Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phân lập và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất chikusetsus...

Tài liệu Nghiên cứu phân lập và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất chikusetsusaponin iv từ phân đoạn nước của lá loài aralia armata.

.PDF
47
1
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TẠ NGỌC BẢO UYÊN NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ CỦA HỢP CHẤT CHIKUSETSUSAPONIN IV TỪ PHÂN ĐOẠN NƯỚC CỦA LÁ LOÀI ARALIA ARMATA. LUẬN VĂN CỬ NHÂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Đà Nẵng - Năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đà Nẵng, ngày tháng năm 2022 Tác giả Tạ Ngọc Bảo Uyên LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Đỗ Thị Thúy Vân đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn chị Hồng Chương và các anh chị đang công tác ở phòng thí nghiệm Trường Đại học Duy Tân đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để em có thể thuận lợi nghiên cứu đề tài này. Lần đầu làm quen với việc nghiên cứu nên bài báo cáo này không thể tránh khỏi sai sót, em mong sẽ nhận được những ý kiến, đóng góp của thầy cô để có thể hoàn thiện và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân sau này. Sau cùng em xin chúc quý thầy cô, anh chị sức khỏe, hạnh phúc, có những bước tiến mới trong sự nghiệp nghiên cứu và luôn thành công trong cuộc sống của mình. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.............................................................. 2 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ....................................................... 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 2 6. Bố cục của luận văn ............................................................................................ 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4 1.1. Giới thiệu về loài Aralia armata. ........................................................................ 4 1.1.1. Họ Cuồng và chi Aralia.................................................................................. 4 1.1.2. Tên gọi và phân loại ....................................................................................... 4 1.1.3. Đặc điểm sinh thái .......................................................................................... 4 1.1.4. Hàm lượng dinh dưỡng.................................................................................. 5 1.1.5. Thành phần hóa học ...................................................................................... 6 1.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của loài Aralia armata trong nước............................................................................................................................. 6 1.3. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của lá Aralia armata trên thế giới 6 1.4. Tình hình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của loài Aralia armata. ............. 8 1.4.2. Tác dụng sinh học của loài Aralia armata ..................................................... 9 1.4.3. Công dụng trong dân gian của loài Aralia armata........................................ 9 1.5. Các phương pháp nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ung thư ................. 10 1.5.1. Phương pháp MTT ....................................................................................... 11 1.5.2. Phương pháp SRB ........................................................................................ 11 CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 12 2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU ......................... 12 2.1.1. Nguyên liệu ................................................................................................... 12 2.1.2. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu................................................................... 12 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 13 2.2.1. Tổng quan về phương pháp sắc kí ............................................................... 13 2.2.2. Một số phương pháp hóa lý xác định cấu trúc của các hợp chất hữu cơ ... 16 2.2.3 Phương pháp chiết mẫu thực vật................................................................. 19 2.2.4 Phương pháp tách và tinh chế chất ............................................................. 19 2.2.5 Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất ...................... 20 2.3. SƠ ĐỒ ĐIỀU CHẾ CAO CHIẾT ................................................................... 20 2.4. PHÂN LẬP HỢP CHẤT AAL2 TỪ CAO NƯỚC .................................. 21 2.5 THỬ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ CỦA HỢP CHẤT HÓA HỌC ................................................................................................................ 23 2.5.1 Vật liệu ............................................................................................................ 23 2.5.2 Phương pháp nuôi cấy tế bào in vitro........................................................... 23 2.5.3 Phương pháp thử tác dụng gây độc tế bào ung thư..................................... 23 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 25 3.1. KẾT QUẢ PHÂN LẬP HỢP CHẤT HÓA HỌC TRONG CAO NƯỚC ... 25 3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ CỦA HỢP CHẤT HÓA HỌC ............................................................. 34 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 36 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CÁC KÍ HIỆU: d : Doublet (NMR) dd : Doublet of doublet (NMR) J(Hz) : Hằng số tương tác (NMR) Rf : Retention factor m : Multiplet (NMR) s : Singlet (NMR) t : Triplet (NMR) ppm : Parts per million (mg/kg) ppb : Parts per billion (µg/kg) δ : Độ chuyển dịch hóa học (NMR) CÁC DÒNG TẾ BÀO HepG2 : Human hepatoma (Ung thư gan người) KB : Human epidermoid carcinoma (Ung thư biểu mô) CÁC CHỮ VIẾT TẮT NMR 1 : Nuclear magnetic resonance H-NMR : Proton Nuclear Magnetic Resonance 13 C-NMR : Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance IC50 : Half maximal inhibitory concentration DMSO : Dimethyl sunfoxide DEPT : Distortionless enhancement by polarisation transfer HMBC : Heteronuclear Multiple Bond Correlation HSQC : Heteronuclear Single Quantum Corelation MMT : 3-[4,5-dimetylthiazol-2-yl]-2,5-diphenyltetrazolium bromide SRB : Sulforhodamine B UV : Ultraviolet TCA : Trichloroacetic acid CH2Cl2 : Dichloromethane EtOAc : Ethyl acetat MeOH : Methanol EtOH : Ethanol CHCl3 : Chloroform BuOH : Butanol TLC : Thin Layer Chromatography CC : Column Chromatography HEPES : 4-(2-hydroxyethyl)-1-piperazineethanesulfonic acid DMEM : Dulbecco's Modified Eagle Medium WHO : World Health Organization AAL2 : Chikusetsusaponin IV DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng Trang bảng 1.1 Phân loại khoa học về chi Aralia armata 4 1.2 Thành phần dinh dưỡng trong 100g lá loài Aralia armata 5 3.1 Số liệu phổ NMR của hợp chất AAL2 và hợp chất tham khảo 28 3.2 Hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất AAL2 36 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Số hiệu Tên hình Trang hình 2.1 Hình ảnh lá loài Aralia armata 12 2.2 Sơ đồ cao chiết 22 2.3 Sơ đồ phân lập hợp chất AAL2 từ phân đoạn nước lá loài 24 Aralia armata. 3.1 Cấu trúc hóa học của hợp chất AAL2 27 3.2 Phổ 1H-NMR của hợp chất AAL2 32 3.3 Phổ 13C-NMR của hợp chất AAL2 33 3.4 Phổ DEPT của hợp chất AAL2 34 3.5 Phổ HSQC của hợp chất AAL2 35 3.6 Phổ HMBC của hợp chất AAL2 36 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, xã hội ngày càng hiện đại và phát triển kéo theo môi trường sống của con người cũng bị tác động. Chính vì điều này đã gây nên các tình trạng bệnh nguy hiểm đối với con người ngày càng cao và một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với con người hiện nay là bệnh ung thư. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, bệnh ung thư có tốc độ phát triển rất nhanh qua hàng năm. Và theo một số nghiện cứu khoa học dự đoán đến năm 2040, tỉ lệ con người mắc ung thư sẽ tăng 47% so với năm 2020 [22], một tốc độ tăng trưởng cực kì đáng suy ngẫm. Hiện nay, con người đã ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào quá trình nghiên cứu, phân lập các hợp chất có hoạt tính từ thực vật để làm thuốc cũng như phương pháp để ngăn ngừa sự phát triển của căn bệnh này. Việt Nam may mắn nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của châu Á với 3/4 diện tích phần lục địa là đồi núi, trải dài từ Bắc xuống Nam. Những điều kiện tự nhiên như vậy đã thực sự ưu đãi cho đất nước ta một hệ thống sinh thái rừng phong phú và đa dạng. Theo thống kê sơ bộ, nước ta có tới gần 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 75% tổng số họ thực vật trên toàn thế giới). Không chỉ có vai trò là lá phổi xanh điều hòa khí hậu, hệ thực vật rừng còn mang đến một tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng cùng với tài nguyên dược liệu nói chung. Loài Aralia armata (Aralia armata) thuộc họ nhân sâm, còn có các tên gọi khác là: cây cuồng, rau gai, cẩm giàng, độc lực, cây đuống, cây răng, đinh lăng gai,… có xuất xứ từ vùng núi Himalaya lan qua Ấn Độ, Lào rồi đến nước ta. Loài Aralia armata có vị hơi đắng, cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu thũng, tán ứ, khư phong trừ thấp. Do vậy hay được dùng để chữa các bệnh như viêm gan cấp, viêm amidan, viêm khớp, sưng đau vú, viêm thận phù thũng, … Đặc biệt, trong lá loài Aralia armata có chứa nhiều nước, tro, protid, glucid, chất xơ, caroten và vitamin C,...và có khả năng tiêu độc rất tốt. Người dân vùng núi Tây Bắc thường lấy lá non, chồi non đem luộc hay xào ăn và dùng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về thành phần hóa học hay hoạt tính sinh hoạt của loài Aralia armata còn SVTH: Tạ Ngọc Bảo Uyên - Lớp 18SHH Trang 1 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân hạn chế về mặt số lượng, đặc biệt có rất ít nghiên cứu về lá của loài này. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu phân lập và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất chikusetsusaponin IV từ phân đoạn nước của lá loài Aralia armata” nhằm tìm hiểu thành phần hóa học của lá loài Aralia armata và với mục đích đóng góp một phần tư liệu vào hệ thống các công trình khoa học về loại cây này. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân lập hợp chất hóa học từ phân đoạn dịch chiết nước. - Xác định hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất hóa học được phân lập từ lá của loài Aralia armata. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Lá của loài Aralia armata được thu hái tại Hòa Vang - Đà Nẵng. - Cao chiết từ loài hoa trên với dung môi nước. - Hợp chất phân lập từ dịch chiết nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên. - Tham khảo các bài luận, bài báo, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và trong nước về loài cây này. - Tham khảo các tài liệu về tổng quan hình thể, đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học. - Nghiên cứu trên mạng Internet về ứng dụng thực tiễn của các bộ phận loài Aralia armata. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Các phương pháp thu nhận và xử lý mẫu thực nghiệm. - Các phương pháp chiết tách, phân lập các hợp chất hữu cơ. - Các phương pháp sắc ký lớp mỏng, sắc ký cột. - Các phương pháp nghiên cứu cấu tạo hợp chất hóa học: kết hợp các phương pháp đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR, 13C-NMR, phổ hồng ngoại IR, phổ UV và các phương pháp khác. - Phương pháp xác định hoạt tính gây độc tế bào ung thư. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài SVTH: Tạ Ngọc Bảo Uyên - Lớp 18SHH Trang 2 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Những kết quả có được trong đề tài nghiên cứu này là một nguồn tư liệu có ý nghĩa trong việc cung cấp thông tin về cấu trúc hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của lá của loài Aralia armata. Qua đó, nâng cao giá trị ứng dụng của chúng trong ngành dược liệu. 6. Bố cục của luận văn Luận văn gồm 38 trang, 4 bảng, 9 hình ảnh, 24 tài liệu tham khảo bao gồm: Phần mở đầu (3 trang) Chương 1 – Tổng quan (8 trang) Chương 2 – Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (14 trang) Chương 3 – Kết quả và thảo luận (10 trang) Kết luận và kiến nghị (1 trang) Tài liệu tham khảo (2 trang) SVTH: Tạ Ngọc Bảo Uyên - Lớp 18SHH Trang 3 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về loài Aralia armata. 1.1.1. Họ Cuồng và chi Aralia. Họ Araliaceae (họ Cuồng theo tên gọi của chi Aralia) còn được gọi là họ Nhân sâm (theo tên gọi của chi Panax), họ Ngũ gia (theo tên gọi của chi Acanthopanax) hay họ Thường xuân (theo tên gọi của chi Hedera). Hầu như tất cả các loài trong họ Cuồng (Araliaceae) đều được sử dụng làm thuốc trong Y học cổ truyền ở nhiều nước Á-Âu; đặc biệt là ở các nước Đông-Bắc Á. [23] Chi Đơn châu chấu (Aralia L.): Là chi có số loài đa dạng và phong phú xếp hàng thứ hai trong họ Cuồng ở Việt Nam. [23] 1.1.2. Tên gọi và phân loại ❖ Tên gọi Tên thường gọi: Đơn châu chấu. [2] Tên gọi khác: cây cuồng, rau gai (Thái Nguyên), độc lực, cẩm giàng (Lạng Sơn), đinh lăng gai, cây đuống, cây răng, lổ cổ, [2] … Tên khoa học: Aralia armata. [23] ❖ Phân loại khoa học Bảng 1.1. Phân loại khoa học loài Aralia armata. [23] Giới (regnum) : Plantae (Thực vật) (Không phân hạng) : Agiospermae (Thực vật có hoa) (Không phân hạng) : Eudicots (Thực vật 2 lá mầm thực sự) Bộ : Apiales Họ : Araliaceae Chi : Aralia Loài : Aralia armata 1.1.3. Đặc điểm sinh thái ❖ Nguồn gốc và phân bố Chi Aralia có trên 50 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Á. Tập trung nhiều ở vùng Assam, Trung Nam Trung Quốc, Đông SVTH: Tạ Ngọc Bảo Uyên - Lớp 18SHH Trang 4 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Nam Trung Quốc, Đông Himalaya, Hải Nam, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam. [3] Ở Việt Nam có 14 loài thuộc Chi Aralia. Loài Aralia armata mọc hoang tại nhiều nơi trong nước ta ở độ cao 200 – 1.700m, chủ yếu các tỉnh miền núi như Lào Cai, Hà Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, … Tại Đà Nẵng hầu hết các xã miền núi và trung du của huyện Hòa Vang đều có phân bố cây này. [4] ❖ Điều kiện phát triển: - Cây phát triển ở nhưng nơi có nhiệt độ cao, ưa ẩm. Điều kiện ánh sáng tốt nhất là ngoài trời dưới bóng của cây khác. Thường mọc ở ven rừng ẩm, rừng thứ sinh, trên nương rẫy bỏ hoang lẫn với các loại cây bụi khác. [24] - Cây sinh trưởng mạnh vào mùa hè thu, từ tháng 7 đến tháng 10. [24] ❖ Đặc điểm thực vật: - Hình dáng: cây nhỏ, cao 1-2m, có thân mảnh, mang nhiều gai, cành mọc lòa xòa. [5] - Lá: lá mọc so le, kép 2-3 lần lông chim, có 9-11 lá chét có phiến lá chét hình trứng dài 4-8 cm, rộng 2-3 cm, nhọn ở đầu, phía cuống hơi tròn, mép có răng [5] cưa, nhẵn cả hai mặt, nhưng trên gân có những gai nhỏ, cuống lá có bẹ. - Hoa: mọc thành chùm ở kẽ lá hay đầu cành gồm nhiều tán dài, cuống hoa có gai. Hoa nhỏ, màu lục vàng hoặc vàng nhạt. Đài có 5 răng hình tam giác. Ra hoa tháng 4-6. [5] - Quả: quả hạch hình tròn, màu đen, đường kính 3-4mm. Mùa quả từ tháng 7 9. [5] 1.1.4. Hàm lượng dinh dưỡng Bảng 1.2. Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g lá loài Aralia armata [5] Thành phần Lá loài Aralia armata Nước 84,5 g Tro 1.5 g Protid 3,1 g Chất xơ 2,5 g SVTH: Tạ Ngọc Bảo Uyên - Lớp 18SHH Trang 5 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Glucid 8,3 g carotene 1,65 mg vitaminC 12,5 mg 1.1.5. Thành phần hóa học - Trong rễ đơn châu chấu có chứa chất saponin triterpen, genin acid oleanolic. [1] - Rễ con chứa tinh dầu, là một chất lỏng linh động màu da cam, tỷ trọng 0,83, thành phần chủ yếu là camphol. [1] - Lá đơn châu chấu chứa nước, protid, glucid, xơ, tro, caroten, vitamin C. Rễ chứa nhiều saponin triterpin. [1] 1.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của loài Aralia armata trong nước. Năm 2013, Ngô Thị Huyền Trang ở Trường Đại học Dược Hà Nội đã phân lập và định tính được một số chất có trong rễ, thân, lá loài Aralia armata đều chứa saponin, sterol, acid amin. Ngoài ra, trong lá còn chứa carotenoid, lá và thân đều chứa đường khử, rễ chứa polysaccharid. [6] Năm 2016, Nguyễn Thị Ngân, khoa hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nghiên cứu thành phần hóa học thu được trong cặn dịch chiết n-hexan và etyl axetat của thân, lá loài Aralia armata. Thu được một số hợp chất như: ꞵ-sitosterol-3-O-ꞵ-Dglucopyranoside. [2] Năm 2021, Nguyễn Thị Hồng Chương cùng cô Đỗ Thị Thúy Vân và các cộng sự khác đã nghiên cứu và phân lập được Aramatosides C và D, 2 Glycoside Triterpene từ rễ của Aralia armata. [3] 1.3. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của lá Aralia armata trên thế giới Năm 1988, Hernandez và cộng sự đã phát hiện tác dụng kháng viêm dạ dày từ dịch chiết rễ của loài A. elata [4] Năm 1994, từ vỏ rễ loài A. elata đã được Sakai và cộng sự phân lập và xác định cấu trúc của 3 hợp chất saponin mới dưới dạng methyl hóa và được đặt tên là tarasaponin I-III methyl ester (1-3), cùng 4 hợp chất đã biết. [5] SVTH: Tạ Ngọc Bảo Uyên - Lớp 18SHH Trang 6 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Cũng trong năm 1994, Satoh và cộng sự đã thông báo xác định được cấu trúc của 5 hợp chất saponin mới, glycoside acid oleanolic, tarasaponin III-VII (4-8) từ vỏ rễ loài A. elata [6] Từ loài này, Yoshikawa và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc của 6 saponin mới elatoside E, G, H, I, J và K (9-14). Các hợp chất này được phát hiện có khả năng hạ đường huyết mạnh [7] SVTH: Tạ Ngọc Bảo Uyên - Lớp 18SHH Trang 7 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Năm 1997, Li Jinghua đã xác định các axit amin và các nguyên tố vi lượng trong loài Aralia armata. [8] Năm 2016, Hui Miao, Yongyan Sun và một số cộng sự khác đã tìm ra Hai triterpenoit mới, 3 axit β -hydroxyoleana-11,13 (18) - diene-28,30-dioic (1) và 3oxooleana-11,13 (18)-diene-28,30-axit dioic (2), một triterpenoid glycoside mới, 3 β O - (6′- O -methyl- β - d- glucuronopyranosyl) oleana-11,13 (18) - dien - 28-oic acid (3) cùng với sáu hợp chất đã biết (4 - 9) được phân lập từ vỏ thân cây Aralia armata. [9] 1.4. Tình hình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của loài Aralia armata. 1.4.1 Các tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Aralia Năm 2005, Park Joon - Hong Sook và các cộng sự đã xác định được hoạt tính chống ung thư chiết xuất từ loài Aralia Continentalis đối với bệnh viêm khớp gáy ra ở chuột. Nhóm nghiên cứu đã tiêm tá dược Frefund (CFA) vào khoang khớp của khớp mắt cá chân chuột và thu được kết quả chất AC trong loài Aralia Continentalis ngăn được đáng kể dược tính gây viêm khớp của CFA gây ra. Nhóm nghiên cứu cho rằng loài Aralia Continentalis có thể được dùng giảm bớt triệu chứng viêm khớp ở người. [10] Năm 2011, ở Trung Quốc đã báo cáo nghiên cứu tìm ra ở rễ cây Aralia taibaiensis có chứa 4 saponin triterpenoid mới và 1 saponin đã biết và phân lập được 5 hợp chất này từ vỏ rễ của loài Aralia taibaiensis. Các hợp chất này có tác dụng chống oxy hóa và điều trị bệnh đái tháo đường. [11] Năm 2016, Alexander N. Shikov, Valery G. và các cộng sự ở Nga đã báo cáo một số đánh giá về ứng dụng làm dược liệu của loài Aralia elata. Nghiên cứu cho thấy hợp chất Phytoadaptogen trong loài này có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, sinh SVTH: Tạ Ngọc Bảo Uyên - Lớp 18SHH Trang 8 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân sản, miễn dịch, hô hấp và tiêu hóa, có tác dụng chuyển hóa bao gồm hạ natri máu, chống đái tháo đường và đông máu. [12] 1.4.2. Tác dụng sinh học của loài Aralia armata Năm 2016, Miao H, Sun Y, Yuan Y và một số cộng sự đã nghiên cứu và công bố kết quả đánh giá hoạt động diệt cỏ của các hợp chất có trong thân loài Aralia armata có axit 3β-hydroxyoleana-11,13 (18) -diene-28,30-dioic (1) và 3-oxooleana11,13 (18) -diene-28,30-dioic axit (2), 3β-O- (6′-O-methyl-β-d-glucuronopyranosyl) oleana-11,13 (18) -dien-28-oic acid (3) được phân lập từ vỏ thân cây Aralia armata. Các hợp chất hoạt động diệt cỏ đối với Bidens pilosa L - một loài cỏ dại xâm lấn ở Trung Quốc. Ngoài ra, các hợp chất này còn gây ảnh hưởng đến dòng tế bào nuôi cấy Spodoptera litura, sự tăng trưởng của tế bào Sl-1, dẫn đến hiện tượng bong tróc tế bào và hình thành không bào. [9] 1.4.3. Công dụng trong dân gian của loài Aralia armata • Tác dụng của rễ loài Aralia armata. [8] - Có tác dụng kháng viêm, ức chế khá tốt quá trình gây viêm khi bệnh ở giai đoạn mạn tính. - Kích thích miễn dịch. - Làm teo tuyến ức một cách rõ rệt. Đây là một đặc tính của của thuốc ức chế miễn dịch. - Có khả năng tác động như một loại nội tiết oestrogen khi thực nghiệm trên động vật thí nghiệm. - Có tác dụng kháng khuẩn đối với phế bào khuẩn và liên cầu khuẩn tan máu. Trong rễ cây đơn châu chấu còn tồn tại thêm các hoạt chất như saponin triterpen, genin acid oleanolic. Đây chính là những chất có khả năng chống viêm cấp, viêm mạn và gây teo tuyến ứng ở chuột cống trắng đực non. - Ngoài ra, đây còn là vị thuốc được dùng để chữa thương tích do dao chém, phong thấp tê bại, rắn cắn, bệnh sốt rét. - Một số bài thuốc dân gian: [4] + Viêm khớp: Rễ Đơn châu chấu 10-30g sắc uống. Có thể phối hợp với Xà cừ và Mặt quỷ mỗi thứ 10g. SVTH: Tạ Ngọc Bảo Uyên - Lớp 18SHH Trang 9 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân + Bạch hầu, bí đái: Dùng 8-12g rễ cây sắc nước uống. + Rắn cắn: Vỏ rễ giã lấy nước uống, bã đắp. + Sưng vú: Rễ Đơn châu chấu phối hợp với vỏ cây Sảng, lá Mua đỏ, Bồ công anh và Kim ngân, mỗi thứ 20g, giã với muối, trộn nước vo gạo đắp chỗ sưng. + Ho lâu ngày, viêm họng, viêm amidan: Rễ Đơn châu chấu, cùng với vỏ cây Khế chua, đều 20g, sắc nước uống. + Hen: Rễ Đơn châu chấu 12g, rễ cây Ngấy tía 8g, rễ cây Han tía 8g, xắt nhỏ, phơi khô, sắc uống. + Phù thũng: Rễ Đơn châu chấu 12g, rễ cây Thóc lép 10g, lá cây Cối xay 10g, sao vàng sắc uống. • Tác dụng của thân lá loài Aralia armata. - Lõi thân được dùng làm thuốc bổ. - Lá được dân gian dùng đắp ngoài da chữa mụn nhọt, nhựa của bộ phận nõn non có thể làm tan chắp lẹo tại mắt. - Quả cây đơn châu chấu sao khô lên, tán thành bột mịn và thổi vào mũi có tác dụng chống ngạt mũi. Nhận xét chung: Như vậy thành phần hóa học, hoạt tính dược lý của cây lá loài Aralia armata đã được nghiên cứu khá nhiều. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào rễ, thân. Các công trình nghiên cứu về lá loài Aralia armata hầu như là rất ít. 1.5. Các phương pháp nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ung thư Hoạt tính gây độc tế bào được thử theo phương pháp của Scudiero D.A. và cộng sự. Đây là phương pháp thử độ độc tế bào in vitro được viện Ung thư Quốc gia (NIC) Maryland, Hoa Kỳ xác nhận là phép thử độ độc tế bào chuẩn, nhằm sàng lọc, phát hiện các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc diệt tế bào ung thư ở điều kiện in vitro. Trong những năm gần đây, một số phương pháp so màu nhanh đã được miêu tả trong thử nghiệm trên các dòng tế bào ung thư ở mức độ in vitro, hiện nay hai phương pháp thường được sử dụng là: phương pháp MTT và phương pháp SRB. Trong đó, phương pháp tetrazolium (MTT) được sử dụng phổ biến. SVTH: Tạ Ngọc Bảo Uyên - Lớp 18SHH Trang 10 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân 1.5.1. Phương pháp MTT Phương pháp này lần đầu tiên được miêu tả bởi Tim Mosmann trên tạp chí Immunological Methods năm 1983. Theo tác giả, muối tetrazolium được dùng để triển khai phép thử so màu, qua đó đánh giá về sự sống sót và khả năng phát triển của tế bào động vật. Nguyên lý của phép thử là vòng tetrazolium bám chặt vào ti thể của tế bào hoạt động, dưới tác dụng của enzym dehydrogenase, màu vàng của MTT biến đổi thành màu tím formazan. Kết quả đọc trên máy quang phổ và có độ chính xác cao. Phương pháp được dùng để đo độ độc của chất nghiên cứu, khả năng phát triển và hoạt động của tế bào. Tetrazolium (màu vàng) Formaran (màu tím) 1.5.2. Phương pháp SRB Phép thử SRB được phát triển bởi Philip Skehan và cộng sự năm 1990 để đánh giá độc tính của chất nghiên cứu và khả năng phát triển của tế bào trong ứng dụng sàng lọc thuốc ở qui mô lớn. Nguyên tắc của phép thử là khả năng nhuộm màu của SRB lên protein SRB nhuộm bằng cách phá vỡ màng tế bào, những mảnh vỡ tế bào không bị nhuộm, do đó không ảnh hưởng đến số liệu thực nghiệm. Phương pháp SRB dựa trên khả năng liên kết tĩnh điện và sự phụ thuộc vào pH của các dư lượng amino acid của các protein. Dưới các điều kiện môi trường axit nhẹ, SRB liên kết với các dư lượng amino acid trên các protein của các tế bào đã được cố định bằng trichloroacetic acid (TCA) và sử dụng bazơ yếu như Tris-base để hòa tan và đo mật độ quang của dịch chiết từ tế bào một cách định lượng. SVTH: Tạ Ngọc Bảo Uyên - Lớp 18SHH Trang 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất