Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của cây tía tô dại (hyptis suaveo...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của cây tía tô dại (hyptis suaveolens (l.) poit.) ở thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận và huyện củ chi, thành phố hồ chí minh

.PDF
95
27
136

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trần Hoài Ngọc NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA CÂY TÍA TÔ DẠI (HYPTIS SUAVEOLENS (L.) POIT.) Ở TP. PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN VÀ HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trần Hoài Ngọc NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA CÂY TÍA TÔ DẠI (HYPTIS SUAVEOLENS (L.) POIT.) Ở TP. PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN VÀ HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 8420120 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN NGỌT Thành phố Hồ Chí Minh - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những thông tin tôi thu thập để sử dụng làm tài liệu tham khảo được ghi rõ trong danh mục tài liệu tham khảo. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Trần Hoài Ngọc LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ này, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ từ phía thầy cô, gia đình, đồng nghiệp và bè bạn. Tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Tiến sĩ Phạm Văn Ngọt đã quan tâm, hết lòng giúp đỡ, tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình làm đề tài. Xin được gửi lời tri ân sâu sắc nhất của tôi đối với những điều Thầy đã dành cho tôi. - Ban giám hiệu Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Sinh Học, các thầy cô quản lí phòng thí nghiệm Động vật, Di truyền - Thực vật và tất cả thầy cô đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong thời gian theo học tại trường. - Các bạn, anh, chị thuộc tập thể lớp STHO- K27 và đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, con xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến ba mẹ, dì út và gia đình đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Tp Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018 Học viên thực hiện Nguyễn Trần Hoài Ngọc MỤC LỤC Lời cam đoan Trang Lời cảm ơn Mục lục Danh sách các chữ viết tắt Danh sách các bảng Danh sách các hình và biểu đồ MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN .............................................................................................. 3 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thu mẫu .............................................................................. 3 1.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Phan Thiết .............................................................. 3 1.1.2. Điều kiện tự nhiên huyện Củ Chi........................................................................... 5 1.2. Thông tin về loài Tía tô dại ....................................................................................... 8 1.2.1. Vị trí phân loại ....................................................................................................... 8 1.2.2. Mô tả ...................................................................................................................... 8 1.2.3. Phân bố ................................................................................................................... 9 1.2.4. Công dụng .............................................................................................................. 9 1.3. Tổng quan về nghiên cứu cây Tía tô dại ................................................................. 10 1.3.1. Trên Thế giới........................................................................................................ 10 1.3.2. Ở Việt Nam .......................................................................................................... 13 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 18 2.1. Địa điểm thu mẫu .................................................................................................... 18 2.2. Thời gian nghiên cứu .............................................................................................. 19 2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 19 2.3.1. Ngoài thực địa ...................................................................................................... 19 2.3.2. Trong phòng thí nghiệm ....................................................................................... 20 2.3.3. Phương pháp xử lý thống kê ................................................................................ 26 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 27 3.1. Đặc điểm môi trường sống của cây Tía tô dại ........................................................ 27 3.1.1. Đặc điểm môi trường đất ..................................................................................... 27 3.1.2. Nhiệt độ và độ ẩm không khí ............................................................................... 29 3.2. Chiều cao cây và sinh khối Tía tô dại ..................................................................... 31 3.2.1. Chiều cao cây ....................................................................................................... 31 3.2.2. Sinh khối khô của cây Tía tô dại .......................................................................... 33 3.3. Đặc điểm về hình thái và giải phẫu cây Tía tô dại .................................................. 34 3.3.1. Đặc điểm hình thái rễ ........................................................................................... 34 3.3.2. Đặc điểm hình thái và giải phẫu lá ....................................................................... 34 3.3.3. Đặc điểm hình thái và giải phẫu thân cây Tía tô dại ............................................ 41 3.3.4. Cấu tạo hoa ........................................................................................................... 43 3.4. Chu trình phát triển của cây tía tô dại trong tự nhiên ............................................. 44 3.5. Hàm lượng và thành phần tinh dầu từ lá cây Tía tô dại .......................................... 46 3.5.1. Hàm lượng tinh dầu.............................................................................................. 46 3.5.2. Thành phần tinh dầu Tía tô dại ............................................................................ 46 3.6. Khả năng xua đuổi Kiến lửa của dịch chiết lá Tía tô dại ........................................ 56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 59 PHỤ LỤC ...................................................................................................................PL1 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT Đ1PT Điểm 1 Phan Thiết Đ2PT Điểm 2 Phan Thiết Đ1CC Điểm 1 Củ Chi Đ2CC Điểm 2 Củ Chi Cs. cộng sự DANH SÁCH CÁC BẢNG Tên bảng STT 1 Bảng 1.1. Thành phần hóa học của tinh dầu É lớn tròng ở Tân Kỳ, Nghệ An 2 Trang 14 Bảng 1.2. Thành phần hóa học tinh dầu Hyptis suaveolens (L.) Poit. thu hái ở Ninh Thuận, Vũng Tàu và Phú Quốc 15 3 Bảng 3.1. Thành phần cơ giới và tính chất của đất ở 4 điểm thu mẫu 28 4 Bảng 3.2. Nhiệt độ và độ ẩm không khí ở nơi thu mẫu 30 5 Bảng 3.3. Chiều cao cây và đường kính thân cây trung bình của Tía tô dại 6 32 Bảng 3.4. Sinh khối khô (g/cây) của cây Tía tô dại tại 4 điểm thu mẫu 33 7 Bảng 3.5. Các chỉ số kích thước trung bình của lá cây Tía tô dại 35 8 Bảng 3.6. Độ dày các lớp mô của phiến lá cây Tía tô dại 38 9 Bảng 3.7. Số lượng khí khổng ở lá cây Tía tô dại 38 10 Bảng 3.8. Hàm lượng tinh dầu từ lá cây Tía tô dại 46 11 Bảng 3.9. Thành phần hóa học tinh dầu Tía tô dại 47 12 Bảng 3.10. So sánh tỷ lệ eucalyptol trong tinh dầu cây Tía tô dại 55 13 Bảng 3.11. Số con Kiến lửa chết do dung dịch Tía tô dại 55 DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Tên hình và biểu đồ STT Trang 1 Hình 1.1. Vị trí thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận 3 2 Hình 1.2. Vị trí huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh 6 3 Hình 1.3. Loài Tía tô dại 9 4 Hình 2.1. Vị trí thu mẫu cây Tía tô dại 18 5 Hình 2.2. Vị trí thu lá bánh tẻ 20 6 Hình 2.3. Vị trí đo kích thước (A) và giải phẫu lá (B) Tía tô dại 22 7 Hình 2.4. Vị trí giải phẫu thân sơ cấp cây Tía tô dại 22 8 Hình 2.5. Vị trí đo kích thước các lớp tế bào của phiến lá 24 9 Hình 2.6. Hệ thống chưng cất tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước 10 25 Hình 3.1. Phẫu diện đất tại xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết và tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi. 27 11 Hình 3.2. Tía tô dại tại bốn điểm thu mẫu 31 12 Hình 3.3. Hệ rễ của cây Tía tô dại 34 13 Hình 3.4. Hình dạng lá cây Tía tô dại 35 14 Hình 3.5. Cấu tạo giải phẫu cuống lá cây Tía tô dại 36 15 Hình 3.6. Cấu tạo đại thể phiến lá Tía tô dại 37 16 Hình 3.7. Cấu tạo giải phẫu gân chính lá cây Tía tô dại 37 17 Hình 3.8. Cấu tạo giải phẫu phiến lá cây Tía tô dại 39 18 Hình 3.9. Hình thái thân cây Tía tô dại 41 19 Hình 3.10. Cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp cây Tía tô dại 42 20 Hình 3.11. Cơ quan sinh sản của Tía tô dại 44 21 Hình 3.12. Cây con Tía tô dại sau 4 tuần nảy mầm 45 22 Hình 3.13. Sắc kí đồ GC - MS của tinh dầu lá Tía tô dại 23 Hình 3.14. Thí nghiệm phun dung dịch lá Tía tô dại lên Kiến lửa sau 15 phút 53 56 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cây Tía tô dại hay còn gọi là Tía tô giới, Hoắc hương núi (tên khoa học: Hyptis suaveolens (L.) Poit.) thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Đây là cây thân thảo cao khoảng 1m, có nguồn gốc ở Châu Mỹ nhiệt đới, nhưng ngày nay phân bố khắp vùng nhiệt đới: miền tây Australia, bán đảo Cape York, Đông Bắc Queenland, bao gồm ở Đông Nam Á; đôi khi cây được trồng ở Mexico và Ấn Độ, ở độ cao 750m trên mực nước biển. Cây Tía tô dại thường mọc và phát triển ở những khu rừng mở nhưng đôi khi cũng được tìm thấy ở những khu rừng lớn có mùa khô kéo dài và những bụi dây leo. Cây Tía tô dại được truyền vào nước ta, mọc ở các bãi đất hoang, ven đường đi, nơi khô ráo. Có ở Quảng Ninh, Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kon Tum, Lâm Đồng, Đăk Lăk, TP. Hồ Chí Minh, Long An 1. Theo một số tài liệu đã công bố, tất cả các bộ phận của cây Tía tô dại như rễ, thân, lá, hạt đều được sử dụng làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian, nước nấu sắc của cây Tía tô dại được sử dụng như nước rửa bên ngoài cho bệnh viêm da, chóc lỡ. Nước nấu từ thân và lá dùng để chữa trị bệnh ho, suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp hay cảm lạnh, nước nấu sắc của lá còn dùng để chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa như chứng đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Ngoài ra, lá cây nghiền nát và đắp lên các vị trí bong gân, sưng phòng, mụn nhọt hay được xem là chất khử trùng các vết thương ngoài da, vết rắn cắn hiệu quả. Bên cạnh công dụng làm thuốc, ở nhiều nước như Philippines hay Thái Lan còn sử dụng hơi của lá khô để diệt nấm, xua đuổi và tiêu diệt côn trùng như ong, ruồi, muỗi và rận. Ở Mexico và Ấn Độ, cây Tía tô dại đôi khi được sử dụng như trà hay gia vị trong chế biến thực phẩm 1, 2. TP. Phan Thiết thuộc miền duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió và khô hạn. Với kiểu khí hậu đặc trưng như trên, vùng đất cát TP. Phan Thiết có sự hiện diện của loài Tía tô dại. Bên cạnh đó, huyện Củ Chi - một trong năm huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh - có diện tích khá lớn và hệ thực vật phong phú, là nơi mà loài Tía tô dại sinh trưởng và phát 2 triển tốt. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của cây Tía tô dại (Hyptis suaveolens (L.) Poit.) ở TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận và huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xác định một số đặc điểm hình thái, giải phẫu của Tía tô dại mọc tự nhiên ở TP. Phan Thiết và huyện Củ Chi Xác định hàm lượng và thành phần tinh dầu trong lá của loài Tía tô dại. Đánh giá khả năng xua đuổi Kiến lửa của dịch chiết từ lá của loài này. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Cây Tía tô dại (Hyptis suaveolens (L.) Poit.) thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) mọc tự nhiên ở TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận và huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu một số đặc điểm môi trường sống của cây Tía tô dại ở 4 địa điểm; - Sinh khối tổng số và sinh khối thành phần của cây Tía tô dại; - Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu lá, thân cây sơ cấp; - Theo dõi chu trình phát triển của cây trong tự nhiên; - Chiết xuất và xác định hàm lượng và thành phần tinh dầu từ lá của Tía tô dại; - Thí nghiệm khả năng xua đuổi Kiến lửa của dịch chiết từ lá cây Tía tô dại. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm môi trường đất, nhiệt độ và độ ẩm không khí lúc thu mẫu, thành phần tinh dầu của lá Tía tô dại mọc tự nhiên tại 2 điểm ở TP. Phan Thiết và 2 điểm ở huyện Củ Chi. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 6.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp dẫn liệu về một số đặc điểm sinh thái, sinh học của cây Tía tô dại ở TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận và huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh cho các nghiên cứu về cây Tía tô dại tiếp theo. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Tạo cơ sở khoa học cho việc khai thác và sử dụng tinh dầu của cây Tía tô dại. 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thu mẫu 1.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Phan Thiết 1.1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Phan Thiết là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A (chiều dài quốc lộ 1A đi qua là 7km), cách thành phố Hồ Chí Minh 198km về hướng Đông. Phan Thiết là đô thị của miền Trung, thuộc miền Nam Trung Bộ. Diện tích tự nhiên là 206,45km², bờ biển trải dài 57,40km 3. Hình 1.1. Vị trí thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận 3 Thành phố Phan Thiết hình cánh cung trải dài từ: 10°42'10" đến 11° vĩ độ Bắc. Giới hạn: - Phía Đông giáp biển Đông; - Phía Tây giáp huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận; - Phía Nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận; - Phía Bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận. 1.1.1.2. Địa hình 4 Phan Thiết có địa hình tương đối bằng phẳng, có cồn cát, bãi cát ven biển, đồi cát thấp, đồng bằng hẹp ven sông. Có 3 dạng chính: - Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty: độ dốc nhỏ (0 - 3°). - Vùng cồn cát, bãi cát ven biển: có địa hình tương đối cao, độ dốc (8 - 15°), số ít nơi 25 - 30°. - Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm, độ dốc thấp 1.1.1.3. Khí hậu Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nơi đây có nhiều gió, nhiều nắng, ít bão, không có sương muối, có nhiệt độ trung bình hàng năm 27°C. Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 (nhiệt độ trung bình 25,5°C) mát hơn so với các tháng khác trong năm. Tháng 4 và tháng 5 là những tháng nóng nhất ở Phan Thiết, nhiệt độ có khi lên đến 29°C. - Lượng mưa trung bình năm: 1.024mm - Độ ẩm tương đối: 79% - Tổng số giờ nắng: 2.459 giờ - Từ tháng 5 đến tháng 10 có gió nhẹ khoảng 2,4 – 3,4m/s. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có tốc độ gió khá mạnh khoảng 4,7 – 5,7m/s. 1.1.1.4. Thủy văn Có các con sông chảy qua thành phố Phan Thiết: - Sông Cà Ty: dài 7,2km; - Sông Cát: dài 3,3km; - Sông Cái: dài 1,1km; - Sông Cầu Ké: dài 5,4km. Với vị thế chảy qua giữa lòng thành phố Phan Thiết, sông Cà Ty có tiềm năng phát triển về du lịch. 1.1.1.5. Tài nguyên đất Phan Thiết có 3 loại đất chính: 5 Cồn cát và đất cát biển, diện tích 15.300 ha (79,7% diện tích tự nhiên). Cồn cát trắng 990 ha; cồn cát xám vàng 1.450 ha; đất cồn cát đỏ 8.920 ha; đất cát biển 3.940 ha. Trên loại đất này có thể khai thác để trồng dưa, đậu, điều, dừa. Đất phù sa, diện tích 2.840 ha (14,8% diện tích tự nhiên). Gồm đất phù sa được bồi 1.140 ha; đất phù sa không được bồi 1.400 ha; đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng 300 ha. Hầu hết diện tích đất này đã được khai thác trồng lúa nước, hoa màu, cây ăn quả…. Đất vàng trên đá mácma axít - granít, diện tích 540ha (2,82% diện tích tự nhiên). Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, diện tích 350ha (1,82% diện tích tự nhiên). Trên các loại đất này có thể sử dụng xây dựng cơ bản và các mục đích nông, lâm nghiệp. Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng Tam Phan (Phan Rang, Phan Rí và Phan Thiết) của vùng ven biển thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Thuộc về vùng khí hậu khô ven biển mưa mùa, vùng Tam Phan gồm các vùng cảnh quan nguy cấp ưu tiên SA4 và SA7 – là hai khu vực ưu tiên trong hành động bảo tồn trong vùng Trường Sơn mở rộng theo WWF (World Wide Fund For Nature). Tính chất khô hạn và sự tách biệt của vùng Tam Phan đã tạo ra các quần xã thực vật riêng biệt. Cho đến nay hầu hết các nghiên cứu về đa dạng sinh học trong vùng Tam Phan chủ yếu tập trung vào phần thuộc tỉnh Ninh Thuận, nhất là vùng đồng bằng khô hạn xung quanh Phan Rang. Tuy nhiên hệ thực vật vùng đất cát ven biển của Phan Thiết cũng mang giá trị to lớn và có những nét đặc sắc riêng 3]. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên huyện Củ Chi 1.1.2.1. Vị trí địa lý Củ Chi là huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm về phía Tây Bắc, với diện tích tự nhiên 43.496ha, phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh, phía Đông - Đông Bắc giáp huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dương, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Hòa - tỉnh Long An, phía Nam giáp huyện Hóc Môn - thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10o53’00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc và từ 106o22’00” đến 106o40’00” kinh độ Đông, gồm 20 xã và một thị trấn 4. 6 Hình 1.2. Vị trí huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh [5] 1.1.2.2. Địa hình Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và miền sụt Đông Nam Bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m - 10m. Ngoài ra địa bàn huyện có tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp so với các huyện trong Thành phố. 1.1.2.3. Khí hậu Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là: 7 - Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8oC (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 - 10oC. - Lượng mưa trung bình năm từ 1.300mm - 1.770mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào tháng 7,8,9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể. - Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 - 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%. - Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 - 2.920 giờ. 1.1.2.4. Thủy văn Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm chính: - Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m - Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông. - Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bậc của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều. 1.1.2.5. Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là 43.496 ha và căn cứ nguồn gốc phát sinh có 3 nhóm đất chính sau: - Nhóm đất phù sa: Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi haloxen muộn ven các sông, kênh, rạch. Đây là một loại đất rất quí hiếm, cần thiết phải được cung cấp nước tưới, ưu tiên sản xuất lúa nước 2 đến 3 vụ và sử dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái. - Nhóm đất xám: Đất xám hình thành chủ yếu trên mẫu đất phù sa cổ (Pleistocen muộn). Loại đất này rất dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và 8 thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu… - Nhóm đất đỏ vàng: Loại đất này hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau. [4] 1.2. Thông tin về loài Tía tô dại 1.2.1. Vị trí phân loại Tên thông thường: Tía tô dại Tên khoa học: Hyptis suaveolens (L.) Poit. Tên đồng danh: Ballota suaveolens L.; Bysteropogon suaveolens (L.) Blume; Mesosphaerum suaveolens (L.) Kuntze; Schauera suaveolens (L.) Hasskarl. Tên khác: É thơm, É rừng, Tía tô giới, É lớn tròng, Hoắc hương dại. Họ Hoa môi: Lamiaceae Bộ Hoa môi: Lamiales Phân lớp Hoa môi: Lamiidae Lớp Mộc lan: Magnoliopsida Ngành Mộc lan: Magnoliophyta 6 1.2.2. Mô tả Cây thảo một năm, cao 0,5 - 2m. Rễ chính đâm sâu, rễ phụ lan rộng giúp cây hút nước trong điều kiện khô hạn. Thân có 4 cạnh nghiêng, phân nhánh, có nhiều lông tiết và nhiều lông bảo vệ. Lá đơn mọc đối, có cuống dài, phiến lá xoan rộng, nhọn ở đầu, mép có răng cưa và dợn sóng, có lông tiết và lông bảo vệ ở cả hai mặt, tạo môi trường ẩm trên bề mặt, đảm bảo lá không bị đốt cháy, giảm sự thoát hơi nước. Cụm hoa xim ở nách lá, có cuống ngắn hơn lá. Hoa màu xanh hơi tím. Mặt ngoài của đài hoa được phủ bởi lớp lông trắng dài. Tràng có 2 môi. Quả bế tư, hơi dẹt [7], 8. 9 1.2.3. Phân bố Cây của châu Mỹ nhiệt đới, được truyền vào nước ta, mọc ở các bãi đất hoang, ven đường đi, nơi khô ráo. 1.2.4. Công dụng Thường dùng chữa cảm sốt, đau đầu, đau dạ dày, ruột trướng khí, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy. Còn dùng trị lỵ ra máu, ra mủ, sưng vú. Dùng ngoài để cầm máu vết thương, chấn thương, bệnh viêm da, eczema, rắn cắn. Ở Trung Quốc, thân lá cây được dùng trị cảm mạo, đau đầu, phong thấp, ngoại thương xuất huyết, mẩn ngứa ngoài da, ung thũng sang độc, rắn cắn, côn trùng cắn [1]. Lá tươi được một số lương y ở quanh Tp. Hồ Chí Minh sử dụng như vị bạc hà mọc hoang để chữa cảm cúm, sốt 9. B A E D Hình 1.3. Loài Tía tô dại 8 A. Dạng cây B. Hệ rễ C. Lá D. Hoa E. Quả với đài tồn tại F. Quả và đài chẻ dọc C F 10 1.3. Tổng quan về nghiên cứu cây Tía tô dại 1.3.1. Trên Thế giới Năm 1990, Mn. Iwo và cs. đã nghiên cứu tinh dầu từ cây Tía tô dại (Hyptis suaveolens) được chiết xuất bằng hơi nước cho thấy có 32 hợp chất terpenoid và tinh dầu đã ức chế sự phát triển của vi khuẩn Gram dương và Gram âm cũng như hoạt tính kháng nấm nhẹ 10. Tinh dầu của Tía tô dại thu hái từ vùng Northern Territory, Australia được ly trích từ lá bằng phương pháp chưng cất hơi nước có hàm lượng tinh dầu chiếm 0,1% (W/W) Thành phần hóa học của tinh dầu được phân tích bằng sắc ký khí - khối phổ khối (GCMS) có 23 chất khác nhau, trong đó thành phần chính là 8-cineole (32%) và βcaryophyllene (29%) 11. Năm 2007, S. M. Mandal và cs. đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của dịch chiết từ lá cây Tía tô dại thu hái ở Ấn Độ bằng chưng cất hơi nước, ether dầu hỏa và ethanol cho thấy có hoạt tính kháng khuẩn. Dịch chiết hơi nước thể hiện hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm phổ rộng đối với các sinh vật được thử nghiệm. Nó cho thấy hoạt tính kháng nấm và kháng khuẩn cao nhất với Aspergillus niger và Micrococcus luteus 12. N. Sharma và cs. (2007) đã tách chiết tinh dầu từ Hyptis suaveolens và thử nghiệm khả năng ức chế Aspergillus flavus Link, Aspergillus niger Van Tieghem và Aspergillus ochraceous Wilhelm xuất hiện trong quá trình bảo quản nông sản. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của tinh dầu này đối với biodeteriogens là 500ppm; nồng độ cao hơn (> 1000ppm) là thuốc diệt nấm. Tác dụng của tinh dầu không thay đổi trong thời gian lưu trữ 250 ngày, sau khi đun ở 100oC 13. Chitra Shenoy và cs. (2009) trong báo cáo “Wound Healing Activity of Hyptis suaveolens (L.) Poit” đã đưa ra dữ liệu chứng minh rằng dầu chiết xuất từ cây Tía tô dại có khả năng thúc đẩy chữa lành vết thương. Bên cạnh đó, chất bay hơi của lá khô từ cây Tía tô dại cũng được sử dụng để đẩy lùi muỗi và kiểm soát dịch hại của côn trùng 14. 11 Ana Carolina Pessoa Moreira và cs. (2010) đã nghiên cứu thành phần tinh dầu của lá Hyptis suaveolens (L.) được thu hái ở Braxin bằng phương pháp sắc ký khí - khối phổ. Kết quả cho thấy eucaliptol là thành phần phổ biến nhất trong tinh dầu Tía tô dại (47,64%), kế đến là gama-ellemene (8,15%), beta-pynene (6,55%), (+) - 3-carene (5,16%), trans-beta-cariophyllene ( 4,69%) và germacrene (4,86%). Ngoài ra, công trình còn xác định hoạt tính kháng nấm Aspergillus gây bệnh (A. flavus, A. parasiticus, A. ochraceus, A fumigatus và A. niger) của tinh dầu này 15. Dịch chiết từ lá của Hyptis suaveolens (L.) Poit. được thu hái ở Nagercoil, (huyện Kanyakumari, thuộc bang Tamil Nadu, Ấn Độ) bằng các phương pháp khác nhau như nước, ether dầu hỏa, ethanol, ethyl acetate, chloroform và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và nấm (Aeromonas formicans, Aeromonas hydrophila, Bacillus subtilis, Escherichia coli, Klebsiella pneumonia và Pseudomonas aeruginosa) được phân lập từ cá rô phi (Oreochromis niloticus) bị bệnh. Kết quả cho thấy dịch chiết ethanol của H. suaveolens có hoạt tính kháng B. subtilis (100µg /mL), P. aeruginosa (75µg/mL), K. pneumonia (100µg/mL) và E. coli (75µg/mL) với đường kính vòng vô khuẩn tương ứng là 21mm, 21mm, 17mm và 21mm. Dịch chiết ethyl acetate của H. suaveolens, A. formicans (75µg/mL), A. hydrophilia (100µg/mL), B. subtilis (75µg/mL) và P. aeruginosa (100µg/mL) với đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 23mm, 16mm, 13mm và 21mm. Dịch chiết nước cất của H. suaveolens cho thấy không kháng B. subtilis, K. pneumonia và P. aeruginosa 16. Jean-Pierre Noudogbessi (2013) đã ly trích tinh dầu từ lá của H. suaveolens được thu thập từ Bénin (Nigeria) và phân tích thành phần tinh dầu bằng GC/MS xác định thành phần chính là sabinene (7,3-31,3%), eucalyptol (14,0-24,6%), β-caryophyllene (6,912,7%), 1,8-cineole (11,5%), β-phellandrene (10,2%), terpinolene (8,7-9,6% ), fenchone (4.1-8.1%), p-mentha-2 (7), 8-diene (7.9%), bicyclogermacrene (4.7-7.5%), β-pinene (4.9-7.4%), (Z) -β -ocimene (6,9%) và terpinen-4-ol (5,4-5,9%) 17. S K Ulhe và S D Narkhede (2013) đã nghiên cứu về mô học và thành phần hóa học của lá loài Tía tô dại (Hyptis suaveolens) được thu hái từ rừng Gorewada Lake (Ấn Độ).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất