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội về lương thực - thực phẩm, về các sản phẩm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Nông nghiệp bền vững còn phải đảm bảo sản xuất ra những loại nông sản đạt chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8 về chất bổ, hương thơm, chất dinh dưỡng, tính ăn ngon... về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với nông sản guyên liệu. Mặt khác, nông nghiệp bền vững cần đạt được yêu cầu tạo ra khối lượng nông sản lớn với giá thành hạ (Lê Hữu Nam, 1998). Có thực hiện được các yêu cầu trên đây, nông nghiệp bền vững mới tạo được sự bền vững cho bản thân và góp phần tạo nên sự bền vững chung trong phát triển kinh tế. 2.1.4.2 Phát triển nông nghiệp bền vững đảm bảo an toàn cho sức khỏe nông dân, an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, người nông dân thường xuyên tiếp xúc với giống cây trồng vật nuôi, với vật tư nông nghiệp, với tài nguyên thiên nhiên. Nông nghiệp bền vững trước hết cần bảo vệ tốt sức khỏe cho người nông dân trong quá trình sản xuất. Các giống cây trồng vật nuôi mới không được mang theo mầm mống sâu bệnh gây hại cho người. Điều này cần đặc biệt chú ý khi hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã mở rộng việc sử dụng các giống cây chuyển gen, những giống cây mang theo những gen mới, gen lạ. Việc sử dụng các loại vật tư nông nghiệp: phân bón, thuốc BVTV, các chất kích thích sinh trưởng ngày càng nhiều. Cần xây dựng và áp dụng những quy trình sản xuất, bảo vệ đến mức cao nhất sức khỏe của người nông dân (Đường Hồng Dật, 2008). Đối với người tiêu dùng, nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp sạch, đảm bảo cung cấp những nông sản không có dư lượng các chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, không mang theo các nguồn bệnh, không có các tạp chất ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. 2.1.4.3 Phát triển nông nghiệp bền vững đảm bảo phát triển bền vững cho đời sống xã hội trong nông thôn. Nông nghiệp bền vững là một hoạt động mang tính cộng đồng, không thể thực hiện có kết quả ở từng hộ nông dân riêng lẻ. Nông nghiệp bền vững cần đạt được sự nhất trí và ủng hộ của nông dân khi triển khai thực hiện. Nông dân cần hỗ trợ, tương trợ lẫn nhau mới thực hiện thành Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9 công nông nghiệp bền vững. Bởi vì không thể đảm bảo sự bền vững ở hộ nông dân này mà chuyển sự mất bền vững cho hộ nông dân bên cạnh. Nông nghiệp bền vững chỉ có thể thực hiện tốt khi đảm bảo cho thu nhập của người nông dân không ngừng được tăng lên. Nếu chuyển sang làm nông nghiệp bền vững mà thu nhập bị giảm sút thì người nông dân không thể chấp nhận được. Nông nghiệp bền vững cần đảm bảo được sự phân phối lợi nhuận của sản xuất một cách công bằng, hợp lý trên tinh thần khuyến khích người sản xuất (Đường Hồng Dật, 2008) Nông nghiệp bền vững cần đảm bảo được đoàn kết nông thôn. Tiến hành sản xuất nông nghiệp bền vững có thể làm nảy sinh một số tranh chấp trong nông thôn tranh chấp về nguồn nước, về thu gom và xử lý phế thải, về tiến hành phòng trừ sâu bệnh, về sử dụng phân bón, về thời vụ gieo trồng v.v... Chỉ có trên cơ sở tinh thần đoàn kết, gắn bó hỗ trợ lẫn nhau trong nông thôn, nông nghiệp bền vững mới đạt được kết quả. An ninh lương thực là yêu cầu hàng đầu đối với bất cứ nền nông nghiệp của một quốc gia nào. Vì vậy, nông nghiệp bền vững trước hết cần bảo đảm được an ninh lương thực cho quốc gia. An ninh lương thực được thể hiện trên 3 mặt: sản xuất đủ khối lượng lương thực, cung cấp đủ lương thực đến mọi nơi trên lãnh thổ kể cả những nơi xa xôi, hẻo lánh nhất và đảm bảo cho người dân đủ tiền để mua lương thực kể cả những người nghèo nhất. Nông nghiệp bền vững không thể chỉ lo tạo ra những sản phẩm không mang theo các chất độc hại, mà còn phải chú ý đến việc bảo đảm an ninh lương thực cho toàn xã hội. Đời sống xã hội chỉ có thể ổn định khi khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, giữa người dân thành thị và người dân nông thôn ngày càng được thu hẹp lại. Vì vậy, nông nghiệp bền vững cần đạt được yêu cầu là không ngừng nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. 2.1.4.4 Phát triển nông nghiệp bền vững cần tạo được sự an toàn cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cần tìm mọi cách sử dụng hợp lý với hiệu quả cao nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trước hết là các dạng được sử dụng trực tiếp trong nông nghiệp như: đất nông lâm nghiệp, các nguồn nước mặt, nước mưa, các giống cây trồng và gia súc. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10 Yêu cầu này ngày càng được đáp ứng tốt cùng với việc ứng dụng ngày càng nhiều, ngày càng rộng rãi các tiến bộ của khoa học và công nghệ. Đi đôi với việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp bền vững còn phải thực hiện yêu cầu là ngăn ngừa sự suy thoái, giảm sút các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các hoạt động của sản xuất nông nghiệp cần tránh gây ra những hậu quả thứ yếu lên các hệ sinh thái tự nhiên làm suy thoái tài nguyên như: rửa trôi xói mòn đất, lãng phí làm cạn kiệt các nguồn nước… (Phạm Văn Khôi, 2004) Không những ngăn ngừa suy giảm tài nguyên thiên nhiên, mà nông nghiệp bền vững còn phải đảm bảo yêu cầu là làm cho tài nguyên thiên nhiên không ngừng giàu thêm về khối lượng, phong phú thêm về chủng loại, đa dạng thêm về các tổ hợp, các yếu tố thiên nhiên. Nông nghiệp bền vững góp phần làm phong phú thêm đa dạng sinh học bằng các giống mới, làm cho đất ngày càng thêm màu mỡ, thêm phì nhiêu, diện tích đất hoang hóa ngày càng thu hẹp, đất trống đồi trọc được phủ xanh... 2.1.4.5 Phát triển nông nghiệp bền vững đảm bảo bền vững cho môi trường. Trước hết là môi trường sản xuất nông nghiệp. Môi trường sản xuất nông nghiệp cần ngày càng thuận lợi hơn cho việc thực hiện các mục tiêu của sản xuất nông nghiệp bền vững. Đó là có kết cấu hạ tầng thuận lợi, có nguồn cung cấp vật tư thuận lợi, có công nghiệp chế biến phù hợp, có thị trường tiêu thụ nông sản thuận tiện, có nguồn thông tin dồi dào và kịp thời... Môi trường sản xuất nông nghiệp cần được duy trì ổn định và đảm bảo bền vững trong mọi biến động của tự nhiên và của xã hội (Tô Huy Rứa, 2009). Môi trường sống của nông sản, của người tiêu dùng nông sản và của cư dân thành thị cần được bền vững. Nông nghiệp bền vững không được để các hóa chất phân bón, thuốc BVTV làm cho môi trường sông bị ô nhiễm, không được để dư lượng các hóa chất có hại trong nông sản làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Mặt khác, nông nghiệp bền vững cần tạo được môi trường nông thôn trong lành, làm nơi nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe cho cư dân đô thị. Cần tạo được những Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11 vùng nông thôn với vườn cây tươi tốt, hoa quả ngon lành, ao cáo mát đẹp làm nơi du lịch sinh thái cho khách du lịch trong nước và nước ngoài. 2.1.4.6 Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với nâng cao năng suất lao động nông nghiệp Nền nông nghiệp phát triển bền vững sẽ góp phần to lớn cho việc nâng cao năng suất lao động nông nghiệp. Năng suất lao động là hiệu quả hoạt động có ích của lao động cụ thể của con người trong quá trình sản xuất, được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay lượng thời gian lao động đã hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Như vậy tăng năng suất lao động sẽ tạo ra số lượng đơn vị sản phẩm nhiều hơn với một lượng thời gian lao động hao phí không đổi (Đinh Phi Hổ, 2009). Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với nâng cao năng suất lao động nông nghiệp bởi vì nâng cao năng suất lao động là nhân tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế đến việc tạo ra giá trị thặng dư, tạo điều kiện cho tích lũy tái đầu tư và nâng cao thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán và cải thiện đời sống. Hơn nữa, năng suất lao động cao là nhân tố quyết đến hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia, tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức khi tham gia hội nhập (Lê Hữu Nam, 1998). 2.1.5 Nội dung phát triển nông nghiệp bền vững 2.1.5.1 Nội dung phát triển đảm bảo về mặt kinh tế a. Quy mô sản xuất nông nghiệp Diện tích trồng trọt và số lượng đầu con vật nuôi là yếu tố quyết định về quy mô sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp cũng phải đổi mặt với quy mô SXNN. Theo tập quán canh tác truyền thống của người nông dân, quy mô SXNN thường là quy mô nhỏ lẻ manh mún. Diện tích trồng trọt đã được sử dụng để trồng cây lương thực chủ yếu là cây lúa. Số lượng đầu con vật nuôi chỉ chăn nuôi với số lượng ít để tự cung tự cấp trong gia đình chưa chăn nuôi được nhiều số đầu con để bán ra thị trường. Trong nội dung phát triển nông nghiệp bền vững, quy mô SXNN cần phải phát triển theo hướng sản xuất thâm canh phù hợp với yếu tố đầu vào để mang lại giá trị sản xuất cao, nâng cao nguồn thu nhập, đáp ứng nhu cầu thị trường và góp phần tăng cường kinh tế địa phương cũng như nền kinh tế quốc dân (Nguyễn Thế Nhã và cộng sự, 1995). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 12 b. Năng suất, sản lượng sản phẩm Năng suất lúa, sản lượng lúa và sản lượng chăn nuôi là chỉ tiêu quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) với lao động để sản xuất ra nó. Trong nông nghiệp sản phẩm sản xuất ra vừa được người sản xuất giữ lại để tiêu dùng nội bộ vừa được bán trên thị trường. Sản phẩm tiêu dùng nội bộ bao gồm các sản phẩm giữ lại đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của gia đình nông dân, làm giống để cho vụ sản xuất tiếp theo. Sản phẩm bán trên thị trường bao gồm sản phẩm bán cho người tiêu dùng và các ngành công nghiệp trong nước và các sản phẩm xuất khẩu. Vì vậy, phát triển nông nghiệp bền vững là tăng năng suất nông nghiệp một cách bền vững và ổn định để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp (Phạm Vân Đình và cộng sự, 1997). c. Thu nhập của nông hộ Thu nhập là một trong những yếu tố then chốt để người lao động bảo đảm sinh kế cho bản thân và gia đình. Cơ hội việc làm mang lại thu nhập ổn định cho người dân là một trong những ràng buộc quan trọng đối với quá trình tăng trưởng vì mục tiêu con người (Đặng Nguyên Anh, 2010). Tuy nhiên, đối với các hộ làm nghề nông, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng là nguồn thu nhập, an ninh lương thực và an toàn thực phẩm và tạo việc làm cho lao động gia đình (Nguyễn Phượng Lê, 2013). d. Hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp Phát triển SXNN bền vững yêu cầu phải mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tính bền vững về mặt kinh tế đó là tăng năng suất nông nghiệp và giá trị SXNN một cách ổn định. Chỉ có tăng năng suất mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp bền vững là phát triển với mức tăng trưởng hợp lý, có giá trị SXNN cao, phát triển có kế hoạch cân đối, có tầm nhìn, gắn với thị trường (Đặng Kim Sơn, 2002). 2.1.5.2 Nội dung phát triển về mặt xã hội a. Lao động và việc làm Trong quá trình phát triển SXNN, có hai vấn đề cần phải xem xét. Một là tạo thêm nhiều việc làm và hai làm giảm tỷ lệ hộ nghèo. Lực lượng lao động luôn tập trung ở vùng nông thôn. Lực lượng lao động nông thôn chủ yếu tham gia SXNN. Thu nhập từ SXNN của nông hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 13 sau khi đã trừ thuế và chi phí sản xuất mà nông hộ nhận được từ hoạt động nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp và săn bắt thuần dưỡng chim thú trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Phát triển SXNN phải tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn cùng với nâng mức thu nhập cho nông hộ. b. Xóa đói, giảm nghèo Đến nay vai trò của Chính phủ trong giải quyết vấn đề đói nghèo được thể hiện ở các điểm chính sau: Chính phủ với vai trò tăng cường cơ hội cho người nghèo; Chính phủ với vai trò tăng cường quyền lực cho người nghèo và chính phủ với vai trò tăng cường mạng lưới an sinh xã hội. Nằm trong khuôn khổ chung đó, Chính phủ đã triển khai các chủ trương thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo nguồn lực để xóa đói giảm nghèo. Cụ thể là: củng cố môi trường đầu tư, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp và dân cư đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; hoàn thiện các công cụ và chính sách kinh tế, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô; phát triển nguồn nhân lực và cải cách hành chính. Phát triển SXNN không nằm ngoài chủ trương đó. Chính sách phát triển SXNN để thúc đẩy góp phần xóa đói giảm nghèo cho các bà con nông dân ở vùng nông thôn là bước đầu phải thực hiện chặt chẽ (MAFF, 2010). 2.1.5.3 Nội dung phát triển về mặt môi trường a. Ô nhiễm môi trường đất Để đạt được năng suất và chất lượng cao, nông dân thường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất bằng nhiều biện pháp như: chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, sử dụng phân bón, thuốc BVTV, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trên các loại rau, hoa (màng phủ nông nghiệp, nhà kính, nhà lưới, tưới tự động…). Việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học là một vấn đề lớn cần giải quyết để giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất và chất lượng sản phẩm. Để phát triển SXNN một cách bền vững cần quan tâm đến việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học và hệ thống hóa giải pháp để giảm bớt thói quen sử dụng thuốc hóa chất trong sản xuất. b. Ô nhiễm môi trường không khí Các loại rác thải được thải ra từ hoạt động nông nghiệp như các loại chai lọ thuốc trừ sâu, thuốc BVTV, các loại túi nilon hoặc gói thuốc sau khi được sử dụng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 14 phân gia súc… Với chất thải nông nghiệp nguy hại là các hóa phẩm nông nghiệp không nhãn mác, các chai lọ bằng nhựa, thủy tinh hay kim loại hoặc những gói thuốc thậm chí cả những lọ thuốc BVTV vẫn chưa được sử dụng hết đã và đang được vứt bỏ không đúng cách đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Trong SXNN nói chung và chăn nuôi nói riêng, chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm đến môi trường và cuộc sống của con người. Phát triển SXNN luôn liên quan đến vấn đề chất thải chăn nuôi và cần xử lý chặt chẽ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát triển nông nghiệp một cách bền vững. c. Ô nhiễm môi trường nước Môi trường được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân như chất thải, rắn chứa hóa chất đạt đến mức độ có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. Các loại chất thải nông nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều tại các vùng nông thôn trong khi khả năng đầu tư cho xử lý, giảm thiểu ô nhiễm rất hạn chế. Do vậy, người dân nông thôn đang hàng ngày, hàng giờ đối mặt với tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Để phát triển SXNN bền vững, nên việc ô nhiễm môi trường nông nghiệp cần được bảo vệ gắn chặt với trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân và mọi người dân. 2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng phát triển nông nghiệp bền vững 2.1.6.1 Điều kiện tự nhiên Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng khá lớn bởi điều kiện tự nhiên đó là đất đai, nước, khí hậu… Nông nghiệp có đặc điểm là đa dạng, với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh và quy mô khác nhau. Song, để phát triển được thì từng loại hình nông nghiệp với những quy mô cụ thể lại có yêu cầu về tự nhiên đất đai, khí hậu khác nhau. Khi các yếu tố tự nhiên phù hợp sẽ là điều kiện hàng đầu đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững. 2.1.6.2 Chủ trương, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp Với bất cứ một quốc gia nào, hệ thống chính sách đối với nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Hệ thống chính sách với nông nghiệp phù hợp và luôn được hoàn thiện sẽ là hành lang pháp lý cho nông nghiệp phát triển. Chính trị xã hội ổn định sẽ làm cho quá trình phát triển của nông nghiệp từ cung đến cầu, từ sản xuất đến tiêu dùng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan