Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phân lập và hoạt tính gây độc đối với nhuyễn thể của loài ốc bưu vàng...

Tài liệu Nghiên cứu phân lập và hoạt tính gây độc đối với nhuyễn thể của loài ốc bưu vàng của hợp chất pseudoginsenoside rt1 methyl ester từ phân đoạn nước của rễ loài aralia armata

.PDF
38
1
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÊ THỊ MINH NGÂN NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC ĐỐI VỚI NHUYỄN THỂ CỦA LOÀI ỐC BƢU VÀNG CỦA HỢP CHẤT PSEUDOGINSENOSIDE RT1 METHYL ESTER TỪ PHÂN ĐOẠN NƢỚC CỦA RỄ LOÀI ARALIA ARMATA LUẬN VĂN CỬ NHÂN HÓA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Đà Nẵng – Năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đà Nẵng, ngày tháng năm 2022 Tác giả Lê Thị Minh Ngân LỜI CẢM ƠN Quá trình thực hiện và bảo vệ khoá luận tốt nghiệp là một giai đoạn quan trọng trong quãng đời mỗi sinh viên. Dƣới góc nhìn là một sinh viên sƣ phạm đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ chúng em nhận thấy khoá luận tốt nghiệp là tiền đề nhằm trang bị những kỹ năng nghiên cứu, những kiến thức chuyên môn chuyên sâu và quý báu trƣớc khi sẵn sàng bƣớc chân vào sự nghiệp. Để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này, trƣớc tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Đỗ Thị Thúy Vân đã tận tình hƣớng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Em xin cám ơn chị Nguyễn Thị Hồng Chƣơng đã hỗ trợ bọn em rất nhiều trong suốt quá trình từ những ngày đi lấy mẫu, vƣợt qua bao khó khăn để có thể đi đến ngày hôm nay. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo bộ môn và các thầy cô công tác tại khoa Hóa trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng, đã hỗ trợ kiến thức giúp em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này. Bƣớc đầu làm quen với việc nghiên cứu nên bài báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, bổ sung của thầy cô để em thu nhận thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân sau này. Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống cũng nhƣ trong sự nghiệp giảng dạy của mình. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................................... 3 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm ............................................................. 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................. 3 6. Bố cục của luận văn .................................................................................................. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4 1.1. Giới thiệu về Aralia armata.................................................................................. 4 1.1.1. Chi Aralia và loài Armata ............................................................................. 4 1.1.2. Tên gọi và phân loại ...................................................................................... 4 1.1.3. Đặc điểm sinh thái ......................................................................................... 5 1.1.4. Thành phần hóa học ...................................................................................... 7 1.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Aralia armata trong nƣớc7 1.3. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Aralia armata trên thế giới 9 1.4. Tình hình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây Aralia armata .................. 11 1.4.1. Tác dụng gây độc tế bào ............................................................................. 11 1.4.2. Các tác dụng dược lý khác .......................................................................... 12 1.4.3. Công dụng trong dân gian .......................................................................... 12 1.5. Các phƣơng pháp nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ...................................... 13 1.5.1. Phương pháp MTT ...................................................................................... 14 1.5.2. Phương pháp SRB ....................................................................................... 14 CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................15 2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU .............................. 15 2.1.1. Nguyên liệu .................................................................................................. 15 2.1.2. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu .................................................................. 16 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 16 2.2.1. Phương pháp chiết mẫu thực vật ................................................................ 16 2.2.2. Phương pháp tách và tinh chế chất ............................................................. 16 2.2.3. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất ........................ 17 2.3. SƠ ĐỒ ĐIỀU CHẾ CAO CHIẾT....................................................................... 17 2.4. PHÂN LẬP HỢP CHẤT AAR3 TỪ PHÂN ĐOẠN NƢỚC ................................. 18 2.5. THỬ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO NHUYỄN THỂ ỐC BƢU VÀNG CỦA HỢP CHẤT HÓA HỌC ................................................................................................ 20 2.5.1. Vật liệu ............................................................................................................ 20 2.5.2. Phƣơng pháp thử tác dụng gây độc tế bào nhuyễn thể .................................... 20 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................21 3.1. KẾT QUẢ PHÂN LẬP HỢP CHẤT HÓA HỌC TRONG PHÂN ĐOẠN NƢỚC ....................................................................................................................................... 21 3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO NHUYỄN THỂ CỦA HỢP CHẤT HÓA HỌC ..................................................................... 26 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................27 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................28 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CÁC KÍ HIỆU: d : Doublet (NMR) dd : Doublet of doublet (NMR) J(Hz) : Hằng số tƣơng tác (NMR) Rf : Retention factor m : Multiplet (NMR) s : Singlet (NMR) t : Triplet (NMR) ppm : Parts per million (mg/kg) ppb : Parts per billion (µg/kg) δ : Độ chuyển dịch hóa học (NMR) CÁC CHỮ VIẾT TẮT NMR 1 : Nuclear magnetic resonance H-NMR : Proton Nuclear Magnetic Resonance 13 C-NMR : Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance LC50 : Half maximal inhibitory concentration DMSO : Dimethyl sunfoxide MMT : 3-[4,5-dimetylthiazol-2-yl]-2,5-diphenyltetrazolium bromide SRB : Sulforhodamine B UV : Ultraviolet TCA : Trichloroacetic acid CH2Cl2 : Dichloromethane EtOAc : Ethyl acetat MeOH : Methanol EtOH : Ethanol BuOH : Butanol AAR3 : pseudoginsenoside RT1 methyl ester DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1.1 Phân loại khoa học Aralia Armata 5 1.2 Công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây 10 Aralia armata 3.1 Số liệu phổ NMR của hợp chất AAR3 và hợp chất tham 22 khảo 3.2 Hoạt tính gây độc nhuyễn thể của các chiết xuất phân đoạn và hợp chất AAR3 27 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Số hiệu hình Tên hình Trang 1.1 Hình ảnh A. Armata 6 2.1 Rễ cây A. Armata thô và sau khi đƣợc cắt nhỏ 15 2.2 Rễ cây A. Armata đã cắt, đem đi sấy và sau khi đƣợc xay 16 vụn 2.3 Sơ đồ điều chế các cao chiết 18 2.4 Sơ đồ phân lập hợp chất AAR3 từ phần cao chiết AA4 rễ 20 cây A. Armata 3.1 Cấu trúc hóa học của AAR3 đƣợc phân lập từ Aralia 22 Armata 3.2 Phổ 1H-NMR của hợp chất AAR3 25 3.3 Phổ 13C-NMR của hợp chất AAR3 26 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiều ánh sáng, lƣợng mƣa lớn, những điều này tạo nên một thảm thực vật rất phong phú và đa dạng dạng giúp ích rất nhiều trong việc tìm kiếm các loại cây dƣợc liệu quý. Trong đó có rất nhiều loại cây dƣợc liệu quý đã đƣợc nghiên cứu và tìm hiểu xuyên suốt nhiều năm từ xƣa đến nay và cây Aralia armata là một trong những số đó. Cây A. armata có tên tiếng Việt là cây Đơn châu chấu và ngoài ra còn có các tên gọi khác là Đinh lăng gai, Cẩm giảng, Cuồng, …Từ lâu hay đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thuốc chữa các bệnh nhƣ viêm gan, viêm họng, viêm amygdal, viêm bạch hầu, viêm khớp, viêm thận phù thũng, sƣng vú. Hiện nay hầu hết các báo cáo nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới liên quan đến cây A. armata là về tác dụng gây độc tế bào, giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu và phát triển y học. Tuy nhiên bên cạnh tế bào trong cơ thể con ngƣời, tình hình nghiên cứu về khả năng gây độc đối với các loài nhuyễn thể còn khá ít. Loài nhuyễn thể theo Wikipedia là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm nhƣ cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi. Bên cạnh những lợi ích từ chúng mang lại đó là làm thực phẩm cho con ngƣời, làm thức ăn cho động vật khác, làm sạch môi trƣờng nƣớc, là nguyên liệu xuất khẩu thì chúng còn mang lại những tác hại không mong muốn nhƣ là vật trung gian truyền bệnh và gây hại cho cây trồng. Trong đó nhuyễn thể ốc bƣu vàng là một ví dụ điển hình. Ốc trƣởng thành cỡ lớn, dạng mập tròn, gồm đầu, thân và chân. Đầu có hai đôi xúc tu (một đôi dài và một đôi ngắn). Thân nằm trên chân, là một khối xoắn ẩn kín trong vỏ. Toàn bộ cơ thể ốc nằm trong lớp vỏ. Con đực có vảy miệng hơi nhô gợn sóng, con cái có vảy miệng bằng phẳng hơi lõm xuống. Ốc bƣơu vàng thƣờng ẩn nấu dƣới bùn, bờ ao, bờ mƣơng, hồ khó phát hiện. Đêm xuống, chúng lên mặt nƣớc cắn ngang thân cây lúa, ăn trụi thành từng đám, khiến nhiều diện tích lúa bị chết hoàn toàn. Ốc bƣơu vàng là loại thức ăn giàu đạm, khoáng và sinh tố... nên thƣờng dùng làm thức ăn bổ sung, đạm, khoáng và sinh tố cho gia cầm ăn thƣờng xuyên. Ốc thuộc nhóm thụ tinh trong, thƣờng đẻ trứng vào chiều tối. Khi đẻ leo lên giá thể cao trên mặt nƣớc, trứng bám thành chùm, màu hồng, có khoảng 120 - SVTH: Lê Thị Minh Ngân – Lớp 18SHH Trang 1 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân 500 trứng. Trứng nở sau 12 - 15 ngày, nở hết trong 2 - 7 ngày. Tỉ lệ nở khoảng 70%, tỉ lệ sống sau 10 ngày tuổi khoảng 80%. Khi thời tiết ấm lên cũng là lúc ốc bƣơu vàng sinh sản mạnh. Tuổi thọ 2 - 4 năm. Trong quần đàn, tỉ lệ con đực/cái khoảng 1/4. Tuỳ theo loại thức ăn có đƣợc mà tốc độ sinh trƣởng nhanh, chậm khác nhau. Ốc bƣơu vàng ăn thực vật, thức ăn ƣa thích là xà lách, bèo tấm, mạ non, rau muống, vv... ốc bƣơu vàng là đối tƣợng hại lúa hay dƣa hấu, đặc biệt là mạ dƣới 3 tuần có thể bị ốc ăn hết toàn bộ. Ốc bƣơu vàng giao phối với ốc bƣơu bản địa, ốc lác. Lai tạo thế hệ ốc mới có đặc tính khác biệt nhƣ: mài ốc cứng hơn (kế thừa từ ốc bản địa), cấu trúc vỏ + màu trứng + kích cỡ trứng + đặc điểm khi sinh sản giống với ốc bƣơu vàng "gốc". Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ốc bản địa dần biến mất. Ốc đƣợc du nhập vào Việt Nam để nuôi làm thực phẩm và xuất khẩu vào khoảng năm 1988. Sau đó chúng thoát ra ngoài tự nhiên và gặp điều kiện sinh sống thích hợp nên đã phát triển thành loài động vật gây hại trầm trọng cho lúa ở hầu hết các tỉnh phía Nam. Có thể nói, hiện ốc bƣơu vàng vẫn là loài động vật gây hại bậc nhất đối với nền nông nghiệp Việt Nam do ốc bƣơu vàng sinh trƣởng chủ yếu vào vụ hè thu, đặc biệt là mùa nƣớc nổi. Đồng thời hầu hết các nghiên cứu về cây A. armata là về các bộ phận thân, lá và có rất ít các nghiên cứu về rễ của chúng. Trong các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chứng minh hoạt động diệt nhuyễn thể trên các chất chiết xuất, tinh dầu và các hợp chất đƣợc phân lập từ nhiều loài thực vật khác nhau. Do đó việc nghiên cứu thành phần hoá học rễ của cây A. armata để tìm hiểu hoạt chất có tác dụng gây độc tế bào nhuyễn thể, chứng minh cho hoạt tính của rễ là công việc rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu phân lập và hoạt tính gây độc nhuyễn thể đối với loài ốc bưu vàng của hợp chất pseudoginsenoside RT1 methyl ester từ phân đoạn nước của rễ loài Aralia armata” nhằm tìm hiểu thành phần hóa học của cây Aralia armata và với mục đích đóng góp một phần tƣ liệu vào hệ thống các công trình khoa học về loại cây này. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân lập hợp chất hóa học từ phân đoạn nƣớc. - Xác định hoạt tính đối với nhuyễn thể của của loài ốc bƣu vàng của hợp chất đƣợc phân lập từ rễ loài Aralia armata. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu SVTH: Lê Thị Minh Ngân – Lớp 18SHH Trang 2 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân - Rễ cây Aralia armata đƣợc thu hái tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng. - Cao chiết từ loài trên với dung môi nƣớc. - Hợp chất phân lập từ dịch chiết nghiên cứu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết - Phƣơng pháp nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên. - Tham khảo các bài luận, bài báo, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và trong nƣớc về loài cây này. - Tham khảo các tài liệu về tổng quan hình thể, đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học. - Nghiên cứu trên mạng Internet về ứng dụng thực tiễn của các bộ phận cây Aralia armata. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm - Các phƣơng pháp thu nhận và xử lý mẫu thực nghiệm. - Các phƣơng pháp chiết tách, phân lập các hợp chất hữu cơ. - Các phƣơng pháp sắc ký bản mỏng, sắc ký cột. - Các phƣơng pháp nghiên cứu cấu tạo hợp chất hóa học: kết hợp các phƣơng pháp đo phổ cộng hƣởng từ hạt nhân 1H-NMR, 13C-NMR và các phƣơng pháp khác. - Phƣơng pháp xác định hoạt tính gây độc nhuyễn thể đối với loài ốc bƣu vàng. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Những kết quả có đƣợc trong đề tài nghiên cứu này là một nguồn tƣ liệu có ý nghĩa trong việc cung cấp thông tin về cấu trúc hóa học và hoạt tính gây độc tế bào nhuyễn thể đối với loài ốc bƣơu vàng từ hợp chất đƣợc phân lập của rễ loài Aralia armata. Qua đó, nâng cao giá trị ứng dụng của chúng trong khoa học. 6. Bố cục của luận văn Luận văn gồm 30 trang, 4 bảng, 8 hình ảnh, 27 tài liệu tham khảo bao gồm: Phần mở đầu (3 trang) Chƣơng 1 – Tổng quan (11 trang) Chƣơng 2 – Nguyên liệu và phƣơng pháp nghiên cứu (6 trang) Chƣơng 3 – Kết quả và thảo luận (6 trang) Kết luận và kiến nghị (1 trang) Tài liệu tham khảo (3 trang) SVTH: Lê Thị Minh Ngân – Lớp 18SHH Trang 3 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về Aralia armata 1.1.1. Chi Aralia và loài Armata Các loài thực vật chi Aralia (Đơn châu chấu) thuộc họ Ngũ gia bì hay họ Nhân sâm (Araliaceae). Họ Ngũ gia bì có khoảng 70 chi và 900 loài phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, ít khi có ở vùng ôn đới. Ở nƣớc ta, họ này có khoảng 19 chi và hơn 120 loài, phân bố rải rác khắp cả nƣớc. Chúng là các loài cây gỗ nhỏ hay cây bụi, có gai móc hoặc không gai, thân rễ dạng thảo. Lá mọc so le, dễ rụng, thƣờng kép một lần đến ba lần lông chim, lá chét 3-20, nguyên hoặc có răng, răng nhỏ, răng tròn hoặc lƣợn sóng. Hoa nhỏ, màu trắng, lƣỡng tính hoặc lƣỡng tính và đơn tính đực trên cùng một cây hợp thành tán thƣờng tạo thành chùy to ở ngọn; cuống nhỏ, có khớp nối bên dƣới bầu nhuỵ. Hoa mẫu 5, đài 5 răng cƣa, cánh hoa xếp lớp, nhuỵ hoa 5. Bầu nhuỵ có 5 hoặc 6 lá noãn, rời hoặc dính liền tại gốc [2]. Quả dạng quả hạch, màu đen. Loài Armata có tên khoa học là Aralia Armata (Wall. ex G. Don) Seem, tên Tiếng Việt là Đơn châu chấu. Đây là loài thuộc họ Nhân sâm. Loài này phân bố ở vùng Himalaia, lan tràn sang Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và Malaixia. Ở Việt Nam, cây mọc hoang khắp nơi từ Bắc vào Nam. Cây mọc hoang phổ biến ở rừng trung du và miền núi nƣớc ta, mọc nơi có ánh sáng, ẩm, dọc theo các đƣờng mòn ven rừng, các bờ suối, các nơi hoang vắng, các nƣơng rẫy cũ. 1.1.2. Tên gọi và phân loại  Tên gọi Tên thƣờng gọi: Đơn châu chấu. Tên gọi khác: Cuồng, Đinh lăng gai, Cẩm giảng hay Cẩm ràng, Lồ cổ (H’mông), Lay tóng (Dao). Tên khoa học: Aralia Armata (Wall. ex G. Don) Seem. SVTH: Lê Thị Minh Ngân – Lớp 18SHH Trang 4 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân  Phân loại khoa học Bảng 1.1. Phân loại khoa học Aralia Armata Giới (regnum) Plantae (Thực vật) (Không phân hạng) Agiospermae (Thực vật có hoa) (Không phân hạng) Eudicots (Thực vật 2 lá mầm thực sự) (Không phân hạng) Asterids (Nhánh cúc) Bộ (ordo) Apiales (Hoa tán) Họ (familia) Araliaceae (Ngũ gia bì/Nhân sâm) Chi (genus) Aralia Loài (species) Aralia Armata (Wall. ex G. Don) Seem 1.1.3. Đặc điểm sinh thái  Nguồn gốc và phân bố Theo các nhà thực vật học, Armata là cây của vùng Himalaya, lan tràn qua Ấn Độ sang Lào, Việt Nam, Malaixia. Loài này mọc rải rác ven rừng, bờ suối, các nơi hoang vắng, các nƣơng rẫy cũ, ở độ cao 200 – 1.700m, từ các vùng Hoà Bình, Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, vùng núi Tây Nguyên, cho tới vùng núi các tỉnh Nam Bộ. Tại Đà Nẵng hầu hết các xã miền núi và trung du của huyện Hòa Vang đều có phân bố cây này. ❖ Điều kiện sống Cây ƣa ẩm, ƣa sáng và có thể hơi chịu bóng mát nhất là ở thời kì cây non, thƣờng mọc ở ven rừng ẩm, rừng thứ sinh, trên nƣơng rẫy đã bỏ hoang lẫn với những cây bụi khác. Cây sinh trƣởng mạnh trong mùa hè thu, sau khi quả chín có hiện tƣợng rụng lá vào mùa đông. Đơn châu chấu có nhiều hoa, quả. Quả chín rụng xuống đất hoặc bị chim ăn. Cây con đƣợc mọc từ hạt quanh gốc cây mẹ, A. Armata có khả năng tái sinh cây chồi sau khi bị chặt phá.  Đặc điểm hình thái (Hình 1.1) Thân: cây nhỏ, cao 1 – 2m; có thân mảnh, mang nhiều gai cong quắp. Cành mọc lòa xòa. Rễ: rễ cọc, có một rễ cái lớn to khoẻ, lan dài, đâm sâu xuống mặt đất, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm xiên xuống mặt đất. Đối với những cây to rễ có thể đƣợc đâm SVTH: Lê Thị Minh Ngân – Lớp 18SHH Trang 5 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân sâu và lan xa chằn chịt với những cây khác nên rất khó để lấy đƣợc hết rễ của cây. Tuy nhiên rễ có thể đƣợc thu hái quanh năm. Lá: lá lớn, mọc so le, kép lông chim 2 – 3 lần, có 9-11 lá chét có phiến hình trứng dài 4-8cm, rộng 2-3cm, nhẵn cả hai mặt, nhƣng trên gân có những gai nhỏ nhƣ sợi tơ; cuống lá có bẹ; gốc tròn, đầu nhọn; mép lá có răng cƣa, cuống lá có bẹ, kèm lá nhỏ. Hoa: hoa nhỏ, màu lục vàng, vàng nhạt. Thời điểm ra hoa vào khoảng tháng 4 – tháng 6. Hoa chùm gồm nhiều tán dài; cuống hoa có gai. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành thành chuỳ, thành nhiều tán dài, phân nhánh nhiều, cuống hoa có gai. Đài có 5 răng hình tam giác, tràng 5, nhị 5, bầu trứng 5 ô, 5 vòi tự do. Quả: quả hạch hình tròn, màu đen, đƣờng kính 3 – 4mm. Thời điểm có quả là vào tháng 7 – tháng 9. Hoa A. Armata Thân cây A. Armata Rễ cây A. Armata Hình 1.1. Hình ảnh A. Armata SVTH: Lê Thị Minh Ngân – Lớp 18SHH Trang 6 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân 1.1.4. Thành phần hóa học Trƣớc đây theo một vài nghiên cứu sơ bộ ban đầu về thành phần hoá học của cây A. Armata cho biết thành phần dinh dƣỡng trong lá có tỉ lệ theo g% nƣớc là 84,5; protid 3,1; glucid 8,3; xơ 2,5; tro 1,5 và ngoài ra còn có caroten 1,65%; vitamin C 12,5% (theo mg%). Tác giả Phạm Kim Mãn (Viện Dƣợc liệu) cũng đã có nghiên cứu sơ bộ về tác dụng dịch chiết cây A. Armata cho biết có tác dụng kháng sinh và thành phần có chứa saponin triterpen, ngoài ra còn có các hợp chất khác chƣa rõ. Một vài nghiên cứu gần đây cho biết trong rễ cây chủ yếu có chứa saponin triterpen [8]. Vỏ rễ của cây A. armata đem chiết với methanol, hỗn hợp dịch cao methanol đem chiết với ether, rồi chiết với butanol bão hòa, phần butanol làm sắc ký lấy riêng đƣợc 17 saponin kiểu olean. Rễ con chứa tinh dầu, là một chất lỏng linh động màu da cam, tỷ trọng 0.83, thành phần chủ yếu là camphol [1]. Cho đến nay những nghiên cứu hoá học về chi Aralia cho biết đã phân lập đƣợc 128 hợp chất, chủ yếu là các saponin, phần genin là triterpen khung oleane, ngoài ra còn một số hợp chất khác nhƣ ilavonoit, deterpenoid, triterpenoid, … [1]. Tổng quan lại về loài A. Armata cho đến nay đã có khoảng 65 hợp chất phân lập đƣợc chủ yếu là các saponin triterpen, với thành phần genin chủ yếu là các triterpen khung oleane [1]. 1.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Aralia armata trong nƣớc Năm 2016, Phạm Thị Hồng Minh và cộng sự đã nghiên cứu chiết tách và phân lập hợp chất hoá học từ dịch chiết etylaxetat của thân cây A. Armata. Kết quả đã phân lập và xác định cấu trúc hoá học 3 hợp chất, trong đó có 1 hợp chất mới là Liriodendrin đƣợc phát hiện lần đầu tiên từ loài cây này. Hai hợp chất còn lại đã biết: 3β-O- β-D-sitosterolglucopiranosid, axit oleanoic (axit 3β-hydroxy-12-oleanen-28-oic) [1]. Năm 2018, Phạm Hải Yến và cộng sự đã nghiên cứu chiết tách và phân lập hợp chất hoá học từ phân đoạn nƣớc của loài A. Armata. Bằng các phƣơng pháp sắc ký kết hợp đã phân lập và xác định cấu trúc hoá học 2 hợp chất tritecpen saponin. Cấu trúc của chúng đƣợc xác định là Chikusetsusaponin IVa và Chikusetsusaponin IV. SVTH: Lê Thị Minh Ngân – Lớp 18SHH Trang 7 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân (1) Chikusetsusaponin IVa (2) Chikusetsusaponin IV Năm 2020, Phạm Hải Yến cùng cộng sự đã nghiên cứu, chiết tách phân lập hợp chất hoá học từ lá cây A. Armata bằng cách sử dụng kết hợp khối phổ ion hóa tia điện có độ phân giải cao, hạt nhân 1 chiều và 2 chiều dữ liệu phổ cộng hƣởng từ (NMR), cũng nhƣ so sánh với dữ liệu trong các tài liệu trƣớc đó đã tìm ra glycoside triterpene loại oleanane mới là axit oleanolic- [28-O-β-d-glucopyranosyl] -3-O- [β-d-glucopyranosyl (1 → 6) -β-dglucopyranosyl] (1 → 3) [α -l-arabinofuranosyl (1 → 4)] - β-dglucuronopyranoside và 3 chất đã biết {oleanolic acid- [28-O-β-dglucopyranosyl] -3-O[β-d-galactopyranosyl (1 → 3)] - [β-d-glucopyranosyl (1 → 2)] - β-d- glucuronopyranoside (2) chikusetsusaponin IVa metyl este (3), và chikusetsusaponin IV (4) [10]. SVTH: Lê Thị Minh Ngân – Lớp 18SHH Trang 8 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Công thức cấu tạo của các hợp chất (1) – (4) Năm 2020, Giang Thị Kim Liên cùng cộng sự đã nghiên cứu, chiết tách phân lập hợp chất hoá học từ rễ cây A. Armata. Bằng cách sử dụng kết hợp khối phổ ion hóa tia điện có độ phân giải cao (HR-ESI-MS), 1 chiều (1D) và 2 chiều (2D) dữ liệu phổ cộng hƣởng từ hạt nhân, cũng nhƣ so sánh với dữ liệu trƣớc đó văn học đã tìm ra 2 loại oleanane mới là axit 23-hydroxyoleanolic- [28-O-β-D-glucopyranosyl] -3-O- {β-Dglucopyranosyl- (1 → 2) - [β-D-glucopyranosyl- (1 → 3)] - β-D-galactopyranoside} và axit oleanolic- [28-O-β-D-glucopyranosyl] -3-O- {β-D-glucopyranosyl- (1 → 2) - [β-Dglucopyranosyl- (1 → 3)] - β-D-galactopyranoside} [3]. 1.3. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Aralia armata trên thế giới Năm 1994, Mei Hu và các cộng sự thuộc Viện Phát triển Cây thuốc, Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc trong quá trình nghiên cứu về vỏ rễ của cây A. Armata đã phát hiện 17 saponin loại oleanane bằng các bằng chứng hóa học và quang phổ. Ngoại trừ axit oleanolic 28-O-β-D-glucopyranoside, tất cả các saponin có dƣ lƣợng glucuronopyranosyl ở vị trí C-3 của aglycones và các chất thay thế đƣờng khác liên kết với glucuronic axit ở vị trí C-3 và/hoặc C-4 [8]. Năm 1997, Li Jinghua đã sử dụng máy đo phổ ICP và máy tự động phân tích axit amin hiệu suất cao, xác định đƣợc hàm lƣợng nguyên tố vi lƣợng và axit amin trong A.armata. Kết quả thử nghiệm cho thấy có nhiều loại axit amin và nguyên tố vi lƣợng cần thiết cho con ngƣời [5]. SVTH: Lê Thị Minh Ngân – Lớp 18SHH Trang 9 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Năm 2015, Phạm Hải Yến và các cộng sự đã phát hiện hai aramatoside mới, A và B (1 và 2), cùng với bảy saponin triterpene loại oleanane đã biết (3-9) đã đƣợc phân lập từ lá của Aralia armata. Cấu trúc của chúng đƣợc xác định bằng sự kết hợp của dữ liệu phổ HR-ESI-MS, 1D và 2D NMR cũng nhƣ so sánh với các tài liệu trƣớc đó [11]. Năm 2016, Hui Miao và các cộng sự thuộc Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc trong quá trình nghiên cứu các thành phần diệt cỏ và gây độc tế bào từ A. Armata đã phát hiện hai triterpenoit mới là axit 3β-hydroxyoleana-11,13 (18)-diene-28,30-dioic (1) và 3-oxooleana-11,13-diene-28,30-dioic axit (2), một triterpenoid glycoside mới, 3βO- (60-O-methyl-bD-glucuronopyranosyl) oleana-11,13-dien-28-oic acid (3) cùng với sáu hợp chất đã biết từ vỏ thân của Aralia armata bằng các phƣơng pháp quang phổ mở rộng [7]. Năm 2016, Zhi-Yong Jiang và cộng sự trong quá trình nghiên cứu từ phân đoạn rễ của cây A. armata đã phát hiện năm diterpenoit mới (1–5) đƣợc phân lập từ rễ của Aralia melanocarpa, cùng với bốn hợp chất đã biết, 7β-hydroxy-ent-pimara-8 (14), axit 15diene-19-oic (6), 18- axit norpimara-8 (14), 15-dien-4-ol (7), ent-16βH, 17-isovaleratekauran-19-oic (8), và axit ent-16α, 17-dihydroxykauran-19-oic ( 9) dựa trên phân tích phổ MS, IR và NMR [6]. Bảng 1.2. Công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Aralia armata Bộ phận Thành phần axit oleanolic- [28-O-β-d-glucopyranosyl] -3-O- [β-d-glucopyranosyl (1 → 6) -β-dglucopyranosyl] (1 → 3) [α -l-arabinofuranosyl (1 → 4)] - βd-glucuronopyranoside;{oleanolic acid- [28-O-β-dglucopyranosyl] -3-O- SVTH: Lê Thị Minh Ngân – Lớp 18SHH Trang 10 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân Lá [β-d-galactopyranosyl (1 → 3)] - [β-d-glucopyranosyl (1 → 2)] - β-dglucuronopyranoside; chikusetsusaponin IVa metyl este và chikusetsusaponin IV Thân Liriodendrin, 3β-O- β-D-sitosterol-glucopiranosid; axit oleanoic (axit 3β-hydroxy-12-oleanen-28-oic); axit 3β-hydroxyoleana-11,13 (18)diene-28,30-dioic; 3-oxooleana-11,13-diene-28,30-dioic axit; 3β-O- (60O-methyl-bD-glucuronopyranosyl) oleana-11,13-dien-28-oic acid. Rễ Chikusetsusaponin Iva, 23-hydroxyoleanolic- [28-O-β-D- glucopyranosyl] -3-O- {β-D-glucopyranosyl- (1 → 2) - [β-Dglucopyranosyl- (1 → 3)] - β-D-galactopyranoside}; axit oleanolic- [28O-β-D-glucopyranosyl] -3-O- {β-D-glucopyranosyl- (1 → 2) - [β-Dglucopyranosyl- (1 → 3)] - β-D-galactopyranoside}; 7β-hydroxy-entpimara-8; axit 15-diene-19-oic; 18- axit norpimara-8; 15-dien-4-ol; ent16βH, 17-isovalerate-kauran-19-oic; axit ent-16α, 17-dihydroxykauran19-oic. 1.4. Tình hình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây Aralia armata 1.4.1. Tác dụng gây độc tế bào Năm 2016, Hui Miao và các cộng sự thuộc Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc đã phát hiện một số hợp chất từ thân cây A. Armata và cho biết chúng chứa các thành phần diệt cỏ và gây độc tế bào. Các hoạt động diệt cỏ của các hợp chất này chống lại Bidens pilosa L., một loài cỏ dại xâm lấn ở Trung Quốc. Triterpenoids đƣợc coi là hợp chất quan trọng về mặt y học và nông nghiệp, và độc tính tế bào của ba hợp chất mới đáng đƣợc nghiên cứu thêm [7]. Năm 2016, Zhi-Yong Jiang và cộng sự trong quá trình nghiên cứu, sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào của một số dịch chiết và phân đoạn từ rễ của cây A. Armata thì phát hiện một số chất có độc tính tế bào ở bốn dòng tế bào ung thƣ có IC50s từ 4,2 đến 8,2 µM [6]. Năm 2020, Giang Thị Kim Liên và cộng sự đã nghiên cứu, sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào yếu của một số dịch chiết và phân đoạn từ lá của cây A. Armata đối với các SVTH: Lê Thị Minh Ngân – Lớp 18SHH Trang 11 GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân dòng tế bào KB và HepG2, với nồng độ ức chế nửa tối đa 50 giá trị nằm trong khoảng từ 24,2 ± 0,3 đến 32,6 ± 0,8 µM trong xét nghiệm in vitro [10]. Năm 2020, Giang Thị Kim Liên và cộng sự đã nghiên cứu, sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào của một số dịch chiết và phân đoạn từ lá của cây A. Armata đối với ba dòng tế bào ung thƣ ở ngƣời (HT29, A2058 và A549) với giá trị IC50 nằm trong khoảng từ 2,01 ± 0,17 đến 18,8 ± 1,17 µM. Đặc biệt, hợp chất narcissiflorin cho thấy hoạt tính gây độc tế bào đáng kể đối với các dòng tế bào HT29 và A549 với giá trị IC50 tƣơng ứng là 2,02 ± 1,65 và 2,01 ± 0,17 µM, nhỏ hơn so với hợp chất irinotecan hydrochloride đối chứng dƣơng tính (giá trị IC50 là 10,3 ± 1,32 và 9,89 ± 0,19 µM) [4]. 1.4.2. Các tác dụng dược lý khác Ngoài những hoạt tính sinh học trên, các bộ phận khác nhau của cây A. armata đã chứng minh đƣợc tác dụng dƣợc lý sử dụng làm thuốc cho con ngƣời, … Năm 1997, Li Jinghua sau khi thử nghiệm đối với cây A. armata đã phát hiện có nhiều loại axit amin và nguyên tố vi lƣợng cần thiết cho con ngƣời và từ số liệu thực nghiệm này đã cung cấp tài liệu tham khảo cho việc phát triển và nghiên cứu mối quan hệ giữa nguyên tố vi lƣợng với bệnh tật và việc sử dụng thuốc an toàn tại phòng khám đối với sức khoẻ con ngƣời [5]. Bên cạnh đó, vỏ rễ cây A. armata còn có những tác dụng sau đây: - Chống viêm, đặc biệt tác dụng ức chế khá mạnh giai đoạn mạn tính của phản ứng viêm. - Gây thu teo tuyến ức rõ rệt, tác dụng này là một đặc tính của thuốc ức chế miễn dịch. - Kích thích sự chuyển dạng lympho bào trong thí nghiệm nuôi cấy in vitro, điều này chứng tỏ A. armata có tác dụng kích thích miễn dịch. - Có tác dụng nội tiết kiểu oestrogen trên động vật thí nghiệm. - Kháng khuẩn đối với phế cầu khuẩn và liên cầu khuẩn tan máu. Các saponin triterpen và genin acid oleanolic từ rễ đơn châu chấu là thành phần có hoạt tính chống viêm cấp, viêm mạn và gây thu teo tuyến ức chuột cống trắng đực non. - Đƣợc ứng dụng để điều trị 50 bệnh nhân viêm màng bồ đào. 1.4.3. Công dụng trong dân gian Trong dân gian, rễ A. Armata đƣợc dùng sắc uống và ngậm để chữa ho, viêm họng, viêm amidan. Cũng đƣợc dùng chữa phong thấp tê bại, dao chém thƣơng tích, sốt rét cơn và rắn cắn. Lõi thân dùng làm thuốc bổ. Lá non dùng làm rau ăn (do có nhiều gai SVTH: Lê Thị Minh Ngân – Lớp 18SHH Trang 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất