Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phân lập và hoạt tính gây độc nhuyễn thể loài ốc bưu vàng của hợp chấ...

Tài liệu Nghiên cứu phân lập và hoạt tính gây độc nhuyễn thể loài ốc bưu vàng của hợp chất linalool 3 o β d xylopyranosyl (1→6) o β d glucopyranoside từ phân đoạn nước của rễ loài aralia armata (wall.) seem

.PDF
43
1
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HÓA HỌC ÔNG NGÔ THANH MAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC NHUYỄN THỂ LOÀI ỐC BƯU VÀNG CỦA HỢP CHẤT LINALOOL 3-O-Β-D-XYLOPYRANOSYL-(1→6)-O-Β-DGLUCOPYRANOSIDE TỪ PHÂN ĐOẠN NƯỚC CỦA RỄ LOÀI ARALIA ARMATA (WALL.) SEEM Lớp : 18SHH Chuyên ngành : Sư phạm Hóa học Đà Nẵng, tháng 3 năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HÓA HỌC ÔNG NGÔ THANH MAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC NHUYỄN THỂ LOÀI ỐC BƯU VÀNG CỦA HỢP CHẤT LINALOOL 3-O-Β-D-XYLOPYRANOSYL-(1→6)-O-Β-DGLUCOPYRANOSIDE TỪ PHÂN ĐOẠN NƯỚC CỦA RỄ LOÀI ARALIA ARMATA (WALL.) SEEM Giáo viên hướng dẫn TS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN Đà Nẵng, tháng 3 năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả trong báo cáo là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đà Nẵng, ngày 03 tháng 03 năm 2022 Tác giả Ông Ngô Thanh Mai LỜI CẢM ƠN Với sự trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Đỗ Thị Thúy Vân và chị Nguyễn Thị Hồng Chương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận và đề tài nghiên cứu khoa học. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giảng viên Khoa Hóa học – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, đặc biệt là thầy, cô là cán bộ tại các phòng thí nghiệm đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, hỗ trợ cơ sở vật chất, dụng cụ thí nghiệm, tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này. Xin được cảm ơn các thầy, cô đã nhận lời phản biện, đóng góp nhiều ý kiến giúp tôi hiểu rõ thêm nội dung bài luận này. Lời cuối cùng xin cảm ơn các bạn sinh viên Khoa Hóa học – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, các bạn sinh viên lớp 18SHH đã cộng tác và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của thầy, cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 03 tháng 03 năm 2022 Sinh viên thực hiện Ông Ngô Thanh Mai MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2 3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2 3.1. Lý do chọn đề tài 2 3.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3.3. Nhiệm vụ của đề tài 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài 4 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 4 7. Bố cục của đề tài 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY ARALIA ARMATA 5 1.1.1.Tổng quan về thực vật chi Aralia 5 1.1.2.Tên gọi và phân loại 5 1.1.3.Đặc điểm sinh thái 6 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ARALIA ARMATA TRONG NƯỚC 7 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ARALIA ARMATA TRÊN THẾ GIỚI 8 CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU 11 2.1.1.Nguyên liệu 11 2.1.2.Hóa chất và thiết bị nghiên cứu 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 12 2.2.1.Phương pháp chiết mẫu thực vật 12 2.2.2.Phương pháp tách và tinh chế chất 12 2.2.3.Kỹ thuật sắc ký bản mỏng 13 2.2.5.Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất 18 2.3. SƠ ĐỒ ĐIỀU CHẾ CAO CHIẾT 19 2.4. PHÂN LẬP HỢP CHẤT AAR1 TỪ PHÂN ĐOẠN NƯỚC 20 2.5. THỬ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC NHUYỄN THỂ CỦA CAO CHIẾT DICHLOROMETHANE, ETHYL ACETATE VÀ PHÂN ĐOẠN NƯỚC CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21 23 3.1. KẾT QUẢ PHÂN LẬP HỢP CHẤT HÓA HỌC TRONG PHÂN ĐOẠN NƯỚC 23 3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC NHUYỄN THỂ ỐC BƯU VÀNG CỦA CAO CHIẾT DICHLOROMETHANE, ETHYL ACETATE VÀ PHÂN ĐOẠN NƯỚC 28 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CÁC KÝ HIỆU: d : Doublet (NMR) dd : Doublet of doublet (NMR) J(Hz) : Hằng số tương tác (NMR) Rf : Retention factor m : Multiplet (NMR) s : Singlet (NMR) t : Triplet (NMR) ppm : Parts per million (mg/kg) ppb : Parts per billion (µg/kg) δ : Độ chuyển dịch hóa học (NMR) CÁC CHỮ VIẾT TẮT NMR 1 : Nuclear magnetic resonance H-NMR : Proton Nuclear Magnetic Resonance 13 C-NMR : Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance IC50 : Half maximal inhibitory concentration DMSO : Dimethyl sunfoxide DEPT : Distortionless enhancement by polarisation transfer HMBC : Heteronuclear Multiple Bond Correlation HSQC : Heteronuclear Single Quantum Corelation SRB : Sulforhodamine B UV : Ultraviolet TCA : Trichloroacetic acid CH2Cl2 : Dichloromethane EtOAc : Ethyl acetat MeOH : Methanol EtOH : Ethanol CHCl3 : Chloroform BuOH : Butanol CC : Column Chromatography AAR1: Linalool 3-O-β-D-xylopyranosyl-(1→6)-O-β-D-glucopyranoside DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân loại khoa học cây Aralia armata ................................................................ 5 Bảng 3.1: Số liệu phổ NMR của hợp chất AAR1 và hợp chất đối chứng ......................... 23 Bảng 3.2: Hoạt tính gây nhuyễn thể chống lại Pomacea channeliculata của dịch chiết phân đoạn ........................................................................................................................... 28 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Hoa và thân của cây Aralia armata ..................................................................... 7 Hình 2.1: Rễ cây Aralia armata tươi vừa thu hái và sau khi cắt nhỏ, sấy khô ................. 11 Hình 2.3: Sơ đồ điều chế các cao chiết.............................................................................. 19 Hình 2.4: Sơ đồ phân lập hợp chất AAR1 từ phân đoạn nước .......................................... 21 Hình 3.1: Cấu trúc hóa học AAR1 .................................................................................... 23 Hình 3.2: Phổ 1H-NMR giãn rộng của hợp chất AAR1 ................................................... 25 Hình 3.3: Phổ 1H-NMR của hợp chất AAR1 .................................................................... 26 Hình 3.4: Phổ 13C-NMR của hợp chất AAR1 ................................................................... 27 Hình 3.5: Phổ 13C-NMR giãn rộng của hợp chất AAR1 ................................................... 27 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế giới đang dần bước sang chương mới, một thời đại mới dần được mở ra với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy nền kinh tế và xã hội phát triển vượt bậc. Song ngoài những mặt tích cực đó, con người cũng dần đối diện với những mối hiểm họa ngày càng nguy hiểm và phức tạp hơn đến sức khỏe. Nguyên nhân chính đến từ môi trường sống như không khí bị ô nhiễm, nguồn nước bị nhiễm bẩn, thức ăn mất vệ sinh, ...Chính vì vậy, đòi hỏi con người phải không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và điều chế ra những dược phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên mang lại hiệu quả cao trong việc chữa bệnh, ít tác dụng phụ, dễ dàng tìm kiếm nguyên liệu để phục vụ cho các mục đích khác của con người. Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa nhiều nên tạo nhiều thuận lợi cho các loài thực vật phát triển. Tại Hội nghị toàn quốc của Chính phủ về phát triển dược liệu Việt Nam, Thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Có thể nói, kho tàng dược liệu Việt Nam là vô giá và tất cả 63 tỉnh thành đều có thể phát triển được dược liệu”. Ngoài ra, nước ta còn được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về cây dược liệu và sở hữu nhiều dược liệu quý, hiếm, đặc dụng có tiềm năng và cơ hội phát triển [1]. Theo các khảo sát thông kê, nguồn dược liệu tự nhiên ở nước ta hiện nay đã có hơn 5000 loài thực vật và nấm có công dụng làm thuốc. Mặc dù tiềm năng về giá trị là rất lớn nhưng vẫn chưa được khai thác hiệu quả, còn thiếu các quy trình sản xuất, chế biến từ các loại thực vật thông dụng thu được sản phẩm có giá trị dược tính cao. Như vậy, việc đầu tư nguồn nhân lực và trí tuệ để nghiên cứu, xây dựng các quy trình chiết tách từ các loài thực vật ra các hợp chất có hoạt tính sinh học với khả năng hỗ trợ, điều trị nhiều loại bệnh bằng các phương pháp, công nghệ hiện đại là vô cùng cần thiết. Pomacea channeliculata (P. channeliculata) hay còn được gọi là ốc bưu vàng đã gây hại nặng nề cho ngành công nghiệp trồng lúa ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt ở nước ta hiện nay. Những con ốc này được du nhập đầu tiên vào Đông Nam Á khoảng những năm 1980 với mục đích làm thực phẩm. Tuy nhiên theo thời gian, loài ốc này dần không được người dân ưa chuộng, chúng dần sinh sôi và có mặt ở nhiều đồng ruộng. SVTH: Ông Ngô Thanh Mai- Lớp 18SHH Trang 1 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Pomacea channeliculata gây hại nặng nề cho cây lúa non, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng thu hoạch của người dân. Chính vì vậy, vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi số lượng loài ốc Pomacea channeliculata tăng lên nhanh chóng ở các kênh đào, đồng ruộng [14]. Theo GS. Võ Văn Chi, ở Việt Nam chi Aralia L. có 7 loài; trong đó, loài Aralia armata (Wall.) Seem. từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền. Vỏ rễ của loài A. armata với 17 saponin kiểu olean thường được dùng để tiêu độc, có tác dụng chống viêm, kých thích miễn dịch, kháng khuẩn đối với phế cầu khuẩn và liên cầu khuẩn tan máu. Rễ chứa nhiều saponin triterpin rất hiệu quả trong việc điều trị mụn nhọt, rắn cắn [2]. Năm 2014, một nhóm nghiên cứu trong nước đã xác định trong rễ, loài A. armata (Wall.) Seem. chứa saponin, sterol, acid amine, polysaccharide. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về rễ loài A. armata (Wall.) Seem. thuộc chi Aralia tại Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu chiết cao của rễ từ loài Aralia armata để có thể sử dụng được hiệu quả nguồn dược liệu này, đồng thời làm căn cứ xây dựng phương án quy trình sản xuất cao từ rễ Aralia armata vào công nghiệp rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc ứng dụng nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có ở Việt Nam làm thuốc điều trị các căn bệnh. Từ những lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu phân lập và hoạt tính gây độc nhuyễn thể loài ốc bưu vàng của hợp chất linalool 3-O-β-D-xylopyranosyl-(1→6)-O-β-D-glucopyranoside từ phân đoạn nước của rễ loài Aralia armata (Wall.) Seem.” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của tôi. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Đề tài hướng đến tổng quan về cây Aralia armata và việc thu nhận cao với các điều kiện chiết tối ưu từ nguyên liệu rễ cây Aralia armata từ cao MeOH và chiết phân đoạn với các dung môi dichloromethane, ethyl acetate. 3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Lý do chọn đề tài Từ những căn cứ đã trình bày, thông qua quan sát thực tế sử dụng về rễ của cây Aralia armata, tôi nhận thấy việc sử dụng loại thảo dược này trong dân gian làm thuốc để điều trị các bệnh về gan chỉ dựa trên kinh nghiệm và chưa có một quy trình cụ thể để sử SVTH: Ông Ngô Thanh Mai- Lớp 18SHH Trang 2 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân dụng được hiệu quả nguồn dược liệu này. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu về rễ loại thảo dược này hầu như còn ít và chưa có hệ thống. Vì vậy tôi đã thực hiện nghiên cứu và công bố một số kết quả bước đầu về lựa chọn các điều kiện chiết xuất tối ưu để thu được lượng cao hiệu quả và đạt chất lượng từ rễ của cây Aralia armata. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân lập hợp chất hóa học từ phân đoạn dịch chiết các dung môi dichloromethane, ethyl acetate và phân đoạn nước. - Xác định hoạt tính gây độc nhuyễn thể của cao chiết dichloromethane, ethyl acetate và phân đoạn nước của rễ cây Aralia armata. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài - Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ đến quá trình chiết cao từ rễ của cây Aralia armata. - Kiểm tra, đánh giá các thông số thực nghiệm. - Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao dược liệu dung môi MeOH từ rễ của cây Aralia armata. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên. - Tham khảo các bài luận, bài báo, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và trong nước về loài cây này. - Tham khảo các tài liệu về tổng quan hình thể, đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học. - Nghiên cứu trên mạng Internet về ứng dụng thực tiễn của các bộ phận cây Aralia armata. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Các phương pháp thu nhận và xử lý mẫu thực nghiệm. SVTH: Ông Ngô Thanh Mai- Lớp 18SHH Trang 3 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân - Các phương pháp chiết tách, phân lập các hợp chất hữu cơ. - Các phương pháp sắc ký lớp mỏng, sắc ký cột. - Các phương pháp nghiên cứu cấu tạo hợp chất hóa học: kết hợp các phương pháp đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR, 13C-NMR, phổ hồng ngoại IR, phổ UV và các phương pháp khác. - Phương pháp xác định hoạt tính gây độc nhuyễn thể. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài - Rễ cây Aralia armata được thu hái tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. - Cao chiết từ rễ cây Aralia armata với các dung môi dichloromethane, ethyl acetate. - Hợp chất phân lập từ dịch chiết nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn Những kết quả có được trong đề tài nghiên cứu này là một nguồn tư liệu có ý nghĩa trong việc cung cấp thông tin về cấu trúc hóa học và hoạt tính gây độc nhuyễn thể loài ốc bưu vàng của rễ cây Aralia armata. Qua đó, nâng cao giá trị ứng dụng của chúng trong ngành dược liệu. 7. Bố cục của đề tài Mở đầu (4 Trang) Chương 1: Tổng quan (6 Trang) Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu (11 Trang) Chương 3: Kết quả và thảo luận (7 Trang) Kết luận và kiến nghị (1 Trang) Tài liệu tham khảo (3 Trang) SVTH: Ông Ngô Thanh Mai- Lớp 18SHH Trang 4 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY ARALIA ARMATA 1.1.1. Tổng quan về thực vật chi Aralia Các loài thực vật chi Aralia (Đơn châu chấu) trong họ Ngũ gia bì hay họ Nhân sâm (Araliaceae) có hơn 70 loài và nhiều loài trong số đó được sử dụng làm thuốc ở châu Á và châu Mỹ. Loài thảo dược này đã được đánh giá rất cao về tiềm năng trong việc chữa trị nhiều loại bệnh, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn ít được chú ý nghiên cứu rộng rãi và khai thác hiệu quả. Loài thảo dược này có công dụng chữa bệnh rất tốt kể cả lá, hoa, thân và đặc biệt là rễ. Theo kinh nghiệm dân gian tại Nhật, vỏ rễ cây Aralia armata được dùng điều trị cho bệnh nhân tiểu đường, viêm gan, viêm loét dạ dày [7]. Ngoài ra, theo y học cổ truyền như Trung Quốc, Nga còn dùng rễ cây thảo dược này làm thuốc điều trị thấp khớp, tiểu đường, thuốc bổ [8]. 1.1.2. Tên gọi và phân loại  Tên gọi Tên khoa học: Aralia armata (Wall.) Seem. Tên gọi khác: Cây châu chấu, cây cuồng, rau gai (Thái Nguyên), độc lực, cẩm giàng (Lạng Sơn), đinh lăng gai, cây đuống, cây răng, lổ cổ, ...  Phân loại khoa học Bảng 1.1: Phân loại khoa học cây Aralia armata Giới (regnum) (Không phân hạng) Plantae (Thực vật) Agiospermae (Thực vật có hoa) (Không phân hạng) Eudicots (Thực vật 2 lá mầm thực sự) Bộ (ordo) Apiales (Hoa tán) SVTH: Ông Ngô Thanh Mai- Lớp 18SHH Trang 5 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Họ (familia) Araliaceae (Nhân sâm) Chi (genus) Aralia Loài (species) Aralia armata 1.1.3. Đặc điểm sinh thái  Nguồn gốc và phân bố Là cây có nguồn gốc từ vùng Himalaya, lan dần sang Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và Malaysia. Ở Việt Nam: cây Aralia armata mọc hoang tại nhiều nơi chủ yếu tại các tỉnh miền núi như Lào Cai, Hà Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hòa Bình, Nghệ An, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, ... [3] Cây mọc nơi có ánh sáng, ẩm, dọc theo các đường mòn ven rừng, các bờ suối, các nơi hoang vắng, các nương rẫy cũ [4].  Đặc điểm hình thái (Hình 1.1) Dạng cây: cây nhỏ, cao 1-2m, có thân mảnh, mang nhiều gai cong quắp. Cành mọc lòa xòa. Rễ: rễ thon dài đâm sâu xuống đất Lá: lá lớn, kép lông chim 2-3 lần, có 9-11 lá chét có phiến hình trứng dài 4-8 cm, rộng 2-3 cm, nhẵn cả hai mặt, nhưng trên gân có những gai nhọn như sợi tơ, cuống lá có bẹ. Hoa: hoa tạo thành chùm gồm nhiều tán dài, cuống hoa có gai. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt. Quả: quả hạch hình tròn, màu đen. SVTH: Ông Ngô Thanh Mai- Lớp 18SHH Trang 6 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Hình 1.1: Hoa và thân của cây Aralia armata 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ARALIA ARMATA TRONG NƯỚC Tác giả Phạm Kim Mãn (Viện Dược liệu) đã có nghiên cứu sơ bộ về tác dụng dịch chiết cây Aralia armata cho biết có tác dụng kháng sinh và thành phần có chứa saponin triterpen còn các hoạt chất khác chưa rõ. Năm 2014, một nhóm nghiên cứu trong nước đã xác định trong rễ, loài A. armata (Wall.) Seem. chứa saponin, sterol, acid amine, polysaccharide. Năm 2018, trong khóa luận tốt nghiệp Đại học, Nguyễn Thị Thúy đã phân lập được 2 hợp chất tritecpen saponin là chikusetsusaponin IVa và chikusetsusaponin IV [5]. SVTH: Ông Ngô Thanh Mai- Lớp 18SHH Trang 7 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ARALIA ARMATA TRÊN THẾ GIỚI Năm 1988, Hernandez và cộng sự đã phát hiện tác dụng kháng viêm dạ dày từ dịch chiết rễ của loài A. elata [9]. Năm 1994, Sakai và cộng sự phân lập và xác định cấu trúc của 3 hợp chất saponin mới dưới dạng methyl hóa và được đặt tên là tarasaponin I-III methyl ester (1-3), cùng 4 hợp chất đã biết từ vỏ rễ loài A. elata [10]. SVTH: Ông Ngô Thanh Mai- Lớp 18SHH Trang 8 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân 1 2 3 Năm 1994, Satoh và cộng sự đã thông báo xác định được cấu trúc của 5 hợp chất saponin mới, glycoside acid oleanolic, tarasaponin III-VII (4-8) từ vỏ rễ loài A. elata [11]. Yoshikawa và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc của 6 saponin mới elatoside E, G, H, I, J và K (9-14). Các hợp chất này được phát hiện có khả năng hạ đường huyết mạnh [12]. 4 SVTH: Ông Ngô Thanh Mai- Lớp 18SHH 5 6 Trang 9 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Ngoài ra, bốn hợp chất mới: aralia-saponin I-IV (15-18) cũng được phân lập và xác định cấu trúc từ loài A. elata [13]. Nhận xét chung: Như vậy thành phần hóa học, hoạt tính dược lý của chi Aralia đã được nghiên cứu khá nhiều. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các loài khác của chi Aralia, các công trình nghiên cứu về rễ của cây Aralia armata hầu như là rất ít. SVTH: Ông Ngô Thanh Mai- Lớp 18SHH Trang 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất