Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phân lập và hoạt tính gây độc nhuyễn thể ốc bươu vàng của hợp chất 3 ...

Tài liệu Nghiên cứu phân lập và hoạt tính gây độc nhuyễn thể ốc bươu vàng của hợp chất 3 o β d glucoronopyranosyl oleanolic acid 28 o β d glucopyranoside từ phân đoạn nước của rễ cây aralia aramatar

.PDF
45
1
64

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN TỐ LƯƠNG NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC NHUYỄN THỂ ỐC BƯƠU VÀNG CỦA HỢP CHẤT 3-O-β-D- GLUCORONOPYRANOSYLOLEANOLIC ACID- 28-O-β-D- GLUCOPYRANOSIDE TỪ PHÂN ĐOẠN NƯỚC CỦA RỄ CÂY ARALIA ARAMATAR LUẬN VĂN CỬ NHÂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Đà Nẵng -Năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đà Nẵng, ngày 5 tháng 5 năm 2022 Tác giả Nguyễn Tố Lương LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Đỗ Thị Thúy Vân, chị Nguyễn Thị Hồng Chương, đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo bộ môn và các thầy cô công tác tại phòng thí nghiệm khoa Hóa trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, đã hỗ trợ kiến thức, cơ sở vật chất, dụng cụ thí nghiệm giúp em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này. Mình cũng gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn trong nhóm nghiên cứu khoa học đã hỗ trợ và giúp đỡ nhau hết mình để có thể đem đến những kết quả tốt nhất trong quá trình làm khoá luận. Trong quá trình nghiên cứu và làm báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của thầy cô để em thu nhận thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân sau này. Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp giảng dạy của mình. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1 I. II. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 IV. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2 1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết................................................................ 3 2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.............................................................. 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 3 Bố cục của luận văn............................................................................................ 3 V. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 4 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY A.ARMATAR .......................................................... 4 1.1.1. Họ nhân sâm (Araliaceae) và chi Aralia L. ................................................. 4 1.1.2. Đặc điểm sinh thái .......................................................................................... 5 1.2. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC ........................................................................... 7 1.2.1. Tình hình nghiên cứu thành phần hoá học của một số loài thuộc chi Aralia L. 7 1.2.2. Tình hình nghiên cứu thành phần hoá học của cây A.armata .......................... 9 1.3. HOẠT TÍNH SINH HỌC ............................................................................ 12 1.3.1. Tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Aralia L. .................................. 12 1.3.2. Tác dụng sinh học của cây A.armata ............................................................ 14 1.3.3. Các công dụng trong dân gian ...................................................................... 15 1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GÂY ĐỘC TẾ BÀO .................... 16 1.4.1. Phương pháp MTT ....................................................................................... 16 1.4.2. Phương pháp SRB ........................................................................................ 17 1.4.3. Phương pháp gây độc nhuyễn thể ốc bươu vàng ........................................... 17 CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 18 2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU ....................... 18 2.1.1. Nguyên liệu .................................................................................................. 18 2.2.2. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu .................................................................... 19 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 19 2.2.1. Phương pháp chiết mẫu thực vật ................................................................... 19 2.2.2. Phương pháp tách và tinh chế chất................................................................ 19 2.2.3. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất ............................. 20 2.3. CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN LẬP ................................................................... 20 2.4. XÉT NGHIỆM NHUYỄN THỂ .................................................................. 23 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 23 3.1. KẾT QUẢ PHÂN LẬP HỢP CHẤT HÓA HỌC TRONG CAO NƯỚC ....... 23 3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC NHUYỄN THỂ ỐC BƯƠU VÀNG CỦA HỢP CHẤT HÓA HỌC ............................................. 30 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 33 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CÁC KÍ HIỆU: d : Doublet (NMR) dd : Doublet of doublet (NMR) J(Hz) : Hằng số tương tác (NMR) Rf : Retention factor m : Multiplet (NMR) s : Singlet (NMR) t : Triplet (NMR) ppm : Parts per million (mg/kg) ppb : Parts per billion (µg/kg) δ : Độ chuyển dịch hóa học (NMR) CÁC CHỮ VIẾT TẮT NMR 1 : Nuclear magnetic resonance H-NMR : Proton Nuclear Magnetic Resonance 13 C-NMR : Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance IC50 : Half maximal inhibitory concentration DMSO : Dimethyl sunfoxide DEPT : Distortionless enhancement by polarisation transfer HMBC : Heteronuclear Multiple Bond Correlation HSQC : Heteronuclear Single Quantum Corelation MMT : 3-[4,5-dimetylthiazol-2-yl]-2,5-diphenyltetrazolium bromide SRB : Sulforhodamine B UV : Ultraviolet TCA : Trichloroacetic acid EtOAc : Ethyl acetat MeOH : Methanol A.armata : Aralia armata AAR2 : Oleanolic acid saponin DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng bảng Trang 1.1 Phân loại khoa học A.armata. 1.2 Đại diện một số chất được phân lập từ loài A.armata. 9 -10 1.3 Một số hợp chất triterpen khác. 11-12 3.1 3.2 3.3 Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR cho aglycone của hợp chất AAR2 và các hợp chất đối chứng. Số liệu phổ 1H- và 13 C-NMR cho lượng đường của hợp chất AAR2 và các hợp chất đối chứng. Hoạt động diệt nhuyễn thể chống lại Pomacea channeliculata của các chiết xuất phân đoạn và hợp chất AAR2. 5 24-25 26 31 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Số hiệu Tên hình hình Trang 1.1 Hình ảnh cây A.armata 6 2.1 Rễ cây A.armata 18 2.2 Sơ đồ cao chiết 21 2.3 Sơ đồ phân lập hợp chất AAR2 từ phân đoạn nước cây A.armata 22 3.1 Cấu trúc hóa học hợp chất AAR2 24 3.2 Phổ 1H-NMR của hợp chất AAR2 27 3.3 Phổ 13C-NMR của hợp chất AAR2 28 3.4 Phổ HMBC của hợp chất AAR2 29 3.5 Phổ HSQC của hợp chất AAR2 30 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Là người công dân Việt Nam, không ai trong chúng ta không biết rằng nền kinh tế nước ta xuất phát từ nông nghiệp, đi lên từ nông nghiệp và từ nông nghiệp mà phát triển. Và chắc chắn một điều trong tương lai dù Việt Nam có thay đổi chuyển mình kinh tế như thế nào đi chăng nữa thì nền kinh tế nông nghiệp vẫn sẽ đóng vai trò chủ đạo trong đó nền nông nghiệp trồng lúa nước chiếm phần lớn. Chúng ta luôn tự hào rằng Việt Nam luôn là một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.Tuy nhiên trong những năm gần đây người nông dân luôn phải chịu nhiều ảnh hưởng đến chất lượng mùa màng ngoài các khắc nghiệt thiên nhiên thì ốc bươu vàng là một trong những động vật ngoại lai đã được du nhập vào nước ta và phát triển với tốc độ chóng mặt. Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata), được Lamarck mô tả đầu tiên vào năm 1822, xuất xứ từ Paraguay rồi lan rộng sang các nước vùng Nam Mỹ; là đối tượng ăn thực vật, thức ăn ưa thích là xà lách, mạ non, rau muống,.. đặc biệt là mạ dưới 3 tuần tuổi có thể bị ốc cắn ngang thân gây thiệt hại trên đồng ruộng, khi ốc bươu vàng phát triển ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng. Năm 1979 du nhập đầu tiên từ Argentina vào Châu Á ở Đài Loan, ốc bươu vàng lan rộng nhanh sang các quốc gia trồng lúc ở Đông Nam Á (Mochida, 1991). Trong đó, Philipinnes đã có 400.000 ha lúa bị ốc bươu vàng gây hại (năm 1989) và Đài Loan đã thiệt hại năng suất vụ lúa tương đương 31 triệu USD (năm 1986), tại Việt Nam, ốc bươu vàng xuất hiện từ những năm 1985- 1988 và gây ra nhiều thiệt hại nặng nề. Năm 2017 tính riêng tỉnh Quảng Trị tổng diện tích lúa bị ốc bươu vàng phá hoại lên đến 823 ha, trong đó 77 ha bị mất trắng hoàn toàn. Hiện nay, người nông dân cũng đã có nhiều cách để diệt ốc bươu vàng hay các loài sâu bọ khác bằng cách bắt thủ công hoặc phun thuốc. Tuy nhiên cách làm này sẽ gây mất thời gian và phun thuốc nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng lúa và ô nhiễm môi trường. Để ngăn ngừa hiện tượng này, các nhà khoa học đã vào cuộc nghiên cứu, chiết tách và phân lập các chất có hoạt tính gây độc nhuyễn thể ốc bươu vàng từ thực vật. Nước ta thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, ánh sáng nhiều, lượng mưa lớn, nên thực vật phát triển mạnh. Thảm thực vật đa dạng và phong phú về mặt hình thái, có nhiều loài được dùng làm thuốc diệt trừ ốc bươu vàng và cây A.armata là một trong số đó. SVTH: Nguyễn Tố Lương - Lớp 18SHH Trang 1 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Cây A.armata có tên khoa học là Aralia armata (Wall.) Seem., thuộc họ nhân sâm (Araliaceae) là loài cây mọc hoang phổ biến ở rừng núi trung du và miền núi nước ta được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc dân gian. Trong dân gian lá và rễ cây chữa rắn cắn. Rễ đem cắt ra hoặc ngậm chữa viêm amygdal, viêm họng, thấp khớp, viêm sưng vú, sốt rét cơn,… Lõi thân làm thuốc bổ. Lá giã đắp chữa mụn nhọt. Nhựa của nõn non chấm làm tan nốt lẹo ở mắt. Quả sao khô, tán bột thổi chống ngạt mũi. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về hoạt tính sinh hoạc của rễ cây đinh lăng gai. Rễ cây được phát hiện có chứa chất saponin có tính chất gây độc diệt các loài thân mềm như giun, sán, ốc,…. Cây A.armata có rất nhiều tác dụng trong đời sống. Vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu xác định thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của cây A.armata nhưng tập trung chủ yếu trong việc chữa bệnh và rất ít công trình nghiên cứu về rễ cây A.armata có thể gây độc diệt các loài thân mềm, kháng khuẩn, khử độc, gây ức chế sự phát triển của tế bào ung thư,… Do đó, việc nghiên cứu về thành phần hóa học của rễ cây A.armata để chứng minh cho hoạt tính của rễ là công việc rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu phân lập và hoạt tính gây độc nhuyễn thể ốc bươu vàng của hợp chất 3-O-β-D- Glucoronopyranosyl – Oleanoic acid 28-O-β-DGlucopyranoside từ phân đoạn nước của cây Aralia armata” nhằm tìm hiểu thành phần hóa học của cây A.armata và với mục đích đóng góp một phần tư liệu vào hệ thống các công trình khoa học về loại cây này. II. Mục tiêu nghiên cứu - Phân lập hợp chất hóa học từ phân đoạn nước. - Xác định hoạt tính gây độc nhuyễn thể ốc bươu vàng của hợp chất hóa học được phân lập từ rễ cây A.armata. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu III. IV. - Rễ cây A.armata đươc̣ thu hái tại Quảng Nam - Đà Nẵng. - Cao chiết từ rễ với dung môi dichloromethane. - Hợp chất phân lập từ dich ̣ chiế t nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu SVTH: Nguyễn Tố Lương - Lớp 18SHH Trang 2 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân 1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên. - Tham khảo các bài luận, bài báo, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và trong nước về loài cây này. - Tham khảo các tài liệu về tổng quan hình thể, đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học. - Nghiên cứu trên mạng Internet về ứng dụng thực tiễn của các bộ phận cây A.armata. 2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Các phương pháp thu nhận và xử lý mẫu thực nghiệm. - Các phương pháp chiết tách, phân lập các hợp chất hữu cơ. - Các phương pháp sắc ký lớp mỏng, sắc ký cột. - Các phương pháp nghiên cứu cấu tạo hợp chất hóa học: kết hợp các phương pháp đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR, 13C-NMR, phổ hồng ngoại IR, phổ UV và các phương pháp khác. - Phương pháp xác định hoạt tính gây độc nhuyễn thể với ốc bươu vàng. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Những kết quả có được trong đề tài nghiên cứu này là một nguồn tư liệu có ý nghĩa trong việc cung cấp thông tin về cấu trúc hóa học và hoạt tính gây độc nhuyễn thể với ốc bươu vàng của rễ cây A.armata. Qua đó, nâng cao giá trị ứng dụng của chúng trong ngành dược liệu. V. Bố cục của luận văn Luận văn gồm 36 trang, 6 bảng, 9 hình ảnh, 33 tài liệu tham khảo bao gồm: Phần mở đầu (3 trang) Chương 1 – Tổng quan (15 trang) Chương 2 – Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (5 trang) Chương 3 – Kết quả và thảo luận (8 trang) Kết luận và kiến nghị (1 trang) Tài liệu tham khảo (4 trang) SVTH: Nguyễn Tố Lương - Lớp 18SHH Trang 3 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY A.ARAMATA 1.1.1. Họ nhân sâm (Araliaceae) và chi Aralia L. Họ nhân sâm có danh pháp khoa học là Araliaceae, có tên gọi khác là họ Ngũ gia bì, là một họ thực vậy có thân cây gỗ hay cây bụi, đối khi là các loại cây thân thảo sống lâu năm, chúng thường có lá phức hình lông chim hay hình chân vịt và có các hoa nhỏ mọc thành chuỳ (một kiểu chùm hoa) lớn. Trên thế giới họ này có 70 chi và 90 loài được phân bố ở vùng Nhiệt đới và Cận nhiệt đới, ít khi có ở vùng Ôn đới; tại Việt Nam có trên 20 chi [1] Chi Aralia L. trên 50 loài trên thế giới, thuộc bộ hoa tán (Apiales). Cây dạng cây thảo sống nhiều năm, cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ. Thân thường có gai. Lá so le, thường kép một lần dến ba lần lông chim. Hoa nhỏ, màu trắng, họp thành tán thường tạo thành chuỳ to ở ngọn. Quả dạng hạch, màu đen. Được phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ và Đông Á. Ở Việt Nam có 2 thứ là: Aralia armata (Wall.ex G.Don) Seem.var.armata và Aralia armata (Wall.ex G.Don) Seem.var.pubescens. Thứ sau mới chỉ phát hiện ở Việt Nam vào năm 1974 còn var.armata có phân bố rộng rãi hơn từ Trung Quốc, xuống Việt Nam, Lào, Thái Lan và Malaysia [1]. Tên gọi và phân loại  Tên gọi Tên thường gọi: Cây Đơn châu chấu. Tên gọi khác: Cây Đinh lăng gai, cây Răng, cây Cuồng, Cẩm giàng (Tày, Bình Gia, Lạng Sơn), Lồ cổ (H’mông, Mèo), Lay tóng (Dao), Rau gai (Thái Nguyên), Độc lực (Hà Tây) Tên khoa học: Aralia armata (Wall.) Seem. SVTH: Nguyễn Tố Lương - Lớp 18SHH Trang 4 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân  Phân loại khoa học Bảng 1.1. Phân loại khoa học A.armata Giới (regnum) Plantae (Thực vật) (Không phân hạng) Agiospermae (Thực vật có hoa) (Không phân hạng) Eudicots (Thực vật 2 lá mầm thực sự) Bộ (ordo) Apiales (Hoa tán) Họ (familia) Araliacear (Nhân sâm) Chi (genus) Aralia Loài (species) A.armata 1.1.2. Đặc điểm sinh thái  Phân bố và sinh thái Là cây có xuất xứ từ vùng núi Himalaya lan qua Ấn Độ, Lào rồi đến nước ta. Loại cây này mọc hoang ở ven rừng hay nương rẫy ở độ cao 200- 1700m. Ở Việt Nam, cây A.armata phân bố tương đối rộng rãi ở vùng núi và đôi khi cả ở đồng bằng, chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Hoà Bình, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên,… [2] Tại Đà Nẵng hầu hết các xã miền núi và trung du của huyện Hoà Vang đều có phân bố cây này. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng mát nhất là ở thời kì cây con, thường mọc theo dọc các bờ suối, ven rừng ẩm, rừng thứ sinh, các nơi hoang vắng, nương rẫy cũ lẫn với các cây bụi khác [2]. Cây sinh trưởng mạnh mẽ vào mùa thu, sau khi quả chín có hiện tượng rụng lá vào mùa đông (thuộc var.pubescens). Cây A.armata có nhiều hoa, quả. Khi chín quả rụng xuống đất hoặc bị chim ăn. Cây con mọc từ hạt quanh gốc cây mẹ được thấy vào tháng 45. A.armata có khả năng tái sinh cây chồi sau khi bị chặt phát [2].  Đặc điểm hình thái Dạng cây: Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, rất nhiều cành, cao 1-2m, có thân mảnh không có lông, mang nhiều gai co quắp. SVTH: Nguyễn Tố Lương - Lớp 18SHH Trang 5 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Lá: Lá lớn, kép lông chim 2-3 lần, có 9-11 lá chét, có cuống, phiến lá chét hình trừng dài 4-8 cm, rộng 2-3 cm, nhọn ở đầu và phía cuống hơi tròn, nhẵn cả hai mặt, mép có răng cưa, nhưng trên gân có những gai nhỏ như sợi tơ. Hoa: Cụm hoa chuỳ gồm nhiều tán dài, cuống hoa có gai. Hoa nhỏ, màu vàng lục hoặc vàng nhạt. Hoa mẫu 5, đài 5 răng cửa, cánh hoa xếp lớp, nhị hoa 5. Ra hoa vào tháng 4-6. Quả: Quả hạch thường có hình cầu, đôi khi 3-5 góc, dài 3-4mm, thường có quả vào tháng 7-9. Hạt: Hẹp theo bề ngang, nội nhũ đồng nhất. Thân cây Lá Quả Rễ Hình 1.1. Hình ảnh cây A.armata SVTH: Nguyễn Tố Lương - Lớp 18SHH Trang 6 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân  Tính vị và tác dụng dược lý Tính vị: Có vị hơi đắng, cay và tính ẩm. Tác dụng dược lý: - Vỏ rễ có khả năng tiêu thũng, tán ứ, thanh nhiệt giải độc; rễ cây có tác dụng kháng khuẩn mạnh và cũng có khả năng giải độc; thường được dùng chữa các chứng viêm như viêm gan cấp, viêm họng, viêm amydale, viêm bạch hầu, viêm khớp, viêm thận phù thũng, viêm sưng vú,… [3] - Lá cây có khả năng tiêu độc, dùng để chữa phong thấp tê bại, sốt rét và rắn cắn. Ngoài ra, nhựa của lá non dùng chấm làm tan chấp lẹo ở mắt. - Lõi thân dùng làm thuốc bổ, lá non có thể dùng làm rau ăn, đắp mụn nhọt. - Quả sao khô, tán bột thổi vào mũi chống ngạt mũi. 1.2. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC - Thành phần hoá học trong lá cây A.armata chứa 84,5 nước, 3,1 protid, 8,3 glucid, 2,5 xơ, 1,5 tro (tính theo tỉ lệ g%); 1,65 caroten, 12,5 vitamin C (tính theo tỉ lệ mg%) [2]. - Rễ cây chứa saponin triterpen. Ngoài ra còn chứa 0,06% tinh dầu, là một chất lỏng linh động màu da cam, tỷ trọng 0,83 với thành phần chủ yếu là camphol [2]. 1.2.1. Tình hình nghiên cứu thành phần hoá học của một số loài thuộc chi Aralia L. Năm 1996, các nhà khoa học Nhật Bản đã phân lập từ rễ của Aralia chinensis bảy saponin triterpenoid khung olean mới, được đặt tên lần lượt là araliasaponins XII-XVIII, cùng với 14 saponin triterpen đã biết. Cấu trúc của các saponin mới được xác định trên cơ sở các bằng chứng hóa học và quang phổ [10]. Năm 1997, các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập được bốn saponin triterpenoid khung olean từ vỏ thân của loài Aralia taibaiensis. Chúng đã được xác định là taibaienoside VI (1), tarasaponin V (2) và hai hợp chất mới là taibaienoide VII (3) và taibaienoside VIII (4). Cấu trúc của các hợp chất này được xác định trên cơ sở các tính chất hóa học và các dữ liệu quang phổ [12]. SVTH: Nguyễn Tố Lương - Lớp 18SHH Trang 7 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Năm 1998, các nhà khoa học thuộc đại học quốc gia Seoul và Viện nghiên cứu các sản phẩm thiên nhiên Hàn Quốc đã phân lập được 7 saponin triterpenoid từ phần trên mặt đất loài Aralia continentalis, bao gồm oleanolic acid 28-O-β-D-glucopyranosyl ester, hederagenin 28-O-β-D-glucopyranosyl ester, chikysetsusaponin IVa, udosaponin A, salsoloside C, udosaponins F và C. Cấu trúc của các hợp chất này được xác định dựa trên các dữ liệu phổ chủ yếu là NMR, IR. [13] Năm 1999, một saponin triterpen mới được phân lập từ dịch chiết ethanol của vỏ rễ của Aralia dasyphylla, do các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện. Cấu trúc của nó đã được xác định là 3-O-[β-D-glucopyranosyl (1→3)-β-D-galactopyranosyl (1→2)]-β-D glucuronopyranosyl-oleanolic acid 28-O-β-D-glucopyranoside, dựa trên các bằng chứng quang phổ và hóa học. [14] Năm 2012, các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu về hoá thực vật của lá loài Aralia elata và phân lập được bốn hợp chất mới gồm 3-O-β-D-glucopyranosyl (1→3)-β-D-glucopyranosyl (1→3)-β-D-gluco- pyranosyl oleanolic acid (1), 3-O-[β-Dglucopyranosyl (1→3)-β-D- glucopyranosyl (1→3)] - [β-D-glucopyranosyl (1→2)-β-Dglucopyranosyl hederagenin 28-O-β-D-glucopyranoside (2), 3-O-{[β-D-glucopyranosyl (1→2)] - [β-D-glucopyranosyl (1→3)-β-D-glucopyranosyl (1→3)-β-D- glucopyranosyl} oleanolic 28-O-β-D-glucopyranosyl acid ester (3) và 3-O-[β- D-glucopyranosyl (1→2)] [β-D-glucopyranosyl (1→3)-β-D-glucopyranosyl caulophyllogenin (4) và hai hợp chất đã được biết đến gồm 3-O-[β- Dglucopyranosyl (1→3)-α-L-arabinopyranosyl]-echinocystic acid (5) và 3-O- α-L-arabinopyranosyl echinocystic acid (6). Việc xác định cấu trúc đã được thực hiện thông qua phân tích quang phổ, đặc biệt 13C-NMR, 2D-NMR và HR-ESIMS. [15] Năm 2012, từ rễ của loài Aralia cachemirica thu thập từ khu vực Aharbal, Kashmir, Ấn Độ, các nhà khoa học Ấn Độ phân lập được bốn hợp chất mới là acid n-tetracont-19enoic (1); 4a, 4b, 8b, 10b, 13b, 17b hexamethyl perhydrophenanthrenyl -3b-n decanoate (3), acid tetrahydrocontinentalic (4) và 1b, 4a, 4b-trimethyl-6 (10,14,18-trimethyl-tridec-6enyl)-cyclohexane-4b-ol (5) cùng với các hợp chất được biết đến continentalic acid (2), maltose (6) và sucrose (7). Các cấu trúc của các hợp chất này đã được xác định trên cơ sở phân tích dữ liệu quang phổ. [16] SVTH: Nguyễn Tố Lương - Lớp 18SHH Trang 8 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Nhận xét: Những nghiên cứu hoá học về chi Aralia L. đã phân lập được các hợp chất chủ yếu là các saponin, phần genim là triterpen khung olean, ngoài ra còn có một số hợp chất khác như flavonoit, diterpenoid và triterpenoid…. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu thành phần hoá học của cây A.armata Riêng loài Aralia armata cho đến nay đã có khoảng 65 hợp chất phân lập được chủ yếu là các saponin triterpen với phần genin chủ yếu là các triterpen khung oleane. Bảng 1.2. Đại diện một số chất được phân lập từ loài A.armata. Tên chất R1 R2 R3 R4 Silphioside A H H H H Taibaiensis IV CH2CH3 H H H H H 3-O-[ LArabinofuranosyl(14)-6-O-methyl--D glucuonopyranoside],2 CH3 8-O--Dglucopyranosyl ester SVTH: Nguyễn Tố Lương - Lớp 18SHH Trang 9 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân 3-O-[-DGalactopyranosyl-(13)6-O-methyl--Dglucuronopyranoside], 28-O--D- CH3 H H H H glucopyranosyl ester hay Calenduloside H methyl ester 3-O-[-LArabinopyranosyl-(12)-D-glucopyranosyl(12)--Dglucuronopyranoside], H 28-O--Dglucopyranosyl ester hay Armatoside Bảng 1.3. Một số hợp chất triterpen khác. SVTH: Nguyễn Tố Lương - Lớp 18SHH Trang 10 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Tên chất R1 R2 R3 R4 Calenduloside E H H H H CH3 H H H H H 3-O-[6-O-Butyl-Dglucuronopyranoside] 3-O-[-LArabinofuranosyl-(14)-6O-methyl-D- CH3 glucuronopyranoside] Momordin Ia Calenduloside G. Calenduloside G methyl ester CH3 H H H H H CH3 H H SVTH: Nguyễn Tố Lương - Lớp 18SHH Trang 11 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân 3-O-[-DGalactopyranosyl-(13)-6O-butyl-D- CH2CH3 H H glucuronopyranoside] 3-O-[-DGlucopyranosyl-(13)-[L-arabinopyranosyl(14)]-D- H H glucuronopyranoside] Tarasaponin I. Stipuleanoside R1 1.3. HOẠT TÍNH SINH HỌC 1.3.1. Tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Aralia L. Các tác dụng khi điều trị bằng đường uống với Aralox chứa dịch chiết của Aralia mandshurica và Engelhardtia chrysolepis (Juglandaceae) trên một số thông số của quá trình trao đổi chất béo đã được nghiên cứu ở phụ nữ bị béo phì không, bị tiểu đường với chế độ ăn kiêng ít calo, đã được công bố năm 2005. Nghiên cứu ngẫu nhiên kiểm soát giả dược bao gồm 32 tình nguyện viên cho thấy rằng, điều trị Aalox làm giảm đáng kể tổng trọng lượng cơ thể và lượng chất béo, làm giảm hàm lượng perilipin trong các tế bào mỡ, hàm lượng triglycerid trong huyết tương, kích thích hoạt động của lipase nhạy cảm với hormon. [17] Năm 2005, từ dịch chiết nước và cồn từ rễ loài Aralia cachemirica, các nhà khoa học Ấn Độ đã tiến hành thử nghiệm tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhịn ăn bình thường và chuột tăng đường huyết do sử dụng glucose. Kết quả cho thấy dịch chiết nước và cồn tại liều 250 mg/kg đều thể hiện hoạt tính hạ đường huyết (p <0,01) ở chuột sử dụng glucose, tuy nhiên không có tác dụng hạ đường huyết ở chuột nhịn đói bình thường.[18] SVTH: Nguyễn Tố Lương - Lớp 18SHH Trang 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất